FAST Thông tin về kế toán, thuế -IFRS chính thức được Quốc hội thông qua

  • Thread starter Phần mềm FAST
  • Ngày gửi
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 04-2021​


1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 03-2021

Thời hạn: Trước ngày 03-02-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 03-2020

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-04-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

Nội dung: Nếu trong tháng 12-2020 mà tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phát phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải nộp tờ khai thuế.

ke-toan-2021-1.jpg


3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 03-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-04-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 03-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-04-2021.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.

Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 03-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-04-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 03-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-04-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Sang Fast

Sang Fast

Sơ cấp
9/4/21
8
0
1
28
Dạ mời anh/chị tham khảo phần mềm kế toán FAST bên em.
  • Có 4 phiên bản phần mềm kế toán cho công ty dịch vụ, phần mềm kế toán cho công ty thương mại, phần mềm kế toán cho công ty xây lắp, phần mềm kế toán cho công ty sản xuất đáp ứng yêu cầu theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tốc độ truy xuất rất nhanh
  • Lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
  • Tích hợp hóa đơn điện tử
Liên hệ em để được tư vấn qua hotline 0948535511 (zalo: 0343399299) Sang Fast
download.png
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 05-2021​


1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 04-2021

Thời hạn: Trước ngày 03-05-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế GTGT Qúy I/ 2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 03-05-2021.

Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC

3. Nộp hồ sơ thuế TNCN Qúy I/2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 03-05-2021

Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC

ke-toan-05.jpg


4. Nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý I/2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 03-05-2021

Căn cứ: Điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC

5. Nộp quyết toán thuế TNCN nếu cá nhân tự quyết toán

Thời hạn: Chậm nhất ngày 03-05-2021

Căn cứ: Điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC

6. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Qúy I/2021

Thời hạn: Chậm nhất ngày 03-05-2021

Căn cứ: Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Công văn 50942/CT-HTr ngày 04-08-2015

7. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 04-2021

Thời hạn: Chậm nhất ngày 20-05-2021

Căn cứ: : Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

8. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 04-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-05-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

9. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 04-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-05-2021.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.

Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

10. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 05-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-05-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

11. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 05-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-05-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế 2021​


Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021.

Theo đó, Nghị định 52 quy định các đối tượng được gia hạn như:

  • Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế:
  • Hoạt động xuất bản; điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
  • Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế TNDN của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);
  • Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất mô tô, xe máy;
  • Thoát nước và xử lý nước thải…
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế:

  • Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng…
Danh sách đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế 2021

cac-doi-tuong-gia-han-nop-thue-2021.jpg




1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
  • Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
  • Xây dựng;
  • Hoạt động xuất bản, hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;
  • Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);
  • Sản xuất đồ uống, in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị,
  • Thoát nước và xử lý nước thải.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:

  • Vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;
  • Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
  • Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;
  • Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính, hoạt động dịch vụ thông tin;
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4.

3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Thuế giá trị gia tăng 2021: Những quy định cơ bản cần biết​


Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu được hầu hết người dân biết đến với tên gọi là thuế VAT, đây là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.

thue-gtgt-2021-quy-dinh-can-biet.jpg


1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

3. 7 trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT gồm:

Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:

  • Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);
  • Quảng cáo, tiếp thị;
  • Xúc tiến đầu tư và thương mại;
  • Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
  • Đào tạo;
  • Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 3: Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

4. 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế VAT

Căn cứ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC), những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT gồm:

Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.

Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.

Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

5. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%, 5%, 10%

Thuế suất thuế GTGT là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế GTGT gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%.

6. Cách tính thuế giá trị gia tăng

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc theo phương pháp trực tiếp trên GTGT hoặc phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

7. Hoàn thuế giá trị gia tăng

* Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.

Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Các công việc kế toán cần làm trong tháng 06-2021​


Để giúp doanh nghiệp cũng như các kế toán hiểu rõ hơn các công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 06-2021. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như kế toán tổng hợp những công việc, thời gian về hạn nộp thuế, hóa đơn, bảo hiểm,....

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 05-2021

Thời hạn: Trước ngày 03-06-2021.

Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 05-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 21-06-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

ke-toan-06-2021.jpg


3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 05-2021

Thời hạn: Chậm nhất là ngày 21-06-2021.

Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 05-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-06-2021.

Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.

Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 05-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-06-2021.

Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 05-2021

Thời hạn: Hạn cuối là ngày 30-06-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).

Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp


Các công việc kế toán cần làm trong tháng 07-2021​

Để giúp doanh nghiệp cũng như các kế toán hiểu rõ hơn các công việc mà kế toán cần thực hiện trong tháng 07-2021. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như kế toán tổng hợp những công việc, thời gian về hạn nộp thuế, hóa đơn, bảo hiểm,....

1. Thông báo tình hình biến động lao động tháng 06-2021
Thời hạn: Trước ngày 03-07-2021.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân tháng 06-2021
Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-07-2021.
Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 06-2021
Thời hạn: Chậm nhất là ngày 20-07-2021.
Căn cứ: Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019.
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp kê khai theo tháng.

ke-toan-07-2021.jpg


4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 06-2021
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 20-07-2021.
Đối tượng: Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Nội dung: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kể cả trường hợp không sử dụng hóa đơn.
Căn cứ: Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC.

5. Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng 06-2021
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-07-2021.
Căn cứ: Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.

6. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng 06-2021
Thời hạn: Hạn cuối là ngày 31-07-2021 (nộp cùng thời điểm với nộp tiền bảo hiểm bắt buộc).
Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn vẫn phải nộp kinh phí công đoàn.

Có thể bạn quan tâm giải pháp ERP hiệu quả nhất hiện nay
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
IFRS CHÍNH THỨC ĐƯỢC QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA

Ngày 29-11-2024, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS) chính thức được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

”Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam; hướng dẫn đối tượng, phạm vi, thể thức, lộ trình và các nội dung khác liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán”.

Đây là cơ sở pháp lý cao nhất, khẳng định và thừa nhận tính hợp pháp của áp dụng IFRS tại Việt Nam.

1.png
—---------------------------------------

Đáp ứng xu hướng chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS), giải pháp ERP Fast Business Online sẵn sàng đáp ứng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Bao gồm các mục chính:

IAS 1 – Trình bày báo cáo tài chính.

IAS 2 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

IFRS 9 – Công cụ tài chính.

IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý TSCĐ.

IFRS 15 – Doanh thu theo hợp đồng.

IFRS 16 – Hợp đồng nợ thuê tài sản.

Xem chi tiết <TẠI ĐÂY>
 
  • Like
Reactions: MINA

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA