Mỗi tuần một chuyên đề

Kế toán trưởng thì làm những công việc gì?

  • Thread starter vantuan294
  • Ngày gửi
O

Omely

Trung cấp
14/8/07
123
1
0
TPHCM
Nếu mình mà là bạn vantuan294, nghe các bạn khuyên như vậy chắc mình cũng chạy mất dép rồi. Nhưng theo quan điểm của mình thì bạn vantuan294 hãy tìm hiểu tình hình cty cho thật kỹ, đường hướng kinh doanh, tính cách của người sếp,... nói chung là định hướng xem người ta có thật sự là kinh doanh không hay là để mua bán hóa đơn (để loại trừ việc làm bia lãnh đạn) sẽ không khó để tìm hiểu điều này vì bạn có thời gian thử việc, sau thời gian tìm hiểu này bạn nhận việc cũng chưa muộn mà.
Biết đâu đây là cơ hội cho bạn, tuy là mới ra trường sẽ rất khó cho bạn nhưng đó là cơ hội để bạn tiến bộ, không biết thì hỏi, cứ hỏi, cứ tìm tòi thì bạn sẽ giỏi ngay thôi, điều này tùy thuộc vào bạn có ý chí hay không thôi.
Cũng có những bạn ra trường cũng làm việc kế toán nhưng chỉ làm những việc nội bộ hay một mảng nào đó thôi,thì dù sau bao nhiêu năm làm kế toán như vậy thì có đủ can đảm để nhận làm kế toán trưởng không, hay cũng sẽ cảm thấy mất tự tin,trong cái khó sẽ ló cái khôn.Nếu thật sự cty kinh doanh đàng hoàng bạn cứ mạnh dạn làm kế toán,không phải người sếp nào nhận một người mới ra trường vào làm là có ý đồ hết, đôi khi người ta chú trọng vào năng lực,và đây là cơ hội cho bạn thể hiện."Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp bể, quyết chí ắt làm nên.". Chúc bạn vui.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
thong_xanh2003

thong_xanh2003

Cao cấp
11/6/07
226
1
18
51
Nam Dinh
Theo tôi bạn vantuan294 nên tìm hiểu về chủ doanh nghiệp của mình, mới ra trường mà làm kế toán trưởng thì vô cùng khó khăn và vất vả nhưng không phải không làm được. Nếu bạn thật sự cố gắng hết mình học hỏi (cả kiến thức lý thuyết và thực tế), gặp những kế toán đi trước để học được kinh nghiệm từ họ và có một người chủ doanh nghiệp kinh doanh theo luật pháp , am hiểu luật pháp bạn vẫn có thể thành công.Chúc bạn may mắn và thành đạt!
 
L

Lê Thị Lan Anh

Guest
Công ty lớn hay nhỏ cũng vậy, làm kế toán trưởng quan trọng là phải tích lũy được kinh nghiệm, rèn luyện tính cẩn thận chứ mới ra trường có thể làm được kế toán trưởng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc đấy. Nếu có được đề bạt thì cẩn thận đấy không thì sẽ bị Giám đốc điều khiển làm theo những gì mà luật không cho phép đến lúc đó ............hic...hic
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Mình nhớ mãi câu nói của ông KTT chỗ mình " các anh các chị phụ trách cái mảng bé tí mà cũng làm sai linh tinh, xem tôi có bao giờ làm sai không, vì tôi có làm đâu mà sai"
Vì thế mình nghĩ kế toán trưởng có gì mà ghê gớm đâu.
Đúng là " sáng vác ô đi tối vác về" heheheheh

Nói vui thế thôi. Muốn làm một KTT thì không chỉ biết về kế toán không thôi đâu mà còn cần những kiến thức rất rộng về mọi vấn đề khác nữa.
Như thế mới gọi là người tham mưu về mặt tài chính cho sếp chứ.
Bạn vantuan294 cần tham khảo thêm nhiều để có thể làm tốt công việc này.
Chúc đồng chí hoàn thành nhiệm vụ một cách thành công nha.
 
Lostly

Lostly

Trung cấp
Hiện nay em sắp làm một chân kế toán, nhưng đặc điểm của nó là em làm cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên kiêm luôn kế toán trưởng và giám đốc tài chính, nên hiểu là em không làm kế toán nhé, và em được giao nhiệm vụ là phải lập một bảng kế hoạch cho hai vị trí trên, em là sinh viên mới ra trường đến nghiệp vụ kế toán còn kham không nổi nữa là, vậy có anh chị nào có tài liệu nào liên quan cho em xem hộ với, em hứa sẽ là bạn của người đó, sống chết có nhau luôn, hi

Trong cuộc sống nếu có cơ hội thì hãy cứ tận dụng bạn ah. Không biết thì cứ hỏi những người đi trước,bạn bè hay trên mạng cũng được, hãy cố gắng hết sức, tăng thêm kiến thức cho mình để hoàn thành được công việc.Bạn có thể thành công, có thể thất bại nhưng hãy đối mặt với việc đó bằng mọi nố lực của mình.Mình biết một số người start chẳng có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc của mình đấy. cố lên nhé
 
L

loiviettel

Guest
28/5/06
19
0
0
47
Hà nội
1. Kế toán trưởng
- Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
- Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
- Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng Tài chính, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng Tài chính.
- Tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mới phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của Phòng để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt hiệu qủa cao nhất, nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ nhân viên để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật kịp thời.
- Chủ trì các cuộc họp hội ý, định kỳ ( đầu giờ chiều thứ sáu hàng tuần), Họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng, của từng thành viên. Tham gia các cuộc họp giao ban của Công ty, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc cần đến sự phối hợp của Phòng Tài chính.
- Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng Tài chính cho Ban Giám đốc Công ty; tiếp nhận; phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Ban Giám Đốc công ty.
 Nhiệm vụ
 Công tác tài chính :
- Là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing.
- Là người trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được Tổng Công ty cấp, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ đối với các cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của Công ty theo định kỳ.
- Đánh giá hiệu qủa quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng vốn.
- Phân tích một cách chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu qủa.
- Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
 Công tác kế toán :
- Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.
- Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.
- Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
- Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu tài chính nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
- Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết qủa phân tích và đánh giá.
 Nhiệm vụ khác
- Tham gia kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các qui định, thể lệ, chính sách liên quan đến công tác tài chính kế toán do công ty qui định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.
- Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài chính, nghiên cứu sâu sát hoạt động của các bộ phận để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán toàn công ty, đáp ứng kịp thời đổi mới và phát triển của Công ty.
- Thực hiện các công tác, nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc trực tiếp phân công.
 Quyền hạn
- Thừa lệnh Giám đốc quản lý hoạt động tài chính, kiểm tra định kỳ đột suất đối với các cơ quan đơn vị về việc chấp hành và thực hiện công tác tài chính.
- Trực tiếp quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Công ty để thực hiện nhiệm vụ và các công việc được giao.
 
L

loiviettel

Guest
28/5/06
19
0
0
47
Hà nội
tớ hiện đang giữ chức vụ này, và đây cũng là một phần kinh nghiệm làm việc thực tế.
Bài viết của tớ là toàn bộ những kinh nghiệm thực tế được đúc kết lại. Bạn xem rồi cho ý kiến bổ sung nhé. Thank so much
1. Kế toán trưởng
- Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
- Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
- Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng Tài chính, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng Tài chính.
- Tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mới phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của Phòng để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt hiệu qủa cao nhất, nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ nhân viên để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật kịp thời.
- Chủ trì các cuộc họp hội ý, định kỳ ( đầu giờ chiều thứ sáu hàng tuần), Họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng, của từng thành viên. Tham gia các cuộc họp giao ban của Công ty, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc cần đến sự phối hợp của Phòng Tài chính.
- Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng Tài chính cho Ban Giám đốc Công ty; tiếp nhận; phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Ban Giám Đốc công ty.
 Nhiệm vụ
 Công tác tài chính :
- Là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing.
- Là người trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được Tổng Công ty cấp, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ đối với các cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của Công ty theo định kỳ.
- Đánh giá hiệu qủa quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng vốn.
- Phân tích một cách chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu qủa.
- Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
 Công tác kế toán :
- Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.
- Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.
- Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.
- Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu tài chính nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
- Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết qủa phân tích và đánh giá.
 Nhiệm vụ khác
- Tham gia kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các qui định, thể lệ, chính sách liên quan đến công tác tài chính kế toán do công ty qui định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.
- Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài chính, nghiên cứu sâu sát hoạt động của các bộ phận để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán toàn công ty, đáp ứng kịp thời đổi mới và phát triển của Công ty.
- Thực hiện các công tác, nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc trực tiếp phân công.
 Quyền hạn
- Thừa lệnh Giám đốc quản lý hoạt động tài chính, kiểm tra định kỳ đột suất đối với các cơ quan đơn vị về việc chấp hành và thực hiện công tác tài chính.
- Trực tiếp quan hệ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Công ty để thực hiện nhiệm vụ và các công việc được giao.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Hiện nay em sắp làm một chân kế toán, nhưng đặc điểm của nó là em làm cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên kiêm luôn kế toán trưởng và giám đốc tài chính, nên hiểu là em không làm kế toán nhé, và em được giao nhiệm vụ là phải lập một bảng kế hoạch cho hai vị trí trên, em là sinh viên mới ra trường đến nghiệp vụ kế toán còn kham không nổi nữa là, vậy có anh chị nào có tài liệu nào liên quan cho em xem hộ với, em hứa sẽ là bạn của người đó, sống chết có nhau luôn, hi

Trời, Ông chủ của bạn cũng liều thật bạn vừa ra trường, chưa đủ điều kiện làm KTT mà Ông chủ bạn dám bổ nhiệm bạn làm KTT thì thật là hết biết. Này nhé: [FONT=&quot]1/ Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]a)[/FONT][FONT=&quot] Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]- Về đạo đức:[/FONT][FONT=&quot] Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước.[/FONT]
[FONT=&quot]- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên;[/FONT]
[FONT=&quot]- Về thời gian công tác thực tế về kế toán:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm nếu có trình độ đại học; trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;[/FONT]

[FONT=&quot]b)[/FONT][FONT=&quot]Điều kiện để được bổ nhiệm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]- Phải có các tiêu chuẩn theo quy định.[/FONT]
[FONT=&quot]- Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trước ngày Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành theo quy định tại Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng ban hành kèm theo Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và Quyết định số 769 TC/QĐ/TCCB ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;[/FONT]
[FONT=&quot]- Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.[/FONT]
Và đây nữa nè:


Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Đối với hành vi sau đây:
Bố trí người làm kế tóan trương không đủ địều kiện, tiêu chuẩn quy định

Vậy tốt nhất bạn đừng nhận thì hơn.


 
M

MISSKETOAN

Guest
7/6/07
57
1
8
43
Vinh - Nghe An
Trời, Ông chủ của bạn cũng liều thật bạn vừa ra trường, chưa đủ điều kiện làm KTT mà Ông chủ bạn dám bổ nhiệm bạn làm KTT thì thật là hết biết. Này nhé: [FONT=&quot]1/ Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]a)[/FONT][FONT=&quot] Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]- Về đạo đức:[/FONT][FONT=&quot] Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước.[/FONT]
[FONT=&quot]- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên;[/FONT]
[FONT=&quot]- Về thời gian công tác thực tế về kế toán:[/FONT]
[FONT=&quot]+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm nếu có trình độ đại học; trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;[/FONT]

[FONT=&quot]b)[/FONT][FONT=&quot]Điều kiện để được bổ nhiệm kế toán trưởng[/FONT]
[FONT=&quot]- Phải có các tiêu chuẩn theo quy định.[/FONT]
[FONT=&quot]- Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trước ngày Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành theo quy định tại Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng ban hành kèm theo Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và Quyết định số 769 TC/QĐ/TCCB ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;[/FONT]
[FONT=&quot]- Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.[/FONT]
Và đây nữa nè:

uiui Bạn oi, cơ hội chỉ đên một vài lân thôi.Nếu mình không đủ năng lực làm sao người ta dám bổ nhiệm. Phần còn lại chỉ là thời gian và bằng cấp cho đủ thôi. Vây thì bạn có thể được bổ nhiệm làm phụ trách công tác kế toán trong thơi gian chờ đủ đk năm kinh nghiêm và cố gắng đi học thêm cái chưng chỉ cho đủ điều kiện
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Đối với hành vi sau đây:
Bố trí người làm kế tóan trương không đủ địều kiện, tiêu chuẩn quy định

Vậy tốt nhất bạn đừng nhận thì hơn.
 
L

loiviettel

Guest
28/5/06
19
0
0
47
Hà nội
Tôi cũng hơi đồng ý với ý kiến của "Win100". Nhưng chúng ta cũng nên thử thách chính mình, tôi nhớ một câu danh ngôn như thế này.
"Cứ mỗi sáng thức dậy, con linh dương luôn nghĩ, làm sao có thể chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất.
"Cứ mỗi buổi sáng thức dậy, con Sư tử luôn nghĩ làm sao có thể chạy nhanh hơn con linh dương yếu nhất"
 
N

NTQA

Guest
15/12/10
3
0
0
Hà Nội
Công ty mình mỗi mình làm kế toán. cty mình cũng mới thành lập nên mọi thứ đều bắt đầu từ đâu. mình mới ra trường nên ko có kinh nghiệm. ko biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm những công việc gì, sổ sách ra sao. hic. các bạn giúp mình với
 
K

khoapybeco

Sơ cấp
4/6/11
5
0
0
phu yen
Việc lập sổ sách kế toán là công việc cực kỳ quan trọng. Sổ sách kế toán đánh giá được toàn bộ tình hình hoạt động của công ty nên công tác kế toán cần phải chú trọng. Bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì nên học hỏi nhiều. Phải có người hướng dẫn bạn làm việc bứơc đầ lúc đầu thì về sau công tác kế toán mới đc trôi chảy.
Chúc bạn thành công!
 
T

tulipman

Sơ cấp
6/1/09
8
0
0
46
Hà nôi
Công ty của tôi cũng mới thành lập, có 2 thành viên góp vốn. 1 người là Giám đốc, còn tôi là thành viên. Hồi trước tôi tốt nghiệp khoa ngân hàng của trường KTQD nên có học kế toán, công việc của công ty cũng chưa nhiều nên tôi làm các việc lên quan đến kế toán, báo cáo thuế, tất nhiên chỗ nào không biết là sẽ đi hỏi. Hồi học đại học tôi cũng có học thêm và lấy chứng chỉ KTT, vậy tôi có 2 câu hỏi:
1. Công ty có thể bổ nhiệm tôi vừa là thành viên góp vốn vừa là kế toán trửơng được không?
2. Công ty chưa thuê nhân viên kế toán mà tôi làm hết thì tôi vừa là KTT vừa là nhân viên KT thì có sao không?
 
Crystal Rose

Crystal Rose

Dịu dàng nhất Web
7/5/11
519
4
0
Hải Dương
Công ty của tôi cũng mới thành lập, có 2 thành viên góp vốn. 1 người là Giám đốc, còn tôi là thành viên. Hồi trước tôi tốt nghiệp khoa ngân hàng của trường KTQD nên có học kế toán, công việc của công ty cũng chưa nhiều nên tôi làm các việc lên quan đến kế toán, báo cáo thuế, tất nhiên chỗ nào không biết là sẽ đi hỏi. Hồi học đại học tôi cũng có học thêm và lấy chứng chỉ KTT, vậy tôi có 2 câu hỏi:
1. Công ty có thể bổ nhiệm tôi vừa là thành viên góp vốn vừa là kế toán trửơng được không?
2. Công ty chưa thuê nhân viên kế toán mà tôi làm hết thì tôi vừa là KTT vừa là nhân viên KT thì có sao không?
Bạn đã có chứng chỉ KTT chưa ạ?
 
Kangu

Kangu

Trung cấp
26/6/11
158
2
0
Hưng Yên
haizz
kế toán trưởng:
- 5 năm KN
- 1 bằng ĐH chuyên ngành KT
- 1 chứng chỉ KTT
bạn có chưa?
nếu có rồi thì hãy ký vào chức danh KTT
 
T

tulipman

Sơ cấp
6/1/09
8
0
0
46
Hà nôi
Bạn đã có chứng chỉ KTT chưa ạ?

Tôi có Giấy chứng nhận của Hội KHoa học Kinh tế Việt nam chứng nhận tôi đã học xong chương trình Kế toán trưởng khóa 9 từ 5.9.1998 đến 5.11.1998.
Về kinh nghiệm làm kế toán tôi chỉ có 3 tháng.
Vậy thì có okie không?
 
Huynh Tuong Vi

Huynh Tuong Vi

Trung cấp
18/9/09
98
11
18
Quan 7 - TP. HCM
Công ty của tôi cũng mới thành lập, có 2 thành viên góp vốn. 1 người là Giám đốc, còn tôi là thành viên. Hồi trước tôi tốt nghiệp khoa ngân hàng của trường KTQD nên có học kế toán, công việc của công ty cũng chưa nhiều nên tôi làm các việc lên quan đến kế toán, báo cáo thuế, tất nhiên chỗ nào không biết là sẽ đi hỏi. Hồi học đại học tôi cũng có học thêm và lấy chứng chỉ KTT, vậy tôi có 2 câu hỏi:
1. Công ty có thể bổ nhiệm tôi vừa là thành viên góp vốn vừa là kế toán trửơng được không?
2. Công ty chưa thuê nhân viên kế toán mà tôi làm hết thì tôi vừa là KTT vừa là nhân viên KT thì có sao không?

Bạn đã có chứng chỉ KTT thì có thể yên tâm vừa là thành viên góp vốn và làm KTT.
Theo mình kế toán hay KTT không quan trọng, quan trọng ở chỗ mình có làm được việc hay không thôi. Bạn mình đủ điều kiện làm KTT, nhưng bạn ấy không chịu ký KTT vì bạn ấy cho rằng ký vào chổ đó trách nhiệm nặng hơn khi KT là mình mà KTT cũng là mình. Bản thân mình cũng vậy, đang làm KTT thì được đề bạt lên PGĐ, nhưng mình xin hoãn lại, hơn 3 tháng sau mình mới dám nhận quyết định PGĐ kiêm KTT. Không phải mình không tự tin, công việc mình phải đảm đương và luôn hoàn thành tốt, thừa sức giúp mình ngồi vào vị trí CEO, mình chỉ ngại tước vị sẽ làm mình phải chịu thêm áp lực mà thôi.
Hãy tự tin vào bản thân mình, chúc bạn thành công.
 
T

tulipman

Sơ cấp
6/1/09
8
0
0
46
Hà nôi
Cảm ơn Tường Vi động viên, sẽ cố gắng luôn tự tin và học hỏi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA