Xin hỏi về cách tính công suất bình thường để phân bổ chi phí sản xuất chung cố định

  • Thread starter kiwi1107
  • Ngày gửi
K

kiwi1107

Sơ cấp
30/7/19
3
0
1
33
Em chào mọi người ạ,

Công ty em là công ty sản xuất ống gió và phụ kiện ống gió. Đặc thù là có rất nhiều thành phẩm, không cái nào giống cái nào, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và bản vẽ thiết kế. Sản xuất không hàng loạt mà theo nhu cầu của khách hàng mỗi lần đặt hàng, nhưng trong các tháng có ít đơn hàng thì bên em vẫn sản xuất một số mặt hàng mà khách hay lấy và nhập kho.

Trước khi em vào công ty thì kế toán vẫn tính giá thành theo cách là phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung cố định (tiền thuê nhà xưởng, nhân công gián tiếp, điện nước...) cho các thành phẩm theo tỉ lệ nguyên vật liệu trực tiếp. Tức là có bao nhiêu CPSXC cố định phát sinh trong tháng thì sẽ phân bổ hết, kể cả tháng đó sản xuất rất ít, mà thường số CPSXC cố định này là khá lớn. Vì vậy nếu tháng nào sản xuất ít thì giá thành của mỗi sản phẩm sẽ bị đội lên cao đến mức bất hợp lý.

Tuy nhiên do đặc thù sản phẩm là như vậy nên em cũng không biết tính công suất bình thường để phân bổ CPSXC như thế nào là hợp lý - em lại ko có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất. Hiện tại đơn vị em phải có đến hàng nghìn mã thành phẩm. Phân loại theo đầu nhóm thì có khoảng 20 nhóm (ví dụ nhóm ống gió, nhưng trong ống gió sẽ có rất nhiều kích thước khác nhau). Mà em thấy cái công suất bình thường này nó chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì hợp lý hơn.

Có cao nhân nào giúp em với ạ, thực sự thấy bế tắc quá huhu T_T
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Mình có vfi ý muốn làm rõ:

+ Đặc thù là có rất nhiều thành phẩm, không cái nào giống cái nào, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và bản vẽ thiết kế. => Phần này có chiết tính được giá thành kế hoạch để nhận đơn hàng ko ?

+ Mình thấy 2 chổ này hình như mâu thuẫn nhau. Bạn nói rõ hơn. "trong các tháng có ít đơn hàng thì bên em vẫn sản xuất một số mặt hàng mà khách hay lấy và nhập kho." và "nếu tháng nào sản xuất ít thì giá thành của mỗi sản phẩm sẽ bị đội lên cao đến mức bất hợp lý."

+ Phân loại theo đầu nhóm thì có khoảng 20 nhóm (ví dụ nhóm ống gió, nhưng trong ống gió sẽ có rất nhiều kích thước khác nhau). => Chỉ khác nhau khối lượng NVL cấu thành hay khác nhau gì nữa ?

+ Bên mình sx thủ công hay chủ yếu bằng máy móc ?

+ Thường số CPSXC cố định này là khá lớn => Bạn cho biết chi tiết hơn những khoản chiếm tỷ trọng lớn và nó chiếm bao nhiêu % trong giá thành.
 
  • Like
Reactions: kiwi1107
K

kiwi1107

Sơ cấp
30/7/19
3
0
1
33
Em cám ơn anh đã trả lời ạ.

+ Đặc thù là có rất nhiều thành phẩm, không cái nào giống cái nào, phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và bản vẽ thiết kế. => Phần này có chiết tính được giá thành kế hoạch để nhận đơn hàng ko ?
Bên em có kỹ sư sẽ tính toán trước nguyên vật liệu dự kiến sử dụng cho từng sản phẩm.

+ Mình thấy 2 chổ này hình như mâu thuẫn nhau. Bạn nói rõ hơn. "trong các tháng có ít đơn hàng thì bên em vẫn sản xuất một số mặt hàng mà khách hay lấy và nhập kho." và "nếu tháng nào sản xuất ít thì giá thành của mỗi sản phẩm sẽ bị đội lên cao đến mức bất hợp lý."
Vâng tức là tháng nào ít đơn hàng thì vẫn sản xuất, nhưng tất nhiên việc sản xuất là ko nhiều, chỉ ít thôi ạ.

+ Phân loại theo đầu nhóm thì có khoảng 20 nhóm (ví dụ nhóm ống gió, nhưng trong ống gió sẽ có rất nhiều kích thước khác nhau). => Chỉ khác nhau khối lượng NVL cấu thành hay khác nhau gì nữa ?
Các nhóm này khác nhau về NVL, quy trình sản xuất, tính năng... Bên em phân loại theo tính năng. Các nhóm đều khác nhau nhiều về NVL

+ Bên mình sx thủ công hay chủ yếu bằng máy móc ?
Chủ yếu bằng máy móc ạ

+ Thường số CPSXC cố định này là khá lớn => Bạn cho biết chi tiết hơn những khoản chiếm tỷ trọng lớn và nó chiếm bao nhiêu % trong giá thành.
Chủ yếu là tiền thuê nhà xưởng (khoảng 200tr/tháng), nhân công gián tiếp (khoảng 150tr/tháng). Thường chi phí NVL trực tiếp bên em ko nhiều. Chiếm bao nhiêu % thì rất khó nói ạ, vì nếu nó cố định hàng tháng thì em đã tính ra được tỉ lệ và phân bổ theo cái đó rồi. Nhưng có tháng sản xuất ít, có tháng nhiều. Ví dụ, tháng tết là tháng sx ít, chi phí NVL trực tiếp chỉ có 45tr thôi ạ, nhân công trực tiếp là 100tr. Tháng vừa rồi sx nhiều thì NVL trực tiếp lên đến 150tr.
Nên tháng nào sx ít --> tỉ trọng cp cố định gián tiếp tự nhiên tăng vọt lên. Còn tháng nào sx nhiều thì nó lại giảm xuống
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
1. Nếu sản xuất không ổn định các tháng thì nên dùng normal costing (chi phí sản xuất chung phân bổ hàng tháng theo dự toán - tham khảo sách kế toán chi phí ĐH Kinh tế TPHCM hoặc các sách cost accounting, managerial accounting của nước ngoài).

2. Công suất bình thường trong trường hợp của bạn có thể tính theo số giờ máy chạy trong điều kiện sản xuất bình thường. Bạn có thể tham khảo quan điểm dưới đây:

In calculating the cost of production, fixed overheads are assigned to units produced during the period using the normal capacity.

IAS-2, which deals with inventory valuation, defines normal capacity as “Normal capacity is the production expected to be achieved on average over a number of periods or seasons under normal circumstances, taking into account the loss of capacity resulting from planned maintenance”.

There is no consensus among professional accountants on how the normal capacity should be determined.
Some take the position that the attainable capacity, which is the installed capacity adjusted for the loss of capacity due to the planned maintenance, is the normal capacity. They are comfortable with an objective measure, which is auditable. Attainable capacity does not meet the definition of normal capacity because it does not represent the production that the entity expects to achieve under normal circumstances. However, proponents of this approach take refuge under the last part of the definition which stipulates that the loss of capacity due to planned maintenance should be taken into consideration in determining the normal capacity. They argue that the clause, indirectly, provides a formula for calculating the normal capacity.

Some others consider the practical capacity as the normal capacity. Practical capacity represents the management’s estimate of the capacity that the entity will use, at the maximum, under the normal circumstances. An entity decides the practical capacity at the time of acquisition of the capacity. For example, at the time of acquisition of a machine, the entity estimates that it would produce 80,000 units at the maximum in any accounting year. The practical capacity is 80,000 units per annum. The attainable capacity may be higher than that. The gap between the installed capacity and practical capacity might arise due to number of reasons. For example, if the capacity of the smallest machine is 1 million units, the entity has no option but to acquire the capacity of 1 million units, although it estimates practical capacity at 80,000 units.

Those who use the practical capacity as the normal capacity, argue that even if the firm is unable to achieve the practical capacity consistently over number of years, fixed overheads should be assigned to units produced on the basis of the practical capacity. The under-absorption of overheads should be presented in internal reports as a loss attributed to the idle capacity. In the profit and loss account (external reporting), the loss is recognised in the current year because inventories of finished goods and work-in-progress are valued on that basis.

They also argue that, when the entity operates below the practical capacity, assignment of fixed overheads based on the actual production, leads the entity into a ‘death spiral’ (the term used by Robert S. Kaplan). Use of actual production in assigning fixed overheads results in higher production cost and consequently lowers product profitability. This has a behavioural consequence. Managers lose incentive to improve efficiency and reduce cost for a product that fails to meet the profitability target. Successive reduction in production and consequent increase in product cost will ultimately kill the product.

Practical capacity does not meet the definition of the normal capacity. It is management’s estimate of maximum product and not average production to be achieved.

Moreover management’s estimate was made at the time of acquisition of the capacity based on the then prevailing circumstances. Normal capacity should represent management’s present estimate of the production to be achieved over number of periods in future based on management’s perception of normal circumstances that will prevail in future. It may be higher or lower than the practical capacity estimated at the time of the acquisition of capacity.

Information based on production cost determined using the practical capacity is a fiction because it fails to takes into account changes occurred in the environment during the intervening period.

Conclusion
Normal capacity is specific to the entity. It should be based on its strategic and operational objectives. Once established, it should not be adjusted for temporary variations between actual production and normal capacity. It should be reviewed periodically. The frequency of review depends on the dynamics of the environment in which the firm operates and its internal environment.
Standard setters may consider deleting the last part of the definition or should provide further guidance on the issue.
 
  • Like
Reactions: HaiTam
K

kiwi1107

Sơ cấp
30/7/19
3
0
1
33
Em cám ơn anh đã trả lời. Tuy nhiên câu hỏi mấu chốt ở đây của em là với range sản phẩm rộng và nhiều khác biệt như bên em, thì tính toán công suất bình thường thế nào là phù hợp. Chỉ cần tính toán ra cái đó thì tất cả các cái khác sẽ tính được.

Em thấy các phương pháp tính giá thành của nước ngoài rất đa dạng và flexible - ví dụ họ có thể ko cần phân bổ cả CPSXC cố định, chỉ coi chi phí biến đổi là giá thành mà thôi. Tuy nhiên để áp dụng ở VN thì ko đơn giản, vì còn liên quan đến chi phí thuế.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA