100 sai phạm về hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp dễ bị phạt

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
CĂN CỨ VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
- Thông tư 39/2014/TT-BTC của BTC ; TT119/2014/TT-BTC ; TT số 26/2015/TT-BTC của BTC ( VB hợp nhất sô 17/VBHN-BTC ngày 17/06/2015 : 39, 119, 26); TT37/2017/TT-BTC ngày 27.04.2017 thi hành kể từ ngày 12/6/2017.
- TT số 32/2011/TT-BTC và Quyết định số 1209 /QĐ-BTC ngày 23/06/2015 về việc thí điểm hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế.
- Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của BTC (hiệu lực 2/3/2014); + Thông tư 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của BTC sửa đổi bổ sung một số (hiệu lực 15/12/2016)
- Luật kế toán 2015.
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP của CP ngày 30/12/2016.
- Thông tư 10/2013/TTLT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTC ngày 26/6/2013.
I. Sai phạm hóa đơn tài chính khi mua bán hàng hóa dẫn đến không được kê khai thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ.
Quy định tại: Khoản 1, Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5
Thông tư số 119/2014 và khoản 1 Điều 3 của TT26/2015.
A. Các sai phạm thường gặp về nội dung bắt buộc khi mua bán hàng hóa
1. Hóa đơn tài chính không có ngày tháng năm kế toán thanh toán tự ghi bổ sung cho đủ nội dung bắt buộc
2. Hóa đơn Ngày, tháng năm trên hóa đơn và ngày tháng năm trên biên bản giao hàng không trùng nhau.
3. Viết hóa đơn để vay ngân hàng, khi nào có tiền thì làm biên bản bàn giao
4. Khách hàng viết hóa đơn trước để nhận tiền ứng của hợp đồng (hàng hóa, dịch vụ).
5. Tháng 12/2016 khi giao hàng bên bán không có hóa đơn, khi bên mua trả tiền bên bán mới viết hóa đơn vào năm 2017.
6. Mua hàng nhiều lần trong quý, viết hóa đơn cuối quý (có bẳng kê chi tiết nhiều lần mua hàng kèm theo)
7. Hóa đơn bên bán bị nhảy cóc số (Mua hàng là có thật):
+ Trong tháng:
+ Khác tháng:
8. Hóa đơn bị sai tên hoặc địa chỉ của bên bán hoặc bên mua (ghi không đầy đủ, không ghi rõ các nội dung,..): Tên , địa chỉ: Khoản 2, Điều 16 TT39/2014/TT-BTC:
9. Hóa đơn bị sai mã số thuế của bên mua:
+ Hai bên chưa kê khai thuế.
+ Cả 2 bên mua và bán đã kê khai thuế.
+ Bên bán đã kê khai thuế, bên mua chưa kê khai thuế GTGT
10. Hóa đơn tại tiêu thức tên hàng ghi: hàng hóa theo hợp đồng số …ngày…tháng…năm….hoặc ghi tên chung chung hoặc ghi tên hàng bằng tiếng Anh (đọc không hiểu).
11. Hóa đơn không ghi số lượng x đơn giá nhưng vẫn có thành tiền (hóa đơn tiếp khách, hóa đơn vận chuyển, hóa đơn phòng ngủ,…)
+ Hàng hóa
+ Dịch vụ
12. Thủ trưởng đơn vị không ký, đóng dấu treo hình vuông.
Phó giám đốc ký (DN có 2 đại diện trước pháp luật)
13. Hóa đơn không có dấu của bên bán
 Điểm b, khoản 3, điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
14. Hóa đơn chữ ký trên liên 2 không phải là chữ ký trực tiếp.
15. Hóa đơn người mua hàng không ký: bán hàng qua điện thoại, bán hàng theo hợp đồng, bán hàng qua internet.
 Hướng dẫn hóa đơn điện tử: CV số 819/TCT-DNL và công văn 820/TCT-DNL ngày 13/3/2017.
 CV số 2055 ngày 18/5/2017 của Tổng Cục thuế hướng dẫn vướng mắc về HĐĐT
16. Hóa đơn không có ghi tổ chức nhận in hóa đơn.
17. Hóa đơn mua hàng nội địa, chữ viết bằng tiếng Anh, đơn giá và thành tiền bằng ngoại tệ.
 TT32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng NN Việt Nam hướng dẫn quy định hạn chế sử dụng ngoại hối.
 Xử phạt: điểm c, khoản 6, Điều 24, Mục 7 Chương II NDD96/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
18. Hóa đơn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ không có dấu chấm (.) hoặc dấu (,).
19. Hóa đơn viết tiếng việt nhưng không có dấu. Bên bán không đăng ký với cơ quan Thuế.
 TT26/20115/TT-BTC
20. Nhiều hóa đơn không mang tên của đơn vị mua hàng:
+ Tiền điện, tiền nước khi thuê nhà
+ Tiền vé máy bay:
B. Công ty phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau nhưng không có hóa đơn. Giải pháp chuẩn hóa chứng từ các khoản chi
1. Khoán công tác phí bằng tiền
 (TT40/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 thay thế TT97/2010/TT-BTC)
2. Khoán tiền xăng xe, điện thoại bằng tiền (Không cần hóa đơn)
 TT47/2015/TT-BLĐTBXH
3. Khoán trang phục bằng tiền
 Điểm 2.7, khoản 2. Điều 4 TT96/2015/TT-BTC
4. Khoán ăn trưa, ăn ca bằng tiền: 3 triệu/người/tháng
5. Khoán tiền tiếp khách bằng tiền mặt
6. Khoán tiền nhà ở bằng tiền mặt
7. Khoán bảo hộ lao động bằng tiền mặt.
8. Doanh nghiệp chi các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt nhưng không có hóa đơn.
9. Chi chiết khấu thanh toán nhưng bên nhận tiền không xuất hóa đơn.
10. Chi hoa hồng cho cá nhân nhưng không xác định được người nhận tiền. Vì người nhận hoa hồng không muốn ghi tên trên phiếu chi.
Tất cả các khoản chi không có hóa đơn Doanh nghiệp đều lập bảng kê 01/TNDN (TT78/2014/TT-BTC)
C. Sai pham do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- Khoản 8, Điều 3 Nghị định 51/2010/NĐ-CP
- Điều 22, Điều 23 TT39/2014/TT-BTC
- Khoản 1, điều 15 TT219/2013/TT-BTC
- Điểm 1, điều 6 TT78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm 1, điều 4 TT96/2015/TT-BTC
1. Doanh nghiệp A có một số Hóa đơn đã kê khai khấu trừ thuế năm 2016 vi phạm sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, Doanh nghiệp rất băn khoăn không biết hoàn thiện hồ sơ và giải trình với cơ quan Thuế như thế nào?
2. Bên mua sử dụng hóa đơn bên bán đã thông báo mất hóa đơn, cơ quan Thuế đã thông báo hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.
3. DN A (Bên mua) sử dụng hóa đơn của Bên bán đã ngừng sử dụng mã số thuế. Bên bán vẫn sử dụng hóa đơn để viết cho Bên mua.
4. Bên mua sử dụng hóa đơn bên bán viết hóa đơn trước thời điểm thông báo phát hành. Bên bán đã kê khai thuế vào thời điểm viết hóa đơn.
5. Bên mua sử dụng hóa đơn của Bên bán chưa thông báo phát hành.
6. Hóa đơn ăn uống tiếp khách vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật lao động
7. Hóa đơn DN mua hàng nhưng chỉ trả 1 phần tiền, số tiền còn lại Hợp đồng mua bán không quy định thời hạn trả, không có biên bản đối chiếu công nợ.
8. Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Tình huống 1:
Tháng 3/2017 DN Y mua 01 lô hàng với giá trị 182.000.000đ ( được viết thành 10 hóa đơn có giá trị nhỏ hơn 20 triệu, ngày ghi trên hóa đơn khác nhau) của DN D. Kế toán DN Y đã kê khai và khấu trừ thuế GTGT và hạch toán kế toán vào tháng 3/2017.
Tháng 5/2017 Kế toán DN Y đọc thông báo trên trang Web: http:// gdt.gov.vn công ty D đã bỏ trốn. Qua kiểm tra đơn vị có toàn bộ thủ tục pháp lý: Hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của từng lần mua hàng thì số hóa đơn đó có được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ 2017?
Giải pháp xử lý
Tình huống 2:
Công ty A mua hàng của Công ty B (Công ty không có mặt hàng đó). Công ty A ký Hợp đồng với Cty C để có Hóa đơn và phù hợp với chức năng kinh doanh của Bên C. Xử phạt hành chính và hình sự về hóa đơn như thế nào?
9. Hóa đơn là hóa đơn giả, đối tượng bán hàng đánh cắp tên, địa chỉ, mã số thuế của Bên bán in để bán hàng và lừa người mua.
10. Hóa đơn CBCNV của Công ty tự ý sửa giá trị trên hóa đơn để thanh toán số tiền cao hơn so với giá trị thật của hàng hóa.
Tình huống:
Công ty A mua hàng có giá trị là 600.000đ, yêu cầu người bán ghi tăng thêm thành 800.000đ.
11. Ghi tăng số lượng để phù hợp với định mức đã được lập (Hóa đơn mua hàng bằng đúng so với
định mức)?
12. Hóa đơn không ghi đủ các nội dung bắt buộc nên không chứng minh được các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh là có thật như:
- Hóa đơn vận chuyển
- Hóa đơn, tiếp khách ăn uống
13. Các hóa đơn Bên bán không ghi chỉ tiêu ngày, tháng, năm. Sau khi phát hiện ra bên mua tự ý điều
ngày tháng năm cho đủ các nội dung bắt buộc.
14. Bên mua có sử dụng 10 hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ của Bên bán, các Hóa đơn đang trong thời
gian ngừng kinh doanh đã thông báo với cơ quan thuế;
15. Bên mua có sử dụng hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ của Bên bán, các Hóa đơn này cơ quan Thuế
đã thông báo không có giá trị sử dụng do bên bán bị cưỡng chế về thuế. Bên mua không biết bên
bán bị cưỡng chế về thuế.
- CV số 1695/TCT-QLN ngày 22 tháng 4 năm 2016 về việc sử dụng hóa đơn lẻ của Tổng cục thuế
thay thế bằng công văn số 5936/TCT-QLN ngày 21/12/2016.
Tình huống:
Tháng 6/2016 DN A tại Hải phòng có mua hàng của DN C tại Vũng Tàu (có hợp đồng mua bán + hoá đơn GTGT + chứng từ thanh toán qua ngân hàng + biên bản giao nhận hàng có xác nhận của 2 bên mua và bán).
Tháng 3/2017 Cục thuế Tỉnh Vũng Tàu thông báo DN C có ghi hoá đơn đó với giá trị 3 liên khác nhau nhằm mục đích để trốn thuế. Kế toán DN A đã kê khai VAT đầu vào và tính vào chi phí để quyết toán thuế TNDN?
Cơ quan Thuế yêu cầu điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào và điều chỉnh giảm chi phí của các hóa đơn trên?
Giải pháp xử lý hiệu quả?
16. Hóa đơn liên 2 bị mờ hết cả chữ viết nên không xác định chữ và số trên hóa đơn.
17. Hóa đơn Không có liên 2 bản gốc (chỉ có bản phô tô) (lỗi do bên mua)
II. SAI PHẠM HÓA ĐƠN TÀI CHÍNH KHI BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ.
1. Hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống
+ Chưa giao và chưa kê khai thuế
+ Đã giao nhưng chưa kê khai thuế
+ Đã giao và đã kê khai thuế.
2. Khi bán hàng không lập hóa đơn do khách hàng không lấy hóa đơn (hàng tồn kho là không có thật).
3. Bán hàng giảm giá niêm yết cho CBCNV hoặc cho các quan hệ của Công ty. Viết hóa đơn bán hàng theo giá đã giảm?
- Điều 12 Luật giá năm 2012 và Điều 18 NĐ số 177/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013.
4. Bán hàng vẫn giao hàng, Khi nào khách hàng trả tiền thì viết hóa đơn vì không có tiền để nộp thuế.
+ Trong kỳ kê khai thuế GTGT (TNDN)
+ Khác kỳ kê khai thuế GTGT (TNDN)
5. Bán hàng lập hóa đơn không theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn (nhảy cóc số)
6. Ngày ghi hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan Thuế
7. Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua hoặc bán hàng cho các đơn vị đã giải thể.
8. Bên bán hàng sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành hoặc bán hàng tháng 12/2016 nhưng thông báo phát hành vào tháng 1/2017.
9. Bên bán sử dụng hóa đơn không có giá trị sử dụng do bị cưỡng chế về Thuế (cơ quan Thuế địa phương đã thông báo hóa đơn hết hạn sử dụng nhưng bên mua không biết).
A. Sai phạm lập hóa đơn, chứng từ đối với trường hợp bán hàng kèm theo hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu như thế nào?
- Điểm a, điểm 2.4, Phụ lục 4 TT39/2014, khoản 9, Điều 3 TT26/2015/TT-BTC) .
- Công văn số 834/TCT-DNL của TCT ngày 14 tháng 3 năm 2017 về việc chính sách thuế đối với hàng cho, biếu, tặng từ quỹ phúc lợi.
1. Đăng ký chương trình khuyến mại
2. Không đăng ký chương trình khuyến mại
3. Tặng quà kèm theo điều kiện mua hàng
4. Tặng quà không kèm theo điều kiện mua hàng (lịch, quà Tết, bánh trung thu,….)
- Từ quỹ phúc lợi:
- Từ nguồn vốn kinh doanh:
5. Tặng phiếu mua hàng
B. Sai phạm viết hóa đơn khi nhận tiền thanh toán
1. Nhận được tiền ứng của Hợp đồng (Hàng hóa, dịch vụ, tiền đặt cọc) kế toán Cty đã viết hóa đơn GTGT và kê khai thuế GTGT theo tiền ứng: hạch toán Doanh thu và trích trước chi phí tương ứng.
- Điều 16 TT39/2014/TT-BTC quy định về thời điểm lập hóa đơn
- Khoản 2, Điều 8, TT219/2013/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế GTGT
- Khoản 2, Điều 3 TT96/2015/TT-BTC quy định về thời điểm xác định Doanh thu tính thuế.
2. Xuất hóa đơn nhưng chưa giao hàng để bên mua đi vay ngân hàng. Nếu vay ngân hàng không được thì làm biên bản hủy hóa đơn.
C. Sai phạm về xuất hóa đơn hàng hóa tiêu dùng nội bộ
- Tại Khoản 9, điều 3. TT26/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Công văn 767/TCT-CS ngày 05/03/2015 "Hướng dẫn cụ thể trường hợp không xuất hóa đơn đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh." Trước đây: Chưa hướng dẫn cụ thể trường hợp này
D. Sai phạm về xuất hóa đơn điều chuyển hàng hóa cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Điểm 2.6, Phụ lục số 4, TT39/2014/TT-BTC
E. Sai phạm về các khoản giảm trừ Doanh thu
F. Chiết khấu thương mại

- Điểm 2.5, Phụ lục 4, TT39/2014/TT-BTC
- Chuẩn mực kế toán số 15, TT200/2014;
- Luật giá 2012.
1. Giảm giá hàng bán
2. Hàng bán bị trả lại
- Điểm 2.8, Phụ lục số 4, TT39/2014/TT-BTC
G. Sai phạm về các khoản không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
- Điều 5, TT219/2013/TT-BTC và TT193/2015/TT-BTC.
H. Sai phạm lập hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển
1. Tài sản góp vốn (tiết a, điểm 2.15, Phụ lục số 4, TT39/2014/TT-BTC và khoản 13, Điều 14, TT 129/TT-BTC):
+ Cá nhân
+ Tổ chức không kinh doanh
+ Tổ chức kinh doanh
2. Tài sản điều chuyển
3. Tổ chức, cá nhân xuất bán hàng hàng hóa bán hàng lưu động
- Điểm 2.9, Phụ lục số 4, TT39/2014/TT-BTC
Tình huống
Doanh nghiệp A mượn hàng của Doanh nghiệp B (Hợp đồng, Biên bản giao nhận), Doanh nghiệp B lại mượn hàng Doanh nghiệp A (Hợp đồng + Biên bản giao nhận). Cuối kỳ kế toán DN A và DN B bù trừ công nợ với nhau.
Khi thanh lý vật tư, phế liệu và tài sản cố định DN A (Bên bán) đã sử dụng hóa đơn thấp hơn giá trị còn lại? DN A không chứng minh được giá bán đó có theo giá trị trường hay không? Giải pháp?
4. Thời điểm xác định Doanh thu đối với hoạt động xuất khẩu
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Hóa đơn thương mại: Ngày xác định Doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. (Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC đã hướng dẫn: Doanh nghiệp chỉ sử dụng hóa đơn thương mại, bỏ hóa đơn GTGT.
- Công văn số 16809/BTC-TCT về việc sử dụng hóa đơn ngày 25/11/2016 của Bộ Tài Chính.
5. Hai công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh theo BCC
Tình huống
Bên A (C.ty cổ phần): góp vốn bằng mặt bằng, sân bãi đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật có diện tích 4.000m2;
Hai bên thống nhất tỷ lệ góp vốn của bên A là 35%
Bên B (C.ty TNHH TM): góp vốn bằng tiền để xây dưng công trình và tự tổ chức kinh doanh (Khai báo, quyết toán thuế, tài chính theo quy định của pháp luật) tỷ lệ góp vốn là 65%.
Thời hạn hợp tác 16 năm; không đồng kiểm soát, không thành lập pháp nhân mới, mà giao cho bên B (kiểm soát)
Phương thức thanh toán : Bên A nhận khoản lợi nhuận cố định hàng năm là 2tỷ/năm (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của bên B là lỗ hay lãi).
Bên A: Đang đề nghị sẽ xuất hóa đơn cho bên B: 2 tỷ ; thuế GTGT:10% là 200tr và đề nghị bên B trả: 2.2tỷ
(bên A nói thuế GTGT Bên B sẽ được khấu trừ ? Giải pháp?
I. Sai phạm thông báo phát hành hóa đơn
1. Đặt in hóa đơn nhưng không ký Hợp đồng bằng văn bản (Phạt từ 500.000đ đến 1 triệu).
2. Lập Thông báo phát hành không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng tổ chức, cá nhân chưa
điều chỉnh mà đã lập hóa đơn giao cho khách hàng.
3. Không niêm yết Thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định.
4. Sử dụng hóa đơn nhưng chưa thông báo phát hành nhưng vẫn kê khai thuế GTGT đầu ra.
II. Sai phạm về mất, cháy, hỏng hóa đơn, hủy hóa đơn.
- Khoản 1, Điều 41 Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội về Luật kế toán quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
- Khoản 2, Điều 12 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 được sửa đổi bổ sung theo TT176/2016/TT-BTC.
- NĐ 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Bên mua:
+ Mất hóa đơn liên 2 đã kê khai thuế do Kế toán không cẩn thận
+ Mất trộm toàn bộ liên 2 đã kê khai thuế.
- Thủ tục: Điều 24 TT 39/2014/TT-BTC
2. Bên bán làm mất:
- Liên 2 đã ghi nội dung nhưng khách hàng không nhận được?
- Mất liên 1, liên 3 do Kế toán không cẩn thận. Xử phạt theo khoản 1, Điều 12 NĐ105/2013/NĐ-CP
từ 500.000 đến 1.000.000
- Mất 10 quyển hóa đơn chưa ghi nội dung.
+ Chưa thông báo phát hành hoặc đi mua hóa đơn của cơ quan Thuế:
+ Đã thông báo phát hành.
III. Các tính huống dẫn đến Doanh nghiệp bị hình sự hóa các sai phạm về Thuế và Kế toán.
 Về tội “Trốn thuế” (Điều 161 BLHS hiện hành – điều 200 BLHS 2015)
 Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164a BLHS hiện hành - điều 203 của BLHS 2015).
 Về tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164b BLHS hiện hành - điều 204 của BLHS 2015)
Theo Kim Nu
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA