Tỷ giá hạch toán

  • Thread starter damngocbich
  • Ngày gửi
D

damngocbich

Guest
Theo chuẩn mực kế toán mới về hạch toán tỷ giá thì nói chung doanh nghiệp phải sử dụng tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi nhận.
Công ty mình bán hàng theo đơn giá là USD. Một tháng mình phát hành rất nhiều hoá đơn đầu ra. Để thuận tiện cho việc theo dõi công nợ với khách hàng cũng như kê khai thuế giá trị gia tăng, mình vẫn sử dụng tỷ giá hạch toán cho cả tháng để ghi nhận doanh thu hàng bán ra. Chỉ có khi thu tiền sẽ xử lý phần gain và loss này vào TK635 và 515 thôi. Làm như thế có được chấp nhận không? Mà từ đầu năm đến giờ làm thế mất rồi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Kế toán khoản CL đó bạn phản ánh như vậy theo cách hiểu là đúng rồi nhưng bạn xem lại về tài khoản : khi phát sinh lãi tỷ giá ( Tỷ giá ghi sổ < tỷ giá ngày giao dịch ) thì ghi có vào TK 511 luôn ( Chuẩn mực số 10 ) thực ra thì cái này không quan trọng, miễn là bạn xác định được đó là khoản DT chịu thuế !
 
S

Summer

Guest
18/3/03
34
0
6
Tp.HCM
summerdaica.zzn.com
chao` ban !
da co chuan muac dua ra thi` ban phai thuc hien theo dung chuan muc thoi, neu hach toan nhu ban the thi` theo chuan muc thi ban da lam ai la` cai chac roi con hoi gi nua ?. Neu da lam sai thi` thue se co cai de bat be doanh nghiep mi`nh, va` neu khong muon rac roi ve sau nay` thi ban nen sua lai la` chac an
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bạn theo dõi công nợ theo tỷ giá hạch toán thì theo dõi nguyên tệ trên TK ngân hàng cũng theo tỷ giá này, không đánh giá theo tỷ giá thực tế khi nhập nguyên tệ vào TK, chỉ khi xuất bán ngoại tệ mới đánh giá theo giá bán thực tế. Ví dụ quy trình bán hàng cụ thể:

1. Bán hàng trả chậm và phát hành hóa đơn:

Nợ TK Công nợ : tỷ giá hạch toán
Có TK 511: tỷ giá thực tế
Có TK 33311: tỷ giá thực tế
Nợ - Có: 413: Chênh lệch Nợ - Có.

2. Khách hàng chuyển trả tiền bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1122: tỷ giá hạch toán.
Có TK công nợ: tỷ giá hạch toán.

Xuất bán ngoại tệ:
Nợ 1331
Nợ chi phí
Nợ TK 1121: tỷ giá thực tế
Có TK 1122: tỷ giá hạch toán
Có - Nợ TK 515: chênh lệch tỷ giá (tổng giá trị mua vào - tổng giá trị bán ra - chi phí mua bán).

Như vậy TK 1122 cũng được theo dõi bằng tỷ giá hạch toán, số dư TK này đem chia cho tỷ giá hạch toán sẽ ra gốc nguyên tệ.

3. Nếu mang tiền ngoại tệ đi thanh toán cho người bán (nhà cung cấp) thì TK 3311 cũng phải được theo dõi bằng tỷ giá hạch toán.
 
I

isaca_vietnam

Guest
Em thấy bác Hyper nhầm rồi. Bây giờ theo chế độ kế tóan thì không còn sử dụng tỷ giá hạch tóan nữa, vì khi sử dụng tỷ giá hạch tóan thì số liệu và thông tin kế tóan cung cấp không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế. Cái gọi là tỷ giá hạch tóan chỉ tồn tại trên sách của các cụ ngày xưa thôi. Bây giờ phải theo chuẩn mực và các thông tư hướng dẫn có liên quan thôi.
Nhắn bạn damngocbich, nếu có nhiều nghiệp vụ ngọai tệ phát sinh, theo dõi thủ công không làm được thì mua phần mềm kế tóan đi, hay làm bằng excel cũng giải quyết được vấn đề, việc gì phải làm thủ công với tỷ giá hạch tóan cho nó rách việc :)
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Oh, cái này mới à nha, không có tỷ giá hạch toán để theo dõi gốc nguyên tệ của các tài khoản: Công nợ, Kho hàng, Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thì tối tối sau khi làm các công việc thường nhật của kế toán, bác kế toán tổng hợp lại phải nhân chia cộng trừ để điều chỉnh cho cái mớ tỷ giá thực tế rối như canh hẹ, sáng mai đùng một cái tỷ giá thay đổi, vẫn cầm tờ 1 đô đó mà cứ ngỡ như bị ăn cắp hoặc vớ được vàng, nguyên tắc là "không được tính cua trong lỗ" đó là nguyên tắc kinh doanh chứ không chỉ là nguyên tắc kế toán. Nguyên tắc kế toán là thường xuyên và liên tục, điểm dừng để xác định giá trị thực tế được ấn định tại mỗi cuối niên độ kế toán hoặc thời điểm có đột biết trong cơ cấu doanh nghiệp, tỷ giá hạch toán đâu phải công cụ dành riêng cho các cụ Việt Nam ngày trước, các cháu nhi đồng thế giới họ vẫn xài đều.
 
E

emin1080

Guest
22/5/03
20
0
0
Hanoi
Isaca nên xem lại chuẩn mực sô 10 nhé, nếu không được dùng tỷ giá hạch toán thì chắc chắn các doanh nghiệp sử dụng nhiều giao dịch ngoại tệ hoặc các doanh nghiệp nước ngoài tại VN sẽ gặp khó khăn nhiều lắm. Kể cả dùng phần mềm hay làm thủ công thì đều có thể dùng tỷ giá hạch toán được mà.
 
I

isaca_vietnam

Guest
Gửi các bác.
Các bác bảo em xem lại chuẩn mục số 10, em cũng xem; ở đây có 1 số điều muốn xin cao kiến của các bác.
1. Trên quan điểm của người làm đúng chế độ kế toán:
- Nếu không có thông tư hướng dẫn chế độ kế tóan của 1 chuẩn mực, thì theo chuẩn mục mà làm.
- Nếu đã có thông tư hướng dẫn thì làm theo thông tư.
Bây giờ nói đến chuẩn mực 10:
Đọan 8 và 9 của chuẩn mực:
08. Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
09. Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.

Ở đây có nói “Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó” điều này có nghĩa là có thể sử dụng tỷ giá hạch tóan, tuy nhiên: “Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó”- có nghĩa là không được sử dụng tỷ giá hạch tóan trong trường hợp này.
Thế thì các bác định nghĩa như thế nào là “giao động mạnh”, và tại điều kiện VN hiện nay có thể xem là “ổn định” hay “giao động mạnh”?

Đoạn 13
13. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán.

Đọan 12 khỏan b

(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định trong đoạn 12c, 14, 16.

Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng tỷ gía hạch toán, khỏan thu nhập và chi phí tài chính sẽ không được ghi nhận một cách chính xác, trung thực hợp lý và đáng tin cậy. và đương nhiên ảnh hưởng đến thông tin trên báo cáo tài chính.

Theo thông tư 105/2003 hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế tóan:

a) Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đ• thực hiện): Là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch).
Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đ• thực hiện) ở doanh nghiệp bao gồm:

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động);
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng.

….

2- Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập Bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính

2.1- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (sau đây gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

2.2- Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền,... khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2.3- Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước...).

2.4- Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch; Cuối năm tài chính các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

2.5- Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.
 
I

isaca_vietnam

Guest
Không hề nhắc đến tỷ giá trung bình, tỷ giá xấp xỉ hay tỷ giá hạch tóan, chỉ đề cập duy nhất tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
Các tỷ giá này nói chung là tỷ giá thực tế!!!

Hướng dẫn hạch tóan như sau:

3.1- Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:

- Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đ• được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.


5.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

5.1.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh

a) Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642, 133,...(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh l•i tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642,133,...(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (L•i tỷ giá hối đoái).

b) Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ,... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 331, 311, 341, 342, 336,.. (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch).

c) Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,...):

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh l•i tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (L•i tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

d) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131,... (Tỷ giá hối đoái BQLNH)
Có các TK 511, 711 (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc BQLNH).

e) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 136, 138 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu l•i tỷ giá hối đoái).

f) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,...):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh l•i chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (L•i tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).


Như vậy theo quan điểm của em, các hướng dẫn của chế độ kế toán đã đầy đủ, rõ ràng và hợp lý, và chẳng còn gì đáng để bàn thêm. Các bác cũng có thể tham khảo thêm chuẩn mực kế tóan quốc tế xem thử người ta nói như thế nào.
Nếu bác Hyper quá sợ hãi việc theo dõi lắt nhắt chênh lệch tỷ giá khi có nhiều nghiệp vụ ngọai tệ phát sinh, bác cứ tìm một phần mềm kế tóan nào tốt tốt để làm thay bác công việc ấy, ví dụ như phần mềm kế tóan mà em đang tham gia phát triển chẳng hạn

Có gì các bác trao đổi thêm với em nhé

2. Trên quan điểm làm kế tóan cho một doanh nghiệp, các bác làm như thế nào cũng được, tỷ giá thực tế cũng tốt, tỷ giá hạch tóan cũng chẳng sao, miễn là cuối niên độ, khi kiểm tra quyết tóan hay khi kiểm tóan báo cáo tài chính, các bác làm được các chuyện sau là OK 
a. Báo cáo kiểm tóan phải là báo cáo chấp nhận tòan bộ, chứ không phải là báo cáo chấp nhận có lọai trừ, đặc biệt là lọai trừ khỏan mục chi phí và doanh thu tài chính do chuyển đổi ngọai tệ
b. Đối với cơ qua Thuế và các cơ quan hữu quan, các bác thuyết minh được phương pháp hạch tóan tỷ giá là đúng theo quy định của chế độ tài chính, các khỏan doanh thu, chi phí nói chung và doanh thu, chi phí họat động tài chính có được do chuyển đổi ngọai tệ là chính xác, trung thực. Các báo khộng bị bóc bất kỳ 1 khỏan chi phí nào khi quyết tóan thuế thu nhập doanh nghiệp là các bác thành công. Thế thôi 
Chào các bác
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Không hề nhắc đến tỷ giá trung bình, tỷ giá xấp xỉ hay tỷ giá hạch tóan, chỉ đề cập duy nhất tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
Các tỷ giá này nói chung là tỷ giá thực tế!!!

Không nhắc đến nó nhưng nó xuất hiện với cái tên khác - tỷ giá giao dịch bình quân, tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán, bình mới rượu cũ thôi, trước đây doanh nghiệp có thể tự ấn định một tỷ giá hạch toán đơn cho cả năm hoặc vài năm, chênh lệch giữa tỷ giá này và tỷ giá thực tế có thể rất lớn, đến nay theo nguyên tắc của chuẩn mực kế toán mới thì điều đó không được, tỷ giá hạch toán phải bám sát tỷ giá thực tế do vậy có thể thay đổi theo tuần - tháng - quý vv...
 
E

emin1080

Guest
22/5/03
20
0
0
Hanoi
Nếu cần, isaca có thể tham khảo thông báo số 9553/TC-TCĐN của Bộ Tài chính, thông báo tỷ giá hạch toán (dùng đúng thuật ngữ này luôn) là 15,721VND/USD, áp dụng cho NHNN và một số cơ quan khác của NN, emin không nhớ rõ lắm. Mỗi tháng BTC lại phát hành một thông báo như thế này đấy.
 
T

tratphuong

Guest
13/9/04
23
0
1
HCM
Ui truì ui sao mà dài dòng lung tung lên cả. Nếu hạch toán ngoại tệ các loại các bạn nhớ dùm một nguyên tắc, sử dụng cho phương pháp tỷ giá hạch toán
Các loại TK Doanh thu, chi phí, Tài sản sử dụng tỷ giá thực tế
Các TK công nợ sử dụng tỷ giá hạch toán , phần chênh lệch nợ có của nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đưa vào TK chênh lệch tỷ giá.
Cuối kỳ, cuối niên độ đánh giá lại giá trị của ngoại tệ.
 
V

VIP Professional

Guest
12/5/04
13
0
0
21
Vietnam
www.viamisoftware.com
Những ý kiến trên rất chuẩn xác và hay
Nhưng các bạn nên nhấn mạnh rõ cho mọi người biết là những phát sinh ngoại tệ đó là những nghiệp vụ đối ngoại (xuất nhập khẩu hay sản xuất dùng ngoại tệ...) theo quy định của nhà nước.
Tôi có nhận xét là rất nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn điểm này và áp dụng vào việc kinh doanh trong nước và sử dụng Đồng Ngoại tệ làm mốc như những công ty kinh doanh máy tính, điện thoại chẳng hạn. Việc đó không thể gọi là phát sinh ngoại tệ được vì nó đi ngược với luật cấm giao dịch bằng ngoại tệ trong nước. Theo tôi việc đó không thể cấm được như một số đề nghị mà tôi được biết, mà phải liệt nó vào loại kinh doanh theo ngoại tệ ảo. Có thể sử dụng việc chênh lệch tỷ giá để ghi nợ nhưng không thể sử dụng bút toán như trong những giao dịch ngoại thương được. Tôi phải nói rõ điều đó vì rất nhiều người không hiểu rõ điều đó, và chúng ta có thể thảo luận thêm nếu các bạn muốn.
Các bạn có thể tham khảo chương trình VIP Enterprise (http://www.viamisoftware.com/) giải quyết tất cả những vướng mắc mà đi cực kỳ đúng luật, ví dụ như việc bán ký gửi vẫn có thể xuất hoá đơn nhưng lại kiểm soát làm sao cho không phải trả thuế GTGT nếu như hàng đó chưa bán được, v.v...
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Dung day, bay gio khong con ty gia hach toan nua dau. Chenh lech ty gia phat sinh trong kinh doanh hoac hach toan vao 635 (neu lo ty gia) hoac hach toan vao 515 (neu lai ty gia). Chi co danh gia lai cuoi nam hoac chenh lech trong thoi gian XDCB moi hach toan vao TK chenh lech ty gia ...
 
midu79

midu79

Guest
28/2/05
37
0
0
44
Binh Duong
www.genimex.com.vn
Cái vụ chênh lệch tỷ giá này còn ai theo dỏi nữa k nhỉ? tôi thấy dùng TGHT là đơn giản nhất, đối với những cty có nhiều công nợ thì sao?sử dụng cùng lúc 2 tỷ giá thì hơi cực cho KT, đến bây giờ tôi vẫn còn dùng TGHT, mặc dù Kiểm tóan yêu cầu k dùng nữa, vì tôi thấy cũng có gì là báo cáo khác với thực tế nếu dùng TGHT, chịu khó mỗi năm điều chỉnh CLTG 1 lần thôi. Các bác có ai bị Thuế phạt hay làm khó về chuyện này chưa? ai có kinh nghiệm gì xin chỉ với, cám ơn trước.
 
H

HảiĐăng

Guest
17/10/05
99
1
0
118
Biển Khơi
www.gic.com.vn
cam_to_80 nói:
Kế toán khoản CL đó bạn phản ánh như vậy theo cách hiểu là đúng rồi nhưng bạn xem lại về tài khoản : khi phát sinh lãi tỷ giá (Tỷ giá ghi sổ < tỷ giá ngày giao dịch ) thì ghi có vào TK 511 luôn ( Chuẩn mực số 10 ) thực ra thì cái này không quan trọng, miễn là bạn xác định được đó là khoản DT chịu thuế !
Nói thêm về điểm này cho rõ:
TT 128/BTC 22/12/2003 nói:
Cơ sở kinh doanh có doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Vì vậy, nếu có chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ và tỷ giá ngày giao dịch thì ghi nhận vào 511 như bạn CAMTO đã nói. Còn
TT 105/BTC 04/11/2003 nói:
a) Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện): Là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Ví dụ ngày 24/10 PS nợ phải thu 100USD, tỷ giá 15.867 (Ghi vào 511 là 1.586.700). Đến ngày 28/10 thu được 100USD nói trên thì tỷ giá là 15.864. Như vậy ở đây đã xuất hiện chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và phần chênh lệch 300đ (HT theo tỷ giá thực tế) ở đây phải ghi vào 635
Nếu bạn sử dụng tỷ giá hạch toán thì không có chênh lệch tỷ giá khi thu nợ. Sẽ đơn giản giống như bạn MIDU79 nói ở trên. Khi làm BCTC bạn nhớ đưa phần CLTG giữa tỷ giá ghi sổ và tỷ giá ngày giao dịch vào Doanh thu hay chi phí để: Phản ánh đúng Doanh thu/Chi phí theo thông tư 128 nói trên
 
Sửa lần cuối:
J

JSVC

Trung cấp
2/11/05
74
0
6
44
HN
Vậy có nghĩa kế toán vấn đề ngoại tệ phải theo dõi chi tiết tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng hàng ngày sao. Và chúng ta sẽ phải xử lý chênh lệch hàng ngày? Có bác nào record lại bảng theo dõi tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng từ tháng 9 tới giờ không share cho em với, hay chỉ cho em chỗ update với?
 
L
JSVC nói:
Có bác nào record lại bảng theo dõi tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng từ tháng 9 tới giờ không share cho em với, hay chỉ cho em chỗ update với?

Click here
http://www.sbv.gov.vn/CdeQLNH/tygia.asp

sau đó bạn chọn ngày cần tra vào và thế là OK.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA