Các phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS

Phần mềm SIS Việt Nam
9/9/22
20
3
3
28
Hà Nội
sis.vn
Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Vậy, có bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho như thế nào? Cùng SIS tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.

Các phương pháp kế toán hàng tồn kho

Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp kê khai thường xuyên

Khái niệm: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục; có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa vào hệ thống sổ kế toán.

Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng tồn kho hàng hóa ở mọi thời điểm; tối thiểu tình trạng sai sót; phục vụ được nhiều yêu cầu cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm: Tăng khối lượng công việc, kiểm kê, ghi chép hàng hóa hàng ngày.

Đối tượng áp dụng: Các công ty sản xuất, công nghiệp, xây dựng và các công ty kinh doanh các mặt hàng như máy móc, thiết bị, hàng kỹ thuật, chất lượng cao và có giá trị lớn.

Ví dụ: Khi mua hàng, kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,...

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Khái niệm: Là phương pháp chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh xuất nhập trong kỳ. Công thức tính trị giá hàng xuất kho như sau:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ=Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ+Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳTrị giá hàng tồn kho cuối kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).

Ví dụ: khi mua hàng hóa, kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 611 - mua hàng

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111,112,331

Cuối kỳ căn cứ vào kiểm kê:

Nợ 156/ Có 611

Ưu điểm: Đơn giản và giảm nhẹ khối lượng công việc trong hạch toán.

Nhược điểm: Tuy nhiên, không kiểm soát thường xuyên lượng hàng, không có sự linh hoạt; ít phát hiện được sai sót; công việc kế toán, báo cáo bị dồn tập trung vào cuối kỳ.

Đối tượng áp dụng: Các công ty có nhiều loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán nhiều, liên tục (cửa hàng bán lẻ...).
>>> Tìm hiểu chi tiết tại: https://sis.vn/cac-phuong-phap-ke-toan-hang-ton-kho-va-cach-tinh-gia-hang-ton-kho


Nguồn: sis.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA