Đã là đối chiếu thì chỉ có đối chiếu thôi, còn điều hoà hay điều chỉnh gì nữa? ai đó nói đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng thì thật là đúng mà chưa đủ. Mọi người tranh luận về cái khái niệm cũng đúng thôi vì quả thật, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một cái bank reconciliation nào được các kế toán của ta lập (bác nào lập rồi thì post cho xin cái form).
Ai nói các pác kế toán việt nam chưa làm cái đó bao giờ là không chịu nhìn vào bản chất vấn đề. Về cơ bản thì các giao dịch liên quan đến tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán của doanh nghiệp sẽ đúng như trên ghi chép của ngân hàng, thỉnh thoảng cũng có lúc sai và kế toán nhà ta cũng phải tìm hiểu tại sao hai con số này không giống nhau, đấy chính là các pác đã làm cái thủ tục bank reconciliation rồi đấy, có ai mang cái bank statement số A làm attachment cho số dư trên cash book là số B mà hàng năm vẫn được kế toán truởng, giám đốc cất nhắc, lên lương không? chỉ cái tội việc document của các pác kém quá, có khi gọi điện hỏi rồi post thẳng cái bút toán điều chỉnh vào, có khi ghi ra tờ lịch hoặc mảnh giấy về số khác biệt rồi cũng post thẳng điều chỉnh vào cuối cùng số dư tài khoản vẫn khớp zin giữa hai bên. Một vấn đề nữa là nghiệp vụ tiền gửi của các doanh nghiệp việt nam không phức tạp lắm, phí ngân hàng rất thấp, chi tiêu tiền mặt còn nhiều, bank overdraft thì hình như ngân hàng phục vụ chưa có nghiệp vụ này... cái đó cũng là lý do mà việc chênh lệch giữa hai hệ thống theo dõi ít có sự khác biệt đáng kể và thường xuyên nên các pác kế toán cũng dành ít sự quan tâm đến nó hơn.
Các pác kế toán già thì nhiều kinh nghiệm nên khi reconcile hay tập trung vào các sai sót tiềm ẩn và nhanh tìm ra "thủ phạm" hơn việc ngồi lấy bút chì mà chấm bên này rồi chấm bên kia, từ đầu đến cuối thì gặp "thủ phạm" ở dòng cuối cùng như cách làm của mấy chú nhân viên mơi mới, không sao, kiến thức học ở trường là đủ cho công việc một cách bài bản còn kinh nghiệm làm việc hiệu quả không phải một sớm một chiều là có được.