Nếu phải áp lại mã số thuế nhập khẩu DN phải làm thế nào?????

  • Thread starter huynh khanh
  • Ngày gửi
H

huynh khanh

Guest
6/12/05
7
0
0
38
my tho
Em nhập khẩu thuốc. Hải quan kiểm hóa lấy mẫu gửi Trung tâm phân tích phân loại để xác định mã số thuế.
Nhưng Trung tâm phân tích phân loại Trả lời trên Thông báo kết quả phân tích phân loại như sau: Mã số thuế (Tạm áp trong khi chờ đợi quyết định của lãnh đạo TCHQ).
Tờ khai được thông quan.
Vậy đến khi TCHQ quyết định áp mã số thuế khác có thuế suất cao hơn thì doanh nghiệp phải áp lại mã số thuế mới không ? Nếu sau 1 năm TCHQ mới có quyết định thì sao ? Hàng em đã bán hết rồi mà bị tăng thuế lên thì sao ?
Anh chị có công văn nào về trường hợp này không ? Giúp em với !!!!!!!!! :newburn:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

phunglam

Trung cấp
Thông thường khi đã cho Cty thông quan là HQ họ đã áp cho em thuế suất cao rồi? Tức là có những mặt hàng NK rất nhiều mã, chỉ cần khác biệt vài từ ngữ trong cách phân loại là thuế suất đã khác nhau rồi. Ở đây, theo mình nghĩ có thể Cty đã áp thuế suất cao hơn nhưng họ sợ họ nhầm lẫn vì họ nghĩ mình hay tìm đủ mọi cách để áp thuế thấp nhất. Bây giờ thấy cao hơn mà chỉnh lại thấp thì lỡ sau này kiểm tra lại Cty bạn áp đúng giá thì lấy đâu ra bù cho NN mà còn bị kỹ kuật nếu số tiền thuế nhiều. Cho nên mới cho bạn thông quan và ghi một câu lưng lững ai hiểu sao thì hiểu đó. HQ khôn lắm bạn ơi. Nếu mà nắm chắc bạn áp sai mã mà còn nghi ngờ họ chỉ cho bạn giải tỏa thôi chư chưa cho bạn bán đâu. Nếu bạn đã cầm chắc TKHQ trong tay và có đóng dấu thì an tâm đi. Làm gì có chuyện cho bạn thông quan để bán sau này truy thu biết lấy tiền ai để nộp vào đây ? Trường hợp này hiếm có thuế suất cao hơn lắm. Nếu là thuế GTGT thì được KT thì khỏi bàn. Chỉ sợ thuế NK thì Cty lỗ vì tính giá vốn chưa đủ.
 
H

huynh khanh

Guest
6/12/05
7
0
0
38
my tho
Em đã hiểu rồi! Cám ơn anh ( chị ) rất nhìu .
 
T

trung1812

Cao cấp
31/3/06
211
6
0
44
Hải phòng
Thông thường khi đã cho Cty thông quan là HQ họ đã áp cho em thuế suất cao rồi? Tức là có những mặt hàng NK rất nhiều mã, chỉ cần khác biệt vài từ ngữ trong cách phân loại là thuế suất đã khác nhau rồi. Ở đây, theo mình nghĩ có thể Cty đã áp thuế suất cao hơn nhưng họ sợ họ nhầm lẫn vì họ nghĩ mình hay tìm đủ mọi cách để áp thuế thấp nhất. Bây giờ thấy cao hơn mà chỉnh lại thấp thì lỡ sau này kiểm tra lại Cty bạn áp đúng giá thì lấy đâu ra bù cho NN mà còn bị kỹ kuật nếu số tiền thuế nhiều. Cho nên mới cho bạn thông quan và ghi một câu lưng lững ai hiểu sao thì hiểu đó. HQ khôn lắm bạn ơi. Nếu mà nắm chắc bạn áp sai mã mà còn nghi ngờ họ chỉ cho bạn giải tỏa thôi chư chưa cho bạn bán đâu. Nếu bạn đã cầm chắc TKHQ trong tay và có đóng dấu thì an tâm đi. Làm gì có chuyện cho bạn thông quan để bán sau này truy thu biết lấy tiền ai để nộp vào đây ? Trường hợp này hiếm có thuế suất cao hơn lắm. Nếu là thuế GTGT thì được KT thì khỏi bàn. Chỉ sợ thuế NK thì Cty lỗ vì tính giá vốn chưa đủ.

Bạn nhầm, việc áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp là do Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo hải quan cho hàng hóa. Sau này, nếu cơ quan quản lý nhà nước (Tổng cục Hải quan, bộ Tài chánh...) có hướng dẫn về mã số thuế đúng của hàng hóa thì sẽ thực hiện việc truy thu (hoặc truy hoàn) số tiền thuế nhập khẩu, GTGT chênh lệch. Về việc truy thu hoặc truy hoàn quy định rất rõ trong Thông tư 113 (cũ) và nghị định 85 (mới). Bạn nên nghiên cứu lại. Trong trường hợp cơ quan hải quan xác định Doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số thuế hàng hóa (cố ý gian lận thương mại) thì sẽ tiến hành truy thu số thuế (trong vòng 5 năm), xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc xử phạt vi phạm hành chính về thuế (do gian lận - Từ 1 đến 5 lần số thuế truy thu), hoặc cũng có thể khởi tố theo tội danh trốn thuế tại Bộ luật hình sự. Vì vâi, để thực hiện đúng quy định của Pháp luật về thuế, các bạn nên nghiên cứu kỹ và áp dụng đúng. :mrstraetz.
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
552
0
0
Đồ nhà quê!
Thông thường khi đã cho Cty thông quan là HQ họ đã áp cho em thuế suất cao rồi? Tức là có những mặt hàng NK rất nhiều mã, chỉ cần khác biệt vài từ ngữ trong cách phân loại là thuế suất đã khác nhau rồi. Ở đây, theo mình nghĩ có thể Cty đã áp thuế suất cao hơn nhưng họ sợ họ nhầm lẫn vì họ nghĩ mình hay tìm đủ mọi cách để áp thuế thấp nhất. Bây giờ thấy cao hơn mà chỉnh lại thấp thì lỡ sau này kiểm tra lại Cty bạn áp đúng giá thì lấy đâu ra bù cho NN mà còn bị kỹ kuật nếu số tiền thuế nhiều. Cho nên mới cho bạn thông quan và ghi một câu lưng lững ai hiểu sao thì hiểu đó. HQ khôn lắm bạn ơi. Nếu mà nắm chắc bạn áp sai mã mà còn nghi ngờ họ chỉ cho bạn giải tỏa thôi chư chưa cho bạn bán đâu. Nếu bạn đã cầm chắc TKHQ trong tay và có đóng dấu thì an tâm đi. Làm gì có chuyện cho bạn thông quan để bán sau này truy thu biết lấy tiền ai để nộp vào đây ? Trường hợp này hiếm có thuế suất cao hơn lắm. Nếu là thuế GTGT thì được KT thì khỏi bàn. Chỉ sợ thuế NK thì Cty lỗ vì tính giá vốn chưa đủ.
...........
bạn trả lời như thế là không đúng rồi.
1. Trước khi mở TK nếu DN ko áp mã được thì DN mời HQ cùng kiểm tra, xem xét. Nếu Chi cục HQ ko XĐ được thì cùng DN lấy mẫu HH gửi về cơ quan chuyên trách (TT PTPL miền Bắc - ngoài Bắc) và DN của bạn vẫn làm các thủ tục NK HH bình thường và được cq HQ tạm thông quan (nhưng chưa đóng dấu thông quan đâu nhé) hàng hoá theo nội dung đã khai báo trên tờ khai.
2. Sau khi có kết quả thông báo của TT PTPL thì cơ quan HQ sẽ có CV mới bạn lên làm việc. Nếu ko thay đổi mã số HH và thuế suất thì đóng dấu thông quan lên TKHQ của bạn. nếu thay đổi thuế suất tăng thì cq HQ sẽ ra Quyết định điều chỉnh cho TKHQ đó và bạn phải nộp thuế.
 
Sửa lần cuối:
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
552
0
0
Đồ nhà quê!
Quy chế PTPL

QUY CHẾ VỀ PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TRONG NGÀNH HẢI QUAN
Ban hành kèm theo Quyết định số 710/TCHQ/QĐ/PTPL
ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế này (sau đây viết tắt là PTPL) là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành chủ yếu trong phòng thí nghiệm, bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đúng tên hàng và mã số của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (sau đây gọi tắt là Hệ thống HS)
Điều 2: Mục đích phân tích, phân loại:
1. Xác định dúng tên hàng, mã số hàng hoá theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống HS đối với mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu yêu cầu PTPL, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
2. Phục vụ việc xây dựng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu.
Điều 3: Nguyên tắc hoạt động phân tích, phân loại:
1. Hoạt động PTPL phải được thực hiện khách quan, khoa học, chính xác và tuân thủ các quy định của quy chế này.
2. Việc PTPL hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây viết tắt là XK, NK) căn cứ vào mẫu hàng hóa, hồ sơ yêu cầu PTPL, Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK và Hệ thống HS. Trong trường hợp những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia có quy định khác với việc phân loại hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, biểu thuế XK, Biểu thuế NK Việt Nam thì thực hiện theo những điều khoản của Công ước HS mà Việt Nam đã ký kết tham gia.
Điều 4: Đối tượng phân tích, phân loại:
Đối tượng phân tích, phân loại là mẫu hàng hóa XK, NK chưa xác định được hoặc có nghi ngờ về tên hàng và mã số hàng hóa (sau đây gọi tắt là mẫu PTPL).
Điều 5: Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:
Đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại là các đơn vị trong ngành Hải quan.
Điều 6: Đơn vị phân tích, phân loại:
Các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa XK, NK (sau đây viết tắt là các Trung tâm PTPL) trực thuộc Tổng cục Hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác PTPL hàng hoá XK, NK
Điều 7: Kết quả phân tích, phân loại:
Kết quả PTPL được cơ quan hải quan sử dụng để tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá XK, NK và xử lý các vấn đề khác có liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan.
Điều 8: Phối hợp công tác trong hoạt động phân tích, phân loại:
1. Các Trung tâm PTPL của Tổng cục Hải quan chịu sự chỉ đạo toàn diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Các Trung tâm PTPL có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong công tác PTPL
3. Các Trung tâm PTPL được quyền phối hợp, ký hợp đồng phân tích mẫu hàng hóa XK, NK với các đơn vị chuyên ngành ở trong và ngoài nước; sử dụng các tài liệu của Tổ chức hải quan Thế giới phục vụ hoạt động PTPL hàng hoá XK, NK

Chương II:
MẪU VÀ HỒ SƠ YÊU CẦU PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 9: Yêu cầu đối với mẫu và đối với việc lấy mẫu phân tích, phân loại:
1. Yêu cầu đối với mẫu PTPL:
a. Mẫu phải đảm bảo tính khách quan, đại diện.
b. Số lượng mẫu phải đảm bảo đủ cho PTPL và lưu mẫu tại đơn vị PTPL; mẫu phải được đóng gói trong bao bì phù hợp, dán nhãn, niêm phong để giữ nguyên được các đặc tính của mẫu trong quá trình chuyển giao (theo phụ lục của quy chế này).
c. Mẫu phải kèm theo hồ sơ yêu cầu PTPL được quy định tại Điều 10 và lưu theo quy định tại Điều 12 của quy chế này.
2. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu PTPL:
a. Công chức Hải quan khi lấy mẫu yêu cầu PTPL phải có sự chứng kiến của người khai hải quan, phải lập biên bản, niêm phong và có chữ ký xác nhận của công chức hải quan và của người khai hải quan.
b. Phải lấy 02 mẫu như nhau; một mẫu gửi đơn vị PTPL, một mẫu lưu tại đơn vị yêu cầu PTPL.
Điều 10: Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:
1. Hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại gồm:
a. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hóa (mẫu số 1)
b. Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL (mẫu số 2)
c. Tờ khai hải quan (bản sao)
d. Hợp đồng thương mại (phần nội dung liên quan trực tiếp tới yêu cầu PTPL, bản sao)
e. Tài liệu kỹ thuật có liên quan (bản sao)
f. Chứng thư giám định, thông báo kết quả PTPL lần trước
2. Phiếu yêu cầu PTPL hàng hóa và Biên bản lấy mẫu yêu cầu PTPL làm thành 2 bản, trong đó 1 bản lưu, 1 bản gửi cho đơn vị PTPL. Các bản sao chứng từ phải có dấu xác nhận của đơn vị yêu cầu PTPL. Trong trường hợp hàng hóa XK, NK không có hợp đồng thương mại, thủ trưởng đơn vị yêu cầu PTPL phải có xác nhận trên Phiếu yêu cầu PTPL.
Điều 11: Việc giao, nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu phân tích, phân loại:
1. Đơn vị PTPL khi nhận được mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL phải lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL (mẫu số 3) thành 2 bản, trong đó 1 bản dùng trong đơn vị PTPL, 1 bản trả đơn vị yêu cầu PTPL.
2. Trường hợp hồ sơ yêu cầu PTPL không đầy đủ hoặc mẫu không đáp ứng các yêu cầu quy định cho việc PTPL thì trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận mẫu và hồ sơ, đơn vị PTPL phải thông báo co đơn vị yêu cầu PTPL để xử lý.
Điều 12: Sử dụng mẫu, lưu mẫu, và huỷ mẫu trong phân tích, phân loại"
1. Một phần mẫu dùng trong PTPL và một phần mẫu để lưu tại đơn vị PTPL.
2. Phần mẫu lưu phải đảm bảo đủ số lượng, tính đại diện của mẫu khi cần tái PTPL và đầy đủ hồ sơ kèm theo. Thời hạn lưu mẫu là một năm kể từ ngày tiếp nhận mẫu.
3. Các mẫu lưu không còn giá trị sử dụng do đã hết hạn quy định tại khoản 2 điều này, mẫu đã bị biến chất, mẫu dễ gây nguy hiểm, mẫu không có khả năng lưu giữ, thì phải làm thủ tục huỷ mẫu. Việc huỷ mẫu phải được lập biên bản và tiến hành dưới sự kiểm tra giám sát của Hội đồng tiêu huỷ mẫu. Thành phần của Hội đồng này do thủ trưởng đơn vị PTPL quyết định. Biên bản tiêu huỷ mẫu được lưu theo quy định.

Chương III
TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI
Điều 13: Điều kiện tiến hành phân tích, phân loại:
Việc PTPL chỉ được tiến hành khi mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đủ yêu cầu quy định tại các Điều 9, 10 và tại phụ lục của quy chế này.
Điều 14: Tiến hành phân tích, phân loại:
1. Trình tự tiến hành phân tích, phân loại:
a. Nhận mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL
b. Nghiên cứu hồ sơ, tập hợp thông tin về mẫu yêu cầu PTPL
c. Tiến hành các thí nghiệm cần thiết và xác định tên hàng, mã số hàng.
d. Lập hồ sơ PTPL theo đúng quy định tại Điều 16 của quy chế này.
e. Thông báo kết quả PTPL theo đúng quy định tại Điều 15 của quy chế này.
f. Lưu mẫu và hồ sơ PTPL
2. Trong trường hợp do tính chất của hàng hóa mà không lấy được mẫu và theo đề nghị của đơn vị hải quan yêu cầu PTPL, đơn vị PTPL cử công chức PTPL tới đơn vị hải quan để PTPL hàng hóa.
Điều 15: Thông báo kết quả phân tích, phân loại:
1. Kết quả PTPL, phải được thông báo văn bản cho đơn vị yêu cầu PTPL. Thông báo kết quả PTPL do công chức PTPL lập theo mẫu quy định, ký tên chịu trách nhiệm và được người đại diện có thẩm quyền của đơn vị PTPL ký tên, đóng dấu xác nhận và cùng chịu trách nhiệm.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận và hồ sơ yêu cầu PTPL đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 9, 10 của quy chế này, đơn vị PTPL có trách nhiệm thông báo kết quả PTPL cho đơn vị yêu cầu PTPL.
3. Trường hợp mẫu phức tạp cần kéo dài thời gian PTPL, đơn vị PTPL thông báo bằng văn bản cho đơn vị yêu cầu biết lý do và thời hạn dự kiến hoàn thành.
Điều 16: Hồ sơ phân tích, phân loại và lưu giữ hồ sơ:
1. Hồ sơ PTPL gồm có:
a. Hồ sơ yêu cầu PTPL, quy định tại Điều 10 của quy chế này.
b. Phiếu tiếp nhận yêu cầu PTPL.
c. Biên bản PTPL (mẫu số 4)
d. Thông báo kết quả PTPL (mẫu số 5)
e. Các bản minh họa cho công tác PTPL (nếu có)
f. Kết quả phân tích của những đơn vị kỹ thuật chuyên ngành (nếu có)
2. Hồ sơ PTPL được lưu giữ theo quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành hải quan.
Điều 17: Tái phân tích, phân loại hàng hóa:
1. Đơn vị PTPL tiến hành tái PTPL khi có chỉ đạo của Tổng cục trưởng TCHQ và khi mẫu lưu còn đáp ứng được các quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
2. Việc tái PTPL phải do công chức PTPL khác hoặc do một tập thể các công chức PTPL tiến hành; công chức PTPL lần đầu không tham gia tái PTPL và có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan cho công chức được Lãnh đạo đơn vị PTPL giao nhiệm vụ tái PTPL.
Chương IV:
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI

Điều 18: Trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị yêu cầu phân tích, phân loại:
1. Lấy mẫu, bảo quản mẫu, gửi mẫu và hồ sơ yêu cầu PTPL theo quy định tại chương II và phụ lục kèm theo của quy chế này.
2. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến mẫu PTPL; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức PTPL thực hiện nhiệm vụ PTPL
3. Sử dụng kết quả PTPL theo quy định tại Điều 7 quy chế này.
4. Được quyền yêu cầu đơn vị PTPL phối hợp giải quyết khiếu nại của thương nhân về kết quả PTPL.
Điều 19: Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị phân tích, phân loại:
1. Tiến hành PTPL hàng hóa theo quy định tại quy chế này.
2. Thông báo kết quả PTPL theo Điều 15 trên đây; chịu trách nhiệm về kết quả PTPL; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị yêu cầu PTPL bảo vệ kết quả PTPL khi có tranh chấp.
3. Bảo quản mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này và các quy định về lưu giữ tài liệu, hồ sơ trong ngành Hải quan.
4. Tổ chức tái PTPL theo quy định tại Điều 17 của quy chế này.
5. Phối hợp trong hoạt động phân tích mẫu hàng hóa với các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật của các Bộ, Ngành và các tổ chức được phép giám định phục vụ quản lý nhà nước đối với những mẫu hàng hóa vượt quá năng lực PTPL của đơn vị.
6. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị hải quan trong ngành thực hiện đúng các quy định tại quy chế này.
7. Được quyền đề nghị đơn vị yêu cầu PTPL thực hiện theo đúng quy định về lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu PTPL và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến mẫu hàng hóa yêu cầu PTPL>
Điều 20: Trách nhiệm và quyền hạn của công chức phân tích, phân loại:
1. Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến mẫu yêu cầu PTPL và được đảm bảo các điều kiện tối thiểu về phương tiện, vật chất cần thiết phục vụ việc PTPL.
2. Tiến hành PTPL hàng hóa một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu PTPL và ký chịu trách nhiệm về Thông báo kết quả PTPL do mình xác lập.
3. Bảo quản mẫu, lưu giữ mẫu, chuyển giao mẫu và hồ sơ PTPL theo quy định tại quy chế này.
4. Có quyền bảo vệ hoặc lựa chọn người uỷ quyền bảo vệ kết quả PTPL thay mình khi có tranh chấp về kết quả PTPL
5. Được từ chối bất kỳ sự can thiệp không khách quan vào nhiệm vụ PTPL mà mình đang thực hiện và được từ chối việc PTPL khi không đủ điều kiện PTPL theo quy định tại Điều 13, Điều 20 của quy chế này; có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo đơn vị PTPL đối với những việc PTPL được giao có liên quan đến quyền và lợi ích của mình.

Chương V:
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21: Giải quyết khiếu nại:
Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại.
Điều 22: Xử lý vi phạm:
Bên yêu cầu PTPL, bên thực hiện PTPL và các đối tượng có liên quan vi phạm các quy định tại quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA