Oh, thấy mọi người bàn luận về audit sampling rôm rả quá xin góp chuyện vậy.
Trước hết là hỏi anh Honghot gì đó xem thông tin này anh lấy ở đâu vậy:
"Ngoài ra, các hãng kiểm toán lớn, họ xây dựng các phương pháp tiếp cận riêng phù hợp với ISA rồi đăng ký tại một toà án ở Thuỵ Sỹ theo luật Verein thành một phương pháp chuẩn của họ và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhân viên của họ không được yêu cầu phải chứng minh các phương pháp này và nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ có người bảo vệ giúp họ với điều iện họ đã tuân thủ các quy định kỹ thuật của hãng."
Cho mình xin nguồn tài liệu được không. Phần còn lại có vẻ là lấy trong AICPA audit and accounting guides. Phân guide về audit sampling trong đó mình đã đọc hết, nhưng chỉ tức một nỗi là cái đấy là guide chứ ko phải là giải thích tại sao lại làm như thế. Cái này theo mình mới là cực khó, mình đã đi tìm một số sách trong đó giới thiệu về thống kê và chọn mẫu nhưng vẫn chưa hình dung được. Mình chắc 100% rằng ở VN chắc chả ai biết tại sao lại có thể đưa ra các chọn mẫu như thế, phân bổ tolerable mistatement rate như thế nào, tính likely mistatement trên cơ sở nào, allowance for sampling risk . . . (đọc trong sách nói thế chứ ko có nguồn tính toán bằng công thức toán học). Phần chọn mẫu đó cũng được nói đến trong sách k'toán của KTQD nhưng cũng chỉ là dịch lại chứ kô thể giải thích được. Đã có đọc lại mấy quyển thống kê và toán xác xuất thì thấy hơi có mối liên hệ mù mờ giữa các bảng giá trị trong sách và các phép chọn mẫu (suy diễn và qui nạp) nhưng không thể hình dung nổi là tính toán kiểu gì (chắc chắn là có mối liên hệ rồi mà!).
Về nguyên lý: có mức trọng yếu (cái này thì dựa vào kinh nghiệm và qui định của các công ty), mức rủi ro chấp nhận được khi làm thù tục chọn mấu (cái này cũng phụ thuộc vào chính sách rủi ro của công ty, các thủ tục khác thay thế chọn mẫu . . . ) sẽ dựa vào đó để tính ra số mẫu tối thiểu cần chọn để đạt hiệu quả chọn mẫu (cái này có trong lý thuyết chọn mẫu đấy nhé, bác nào làm giảng dạy và còn đi học thì sẽ nắm chắc còn mấy bác đi làm rồi thì ko chấp, thường là kô có time cho việc đọc sách đâu, kinh nghiệm xương máu của bản thân đấy). Dựa trên mấy thông số đấy rôi xem phương sai, độ tin cậy, và mấy thứ khỉ gió gì đấy (lần trước đọc lại cũng nghiệm ra được nhưng bỏ phần này lâu rồi nên quên) sẽ tính được số mấu tối thiểu như cái bảng gì đó trong guide. Quên, cái mẫu đó tuân theo qui luật phân phối 0 -1 rồi cũng qui về phân phối chuẩn luôn thôi.
Tương tự như thế dùng phép qui nạp để từ sai sót trong mẫu suy ra sai sót trong tổng thể (cái này đọc 1 vd trong sách của trường TC rõ lắm) sau đó tính ra known và likely như trong chuẩn mực VN và QT (buồn cười thật, mấy bác VN bê nguyên cái likely này vào VSA mà không hiểu lúc đi kiểm tra các DN kiểm toán có bao giờ nghĩ đến nó không nữa. Sau đó dùng likely và known để làm gì thì chắc ai cũng hiểu.
Phần dùng lý thuyết chọn mẫu để tính mẫu và suy rộng thì mình hỏi mấy ông thầy dạy xác suất chắc cũng ra nhưng làm như thế nào ra các con số trong cách chọn mẫu như bọn nó làm thì tịt. Đợi một thời gian nữa có đk thì đi tìm thêm sách về cái đấy vậy.
Còn với VN, ngoài big four ứng dụng kĩ thuật của cty mẹ ra (thực ra đọc thử cũng giống như ở guide AICPA mở rộng thêm) thì các cty còn lại giám cá 100% là làm chọn mẫu linh tinh, làm sao mà xây dựng được chuẩn chọn mẫu mà tuân theo.
Còn ISA và VSA thậm chí cả PS của bọn Mỹ cũng chẳng có chỗ nào hướng dẫn cụ thể đâu, chỉ nói vài dòng cơ bản về chọn mẫu thôi.