C&B là ai? 8 công việc chủ yếu và KPI cho chuyên viên tiền lương và phúc lợi?

  • Thread starter Anh Duc 123
  • Ngày gửi
Anh Duc 123

Anh Duc 123

Hien Vu HR
7/7/20
2
0
1
31
C&B là thuật ngữ không xa lạ với những người làm công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ C&B là gì, 8 nhiệm vụ chính cùng các chỉ số KPI của chuyên viên tiền lương và phúc lợi, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels.com nhé.


I. C&B là gì?


C&B là viết tắt của cụm từ Compensation and Benefit, là người thực hiện các quyền lợi của người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động chính thức bao gồm: tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật.


C&B Specialist hay vị trí Chuyên viên tiền lương và phúc lợi của Phòng Tuyển dụng, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động tài chính của công ty về quyền lợi của người lao động theo Luật. Tuy nhiên, vị trí này thường được thay thế bằng nhân viên Kế toán tại các công ty có quy mô vừa và nhỏ.


1573096448458-chuyen-vien-tien-luong-5.png



II. 8 công việc chính của chuyên viên tiền lương và phúc lợi là gì?


Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm nhiệm những công việc sau:


1. Theo dõi và đánh giá thi đua để quy định mức khen thưởng và kỷ luật, xây dựng bảng lương theo tháng.


Lương của nhân viên được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá như chất lượng làm việc, văn hóa nhân viên như việc chấp hành các quy định chung của tổ chức.


Bởi vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần theo dõi bảng chấm công, việc nghỉ phép, đi sớm về muộn, kết quả KPI của từng nhân viên theo vị trí và cấp bậc để xây dựng thang bảng lương.


2. Giải quyết các thắc mắc và kiến nghị của ứng viên về lương, thưởng và các chế độ bảo hiểm, nghỉ hưu, thai sản,…


Nhân viên trong công ty cần hiểu rõ việc thực hiện chính sách lương và phúc lợi khi ký kết hợp đồng lao động và người chịu trách nhiệm phổ biến quy định này không ai khác ngoài chuyên viên tiền lương và phúc lợi.


3. Quản lý và bảo quản hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên và các hóa đơn thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp


Công việc của chuyên viên tiền lương là quản lý việc thực hiện các chính sách phúc lợi cho nhân viên. Để đảm bảo quy trình tuyển dụng hợp lệ, chuyên viên C&B cần đảm bảo hợp đồng phải được bảo quản và bảo mật cẩn thận, phòng trường hợp rò rỉ thông tin cá nhân hoặc mất hồ sơ, tài liệu quan trọng của công ty.


4. Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật và các điều luật sửa đổi bổ sung trong bộ Luật lao động để đảm bảo quy trình tuyển dụng của công ty hợp pháp.


Chuyên viên tiền lương cần theo dõi, cập nhật số liệu tăng, giảm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội và đối chiếu với cơ quan bảo hiểm xã hội hàng tháng để cập nhật kịp thời.


5. Lập danh sách nhân viên làm thẻ ATM và tiến hành làm việc với ngân hàng nhằm hoàn tất việc trả lương cho nhân viên


Để thuận tiện cho việc trả lương cho nhân viên đúng hạn và đồng loạt, chuyên viên C&B cần đảm bảo 100% nhân viên trong công ty cần có thẻ ATM. Đối với các nhân viên mới, chuyên viên tiền lương cần thông báo để họ cung cấp thông tin cá nhân kịp thời để đảm bảo được nhận lương đúng hạn.


6. Thiết kế và phát triển chế độ thưởng khuyến khích bộ phận Sales, phòng Hành chính – Nhân sự và các phòng ban khác.


Chế độ khuyến khích bộ phận Sales và các phòng ban nhằm thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên. Vì vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đánh giá KPI cụ thể đối với từng ứng viên để đề xuất chế độ thưởng – phạt phân minh để toàn bộ nhân viên nỗ lực hết mình cho sự phát triển chung.


7. Tư vấn, hỗ trợ Ban Giám đốc khi đưa ra các quyết định về lương, chính sách phúc lợi và tạo động lực cho ứng viên.


Nhiệm vụ của chuyên viên C&B giống như một chuyên viên tư vấn tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, để bộ máy nhân sự của công ty hoạt động hiệu quả, bạn cần phát hiện những điểm còn hạn chế trong chế độ lương, thưởng và chế độ phúc lợi cho nhân viên để cổ vũ và “giữ chân” các nhân sự cấp cao tiềm năng nhé.


8. Khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên: Giá trị mang lại cho nhân viên là niềm vui và động lực của ứng viên trong làm việc.


Nhân viên là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhiệm vụ của chuyên viên C&B bao gồm việc khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên để thuận tiện cho công tác đánh giá chất lượng làm việc và khả năng thích ứng với văn hóa công ty của ứng viên.


1573096443250-chuyen-vien-tien-luong-4.png

>>>> Xem thêm: Top 5 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên C&B hóc búa nhất


III. KPI cho chuyên viên tiền lương và phúc lợi là gì?


Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần hiểu được các tiêu chí KPI để hoàn thành tốt công việc:


1. Am hiểu và cập nhật Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các Luật liên quan


Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo cập nhật Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội các Luật liên quan để đảm bảo tính minh bạch trong chính sách trả lương và quyền lợi của người lao động.


2. Có kỹ năng xử lý sự vụ với người lao động trong doanh nghiệp


Làm việc trong lĩnh vực quản lý con người, chuyên viên C&B cần hiểu và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến con người để góp phần tạo nên một tập thể đoàn kết và văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.


3. Thực hiện chính sách phúc lợi có sẵn của công ty và tham gia trong quá trình xây dựng chính sách phúc lợi.


Chính sách phúc lợi cần luôn luôn được cập nhật để đảm bảo nhiều nhất quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, chuyen viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo tham gia vào quá trình xây dựng chính sách phúc lợi của công ty để công ty ngày càng lớn mạnh và mở rộng quy mô.


1573096438357-chuyen-vien-tien-luong-3.png

>>>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để trở thành một chuyên viên C&B giỏi (C&B Specialist)


4. Trả lương đúng hạn cho nhân viên


Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo trả lương đúng hạn cho toàn bộ công nhân viên trong công ty nhằm tránh phát sinh những mâu thuẫn nội bộ không đáng có. Bạn biết đấy, niềm tin giữa nhân viên và công ty được xây đắp từ những điều tưởng chừng như rất nhỏ như việc được nhận lương đúng hạn vậy.


5. Tỷ lệ nhân viên trong công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế


Nhân viên chính thức của doanh nghiệp đều được quyền tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại công ty. Bởi vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo các thủ tục tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho 100% nhân viên trong công ty để công ty thực hiện đúng luật lao động.


6. Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy


Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy công ty của chuyên viên tiền lương và phúc lợi càng thấp thì tỷ lệ hoàn thành KPI của họ càng cao. Bởi phòng nhân sự đảm nhiệm việc quản trị, giám sát việc thực hiện nội quy của nhân viên nên bản thân họ cần “làm gương” trước tiên. Đối với chuyên viên tiền lương và phúc lợi, việc vi phạm nội quy của công ty là điều tối kỵ.


7. Tỷ lệ thẻ ATM của nhân viên


Chuyên viên tiền lương cần đảm bảo 100% nhân viên cần có thẻ ATM của ngân hàng công ty chọn giao dịch để thuận lợi cho công tác trả lương đúng hạn theo quy định. Đối với các nhân viên mới của công ty, chuyên viên tiền lương cần thông báo cho họ thông tin về ngày trả lương hàng tháng để họ chủ động làm thẻ để việc nhận lương không bị chậm trễ.


8. Tỷ lệ đánh giá trình độ của nhân viên


Tỷ lệ đánh giá trình độ của nhân viên = Tỷ lệ bằng cấp đạt/ bằng cấp yêu cầu của vị trí hoặc tỷ lệ theo trình độ văn hóa chung của toàn bộ nhân viên trong công ty.


Đảm bảo KPI về tỷ lệ này chứng tỏ chuyên viên tiền lương và phúc lợi đã hoàn thành việc tìm hiểu thông tin cá nhân của từng nhân viên trong công ty, thuận lợi cho việc trả lương và xét tăng lương, thưởng theo cấp bậc và trình độ nhân viên.


9. Vòng đời trung bình của nhân viên


Vòng đời của một nhân viên được tính bằng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp/ tổng số nhân viên doanh nghiệp đã tuyển.


Chuyên viên C&B cần theo dõi sát sao bảng chấm công, việc đi sớm về muộn, tính phép cho nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu KPI của bản thân cũng như đảm bảo hiệu suất công việc của từng phòng ban.


10. Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ


Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa mục tiêu kết quả đạt được và tổng số các mục tiêu về kết quả làm việc.


Như vậy, nếu tỷ lệ này càng cao thì điều này cho thấy bạn đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, đồng thời bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người giám sát cần mẫn rồi đó.


Trên đây là thông tin về C&B là gì, 8 nhiệm vụ chính và KPI đối với chuyên viên tiền lương. Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels.com sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết hữu ích về C&B, một vị trí “cốt cán” của phòng tuyển dụng. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.



HRChannels - Great Solution. Great People!

HRChannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email:sales@hrchannels.com/ tuyendung@hrchannels.com

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA