NHÂN VIÊN MUA VĂN PHÒNG PHẨM CÔNG TY THANH TOÁN LẠI

  • Thread starter thuongdan
  • Ngày gửi
T

thuongdan

Cao cấp
23/4/15
1,102
61
48
32
Dạ em chào anh (chị).. Dạ cho em hỏi trường hợp nghiệp ngày 14/08/2018 Nhân viên bỏ tiền túi ra mua văn phòng phẩm giá trị: 3.000.000 đ (hóa đơn giá trị gia tăng 3.000.000 đ ghi ngày 14/08/2018), đến ngày 30/08/2018 nhân viên yêu cầu công ty thanh toán lại 3.000.000 đ (có kèm hóa đơn GTGT). Vậy cho em hỏi trường hợp trên hạch toán như thế nào là đúng ạ.. Em hạch toán như sau đúng không ạ, Nợ TK 6422,1331, Có TK 1111: 3.000.000đ (ngày 30/08/2018).. Em cám ơn cả nhà ạ
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phương Hạ 111

Phương Hạ 111

Trung cấp
18/8/16
182
17
18
Hà Nội
Dạ em chào anh (chị).. Dạ cho em hỏi trường hợp nghiệp ngày 14/08/2018 Nhân viên bỏ tiền túi ra mua văn phòng phẩm giá trị: 3.000.000 đ (hóa đơn giá trị gia tăng 3.000.000 đ ghi ngày 14/08/2018), đến ngày 30/08/2018 nhân viên yêu cầu công ty thanh toán lại 3.000.000 đ (có kèm hóa đơn GTGT). Vậy cho em hỏi trường hợp trên hạch toán như thế nào là đúng ạ.. Em hạch toán như sau đúng không ạ, Nợ TK 6422,1331, Có TK 1111: 3.000.000đ (ngày 30/08/2018).. Em cám ơn cả nhà ạ
Nếu để chính xác thì bạn hạch toán trong phần mềm ngày chứng từ (ngày hóa đơn) là ngày 14/8 còn ngày hạch toán là ngày 30/8
 
  • Like
Reactions: thuongdan
T

thuongdan

Cao cấp
23/4/15
1,102
61
48
32
Nếu để chính xác thì bạn hạch toán trong phần mềm ngày chứng từ (ngày hóa đơn) là ngày 14/8 còn ngày hạch toán là ngày 30/8
Vâng cám ơn bạn, tại mình vẫn còn đang phân vân khi đọc qua các bài viết về vấn đề này thì thấy có ý kiến phải qua TK 3388 nữa à
 
Phương Hạ 111

Phương Hạ 111

Trung cấp
18/8/16
182
17
18
Hà Nội
Vâng cám ơn bạn, tại mình vẫn còn đang phân vân khi đọc qua các bài viết về vấn đề này thì thấy có ý kiến phải qua TK 3388 nữa à
sao lại qua TK3388 nhỉ? nếu mà qua TK theo dõi nợ thì mình nghĩ qua TK141 thì đúng hơn chứ...
VD ngày 14/8 bạn nhận dc hóa đơn ghi Nợ 642,133 Có 141 (nợ nhân viên), ngày 30/8 ghi nợ 141, có 111
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Bạn chưa an tâm với định khoản của mình là do bạn chưa hiểu về kỳ ghi sổ trong kế toán. Cái khái niệm kỳ ghi sổ là thời hạn bạn phải ghi nhận sau khi có chứng từ. Thường thì không ai để ý và mặc nhiện kỳ ghi sổ là tính theo tháng do các báo cáo hay tính theo tháng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn, họ có nhu cầu xác định chi tiết và chuẩn xác nên kỳ ghi sổ được xác định thường là 3 ngày, nếu cần thiết phải là 1 ngày (tức là khi nghiệp vụ phát sinh có chứng từ, chậm nhất là 1 ngày sau, kế toán phải ghi nhận trên sổ)
Mình đoán công ty bạn không có quy định này nên bạn ghi nhận thoải mái hơn và bạn định khoản như ở trên không có gì là không hợp lý cả. Nếu sử dụng một tài khoản trung gian để phản ánh trách nhiệm của công ty sẽ làm thêm rối vấn đề.
Có ý kiến sử dụng Tk 3388 cũng đúng vì khi đó phát sinh nghĩa vụ phải trả. Có ý kiến cho rằng nên sử dụng TK 141 sẽ đúng bản chất hơn. Thể sử dụng như thế nào đối với 2 tài khoản này? và khi nào sử dụng
Kế toán là phải dựa vào bản chất nghiệp vụ và bản chất, ý nghĩa của tài khoản để phản ánh trung thực tình hình phát sinh ở đơn vị mình, mục đích chính là để thực hiện mục tiêu quản trị, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nên bạn hãy phân tích bản chất nghiệp vụ:
1. Nhân viên này mua hàng là do đó là một phần chức năng, nhiệm vụ của họ, họ đã được trả lương dù trong tháng đó có khi họ không mua hàng này (do công ty bạn sử dụng chưa hết hàng cũ). Xét về bản chất, khi phát sinh công việc bên ngoài công ty như nhiệm vụ của mình, các chi phí liên quan thuộc về tạm ứng.
2. Nhân viên này lấy tiền túi để mua sau đó về quyết toán lại, nếu xem nội dung phản ánh của TK 141 và TK 338 thì nó hợp với TK 338 hơn.
3. Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh thường xuyên hay không và có hay ứng trước tiền của công ty hay thường xuyên bỏ tiền túi ra trước, về nhận lại sau. Dựa vào độ thường xuyên để quyết định sử dụng tài khoản cho phù hợp.
- Nếu thường ứng tiền công ty trước, mua hàng sau thì sử dụng TK 141. Lâu lâu phát sinh trả tiền trước, mang hàng về, lấy tiền công ty sau thì vẫn phản ánh vào TK 141 cho tiện theo dõi. Tài khoản 141 sử dụng khi công ty bạn đưa tiền hoặc tài sản cho nhân viên công ty thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Vì đưa trước nên có khi thiếu, có khi dư nên người thực hiện nhiệm vụ có khi phải tạm bỏ tiền túi để hoàn thành nhiệm vụ (nếu thực hiện nhiều nhiệm vụ có thể phần thiếu ấy vừa đủ với hóa đơn mua VPP). Dư thì đương nhiên về phải trả lại.
- Nếu thường xuyên sử dụng tiền cá nhân nhân viên trước, sau đó về lấy lại tiền công ty thì nên sử dụng TK 3388. Lâu lâu phát sinh ứng tiền công ty trước vẫn phản ánh vào TK 3388 cho tiện theo dõi.
Cả hai TK 141 và 3388 phải thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối tượng.
Về khía cạnh quản trị, họ sẽ xem khi nào có hiện tượng lâu lâu và đánh giá tiềm lực kinh tế của nhân viên thực hiện nhiệm vụ. Còn tại sao lại phải xem khía cạnh này thì đó là vì mục đích quản trị của họ, thích thì bạn hỏi. Nếu họ không xem hoặc không biết xem thì đó là điều nằm ngoài phạm vi của kế toán.
Hy vọng nội dung trên có ích với bạn
 
T

thuongdan

Cao cấp
23/4/15
1,102
61
48
32
Bạn chưa an tâm với định khoản của mình là do bạn chưa hiểu về kỳ ghi sổ trong kế toán. Cái khái niệm kỳ ghi sổ là thời hạn bạn phải ghi nhận sau khi có chứng từ. Thường thì không ai để ý và mặc nhiện kỳ ghi sổ là tính theo tháng do các báo cáo hay tính theo tháng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn, họ có nhu cầu xác định chi tiết và chuẩn xác nên kỳ ghi sổ được xác định thường là 3 ngày, nếu cần thiết phải là 1 ngày (tức là khi nghiệp vụ phát sinh có chứng từ, chậm nhất là 1 ngày sau, kế toán phải ghi nhận trên sổ)
Mình đoán công ty bạn không có quy định này nên bạn ghi nhận thoải mái hơn và bạn định khoản như ở trên không có gì là không hợp lý cả. Nếu sử dụng một tài khoản trung gian để phản ánh trách nhiệm của công ty sẽ làm thêm rối vấn đề.
Có ý kiến sử dụng Tk 3388 cũng đúng vì khi đó phát sinh nghĩa vụ phải trả. Có ý kiến cho rằng nên sử dụng TK 141 sẽ đúng bản chất hơn. Thể sử dụng như thế nào đối với 2 tài khoản này? và khi nào sử dụng
Kế toán là phải dựa vào bản chất nghiệp vụ và bản chất, ý nghĩa của tài khoản để phản ánh trung thực tình hình phát sinh ở đơn vị mình, mục đích chính là để thực hiện mục tiêu quản trị, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nên bạn hãy phân tích bản chất nghiệp vụ:
1. Nhân viên này mua hàng là do đó là một phần chức năng, nhiệm vụ của họ, họ đã được trả lương dù trong tháng đó có khi họ không mua hàng này (do công ty bạn sử dụng chưa hết hàng cũ). Xét về bản chất, khi phát sinh công việc bên ngoài công ty như nhiệm vụ của mình, các chi phí liên quan thuộc về tạm ứng.
2. Nhân viên này lấy tiền túi để mua sau đó về quyết toán lại, nếu xem nội dung phản ánh của TK 141 và TK 338 thì nó hợp với TK 338 hơn.
3. Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh thường xuyên hay không và có hay ứng trước tiền của công ty hay thường xuyên bỏ tiền túi ra trước, về nhận lại sau. Dựa vào độ thường xuyên để quyết định sử dụng tài khoản cho phù hợp.
- Nếu thường ứng tiền công ty trước, mua hàng sau thì sử dụng TK 141. Lâu lâu phát sinh trả tiền trước, mang hàng về, lấy tiền công ty sau thì vẫn phản ánh vào TK 141 cho tiện theo dõi. Tài khoản 141 sử dụng khi công ty bạn đưa tiền hoặc tài sản cho nhân viên công ty thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Vì đưa trước nên có khi thiếu, có khi dư nên người thực hiện nhiệm vụ có khi phải tạm bỏ tiền túi để hoàn thành nhiệm vụ (nếu thực hiện nhiều nhiệm vụ có thể phần thiếu ấy vừa đủ với hóa đơn mua VPP). Dư thì đương nhiên về phải trả lại.
- Nếu thường xuyên sử dụng tiền cá nhân nhân viên trước, sau đó về lấy lại tiền công ty thì nên sử dụng TK 3388. Lâu lâu phát sinh ứng tiền công ty trước vẫn phản ánh vào TK 3388 cho tiện theo dõi.
Cả hai TK 141 và 3388 phải thực hiện theo dõi chi tiết cho từng đối tượng.
Về khía cạnh quản trị, họ sẽ xem khi nào có hiện tượng lâu lâu và đánh giá tiềm lực kinh tế của nhân viên thực hiện nhiệm vụ. Còn tại sao lại phải xem khía cạnh này thì đó là vì mục đích quản trị của họ, thích thì bạn hỏi. Nếu họ không xem hoặc không biết xem thì đó là điều nằm ngoài phạm vi của kế toán.
Hy vọng nội dung trên có ích với bạn
Dạ em cám ơn nhiều ạ
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
Mình bổ sung thêm 1 ý: bạn nên đọc lại kết cấu các tài khoản theo thông tư 200 và 133 (tùy thuộc bên bạn dùng thông tư nào) để hiểu được nguyên tắc hạch toán kế toán, kết cấu của tài khoản ghi nợ khi nào, ghi có khi nào, khi nào có số dư bên nợ, khi nào có số dư bên có...Ngoài ra trong quá trình làm bạn còn mơ hồ chưa biết định khoản như thế nào cho đúng thì bạn cũng có thể tra cứu lại tài khoản đó theo cách như mình vừa nói
 
  • Like
Reactions: thuongdan

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA