Những câu truyện cổ tích

  • Thread starter cam_to_80
  • Ngày gửi
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
:0frown:
Ngày xửa ngày xưa , có hai anh em nhà nọ rất yêu thương nhau , cha mẹ mất sớm để lại cho 2 anh em một mảnh ruộng . Hai người chăm chỉ làm việc và ngày mùa đã đến . Sau khi thi hoạch , lúa được chia làm hai phần bằng nhau cho cả 2 người , sau đó họ chất đống ngoài đồng . Nửa đêm , người em nghĩ :" Anh mình đã có vợ , mà lại lấy lúa bằng mình , chắc là không đủ sống" . Nghĩ thế , anh liền thức dậy và ra ruộng , lấy lúa của mình đem sang đống của anh và nghĩ rằng không ai biết .
Còn người anh , anh nghĩ :" Em mình còn độc thân , chưa có vợ , không có ai giúp đỡ , lẽ ra mình phải nhường phần của mình cho chú ấy . Nghĩ thế , anh chỗi dậy và ra đồng , ôm lúa của mình sang cho em mà cứ nghĩ không ai biết .
Sáng ra , hai người ngạc nhiên vì lúa của hai người vẫn như nhau , và đêm xuống , họ lại tiếp tuc công việc của mình .

Ngày này qua ngày nọ , họ cứ làm như thế , và cho đến một ngày nọ , đống lúa của hai người vẫn là như nhau , nhưng lại giảm sút rõ rệt . Thì ra có một nhân viên thuế chứng kiến tất cả , và anh ta luôn trích bớt một phần đem về cơ quan , gọi là thuế thu nhập .:cheesebur
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Chuyện 2 !

Mưa. Môt con rắn chui vào hang để trú mưa. Nó thấy 1 con chuột cũng đang trú mưa trong đó.Rắn nghĩ ngay đến bữa trưa .Còn chuột thì run cầm cập , mong tìm cách thoát thân . Lấy hết sức , nó la lớn :
_Này , tránh ra cho ta đi. Không ta cắn cho 1 phát chết tươi bây giờ.
Thật là lạ. Xưa nay , chưa có con chuột nào dám lớn tiếng như thế cả. Rắn muốn vờn con mồi của mình một tý. Nó nói :
_ Ta sẽ nhường cho ngươi đi . Nếu mi thắng ta trong cuộc thi này. Có người sẽ đi qua đây. Nếu ai cắn chết người đó , sẽ là người thắng cuộc.
Chuột không còn cách nào khác là nhận lời. Rồi có một bác nông dân đi qua . Chuột lấy hết sức bình sinh cắn vào chân con người khốn khổ. Bác nông dân nhìn xuống thấy một con rắn lấp ló nhìn mình từ trong hang. Bác nghĩ là mình vừa bị rắn cắn. Người nông dân lăn ra chết vì sợ .
Lại có một người nông dân khác vừa đi đến . Lần này rắn lao ra và cắn vào chân con người tội nghiệp. Anh ta không hề cảm giác thấy vết cắn của rắn , và tiếp tục cất bước. Khi đi xa khỏi chỗ hai con vật , anh ngã xuống chết vì chất độc. Và hai con vật không hề biết điều này.
Lúc này rắn mới nhượng bộ và tránh qua một bên cho chuột đi. Nhưng khổ nỗi , chuột lại tưởng là nó có sức mạnh hơn rắn thật. Nó lao đến cắn vào rắn, và ngay lập tức, chuột đã nằm im trong bụng rắn.

Chết vì ảo tưởng!!!
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Thu lạnh

--------------------------------------------------------------------------------

Ngày thứ hai của tiết thu se se trở mùa, mình lại trở về trên căn gác
nhỏ này nghe tiếng nhạc dìu dặt, da diết mà dịu ngọt của YANY.Lâu lắm
rồi mình mới có một tình cảm đi hoang như thế này, dưới kia phố phường
như nhộn nhịp hẳn lên, họ rộn ràng bên nhau_còn mình cứ lặng lẽ ngồi đây
và làm bạn cùng ly chanh muối ngọt ngọt , mặn mặn đầu lưỡi không hiểu là
mình có buồn không đây?
Căn gác nhỏ vắng hoe trống trải như cõi lòng mình, không, đúng hơn là
khao khát hình như lại gần mình hơn. Thu sang rồi, lá vẫn xanh như vậy
chứ, tiếng nhạc cứ đều đều càng như da diết hơn.
Tôi nhớ anh biết bao.
Mùa thu cứ mang những gì nồng nàn nhất cho trời đất thì lại càng mang
cho lòng người vào tiết thu buồn bã đến lạ kỳ. Hoa sữa cứ thơm cho quay
quắt con phố nhớ để quên đi màu vàng rực rỡ nơi vườn hoa kia ngày đã
qua.
Thu Hà Nội càng buồn hơn.
Và tôi biết tôi đã yêu anh đến như thế nào.
sao lại lạnh vậy kìa?
 
C

chutchit

Guest
To thuytienxanh:
Cổ tích chứ còn gì nữa. Chuyện kiểu đó bây giờ đào đâu ra.
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Nếu nói thế thì chắc CNN tự tạo cho mình đến chục truyện cổ tích rồi.
Anyway, anhlaanh đừng có post lung tung như thế này chứ, mất công có người chia chia tách tách.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
CHIM CÔNG ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG

Vua của loài chim là phượng hoàng ra thông báo, đến mùa thu sẽ tổ chức thi "Hoa hậu", ai có bộ lông đẹp nhất sẽ được trao vương miện "Hoa hậu".
Tin tức truyền đi, muôn loài chim đều nô nức ghi tên đăng ký, đua nhau tham dự cuộc thi. Quạ mặc đồ xa tanh đen, hải âu diện bộ lụa trắng, chim hoàng ly mặc đồ nhung tơ vàng, chim công vận đồ vải hoa gấm cùng đến...
Qua sự bình xét của quần chúng, bộ lông dệt bằng vải hoa gấm của chim công đoạt giải nhất. Trong tiếng vỗ tay, phượng hoàng đeo vào cổ chim công tấm huy chương lấp lánh dòng chữ "Chim hoa hậu".
Cuộc thi kết thúc, chim công đang định ra về, muôn chim ùa đến vây quanh cô ta.
Chim sẻ nói với công: "Hoa hậu ơi, bộ lông của bạn đẹp quá, cho mình xin mấy cái đem về để chị em mình ngắm cho sướng mắt!" Nói xong, "xoạt xoạt" nhổ luôn mấy cái.
Chim chiền chiện nói với công: "Hoa hậu ơi, bộ lông của bạn tuyệt vời quá, cho mình xin mấy cái cho chị em mình xem cho biết với!". Nói xong, cũng "xoạt xoạt" nhổ luôn mấy cái đem đi.
Chim sơn tước nói với công: "Hoa hậu ơi, bộ lông của bạn thật xuất chúng, cho mình xin mấy cái cho chị em mình thưởng thức nhé!" Nói xong cũng lại nhổ "xoạt xoạt" luôn mấy cái.
Cứ thế mỗi người mấy cái, lông vũ trên mình chim công bị nhổ xơ xác. Đến mùa đông tháng giá, chim công không còn lông chống rét, nấp ở gốc cây run cầm cập. Phượng hoàng nhìn thấy kinh ngạc, chim hoa hậu sao lại biến thành con gà trụi lông thế này! Chim công rầu rĩ đáp: "Thôi đừng nói nữa, đây là tai họa do cuộc thi đem lại cho tôi. Cả bộ lông đẹp trên mình tôi đều bị người ta nhổ sạch cả rồi!". Công cúi đầu thở dài, chẳng còn đâu vẻ rạng rỡ hơn người như trong cuộc thi nữa.
Lông quý của chim công được người ta đem cắm trong lọ để ngắm, nhưng cô ta muốn bộ lông đẹp mọc lại còn phải chờ mất mấy năm nữa
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Bùi Cầm Hồ là người làng Đỗ Liêu, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tỉnh được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Tham chi chính sự dưới triều vua Lê Nhân Tông. Đó là một con người thông minh, trung thực và thẳng thắn. Việc thanh tra phá án của ông nổi tiếng là sáng suốt, có tình có lý được dân mến mộ và ủng hộ, sử sách ngợi ca. Với Bùi Cầm Hồ không một thế lực uy danh nào có thể làm sai lệch công việc, cản ngăn quyết định của ông.

Một trong những vụ án mà ông xét xử là vụ “chinh phụ giết chồng”. Chuyện kể rằng, hồi đó ở ngoại ô kinh thành Thăng Long có một đôi vợ chồng nhà lái buôn nọ sống rất hoà thuận, êm đềm. Một ngày kia trước lúc chồng đi xa, người vợ liền đi mua lươn về để nấu cháo cho chồng ăn – món ăn mà người chồng rất thích. Nào ngờ vừa ăn xong lái buôn lăn ra chết không hề trăn trối được một lời. Lập tức chị ta bị chức sắc địa phương trối gô lại và dẫn lên Huyện đường xét xử. Chị đã bị ghép vào tội “Mưu sát chồng vì ngoại tình”. Người đàn bà đó dập đầu kêu oan nhưng sau đòn tra khảo cực hình không chịu đựng nổi nên đành phải nhận tội. Thế là án quyết xử hành hình bằng hình thức voi giày, chỉ chờ ngày thực hiện.

Vụ án kinh động đó đã lan về Kinh Thành và đến tay Bùi Cầm Hồ. Ông suy nghĩ rất nhiều, phải chăng người đàn bà ấy đã vô tình mua nhầm loại rắn độc mình lươn lẫn trong đống lươn mà sinh ra tai hoạ. Bởi ông đã nhiều năm làm nghề khai khẩn đất hoang, và xuất thân từ vùng nông thôn nên hiểu rất rõ về loài rắn và lươn. Ông ngầm cho người ra cái chợ mà vợ lái buôn nọ đã tới và mua một mớ lươn về, chọn ra mấy con rắn độc mình lươn đem cho chó ăn, quả nhiên chó lăn đùng ra chết.
Thế là người đàn bà góa bụa thương tâm ấy thoát khỏi án voi giày nghiệt ngã. Đâu đâu người ta cũng trầm trồ khen tài đức của quan ngự sử Bùi Cầm Hồ.
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Ngày xưa, có một cô gái xinh đẹp tên là Pha-ti-ma. Cô chẳng những xinh đẹp mà còn rất thông minh. Mọi người trong vùng ai ai cũng đều yêu mến Pha-ti-ma.

Một hôm, cô cùng năm người bạn gái vào rừng chơi, chẳng may bị lạc đường. Khi màn đêm buông xuống, họ phát hiện phía trước có ánh lửa, bèn rủ nhau cùng đi tới đó. Đến nơi thì thấy một mà lão đang ngồi bên đống lửa. Pha-ti-ma đến trước mặt bà ta nói:

- Bà có thể cho chúng cháu ở tạm đây một đêm không? Chúng cháu bị lạc đường.

- Ái chà, thật là tuyệt! Thượng đế đã ban thưởng chúng mày cho ta! Hãy đợi ta sửa soạn một món gì để ăn nhé!

Nhận thấy có sự khác lạ trong lời nói của bà lão, nên trong lúc bà lão đi lấy thức ăn, nàng Pha-ti-ma để ý quan sát chung quanh và liền thông báo cho các bạn phát hiện của mình:

- Các bạn, bà ta là mụ yêu tinh đấy, hãy đi khỏi đây mau lên trước khi bà ta trở ra và bắt hết cả bọn chúng ta ăn thịt.

Cô và năm người bạn vừa tính đứng lên thì bà lão đã quay trở ra cùng một chiếc bánh thơm phức. Đặt chiếc bánh trước mặt các cô gái và nói:

- Chắc các cháu cũng đói lắm rồi. Bánh đây, các cháu đi, bánh thơm ngon lắm đấy!

Cả nhóm đưa mắt nhìn Pha-ti-ma.

- Kìa, các cháu sau lại không ăn bánh nhỉ? - Bà lão lại nói.

- Chúng cháu muốn được rửa tay trước rồi mới ăn ạ! - Pha-ti-ma nói, - chúng cháu được phép ra sông lấy nước chứ ạ?

- Không được! Chúng mày ra sông để trốn đi à! - Bà lão hét lên.

Pha-ti-ma lại nói:

- Vậy bà hãy dùng dây trói chúng cháu lại, chúng cháu sẽ không trốn được, và bà hãy ra sông lấy nước giùm chúng cháu đi.

Nghe thấy có lý, thế là mụ phù thuỷ mang dây ra trói các cô gái lại, nói:

- Ta chỉ cần giật chiếc dây này là biết ngay chúng mày còn hay đã trốn đi!

Nói xong mụ đi ra sông lấy nước. Bà ta vừa đi vừa kéo sợi dây, tự đắc:

- Ha ha, vẫn còn đó.

Đi được một lát, mụ phù thuỷ lại kéo dây, nói:

- Ha ha! Lũ chúng nó vẫn còn đó.
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Thế nhưng, Pha-ti-ma đã cởi trói cho các bạn và buộc sợi dây lên một thân cây, sau đó cùng các bạn chạy ngay vào rừng. Khi mụ yêu tinh từ sông về, thấy các cô gái đều đã trốn sach liền hét lên ầm ĩ và tức giận chạy đuổi theo. Các cô gái vẫn không hay biết và tiếp tục chạy về phía trước, còn mụ yêu tinh truy đuổi phía sau.

Họ chạy được một đoạn thì gặp một dòng sông và con cá sấu hung dữ chắn ngang.

Pha-ti-ma đến gần sát mé sông và nói với con cá sấu:

- Bạn sấu thân mến ơi, bạn hãy cõng giúp chúng ta từng người qua sông có được không?

Cá sấu nói:

- Ta có thể đưa các người qua sông, nhưng các bạn cho ta cái gì nào?

Pha-ti-ma nói:

- Nhóm chúng tôi có cả thảy sáu người. Chỉ cần bạn cõng lần lượt năm người qua sông thì còn người thứ sáu sẽ thuộc về bạn.

Nghe nói thế, sấu ta lấy làm vừa ý. Liền đồng ý cõng lần lượt các cô gái qua sông, cứ được một người lại nói:

- Một rồi nhé!

Cứ vậy, sau khi cõng đến cô thứ năm qua sông. Chuẩn bị cõng đến người thứ sáu thì sấu nói:

- Ha ha, bây giờ đến lượt ta ăn thịt mày đây!

Mụ yêu tinh vẫn đang bám riết các cô gái. Khi mụ chạy đến bờ sông, không thấy bóng các cô gái, biết rằng bọn họ đã qua được bên kia bờ sông liền bò ngay lên lưng con cá sấu đang nằm chờ đấy, cá sấu cõng ngay mụ ta ra giữa sông, nói:

- Ha ha, đây là đứa thứ sáu hả!

Nói đoạn, cá sấu lặn xuống nước và ngoạm ngay mụ phù thuỷ. Lát sau sấu rên rỉ:

- Thịt con bé này khó gặm quá, toàn xương là xương, sao ta lại không chọn đứa khác mà chén nhỉ?

Còn về sáu cô gái kia thì đã an toàn trở về làng. Nguyên nhân sáu người qua được đến bờ bên kia là khi cá sấu đang mãi để ý đếm năm cô gái cõng lần lượt trên lưng thì nàng Pha-ti-ma đã âm thầm bám theo đuôi cá sấu cùng bơi sang bờ với cô gái thứ năm từ lâu.


Truyện cổ Châu Phi
 
Retngot

Retngot

Guest
20/7/04
121
0
16
44
??
Truy cập trang
Thế không có chuyện cổ tích về tình yêu ah? chán thật đề tài nóng bỏng thế mà không có.
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Câu chuyện bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.



o O o


Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

“Việc này có ý nghĩa như thế nào ?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị… các vị là…

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Cô gái áo xanh

Chàng họ Vu tên Cảnh, tự là Tiểu Tống, người Ích Ðô, ở nhờ chùa Lễ Tuyển để học. Ban đêm Cảnh đang giở sách ra đọc, bỗng một cô gái đứng ngoài song cửa khen:

- Vu tướng công chăm học làm sao!

Vu tự nghĩ ở chốn núi sâu làm gì có con gái. Còn đang nghi ngại, cô gái kia đã đẩy cửa bước vào cười bảo:

- Chăm học làm sao!

Vu sửng sốt đứng dậy, nhìn xem thì thấy một nàng áo xanh, váy dài, mềm mại xinh xắn không ai sánh được. Vu biết không phải là người, cố vặn hỏi quê quán, nàng đáp:

- Chàng nhìn thiếp chẳng phải là kẻ cắn nuốt người, việc gì phải hỏi đến cùng cho mệt!

Vu lòng thấy mến, bèn ngủ chung. Cởi đến chiếc áo lót bằng lụa thì eo lưng nàng nhỏ chưa đầy hai chít tay. Ðêm gần tàn, nàng đã nhẹ nhàng ra đi. Từ đó không đêm nào không tới. Một đêm cùng uống rượu, trong lúc chuyện trò cô gái tỏ ra rất sành âm luật. Vu nói:

- Giọng nàng nhỏ mượt, nếu ca một khúc ắt khiến người nghe tiêu hồn!

Cô gái cười:

- Chẳng dám ca, sợ tiêu mất hồn chàng mà thôi!

Vu cố nài, nàng nói:

- Thiắp chẳng tiếc sén gì đâu, chỉ sợ người khác nghe được. Nếu chàng đã thích thì xin dâng chút tài mọn, nhưng chỉ hát nhỏ thôi nhé!

Nói rồi gót sen nhà nhẹ gõ nhịp vào chân giường mà hát rằng:

Cành cữu tiếng chim kêu,
Giữa đêm em chạy tản,
Chẳng hờn ướt giày thêu,
Chỉ sợ chàng không bạn.

Tiếng hát khẽ như tiếng nhặng, nghe kỹ mới nhận biết được. Nhưng lắng nghe thì giọng hát uyển chuyển trơn ấm, tai nghe mà lòng rung động. Cô gái hát xong, mở cửa nhòm ra, bảo:

- Ðề phòng ngoài song có người.

Lại đi vòng quanh nhà xem xét rồi mới trở vào. Chàng hỏi:

- Sao nàng lại lo ngờ quá thế ?

Cười đáp:

- Ngạn ngữ có câu: Ma sống trộm thường sợ người, thân phận thiếp là thế đấy!

Lát sau đi ngủ, buồn bã không vui, nói:

- Chút phận bình sinh có lẽ chấm dứt ở đây chăng?

Vu vội hỏi han, cô gái nói:

- Thiếp thấy lòng hồi hộp quá, lộc của thiếp e hết rồi.

Vu an ủi:

- Hồi hộp trong lòng hay máy mắt là chuyện bình thường, sao vội nói thế ?

Cô gái hơi yên lòng bèn cùng nhau ân ái. Ðêm tàn, nàng khoác áo bước xuống giường. Ðang định mở cửa thì cứ bồn chồn vào ra, nói:

- Không hiểu sao lòng thiếp tự nhiên thảng thốt khiếp sợ, xin tiễn thiếp ra khỏi cửa.

Vu trở dậy, đưa nàng ra tận ngoài cửa. Nàng dặn:

- Chàng đứng đây trông cho thiếp. Thiếp vượt khỏi tường này rồi hẵng vào.

Vu đáp:

- Ðược rồi.

Trông thấy nàng vừa ngoặt khỏi hành lang đã bặt tăm, không thấy đâu nữa. Vu đang định quay vào ngủ thì nghe nàng kêu cứu rất gấp. Vu vội chạy đến nhìn quanh, không thấy đâu, nhưng tiếng kêu vọng ra từ mái hiên. Ngẩng đầu nhìn kỹ thì một con nhện to bằng viên đạn đang chộp bắt một sinh vật nhỏ; tiếng kêu vo ve đau đớn. Vu phá mạng nhện, khều xuống, gỡ bỏ những sợi tơ nhện chằng trói, thì ra là một con ong xanh thoi thóp sắp chết. Mang về phòng, đặt ở đầu bàn. Con ong hồi tỉnh, một lúc mới bò được; nó thong thả leo lên nghiên, nhúng chân vào mực rồi leo ra đậu trên tràng kỷ, bò thành chữ "tạ" rồi chớp cánh mấy lần mới xuyên qua cửa sổ mà bay đi, từ đó không trở lại nữa.


Bồ Tùng Linh
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn không hết, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên và hỏi: “Làm sao con khóc?”, và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới cười mà rằng :”Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con”.
Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ...
Trong chốc lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini 2 mảnh. Và đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm. Một phần vì cô tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy.
Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh.


Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm:"Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...


Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa. Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ. Loay hoay mãi mà không vớt lên được, Tấm tính khóc. Nhưng rồi sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ, nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.
Đến nơi, đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Thì ra ban nãy nhà vua đi ngang qua cây cầu, ngài đã vớt được chiếc giày của Tấm. Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó.
Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.
Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện giật gần chết :wall: . Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi thẳng vào cung. :dogrun:
Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. :angel2: Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...
Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì mấy chú kiểm lâm truy tố vì tội lâm tặc.
Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...
Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...
Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói :”Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.
Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.
Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi :”Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?“. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...
Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn khen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng Ối trời ơi rồi lăn đùng ra chết.

Từ câu chuyên trên cho ta thấy phải thay đổi hình tượng trong lòng trẻ nhỏ :

Ác như cô tấm !






 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Cam to kiếm đâu mấy câu chuyện cổ tích hay ghê.
 
phuonghoanglua

phuonghoanglua

Guest
30/7/04
235
0
16
41
In legend
Truy cập trang
Hehe, em đến chết vì cười bởi cái chuyện Tấm Cám của bác mất thôi, camto ah, công nhận là đã đến lúc cho tài năng thăng hoa .....Xin cảm ơn.
 
F

frozen_soul83

Guest
25/2/04
14
0
0
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Ngày xửa ngày xưa, tại một vương quốc nọ, có một ông vua và một bà hoàng hậu. Một ngày nọ, đang ngồi xem phim kinh dị, đến đoạn giật gân, hoàng hậu lúc đó đang cho ngón tay vào miệng, đột nhiên cắn rụp một cái, máu chảy như suối, tràn cả ra ngoài hành lang đầy tuyết. Nhìn máu đỏ loang trên nền tuyết trắng, bà chợt ao ước sinh được mụn con gái, da trắng như tuyết , môi đỏ như máu. Rồi cũng đến ngày bà sinh được một cô con gái. Bà yêu quý cô lắm. Da cô trắng như tuyết, lợi đỏ như máu. Bà trìu mến đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết lớn lên, càng ngày càng ngỗ ngược, cô không coi ai ra gì, và rồi dính vào con đường nghiệp ngập. Cô tự nhủ: “ Mình có tên Bạch Tuyết, vậy phải chơi hàng trắng mới xong”. Từ đó trở đi, đồ đạc trong cung điện theo đó mà bay cùng nhưng cơn thăng thiên của cô. Rồi chẳng may hoàng hậu vì buồn phiền mà đột ngột qua đời. Vua cha thương con côi cút nên cưới một bà dì ghẻ sắc nước hương trời về để chăm sóc cô. Nhưng đời éo le, có ai ngờ bà dì ghẻ lại là đàn em Hạnh Sự, bởi vậy khi về đến cung điện, trong buổi ra mắt triều đình, bà ta để ý thấy Bạch Tuyết ngáp ngắn ngáp dài, bà ta hiểu ngay sự tình mà mừng thầm, bởi đó thực là một cơ hội trời cho để triệt hạ đứa con riêng của chồng. Từ đó trở đi, bà ta hàng ngày cung cấp đều đều chất trắng nuôi Bạch Tuyết khôn lớn. Nhưng lạ một điều, càng lớn Bạch Tuyết càng xinh đẹp. Mỗi khi nàng lên cơn thèm thuốc, trông nàng vật vã thật là thích mắt, cái cơ thể tròn căng đầy nhựa sống đó uốn éo lăn lộn khiến cho mọi người trong cung điện không ai là không thấy nổi cộm. Mụ dì ghẻ ức lắm, mụ không ngờ tác dụng phụ của ma tuý lại ghê gớm đến vậy. Và mụ cũng không tưởng tượng được khi vật vã con người ta trông lại hấp dẫn đến thế. Do vậy mụ quyết định dùng thuốc, với liều lượng cứ ngày càng tăng dần. Mỗi khi đêm xuống, mụ lên cơn thèm thuốc vật vã, đức vua nhìn thấy luôn khen rằng mụ hấp dẫn quá, ông đâu có biết rằng người vợ của mình đã trở thành một con nghiện thực sự. Mụ dì ghẻ lấy làm thích chí lắm, giờ đây trong cung, ai ai thấy mụ cũng đều khen thầm mụ thật là hấp dẫn. Mụ chạy vào phòng riêng cười thầm rồi lấy chiếc gương thần, một vật báu của mụ, treo lên là hỏi:
“ Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai vật được dường như ta”
Gương thần, không bao giờ biết nói dối, chậm rãi trả lời:
“ Hoàng hậu là người vật nhất “
Mụ dì ghẻ nở nụ cười mãn nguyện. Từ đó trở đi, mụ say sưa chích hít, đồng thời giảm liều lượng của Bạch Tuyết đi, nhiều khi mụ bán hàng cho Bạch Tuyết nhưng lại trộn lẫn cả bột sắn, hoặc hét giá cao, lấy cớ là hàng từ biên giới về bị tắc. Thực là phường gian xảo. Nhưng ở đời, ai học được chữ ngờ. Từ ngày liều lượng bị giảm, Bạch Tuyết đâm ra suốt ngày vật vã, càng ngày cường độ càng mạnh, bạo dạn hơn, hấp dẫn hơn. Cũng bởi cơ thể một cô gái vị thành niên như nàng ngon lành hơn hẳn một bà trung niên da bắt đầu khô nhăn như da cá sấu. Một ngày kia, mụ dì ghẻ chợt nghe thấy dư luận xì xầm gì đó, mụ bèn treo gương thần lên và hỏi:
“ Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai vật được dường như ta “
Gương thần, như mọi khi, lại chậm rãi trả lời:
“ Xưa kia bà vật nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần vật hơn “
Choáng váng, khủng hoảng, Stresss.... Mụ dì ghẻ không còn biết phân biệt phải quấy, mụ gọi ngay một tên lính hầu vào và ra lệnh đem Bạch Tuyết đi thủ tiêu. Tên lính ngáp ngắn ngáp dài tuân mệnh. Trước khi ra khỏi phòng, mụ dì ghẻ dúi vào tay tên lính một bịch chất trắng rõ lớn, coi như là phần ứng trước cho cái lệnh huỷ diệt ghê rợn đó ....
 
F

frozen_soul83

Guest
25/2/04
14
0
0
Nhận tạm ứng từ mụ dì ghẻ, tên lính hầu tức tốc xông vào phòng của Bạch Tuyết. Chà, nàng đang lên cơn, trông ngon lành như một con gà mái tơ luộc chấm muối chanh. Tên lính rút bọc thuốc ra , rít một hơi dài, hắn định thần trong giây lát rồi bế thốc Bạch Tuyết cho vào bao tải xách đi. Vì đang trong cơn vật vã, Bạch Tuyết mất hết sinh lực, nên nàng đành để mặc tên lính hầu tuỳ nghi hành động. Tên lính đi xa, xa lắm, hướng về phía mặt trời lặn. Tới một khu rừng sát biên giới, hắn thả Bạch Tuyết ra. Làm một liều nhỏ lấy dũng khí, tên lính hầu rút dao găm ra mài xoèn xoẹt. Mặc dù đang lơ mơ, nhưng Bạch Tuyết cũng cảm nhận được nguy hiểm cận kề. Nàng khó nhọc suy nghĩ và chợt nảy ra một ý. Nàng thều thào gọi tên lính hầu lại và nói:
-Trước khi chết, thiếp muốn xin một ân huệ cuối cùng, xin chàng hãy cho thiếp được chích một lần, rồi sẽ đi vào giấc thiên thu...
Vừa nói Bạch Tuyết vừa uốn éo khiến tên lính hầu không nỡ lòng nào. Hắn đồng ý rồi giở bịch thuốc ra pha chế để cả hai cùng chích. Bạch Tuyết chợt nói:
-Thiếp thấy chích mãi vào ven không đã. Thuốc theo máu đi lên não sẽ rơi rụng vài phần. Chi bằng ta chích thẳng vào não có hơn không.
Tên lính nghe cũng có lý, hắn mở túi đồ lấy cái kim tiêm to tướng ra định chọc Bạch Tuyết, nhưng nàng ra tay ngăn lại rồi khẽ bảo:
-Chàng đi đường xa mệt nhọc, để thiếp bồi tiếp chàng một phen.
Tên lính khoái lắm, vừa được thăng, lại vừa được người đẹp hầu hạ, còn gì bằng. Hắn đưa ống tiêm cho Bạch Tuyết . Nàng run run cầm lấy, đôi tay ngọc ngà thiếu thuốc rung bần bật, rồi lựa lựa nàng cầm ống tiêm đâm thẳng vào đầu tên lính rồi tiêm nhanh. Tên lính rú lên một tiếng ngã vật, hắn sốc thuốc nặng rồi. Bạch Tuyết hổn hển bò lại chỗ túi đồ, nàng giở bịch bột thuốc ra, khều vừa đủ cân lượng rồi hít nhẹ một hơi. Một cảm giác đê mê lan toả, Bạch Tuyết ngồi lên dựa vào gốc cây tận hưởng một lát, sinh lực bỗng đâu tràn về. Mấy hôm rồi không có thuốc, người nàng vật vờ như ma, đến khổ. Rồi nàng nhỏm dậy nhằm hướng khu rừng đi tới. Tên lính hầu sốc thuốc nằm một lúc lâu mới tỉnh lại, hắn nhỏm dậy nhìn xung quanh, không thấy Bạch Tuyết đâu cả. Sợ mụ dì ghẻ trừng phạt, hắn đành giết đại một con lợn rừng rồi mổ quả tim đem về cho mụ.
Bấy giờ Bạch Tuyết đã đi khá xa, nàng đi mãi, đi mãi. Trời bắt đầu tối dần. Bạch Tuyết đi một hồi lâu, bỗng nàng thấy trước mặt có một ngôi nhà bé xíu. Nàng rón rén lại gần, gõ cửa. Nhưng không thấy ai trả lời. Nàng khẽ đẩy cửa ra , bước vào. Trong nhà không có người. Giữa nhà là một cái bàn con với bảy chiếc ghế bé xíu, còn trên gác là bảy chiếc giường cũng bé xíu. Bạch Tuyết thích thú nhìn ngắm xung quanh, nàng không tưởng tượng được ai ở trong căn nhà này. Đột nhiên nàng thấy kiến bò trong da , ngứa ngáy lắm. Nàng vội vã chạy quanh nhà xem có thứ mình cần không. Đây rồi, trên chiếc bàn con, có bày ra đủ 6 bộ giấy bạc và một gói nhỏ xíu thuốc trắng, duy có 1 chỗ lại bày 1 cái ống điếu với 1 gói thuốc nâu xỉn. Bằng con mắt lành nghề, nàng biết ngay thứ mình cần đây rồi. Thế là nàng hít ngay gói đầu tiên, tuy nhiên liều lượng ít quá, nàng đành xơi luôn cả 5 gói còn lại, đến chỗ cuối bàn, nàng cầm nốt ống điếu lên nhồi thuốc rồi ngồi lim dim thả khói. Bây giờ thì nàng thấy thật thoải mái, nàng ngáp dài một cái, cơn buồn ngủ kéo đến rồi. Thế là nàng đi lên gác, kê bảy chiếc giường lại với nhau và lăn ra ngủ.
Xa xa, có bóng bảy người lùn bước tới căn nhà, họ là bảy anh em, tương truyền dân gian gọi họ là bảy chú lùn. Bảy chú canh tác một hecta cây anh túc, hàng ngày các chú ra vườn chăm cây lấy mật về chế biến thành bột nâu để phục vụ anh cả, còn tinh chế thành bột trắng để 6 chú em sử dụng. Họ thường đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Vì bột làm ra nhiều, không có chỗ cất, nên nhiều khi các chú ở lại phê luôn đến nửa đêm mới mò về. Các chú ít khi trữ bột trong nhà nhiều vì anh cả dặn là dạo này khu vực hay có trộm. Cả bảy chú tung tăng vào nhà, và họ thấy cửa mở toang. Bảy chú chạy nhanh vào nhà. Trên bàn giấy má lộn xộn, bàn ghế thì xộc xệch.
-Ai đã dùng giấy bạc của tôi thế này
-Ai đã dùng bật lửa của tôi
-Ai đã dùng thuốc của tôi
-Đứa nào dùng ống điếu của ông thế...
Các chú nháo nhác tưởng trộm, họ chạy xộc lên gác xép và đứng sững lại, trước mặt họ là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang ngủ trên cả bảy cái giường của họ. Tiếng ngáy của nàng to nhưng rất có vần điệu , nghe như một bài hát ru xứ Ca ta lăng. Cả bảy chú đứng như trời trồng nhìn nhau. Rồi chú út vốn là người nhanh nhẹn và bạo dạn nhất, chú chậm rãi tiến tới và sờ nắn kiểm tra.
-Măng non các anh ạ. Em đoán chắc cô ấy vừa tròn 16 hay 17 gì đó. Sao lại bỏ nhà đi lang thang thế này.
Thấy có người sờ soạng, Bạch Tuyết giật mình tỉnh dậy. Nàng ngơ ngác nhìn quanh. Rồi từ từ đứng dậy và nói:
-Cho tôi xin lỗi, tôi đường đột vào nhà các chú. Tôi đã dùng hết các thứ trên bàn mất rồi.
Anh cả xoa xoa cằm cười khúc khích:
-Hoá ra cô cũng là dân oi khói. Thế thì tuyệt. Cô cứ ở lại đây với chúng tôi cho vui, thuốc thang không thiếu... hàng ngày chúng tôi ra đồng canh tác, cô ở nhà dọn dẹp nhà cửa nấu ăn nhé.
Bạch Tuyết vui lắm, nàng đã có một gia đình mới. Thế là nàng dắt tay cả bảy chú xuống gác, anh cả rút trong bọc ra một bịch nâu , một bịch trắng lớn. Và thế là họ vừa ca hát nhảy múa, vừa dùng thuốc, rồi tất cả nằm lăn ra phê tới sáng.
Sáng hôm sau, như thường lệ,các chú lùn lại chuẩn bị lên đường ra đồng canh tác. Họ vừa định đi ra thì Bạch Tuyết nhỏm dậy. Nàng vội vã đi lau rửa rồi soạn sửa bữa ăn nhanh cho bảy chú. Trong bữa ăn, Bạch Tuyết đột nhiên thắc mắc:
-Sao các chú có nhiều thuốc thế...?
-À, vì bọn tôi có một hecta canh tác anh túc, tự cung tự cấp, dùng không hết còn thừa nhiều lắm.
-Vậy tại sao không đem đi tiêu thụ nhỉ? Tôi nghĩ các chú bán bớt đi có phải là vừa có tiền mua sắm , lại vẫn có thuốc dùng không...
Anh cả nghe đến đó vỗ đùi đánh đét:
-Chí lý, thực là con mắt đàn bà.
Bạch Tuyết được khích lệ, nàng mau mắn phát biểu:
-Bây giờ thế này, các chú ra đồng canh tác, tinh chế và đóng gói. Còn tôi ở nhà làm việc vặt, đồng thời mở điểm giao dịch và tìm bạn hàng luôn. Rồi sau đó các chú đem hàng tới cho khách và lấy tiền về. Cùng làm cùng hưởng, tôi không đòi hỏi gì đâu.
Các chú lùn nghe thấy thích lắm. Thế là họ cùng nhau gây dựng một đường dây sản xuất và phân phối ma tuý. Nhằm tránh sự truy xét của mụ dì ghẻ, tất cả hàng hoá đều được xuất khẩu sang nước bên cạnh hết, không tiêu thụ nội địa. Và Bạch Tuyết đã đặt tên cho hội của Băng đảng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là ”Tuyết Bảy Lùn”.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA