FAST Thông tin về kế toán, thuế -IFRS chính thức được Quốc hội thông qua

  • Thread starter Phần mềm FAST
  • Ngày gửi
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Mục lục
1. 7 trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN
2. Doanh nghiệp dưới 10 lao động có bắt buộc có kế toán trưởng hay không?
3. Những trường hợp không được làm kế toán theo quy định pháp luật
4. Chế độ kế toán trong doanh nghiệp
5. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 8-2020
6. Trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT
7. Thời điểm xác định thuế GTGT
8. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 11-2020
9. Điều kiện được khấu trừ thuế giá trị gia tăng
10. 7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123
11. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 12-2020
12. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 01-2021
13. Thời hạn doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP
14. 9 loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
15. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 02-2021
16. Một số điều trong nghị định 126/2020/NĐ-CP của Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực
17. Những quy định mới về lệ phí môn bài mới nhất năm 2021
18. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 03-2021
19. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 04-2021
20. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 05-2021
21. Các đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế 2021
22. Thuế giá trị gia tăng 2021: Những quy định cơ bản cần biết
23. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 06-2021
24. Các công việc kế toán cần làm trong tháng 07-2021
25. IFRS chính thức được Quốc hội thông qua
-----------------------------------------------------------------------
Website: www.fast.com.vn

Bảng giá Fast Accounting <link>

Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting: <link>

Group hỗ trợ sử dụng phần mềm FAST <link>

Đăng ký dùng thử Fast Accounting <link>

Kênh Youtube Fast Accounting <link>
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: MINA
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
7 trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chỉ có thể ủy quyền cho doanh nghiệp trả thu nhập quyết toán thuế nếu đáp ứng đủ điều kiện. Những trường hợp nào cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN?
7-truong-hop-khong-duoc-uy-quyen-quyet-toan-thu-tncn~.png

Liên quan đến việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 5749/CT-TNCN hướng dẫn quyết toán thuế TNCN, trong đó nêu rõ các đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân, các trường hợp không phải thực hiện quyết toán thuế, cũng như các trường hợp người lao động được và không được ủy quyền quyết toán thuế.

Cụ thể, theo hướng dẫn tại Công văn này, người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp trong 7 trường hợp sau:

Trường hợp 1:
Người lao động đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được các doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho người lao động.

Trường hợp 2:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.

Trường hợp 3:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).

Trường hợp 4:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.

Trường hợp 5:
Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tạimột nơi).

Trường hợp 6:
Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.

Trường hợp 7:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà người lao động tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06-11-2013.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 11/2013/TT-BTC.

Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Tham khảo Công văn 5749/CT-TNCN năm 2018.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Doanh nghiệp có dưới 10 lao động có bắt buộc có kế toán trưởng không?

Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp để chỉ người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp (Theo khoản 1 Điều 53 Luật Kế toán 2015). Đây là vị trí bắt buộc doanh nghiệp phải có. Nhưng đối với các doanh nghiệp có dưới 10 lao động thì có bắt buộc có kế toán trưởng hay không?
dn-duoi-10-lao-dong-co-can-ke-toan-truong.jpg

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định về kế toán trưởng, phụ trách kế toán như sau:

1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

Như vậy, các doanh nghiệp đều bắt buộc có kế toán trưởng, trừ doanh nghiệp siêu nhỏ.

Theo nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định như sau:
  • Có không quá 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng: Với doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nhiệp và xây dựng.
  • Có không quá 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội, tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng: với doanh nghiệp siêu nhỏ lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Những trường hợp không được làm kế toán theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật những trường hợp nào không được làm kế toán, hay chỉ cần có trình độ, kỹ năng và kiến thức sẽ được làm kế toán? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.


nhung-truong-hop-khong-duoc-lam-ke-toan.png
Căn cứ pháp lý theo Luật Kế toán 88/2015/QH13, ban hành ngày 20-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017.

Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30-12-2016 – Quy định chi tiết Luật Kế toán, có hiệu lực từ ngày 01-01-2017.

Những trường hợp không được làm kế toán được quy định như sau:

Quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán về những trường hợp không được làm kế toán:
1.
Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

Quy định tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không được làm kế toán:
1.
Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật Kế toán.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với việc quy định như trên sẽ đảm bảo người làm kế toán có đủ năng lực nhân thức, đạo đức để hoàn thành tốt công việc; tạo sự minh bạch, tránh tiêu cực trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Tổng quan về phần mềm kế toán Fast Accounting
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Chế độ kế toán trong doanh nghiệp
1. Chế độ kế toán là gì?
Theo quy định tại Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Một trong các nhiệm vụ kế toán là thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp mình.
che-do-ke-toan-doanh-nghiep.jpg
2. Các chế độ kế toán hiện hành
Tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà áp dụng các chế độ kế toán khác nhau:
a. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Căn cứ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC
Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp siêu nhỏ (trừ doanh nghiệp nhà nước). Trong đó:
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
b. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Đối tượng áp dụng:
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
  • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
c. Chế độ kế toán doanh nghiệp
Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC
Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu thấy phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

d. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Căn cứ theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
Đối tượng áp dụng:
Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.

e. Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam
Căn cứ theo Thông tư 177/2015/TT-BTC
Đối tượng áp dụng:

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chi nhánh).

3. Xử phạt khi chọn sai chế độ kế toán

Theo quy định của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cá nhân áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng sẽ phải chịu phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm; tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần.

Ngoài ra, còn có các mức phạt sau (lưu ý mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm):
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán. Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Các công việc kế toán cần làm tháng 8-2020

Dưới đây là 6 công việc kế toán cần làm trong tháng 8-2020. Tháng 7 đã áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, Luật Quản lý thuế 2019 có thời hạn từ 1-7-2020 nên các công việc kế toán vẫn giữ nguyên chỉ có thay đổi hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý.

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 7-2020
Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
Thời hạn: Trước ngày 03-8-2020.
Nội dung: Doanh nghiệp phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động tháng 7-2020 (nếu có).

2. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 7-2020
Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-8-2020.
Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
Đối tượng áp dụng: Kê khai theo tháng.
Nếu trong tháng 7-2020 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp tờ khai.
Lưu ý: Từ tháng 7-2020 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 khi tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 7-2020
Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-8-2020.
Đối tượng áp dụng: Kê khai theo tháng.

so-tay-ke-toan-thang-8-2020.jpg

4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 7-2020
Căn cứ: Theo khổ thứ 2 Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-8-2020.
Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Lưu ý: Ngay cả khi không sử dụng hóa đơn cũng phải nộp báo cáo.

5. Trích nộp tiền bảo hiểm bắt buộc tháng 8-2020
Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-8-2020.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 8-2020

Căn cứ: Điều 5, Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-8-2020.

Nguồn: Luatvietnam.vn
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT​

Việc cơ sở kinh doanh muốn được khấu trừ thuế GTGT phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT được quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC).

Theo khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

“15. Các cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp:
  • Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế người bán nên không xác định được người bán;
  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
  • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.”
Trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT


>>>Xem thêm: Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT

Một số trường hợp đặc biệt khác

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT

Theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:
  • Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ.

Không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu trở lên mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đó là:

  • Trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT;
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đối với tài sản cố định, máy móc, thiết bị

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC, thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ:
  • Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo;
  • Tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Lưu ý: Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

>>>Xem thêm: Top phần mềm kế toán
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Thời điểm xác định thuế GTGT

Đối với các hóa đơn đầu vào (hóa đơn GTGT) bị sai thời điểm có nguy cơ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn tài chính khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:

Ngày ghi trên hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Thời điểm xác định thuế GTGT


Ngày ghi trên hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…

Ngày ghi trên hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng…

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ…

Lưu ý:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  • Lập hóa đơn không đúng thời điểm
  • Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
>>> Xem thêm các thông tin về chế độ kế toán, thuế tại: https://fast.com.vn/che-do-quy-dinh
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


Các công việc kế toán cần làm trong tháng 11-2020

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10-2020
  • Thời hạn: Trước ngày 03-11-2020.
  • Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 10-2020
  • Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-11-2020.
  • Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.
  • Nội dung: Nếu trong tháng 10-2020 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế.
3. Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 10-2020
  • Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-11-2020.
  • Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.
so-tay-ke-toan-thang-11-2020.jpg


4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 10-2020
  • Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-11-2020.
  • Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
  • Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.
5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 11-2020
  • Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-11-2020.
  • Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 11-2020
  • Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-11-2020 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).
  • Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
Trên đây là 6 công việc mà kế toán cần làm trong tháng 11-2020.

Xem các bài viết mới về thông tin thuế, kế toán tại https://fast.com.vn/
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Điều kiện được khấu trừ thuế giá trị gia tăng


Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC;
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC;
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC;
  • Thông tư 173/2016/TT-BTC.
1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Hoặc chứng từ nộp thuế GTGT nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT


2. Có chứng từ thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt từ 20 triệu trở lên
  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20 triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp:
    • Giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT;
    • Cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác, cụ thể:
    • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như: séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh thu, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định. (Bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).
  • Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên.
  • Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
  • Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.
3. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác

Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có: biên bản đối chiếu số liệu; xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của 03 bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như: Vay, mượn tiền; cần trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có:
    • Hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó;
    • Chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền.
  • Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Tổng hợp
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123

Sau khi Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành đã giải quyết các thắc mắc về ngày chính thức bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Nhưng với Nghị định mới này, các kế toán nên lưu ý một vài điều về hóa đơn điện tử.
Trong Nghị định 123, tại khoản 1 Điều 16 quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân, kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử:
  1. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  2. Thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
  3. Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
  4. Có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
  5. Có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  6. Có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
  7. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
truong-hop-ngung-su-dung-hoa-don-dien-tu.jpg


Các bước thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Bước 1
: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 2: Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Bước 3: Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:
  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo.
Bước 4: Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và xử lý theo quy định.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


Các công việc kế toán cần làm trong tháng 12-2020

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 11-2020

Thời hạn: Trước ngày 03-12-2020.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 11-2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-12-2020.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.
Nội dung: Nếu trong tháng 10-2020 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế.

3. Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 11-2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-12-2020.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 12-2020


4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 11-2020

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-12-2020.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn

5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 12-2020

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-12-2020.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 12-2020

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-12-2020 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.

Trên đây là 6 công việc mà hàng tháng kế toán phải làm. Các kế toán nên nắm rõ các công việc để hoàn thành đúng thời hạn và tránh bị xử phạt theo quy định.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 01-2021

Để giúp doanh nghiệp cũng như các kế toán hiểu rõ hơn các công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 01-2021. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thời gian về hạn nộp tờ khai thuế, bảo hiểm,...

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 12-2020

Thời hạn: Trước ngày 03-01-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 12-2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-01-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

Nội dung: Nếu trong tháng 12-2020 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế.

3. Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 12-2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-01-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

Các công việc kế toán càn làm trong tháng 1-2021


4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 12-2020

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-01-2021.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn

5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 01-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-01-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 01-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-01-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.

7. Trích nộp lệ phí môn bài 2021

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế môn bài hàng năm. Mức đóng thuế môn bài 2021 giữa doanh nghiệp với hộ, cá nhân kinh doanh có sự khác nhau.

Thời hạn: hạn cuối ngày 30-01-2021

Căn cứ: Khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Thời hạn doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Theo như Nghị định 126, thời hạn nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp căn cứ tại điểm a khoản 9 Điều 18 của Nghị định này:
“a) Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.”

Như vậy, trước ngày 30-01-2021, doanh nghiệp phải hoàn thành việc nộp lệ phí môn bài theo quy định nêu trên.
Thời hạn doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài theo nghị định 126/2020/NĐ-CP

Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn một số trường hợp khác về thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Phải nộp lệ phí môn bài từ năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp (hết thời gian được miễn lệ phí môn bài) nếu:
    • Kết thúc miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng đầu năm: Phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất ngày 30-7 của năm kết thúc thời gian miễn đó;
    • Kết thúc miễn lệ phí môn bài trong 06 tháng cuối năm: Phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30-01 của năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn đó;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sau đó hoạt động trở lại:
    • Hoạt động trở lại trong 06 tháng đầu năm: Chậm nhất ngày 30-7 của năm hoạt động trở lại;
    • Hoạt động trở lại trong 06 tháng cuối năm: Chậm nhất ngày 30-01 của năm liền kề năm hoạt động trở lại…
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

9 loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh mà không phải ai cũng biết.

Chỉ giảm trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Theo quy định trên thì đồng nghĩa với việc những thu nhập dưới đây sẽ không được giảm trừ gia cảnh:

1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

2. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
  • Tiền lãi cho vay.
  • Lợi tức cổ phần.
  • Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
3. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
  • Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
9 loại thu nhập không được giảm trừ gia cảnh khi tính TNCN


5. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
  • Trúng thưởng xổ số.
  • Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại.
  • Trúng thưởng trong các hình thức cá cược.
  • Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
6. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
7. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

8. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

9. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Theo điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, từ ngày 01-07-2020 mức giảm trừ gia cảnh đã được điều chỉnh mới.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 02-2021​


Để giúp doanh nghiệp cũng như các kế toán hiểu rõ hơn các công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 02-2021. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như kế toán tổng hợp những công việc, thời gian về hạn nộp thuế, hóa đơn, bảo hiểm,....

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 01-2021

Thời hạn: Trước ngày 03-02-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân quý IV/2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 01-02-2021.

Căn cứ: Điểm b Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013 TT-BTC.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo quý.

3. Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng quý IV/2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 01-02-2021.

Căn cứ: Điểm b Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013 TT-BTC.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo quý.

4. Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý IV/2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 01-02-2021.

Căn cứ: Điểm b Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013 TT-BTC.

ke-toan-02-2021.png


5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV/2020

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-01-2021.

Căn cứ: Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Công văn 50942/CT-HTr ngày 04-08-2015.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.

6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 01-2021

Thời gian: Chậm nhất là ngày 20-02-2021

Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

7. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 01-2021

Thời gian: Chậm nhất là ngày 22-02-2021

Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

8. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 01-2021

Thời gian: Hạn chót là ngày 22-02-2021.

Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

9. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 01-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 28-02-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

10. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 01-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 28-02-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Một số điều trong nghị định 126/2020/NĐ-CP của Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực​


Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực, với nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, giảm thiểu chi phí tuân thủ thủ tục hành chính về thuế.

nghi-dinh-126-2020-chinh-thuc-co-hieu-luc.jpg


5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế

Thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và để giảm thiểu thủ tục hành chính cho người nộp thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế:

  1. Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
  2. Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
  3. Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
  4. Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020.
  5. Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.
Khoản 2 Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: Tên chủ tài khoản; Số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp; Ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định trên được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05-12-2020. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do ngân hàng cung cấp.

Được tặng cho tiền có phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Tiền là một trong những loại tài sản phổ biến được sử dụng làm quà tặng và thu nhập từ quà tặng là một trong những khoản thu nhập chịu thuế. Vậy, người nhận tặng cho tiền có phải nộp thuế không?

Để biết nhận tặng cho tiền có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không, trước tiên hãy xem những khoản thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế.

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ nhận quà tặng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể:

  • Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
  • Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản giữa:
    • Vợ với chồng
    • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
    • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
    • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu
    • Cha vợ, mẹ vợ với con rể
    • Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
    • Anh chị em ruột với nhau.
  • Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
Theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, người được tặng cho tiền không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; quy định này rất hợp lý vì tiền không phải là tài sản đăng ký nên không thể quản lý được việc ai tặng ai và tặng bao nhiêu tiền.

Những bạn tài xế xe công nghệ cho biết, hiện nay anh đang phải đóng 3% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 1,5% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên tổng doanh thu thực nhận (tức là phần chi phí nhận được sau khi trừ chiết khấu cho hãng). Nếu thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng các khoản thuế này.

Tuy nhiên, theo Nghị định 126, mức thuế GTGT áp dụng sẽ là 10% tính trên doanh thu thực nhận của mỗi chuyến xe/đơn hàng hoàn thành, bất kể tổng doanh thu một năm là bao nhiêu. Với quy định mới, thu nhập có thể giảm tới 7,3 - 10%.

Cụ thể, tại điểm c khoản 5 Điều 7 của Nghị định 126 quy định: Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Về GTGT, các đơn vị hiện nay khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 10% của doanh thu. Theo quy định trên, từ 5/12, tài xế sẽ phải nộp 10% thuế GTGT đầu ra như DN (thay vì mức hiện hành là 3% theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và Công văn 384/TCT-TNCN ngày 08-02-2017.

Ngoài ra, theo quy định mới của ngành giao thông vận tải, kinh doanh vận tải taxi là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Cá nhân không được tự kinh doanh và DN sẽ là người chịu trách nhiệm kê khai thuế trên tổng số doanh thu thu được.

Ví dụ, đặt một chuyến xe công nghệ hết tổng cộng 100.000 đồng. Nếu phía công ty nhận về 20.000 đồng và chỉ phải kê khai 10% thuế GTGT cho phần thu của mình. Còn tài xế nhận 80.000 đồng và phải chịu 3% thuế GTGT, cùng 1,5% thuế TNCN đối với phần của mình.

Theo cách tính mới, khi thu tổng cộng 100.000 đồng thì phía công ty phải kê khai, nộp thuế GTGT với mức 10% đối với toàn bộ doanh thu 100.000 đồng, còn tài xế sẽ chỉ bị khấu trừ 1,5% thuế TNCN mà không phải nộp thêm khoản thuế 3% thuế GTGT đối với phần thu của cá nhân mình nữa.

Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế cho toàn bộ doanh thu của đối tác tài xế xe công nghệ. Tuy nhiên, phía công ty lại được khấu trừ thuế GTGT. "Như vậy, theo cách tính mới thì quyền lợi tài xế công nghệ không bị ảnh hưởng mà còn minh bạch hơn trong việc kê khai, quản lý thuế".
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Những quy định mới về lệ phí môn bài mới nhất năm 2021​

Hạn nộp thuế môn bài 2021

Hạn nộp thuế môn bài


Căn cứ khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí môn bài năm 2021 chậm nhất là ngày 30-01-2021, riêng:

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp như sau:
  • Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
  • Nếu kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp như sau:
  • Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
  • Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động.
quy-dinh-moi-le-phi-mon-bai-2021.jpg


Hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/ND-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.
  • Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Mức đóng thuế môn bài 2021

Mức thu thuế môn bài đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

STTCăn cứ thuMức đóng Bậc Mức tiểu mục
1Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng03 triệu đồng/nămBậc 12862
2Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống02 triệu đồng/nămBậc 22863
3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác01 triệu đồng/nămBậc 32864

Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã.

Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Tổ chức có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Tổ chức thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): Nếu kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30/01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình

STTDoanh thuMức thu
1Trên 500 triệu đồng/năm01 triệu đồng/năm
2Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
3Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài như sau:

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản)

Căn cứ xác định mức đóng là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản

Căn cứ xác định mức đóng là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.

Nếu cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho địa điểm đó là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.

Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho từng địa điểm là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.

Nếu hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần đối với hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì chỉ nộp lệ phí môn bài của một năm.

Lưu ý: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Các công việc kế toán cần lầm trong tháng 03-2021

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 02-2021

Thời hạn: Trước ngày 03-03-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 02-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 22-03-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

Nội dung: Nếu trong tháng 02-2021 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế.

3. Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng 02-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 22-03-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

ke-toan-2021.jpg


4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 02-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-03-2021.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.

Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

5. Nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020

Thời gian: Chậm nhất là ngày 31-03-2021.

Căn cứ: Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019.

6. Nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020

Thời gian: Chậm nhất là ngày 31-03-2021.

Căn cứ: Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019.

7. Nộp báo cáo tài chính năm 2020

Thời gian: Chậm nhất là ngày 31-03-2021.

Căn cứ: Điểm a Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019.

8. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 02-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-03-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

9. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 02-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-03-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
 
V

VietNam321

Âm Thanh AHK Bảo hành cả niềm tin
Quan trọng nhất trong tháng 3 là phải báo cáo thuế năm trước. Nó là công việc vất vả chỉ sau quyết toán
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA