Hạch toán hàng được khuyến mại rồi lại dùng để khuyến mại tiếp

  • Thread starter hung_cerefi
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Hic hic...lợi hay hại, DN sẽ xét trên mọi góc độ để ra con số tổng thể và quyết định chứ ko phải chỉ có góc độ thuế và chỉ thuế anh ạ. :wall:
Có cần phải nhắc lại là khi phân tích ảnh hưởng của một yếu tố thì phải xem như các yếu tố khác là bất biến không?

Mua hàng của cty khác thường có giá vốn cao hơn hàng của chính cty kinh doanh và sản xuất. Nếu tính ra, giá trị chênh lệch này cao hơn số thuế phải nộp khi khuyến mại bằng hàng của cty thì khi đó DN có quyết định mua hàng của cty khác để khuyến mại nữa ko ạ?
Giả thiết này ảnh hưởng tới quyết định chọn hay không chọn hàng của cộng ty làm sp khuyến mãi một cách độc lập, tương tự như hình thức nào kích cầu nhiều hơn.

Ở đâu có quy định này vậy anh Adam?:wall::wall::wall:

Mục đích của TT32 theo em là thu thêm cho NSNN và hạn chế DN thực hiện khuyến mại, như quy định khống chế tỉ lệ 10% chi phí KM-QC đã có.
Thế mục đích của TT32 cũng chỉ có thế thôi hả em? Anh không muốn cứ phải bắt bẻ câu chữ đâu.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Trúng huyệt của anh Adam rồi thì phải...he he..:freddy:

Một cây làm chẳng nên non, một yếu tố không làm nên quyết định kinh doanh!

:wall:Còn anh Adam muốn phân tích mỗi một yếu tố thuế và chỉ thuế thì okie, đúng rùi!:bigok:
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Phù, đọc đi đọc lại cố mà hiểu ý các bác nói nhưng mà có khi học ngắn chơi dài nên không hiểu, đây là đề tài khá hay nhưng đến nay thì vẫn chưa có kết luận. Em xin tóm lại tý và đưa ra quan điểm của mình để tìm ra cái chân của lý nhé, còn tay và bộ phận khác đã tìm ra rồi.

Tình huống đặt ra :
A khuyến mại cho B, B khuyến mại cho C, đứng ở góc độ B hạch toán và lý giải.

Khi B nhận khuyến mại của A, hạch toán doanh thu và được khấu trừ thuế đó.
Nợ 156
Nợ 1331
Có 711 (hoặc 511) - em không tranh luận về cái này.
Mô tả, lúc này hàng đã vào kho, thuế đã được khấu trừ, doanh thu đã được thực hiện.

Khi B xuất khuyến mại cho C: Có hai trường hợp.
- Xuất bằng giá A xuất cho mình => không có gì thay đổi nên không bàn bởi thuế đầu ra bằng đầu vào, giá vốn thì có thể bị thay đổi do sử dụng giá vốn bình quân nếu đứng ở 1 định khoản, nhưng đứng trên tổng thể giá vốn và hàng tồn kho thì không có gì thay đổi. Cách này có thể vi phạm với công văn của thuế bởi có thể giá khuyến mại thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm.
- B xuất khuyến mại cho C theo giá thị trường (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Vậy thuế GTGT đầu ra cũng tăng hoặc giảm, bởi anh B đã chấp nhận chuyện đó rồi (chuyện bằng giá thị trường), thế nên Nhà nước có thể bị thiệt, hoặc lợi nhưng thiệt ở thằng này thì lợi ở thằng khác nên cuối cùng vẫn thu được thuế GTGT khi đến tay người tiêu dùng.

Còn về cách hạch toán :
Khi xuất hàng ra ghi nhận giá vốn :
Nợ 632
Có 156
Ghi nhận doanh thu:
Nợ 641
Có 511
Có 3331

Thế là xong, có thể thuế TNDN phải tăng hoặc giảm, thuế GTGT phải tăng và giảm nhưng chả có vấn đề gì xảy ra cả.

Tiếp đó là so sánh giữa khuyến mại và giảm giá thì giảm giá đứng ở góc độ kế toán thì có lợi hơn, nhưng đứng ở góc độ doanh nghiệp thì chưa chắc, có khi lợi thì có lợi nhưng răng hổng còn.

Em nghĩ thế là đủ.
 
Sửa lần cuối:
H

hoathanh815

Trung cấp
12/12/06
123
2
18
Viet Nam
Ðề: Hạch toán hàng được khuyến mại rồi lại dùng để khuyến mại tiếp

CP khuyến mãi HT vào TK 641 thì phải cần thận vì mức khống chế 10% tồng CP hợp lệ. Nếu nhận hàng khuyến mãi rồi sau đó khuyến mãi lại cho khách hàng thì chi phí đó rất lớn. Đưa vào DT thì cơ quan thuế chấp nhận nhưng đến phần chi phí thì xem ra cơ quan thuế sẽ loại ra vì vượt mức kóông chế 10%. Vậy thì HT vào TK nào cho an toàn và vẫn đảm bảo đúng chế độ KT. Sử dụng TK 811 có được không hả các bạn?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA