Hoạt động mua bán nợ

  • Thread starter hoacotu0792
  • Ngày gửi
H

hoacotu0792

Cao cấp
2/6/16
348
12
18
31
Chào mọi người! em đang đọc luật thuế GTGT liên quan đến hoạt động mua bán nợ mà em không hiểu lắm về hoạt động này. Ai có thể giải thích hoặc đưa ra ví dụ cụ thể giúp em được không ạ? Em cảm ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,382
113
50
TP.HCM
Trước hết, khái niệm về mua bán nợ được thể hiện như sau :

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 69/2016/NĐ-CP​
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016
NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
2. Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
3. Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ.
4. Bên nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại hợp đồng hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
5. Chủ thể giao dịch dân sự khác là các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch dân sự khác trừ các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kinh tế, cá nhân;
b) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
d) Các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ quốc gia khác.
6. Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Ví dụ :
1. Một doanh nghiệp A vay ngân hàng B 10 tỷ đồng xây dựng nhà máy nhưng vì không trả được nợ nên ngân hàng B có thể đàm phán bán lại khoản nợ này cho ngân hàng C và C sẽ thay B thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của A.
2. Ngân hàng D vay ngân hàng E 500 tỷ đồng nhưng F lại vay D 500 tỷ đồng. Bình thường, D sẽ đòi nợ F để trả cho E nhưng vì, F đang gặp khó khăn nên D có thể bán lại khoản nợ đó cho E. Như thế, chuyện nợ nần giữa D và E được giải quyết, sổ sách tài chính của họ sẽ lành mạnh hơn và E sẽ thành chủ nợ mới của F.
(trích từ vneconomy . vn)
 
H

hoacotu0792

Cao cấp
2/6/16
348
12
18
31
Dạ em cảm ơn chị ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA