Trời đất! Đọc, hiểu được chừng đấy thứ của erpvn thì.... về hưu luôn được rồi......
@ thì đâu có biết gì nhiều mấy đâu, thôi thì biết đến đâu thì bàn đến đấy vậy nhỉ... Anyone, Please, correct me if I am wrong.
Hẳn nhiên, tỷ suất sinh lợi của 1 tài sản sẽ có mối tương quan xác định với rủi ro của tài sản đó. Theo CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) thì;
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro + Phần bù rủi ro.
Phần bù rủi ro chứng khoán, thì lại bằng Beta nhân với phàn bù rủi ro thị trường.
Tạm thời chưa bàn nhiều đến chỉ số beta mà xoay quanh câu hỏi của erpvn nhé.
tranh luận để tìm xem CAPM sai chỗ nào?
Sai, thì có thể là không sai, hay có thể ở trình độ của @ thì chẳng biết nó sai chỗ nào. Nhưng mà chỉ nêu được những giả định và hạn chế của mô hình CAPM.
Người ta vận dụng CAPM trên các giả định sau;
+ Giả định các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó những đòi hỏi của tỷ suất sinh lợi bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống (đã ngầm định rằng không còn rủi ro phi hệ thống qua việc đa dạng hóa)
+ Thị truờng mà các chứng khoán được trao đổi là thị trương mà các thông tin về 1 công ty nào đó và triển vọng tương lai của công ty này là công khai đối với các nhà đầu tư.
+ Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này liên tục không đổi theo thời gian
+ Không có chi phí môi giới cho mua bán chứng khoán
+ Không có thuế.
.... (@ mới hiểu được có chừng đấy giả định, còn đâu, ai biết thêm thì giúp add vào với....)
Mặc dù xưa nay CAPM được dùng rộng rãi cả về khái niệm lẫn thực tiễn để xem xét sự đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà nhà đầu tư yêu cầu trên thị trường chứng khoán song các vấn đề tồn tại có thể thấy từ những bất cập của các giả định nêu trên;
+ Không hẳn các nhà đầu tư đều có thể đa dạng hóa hoàn toàn để bỏ qua rủi ro không hệ thống......
+ Tỷ suất sinh lợi thị trường có thích hợp không?
+ Lãi suất phi rủi ro thế nào là thích hợp nhất?
+ Sự định giá của beta..... có tin cậy không?
+ Các nhân tố đánh giá cho quyết định đầu tư có phải chỉ dựa chủ yếu vào lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống thôi hay không ??
Rồi nữa này;
+ CAPM là cho single period, trong khi quyết định đầu tư là cho Multi-period
+ Sử dụng Historical data của beta để ước tính cho beta tương lai --> nên chăng?
+ Rồi thực tế cho thấy rằng CAPM không thể cung cấp mức độ rủi ro và khả năng sinh lời hợp lý cho các công ty nhỏ, giá trị PE thấp, có quá cao hay quá thâp giá trị Beta, hay cho 1 kỳ nào đó - tháng, hay năm...
@ thì đâu có biết gì nhiều mấy đâu, thôi thì biết đến đâu thì bàn đến đấy vậy nhỉ... Anyone, Please, correct me if I am wrong.
Hẳn nhiên, tỷ suất sinh lợi của 1 tài sản sẽ có mối tương quan xác định với rủi ro của tài sản đó. Theo CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) thì;
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường = Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro + Phần bù rủi ro.
Phần bù rủi ro chứng khoán, thì lại bằng Beta nhân với phàn bù rủi ro thị trường.
Tạm thời chưa bàn nhiều đến chỉ số beta mà xoay quanh câu hỏi của erpvn nhé.
tranh luận để tìm xem CAPM sai chỗ nào?
Sai, thì có thể là không sai, hay có thể ở trình độ của @ thì chẳng biết nó sai chỗ nào. Nhưng mà chỉ nêu được những giả định và hạn chế của mô hình CAPM.
Người ta vận dụng CAPM trên các giả định sau;
+ Giả định các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó những đòi hỏi của tỷ suất sinh lợi bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống (đã ngầm định rằng không còn rủi ro phi hệ thống qua việc đa dạng hóa)
+ Thị truờng mà các chứng khoán được trao đổi là thị trương mà các thông tin về 1 công ty nào đó và triển vọng tương lai của công ty này là công khai đối với các nhà đầu tư.
+ Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này liên tục không đổi theo thời gian
+ Không có chi phí môi giới cho mua bán chứng khoán
+ Không có thuế.
.... (@ mới hiểu được có chừng đấy giả định, còn đâu, ai biết thêm thì giúp add vào với....)
Mặc dù xưa nay CAPM được dùng rộng rãi cả về khái niệm lẫn thực tiễn để xem xét sự đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà nhà đầu tư yêu cầu trên thị trường chứng khoán song các vấn đề tồn tại có thể thấy từ những bất cập của các giả định nêu trên;
+ Không hẳn các nhà đầu tư đều có thể đa dạng hóa hoàn toàn để bỏ qua rủi ro không hệ thống......
+ Tỷ suất sinh lợi thị trường có thích hợp không?
+ Lãi suất phi rủi ro thế nào là thích hợp nhất?
+ Sự định giá của beta..... có tin cậy không?
+ Các nhân tố đánh giá cho quyết định đầu tư có phải chỉ dựa chủ yếu vào lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống thôi hay không ??
Rồi nữa này;
+ CAPM là cho single period, trong khi quyết định đầu tư là cho Multi-period
+ Sử dụng Historical data của beta để ước tính cho beta tương lai --> nên chăng?
+ Rồi thực tế cho thấy rằng CAPM không thể cung cấp mức độ rủi ro và khả năng sinh lời hợp lý cho các công ty nhỏ, giá trị PE thấp, có quá cao hay quá thâp giá trị Beta, hay cho 1 kỳ nào đó - tháng, hay năm...