Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Đ

Đỗ Khắc Duẩn

Sơ cấp
7/1/20
1
0
1
31
VAS 01 là cơ sở, nền tảng để xây dựng các chuẩn mực kế toán khác.
Khi các bạn tiến hành ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán, cần phải lưu ý rất kỹ VAS 01.
[IMG]

VAS 01 có 3 nội dung:

+ Thứ nhất :7 nguyên tắc kế toán cơ bản
+ Thứ hai: Các nguyên tắc để ghi nhận các yếu tố trên BCTC
+ Thứ 3: 6 yêu cầu cơ bản trong kế toán

VAS 01 được đề cập trong đề thi APC theo từng năm như sau:

– 2017: Trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phù hợp và nguyên tắc kế toán trọng yếu và lấy ví dụ minh họa trong mỗi nguyên tắc.
– 2016: Trình bày các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, các tiêu chuẩn ghi nhận và ví dụ minh họa.
– 2015: Trình bày nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc giá gốc? Cho ví dụ?
– 2014: Trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phù hợp và trọng yếu? Nêu ví dụ? Trình bày nguyên tắc cơ sở dồn tích và thận trọng? cho ví dụ?
– 2011: Trình bày các nguyên tắc kế toán cơ bản và nêu ví dụ cho các nguyên tắc này?

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số tài liệu ôn thi CPA tại đây:

7 Nguyên tắc kế toán cơ bản cần được lưu ý:

[IMG]

Kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Nguyên tắc 1 – Cơ sở dồn tích:
– Mọi nghiệp vụ đều phải được ghi sổ vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi.

Nguyên tắc 2 – Hoạt động liên tục:
– BCTC phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần (thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng).
– DN được coi là không đáp ứng giả định hoạt động liên tục nếu : Không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động khi DN hết thời hạn hoạt động, DN bị yêu cầu giải thế, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền, DN dự kiến chấm dứt hoạt động.

Nguyên tắc 3 – Giá gốc:
– Quy định tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc và giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của TS vào thời điểm TS được ghi nhận
– Ví dụ: HTK phải được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của HTK bao gồm các CP mua, CP chế biến, các CP liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Nguyên tắc 4 – Phù hợp:
– Việc ghi nhận chi phí và doanh thu phải phù hợp với nhau. Tức là khi ghi nhận 1 khoản doanh thu phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng.
– Ví dụ: 1 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ giao dịch cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng trong năm 2019, đồng thời DN sẽ phải ghi nhận các chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu này: CP nhân công cho nhân sự thực hiện, CP lương, thưởng, bảo hiểm,, thuế TNCN, CP ăn ở, đi lại của nhân sự tư vấn hoặc các chi phí khác.

Nguyên tắc 5 – Nhất quán:
– Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất, ít nhất là trong 1 kỳ kế toán năm.
– Ví dụ: năm 2020 DN quyết định đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp NTXT, DN sẽ phải áp dụng phương pháp này một cách thống nhất trong năm 2020

Nguyên tắc 6 – Thận trọng:
– Thận trọng trong việc xem xét, cân nhắc, phán đoán, phải được thực hiện một cách thật cẩn thận để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn, đòi hỏi kế toán lập các khoản dự phòng một cách hợp lý.
– Không được đánh giá cao hơn các TS và khoản TN; không được đánh giá thấp hơn giá trị các khoản NPT và các khoản CP.
– Các khoản TN và DT chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, CP được ghi nhận khi có bằng chứng có thể phát sinh CP.
– Ví dụ; Ngày 31/12/2018 DN đang vướng vào 1 vụ kiện với khách hàng và hoàn toàn chưa có kết quả cuối cùng từ tòa án, theo ý kiến của Luật sự của DN thì khả năng cao công ty sẽ bị thua kiện và nếu như bị thua kiện thì số tiền bồi thường có thể lên đến 2 triệu đô la. Khi đó công ty sẽ phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả 2 triệu đô la.

Nguyên tắc 7 – Trọng yếu:
– 1 thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin đó không chính xác sẽ làm sai lệch đáng kể đến BCTC và làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
– Tính trọng yếu cần được đánh giá theo định tính và định lượng.
– Ví dụ: tại ngày 31/12/2018, DN ký hợp đồng góp vốn với bên đối tác để thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, thì khi đó DN sẽ phải thuyết minh đầy đủ thông tin về việc ký kết hợp đồng liên quan trên BCTC.

Các thông tin trên cũng có thể rất hữu ích với các bạn ôn thi chứng chỉ hành nghề kiểm toán.

Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể ôn thi hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA