Chuẩn mực KT Hàng tồn kho với việc xđ giá gốc HTK

  • Thread starter hongminh
  • Ngày gửi
H

hongminh

Guest
11/2/04
51
0
0
113
Hà Nội
www.mylinh.info
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO
Th.S Lê Thị Thanh Hải (Bài đăng trên Tạp chí Kế toán-tháng 08/2004)

Hàng tồn kho (HTK) là 1 bộ phần TS có giá trị lớn tại DN. Việc xác định đúng, đủ giá gốc HTK đóng vai trò qtrọng trong qtrình QL, TC hoạt động SXKD, sd có hiệu quả TS, vtư… của DN. Tính đúng, tính đủ giá gốc HTK là 1 trong những nhân tố qtrọng qđịnh việc xác định chính xác lợi nhuận của DN. Chuẩn mực kế toán HTK được Bộ TC ban hành giúp DN có cơ sở xđ giá gốc cho HTK của mình. Song việc xác định đúng, đủ giá gốc HTK theo quy định của chuẩn mực là việc không đơn giản. Trong phạm vi bài này xin được trao đổi cùng bạn việc xđ giá gốc sản phẩm SX trong các DN SX theo quy định của chuẩn mực 02 (VAS 02)

Theo VAS 02: Giá gốc của sp được xđ theo CF chế biến-CF liên quan đến SX như CF NVL TT, CF NC TT, CF SXC cố định và CF biến đổi trong qtrình chuyển hóa NVL thành thành phẩm.

CF NVL TT, NC TT chỉ được tính vào giá gốc của thành phẩm theo “ mức bình thường”. “ Mức bình thường” ở đây có thể hiểu là CF định mức. Do vậy, DN phải XD định mức CF SX cho sản phẩm. Theo đó, các CF “trên mức bình thường” không được tính vào giá gốc của sản phẩm SX ra. Vậy CF thoát ly định mức (được xđ bằng CF ttế psinh trừ đi CF định mức) theo chiều hướng tăng (CF ttế psinh lớn hơn CF định mức) có được tính vào giá gốc của sp hay không ?
Nếu theo quan điểm truyền thống chênh lệch dothoát ly định mức được tính hết vào giá thành sản phẩm

Giá thành ttế của sp hoàn thành=Giá thành định mức+(-)CL do thoát ly định mức+(-) CL do thay đổi định mức

Nếu theo VAS 02, CF thaót ly định mức là CF trên “ mức bình hường”, vì vậy các CF thoát ly định mức theo chiều hướng tăng sẽ bị loại khỏi giá gốc của sản phẩm hoàn thành.

Cả 2 cách xử lý trên đều không thỏa đáng, vì CF thoát ly định mức theo chiều hướgn giảm luôn được loại trừ khoải gthành sp hoàn thành, còn CF thoát ly định mức theo chiều hướng tăng do rất nhiều nguyên nhân có thể do lãng phí vật tư, lao động,…(nguyên nhân chủ quan), có thể do tác động của quan hệ cung cầu giá cả các yếu tố đầu vào (NVL, lao động…) tăng. Vì vậy, để tính đúng, đủ giá gốc HTK, nên tính vào giá gốc của sp hoàn toàn phần CF thoát ly định mức do các nguyên nhân khách quan, hợp lý ( thay đổi giá cả các yết tố đầu vào) còn phần CF thoát ly định mức do lãng phí vtư, lao động thì phải loại bỏ khỏi giá gốc HTK và được xử lý và CF SXKF trong kỳ.

CF SXC được chia thành CF SXC cố định và biến đổi. Toàn bộ CF SXC biến đổi được tính vào giá gốc sp hoàn thành, còn CF SXC cố định chỉ được tính vào giá gốc của sp hoàn thành theo mức công suất bình thường của máy móc SX. Nếu mức sp ttế sx cao hơn mức công suất bình thường mức công suất bình thường thì CF SXC cố định chỉ được phân bổ vào cho mỗi sản phẩm theo chi phí thực tế psinh. nếu sp mức ttế SX nhỏ hơn mức công suất bình thường thì CFSXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công thức bình thường. Khoản CFSXC không được phân bổ được ghi nhận là CF SXKD trong kỳ.
(Còn nữa)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Hồng Minh post tiếp phần còn lại lên đi, ketoan@ đang không hiểu nổi bác Thạc sĩ này nói những gì thế này. Cảm giác như là không ổn lắm.
 
H

hongminh

Guest
11/2/04
51
0
0
113
Hà Nội
www.mylinh.info
Hai vấn đề cần giải quyết là:
Thứ 1: Mức sp ttế SX chỉ là khối lượng sp hoàn thành trong kỳ hay tính cả khối lượng sp làm dở cuối kỳ.
Có 3 phương án xử lý:
PA 1: Mức sp ttế SX chỉ là khối lượng sp hoang thành trong kỳ
PA 2: Mức sp ttế SX là toàn bộ khối lượng sp trong quy trình công nghệ (bao gồm cả khối lượng sp hoàn thành và khối lượng sp làm dở cuối kỳ)
PA 3: Mức sp ttế SX là toàn bộ khối lượng sp trong quy trình công nghệ nhưng được đánh giá theo mức độ hòan thành.
nếu thực hiện theo PA 1 thì dễ dàng nhận thấy được sự bất hợp lý, nếu trong kỳ khối lượng sản phẩm hoàn thành ít hoặc không có sản phẩm hoàn thành thì hầu hết CFSXC cố định không được phân bổ vào chi phí chế biến cho 1 đơn vị sp trong khi khối lượng sp đang trong quy trình công nghệ SX sp rất lớn với mức độ hoàn thành cao. Do vậy, không thể dùng phương án này.
Nếu thực hiện PA 2 cũng thấy rõ điểm bất cập. Sản phẩm làm dở ở kỳ này nhưng có thể vẫn chưa hoàn thành ở kỳ sau và hoàn thành ở một kỳ sản xuất nào đó. Nghĩa là khối lượng sp này sẽ được tính đến rất nhiều lần khi xđ mức sp ttế SX (nếu sp được SX qua nhiều kỳ) Vi` vậy, phương án này cũng không nên áp dụng.
Theo PA 3: Toàn bộ khối lượng sp trong quá trình sản xuất trong kỳ sẽ được tính tương đương với khối lượng sp hoàn thành. Đây là mức ttế SX (SP TTSX)
Công thức xđ:
Mức SPTTSX= (1)+(2)+(3)
(1): Khối lượng tương đương để hoàn thành KLSPL ĐK
(1)=Khối lượng sp dở dang đầu kỳ X (1- % hoàn thành)
(2): Khối lượng sp mới hoàn thành trong kỳ
(2)=KLSP hoàn thành trong kỳ -KLSP đầu kỳ
(3): Khối lượng tương đương sp làm dở cuối kỳ
(3)=KLSP làm dở cuối kỳ X % hoàn thành.
Nếu sp được SX qua nhiều kỳ thì (3) được xác định như sau:
(3)=KLSP làm dở cuối kỳ(i)=[ % hoàn thành(i) - % hoàn thành (i-1)
Trong đó: i là kỳ SX
VD: Tháng 6/2004 đưa vào SX 100sp.
Kết quả SX : 20 sp hoàn thành 80%, 80 sp hoàn thành 50%
Tháng 7 tiếp tục SX, kq có 20 sp hoàn thành, 40sp hoàn thành 80%, 40sp hoang thành 60%.
Tháng 8 ttục SX và hoàn thành nốt số sp làm dở của tháng 7.
Khi đó :
Mức sp tt Sx tháng 6=(20x 80%)+(80x50%)=56 sp
Mức sp tt Sx tháng 7= 20 (1-80%) + 40(80%-50%) + 40(60%-50%)= 20sp
Mức sp tt Sx tháng 8= 40(1-80%) + 40 (1-60%)=24 sp
Tổng mức sp ttế SX của 3 tháng =56+20+24=100=Klượng sp đưa vào SX đầu tháng 1
Như vậy khi thực hiện PA này, cả k/lg sp làm dở và k/lg sp hoàn thành đều được tính đến khi xđ mức sp ttế SX mà k/lg sp làm dở không bị tính trùng giữa các kỳ. PA này thể hiện tính khoa học, hợp lý và ưu việt hơn các PA đưa ra, vì vậy, được lựa chọn.
Thứ 2: Xđ mức sp ttế SX trong trường hợp 1 quy trình công nghệ đồng thời SX cùng lúc ra nhiều loại sp khác nhau.
Trong trường hợp này, DN phải quy định hệ số quy chuẩn đối với từng loại sp (hệ số quy chuẩn có thể được xđ trên cơ sở CP định mức hoặc thời gian cần thiết dự tính để SX ra một đơn vị sp từng loại) kết hợp với khối lượng sp SX để xđ mức sp ttế SX ra.
Ví dụ: DN có 1 phân xưởng SX, đầu tháng SX ra 3 loại SP A,B,C hệ số hoạt động (hệ số quy chuẩn) của mỗi loại được DN xđ : sp A=1, sp B=0,9, sp C= 0,8
Kết quả SX: Sp A hoàn thành 100 sp, 20 sp làm dở với mức hoàn thành 50%
Sp B hoàn thành 50 sp, 10 sp làm dở với mức hoàn thành 30%
Sp C hoàn thành 50 sp, 20 sp làm dở với mức hoàn thành 40%
Khi đó mức sp ttế SX của cả quy trình công nghệ = (100+20x50%)x1 + (50 + 10x30%)x0,9 + (50+20x40%)x0,8=204 sp.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
em chưa đọc kỹ!

em chưa đọc kỹ bài này lắm! Có thể muộn rồi, mắt díu hết cả lại nên không tập trung được nhưng cũng có thể do các bác sao từ bản gốc nên nhìn hơi rối. Nhưng có 3 vấn đề mà bài viết này trở nên kém giá trị:
Thứ nhất nếu là xét là giá gốc của hàng tồn kho và việc phải tính đi tính lại giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do không hoàn thành trong 1 kỳ mà bảo là giá gốc hàng tồn kho không chính xác là không hợp lý. Tôi chỉ đưa ra ví dụ ngoại trừ phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp: Đích danh, FIFO, LIFO còn lại các phương pháp bình quân gia quyền hoặc giá hạch toán đều có khả năng tính đi tính lại giá nhập của một loại nguyên vật liệu mà bản thân nó chưa đuợc dùng hết trong kỳ (kể cả đã dùng hết rồi thì tôi vẫn có thể ngầm định là nó đang còn, vì nguyên vật liệu là cùng quy cách chủng loại khi đã nhập kho rồi thì làm gì phân biệt được nó về vào ngày nào - chẳng hạn như cát xây dưng). Vô hình chung giá nhập quá cao của một lô hàng mà tôi ngầm định là tôi vẫn cho nó tồn kho từ ngày này qua ngày khác (vì nhập nhèm và khó tách biệt các lô hàng nhập với nhau) thì nó vẫn được tính đi tính lại và giá gốc của tôi là không hợp lý??? (bỏ qua công tác lập dự phòng nhé - xem như giá thị trường luôn tăng và tôi không phải lập dự phòng)
Thứ 2: khi tôi nói đến đấy các bạn đang nghĩ tôi suy diễn sai hướng ở chỗ: Giá trị của hàng tồn kho của tôi luôn đảm bảo là tồn = nhập + tồn đầu - xuất vậy thì không có vấn đề gì với hàng tồn kho khi áp dụng các phương pháp giá xuất kho. đây cũng là mấu chốt của bài viết ở trên:
Dù có tính đi tính lại các chi phí đi thì giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ của tôi vẫn đảm bảo đúng bằng: DDCK = DD ĐK + PSTK - TPNK. Việc tính toán đi tính toán lại khoản dở dang đầu kỳ của tôi cũng không làm thay đổi tổng giá trị chi phí (gồm cả đầu kỳ và phát sinh trong kỳ của tôi), có chăng có thể thay đổi chút ít của sản phẩm hoàn thành trong kỳ và DD CK mà thôi! Vì tính đi tính lại thì công tác tính toán này sẽ san bằng sự chênh lệch chi phí phát sinh bất thường ấy đi cho các kỳ (mà như giả định của tác giả là nó chưa được sử dụng hết trong kỳ - chưa hoàn thành) chứ nó không làm thay đổi được tổng giá trị hiện có của hàng tồn kho gồm cả giá trị sản phẩm nhập kho và DD CK.
Điều cuối cùng: Các luật và văn bản luật hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán đều có mục đích chung là: chi phí hay doanh thu (các yếu tố chính của cơ sở tính thuế) đều được bảo toàn trong các nghiệp vụ kế toán và trong nền kinh tế từ khi hàng hoá được sản xuất ra cho đến khi người tiêu dùng cuối cùng sử dụng nó. Có nghĩa là: Bằng các ước tính kế toán hoặc các phương pháp tính như: Khấu hao, dự phòng, tính giá cho hàng tồn kho... không giúp doanh nghiệp tăng hoặc giảm tài sản đang có và trốn được một khoản thuế khả dĩ mà doanh nghiệp có thể chuyển được thuế phải nộp từ năm này sang năm khác hoặc ngược lại mà thôi! Và các phương pháp tính giá trong các sách kế toán tài chính được trực tiếp giảng dạy không nhất thiết doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng ỳ xì như các phương pháp ấy mà có thể kết hợp để tính hoặc áp dụng các phương pháp để chính xác hơn. Vì vậy, nội dung này không thể nói là có vấn đề trong chuẩn mực được.
P/s:Hãy quan tâm đến phương pháp nhập sau xuất trước và tác động của lạm phát thì sẽ thấy được áp dụng phương pháp giá xuất kho cho hàng tồn kho này thì sẽ thay đổi được 20% giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chỉ tính riêng cho hàng đã mua nhưng chưa xuất so với FIFO). Nhưng chuẩn mực cũng quy định với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này phải so sánh với giá trị thuần có thể thực hiện được với các phương pháp khác? Với lại trong điều kiện nào đấy giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp bị chấm dứt thì khoản tồn kho từ năm này qua tháng khác "do không được sử dụng hết" sẽ phải được thể hiện dưới giá thị trường thì nó còn "trốn" được đến bao giờ? doanh nghiệp không hề được lợi ích gì! Nó chỉ là một phương pháp đơn thuần.
Kế toán đòi hỏi trung thực khách quan nhưng sự chính xác của nó chỉ là tương đối do còn có các ước tính kế toán. Vì vậy, phương pháp tính lại giá trị dở dang của sản phẩm dở dang ở trên nên giới thiệu là một phương pháp mới chứ không đơn thuần nó là một khe hở của chuẩn mực. Chúng ta có quy định về việc tính giá xuất kho của hàng tồn kho phải tuân thủ chứ không có quy định về việc phải tuân thủ tính giá sản phẩm nhập kho. Nên không nên phức tạp hoá vấn đề làm gì cả (ở trên chỉ mặc định là 2 kỳ chứ n kỳ nó vẫn chưa hoàn thành thì sao???).
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO
Th.S Lê Thị Thanh Hải (Bài đăng trên Tạp chí Kế toán-tháng 08/2004)
Thật ra bài viết của tác giả Lê Thị Thanh Hải chỉ có mục đích làm rõ các vấn đề khi tính toán giá trị hàng tồn kho thôi. Bài viết này mang tính phân tích, hướng dẫn chứ không có gì là phát hiện mới cả vì nó được trình bày khá chi tiết trong các sách kế toán của nước ngoài.

Bài viết của tác giả tập trung vào 2 khía cạnh:
(1) Chi phí sản xuất sản phẩm vượt trên mức bình thường.
(2) Phân bổ chi phí SXC cố định.

1. Về Chi phí sản xuất sản phẩm vượt trên mức bình thường.
Theo VAS 02:
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Theo IAS 02:
Examples of costs excluded from the cost of inventories and recognised as expenses in the period in which they are incurred are:
(a) abnormal amounts of wasted materials, labour or other production costs
Như vậy theo cả VAS và IAS thì đương nhiên chỉ phần vượt định mức do chủ quan (thường do yếu tố lượng như trong kế toán chi phí theo định mức của Kế toán chi phí Mỹ), không tính đến phần vượt định mức do yếu tố khách quan (thường là yếu tố giá. Thật ra yếu tố giá cũng có thể là ảnh hưởng chủ quan bởi phòng thu mua có thể gây ảnh hưởng đến đơn giá mua vào do thay đổi chất lượng vật tư, khối lượng đặt hàng. Do vậy chỉ có biến động giá do thay đổi giá thị trường của nguyên liệu, nhân công mới là khách quan). Việc tác giả đưa ra kết luận như vậy là vì tác giả đó dựa trên kế toán chi phí theo định mức truyền thống ở Việt Nam.

2. Về xách định khối lượng sản phẩm hoàn thành để phân bổ chi phí SXC cố định.
VAS
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
IAS
The allocation of fixed production overheads to the costs of conversion is based on the normal capacity of the production facilities. Normal capacity is the production expected to be achieved on average over a number of periods or seasons under normal circumstances, taking into account the loss of capacity resulting from planned maintenance. The actual level of production may be used if it approximates normal capacity. The amount of fixed overhead allocated to each unit of production is not increased as a consequence of low production or idle plant. Unallocated overheads are recognised as an expense in the period in which they are incurred. In periods of abnormally high production, the amount of fixed overhead allocated to each unit of production is decreased so that inventories are not measured above cost.

Như vậy VAS đều chưa quy định cụ thể là khối lượng sản phẩm hoàn thành để xác định xem là công suất thực tế là bao nhiêu (IAS thì nói là trong trường hợp sản lượng thấp hoặc máy móc nhàn rỗi) để xác định xem nó có thấp dưới công suất tiêu chuẩn hay không.

Việc tác giả lập luận để đưa ra kết luận như trong bài viết là hợp lý. Tuy nhiên tôi cũng khẳng định lại là đây không phải là phát kiến mới của tác giả mà chỉ là hướng dẫn nghiệp vụ thôi. Việc xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành đương nhiên là xác định theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương (Kế toán Mỹ mặc nhiên là vậy), và tính theo phương pháp FIFO là hợp lý nhất (như tác giả đã đưa ra). (Ở đây là phương pháp FIFO trong xác định giá trị sản phẩm hoàn thành tương đương chứ không phải là phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho).

Như vậy bài viết trên của tác giả Lê Thị Thanh Hải mặc dù không phải là phát kiến mới ở tầm quốc tế nhưng đây là những nhận định mới ở Việt Nam để làm rõ các vấn đề mà chuẩn mực và thông tư chưa hướng dẫn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA