Luận bàn chuyện phát âm đông tây kết hợp

  • Thread starter voxuanthanh
  • Ngày gửi
voxuanthanh

voxuanthanh

xuongrongda
Có bao giờ bạn đọc tên 12 con giáp theo kiểu này chưa: "Tí, sửu, dần, mẹo, thìn, rắn, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi"? Chắc là chưa đâu hén. Bởi vì ngay cả đứa con nít "3 tuổi" cũng biết rằng đọc như thế là khác hệ, dẫu rằng "rắn" cũng là "tị" thôi.

Đó là dẫn chứng mở đầu, còn vấn đề chính mà Thanh tui muốn đề cập ở đây là cách đọc các chữ cái Việt Nam không thống nhất. Thanh tui thấy rằng các bạn bây giờ (chắc cũng do ảnh hưởng của đài truyền hình) đọc tùy tiện quá, thích đọc sao là đọc, không phân biệt đâu là tên chữ cái, đâu là âm để đánh vần chữ cái đó. Mà một trong những chữ cái bị đọc sai nhiều nhứt là chữ G.

Trong chương trình "Chiếc nón kỳ diệu" (đài VTV3), người dẫn chương trình đọc các chữ cái "A (a)", "B (bê)", "C (xê)"... nhưng chữ "G (ghê)" lại đọc là gờ. Có khác gì "tị" mà đọc thành "rắn" - Thanh tui đã đề cập ở trên.

Thêm nữa, các bạn miền Bắc hay đọc chữ "G" là gờ trong hầu hết các trường hợp như: cà phê gờ 7, nhóm gờ 7... nhưng khi đọc "GDP" (tổng thu nhập quốc nội) thì lại đọc là ghê-đê-pê ; Sáng sáng, bạn có thể nghe cách đọc chói tai từ cô phát thanh viên trên VTV tên các cổ phiếu "BMC" (bê em xê) thành bê mờ xê...; hộp thư "gmail" (google mail) được đọc thành gờ mail (cái này Thanh tui bó tay luôn).

Đến cách đọc trang web. Thanh tui thấy còn độc chiêu hơn. Ví dụ trang "www.vietnamnet.org" (Thanh tui cho một trang web ngẫu nhiên, không có thật, các bạn đừng click vô, rồi nói Thanh tui "dóc tổ") (word wide web chấm việt nam net chấm ọoc) có phát thanh viên đọc vê đúp vê đúp vê đúp chấm việt nam net chấm o rờ gờ, có phát thanh viên đọc vê kép vê kép vê kép chấm việt nam net chấm o rờ gờ

Và cuối cùng, các bạn thử đọc qua dẫn chứng sau (Thanh tui trích từ mục Quán mắc cỡ - Báo Tuổi trẻ cười CN, 26/11/2006)

"Lộn xộn quá!

* Đài VTV hay đọc địa chỉ email như sau: “a-còng vê-tê-vê chấm o-rờ-gờ chấm vi-en” (@vtv.org.vn). Cách đọc vậy liệu có xuôi tai không? PHAN QUỐC VINH (TP.HCM)

- Hổng xuôi tai lắm. 3 tiếng vê-tê-vê phát âm theo kiểu Pháp, 3 tiếng o-rờ-gờ phát âm theo kiểu của học trò ta mới tập đánh vần, 2 tiếng vi-en lại phát âm theo tiếng Anh. Cái đó kêu bằng là Pháp - Việt - Anh lộn xộn. Nên chọn một kiểu. Thiệt là lộn xộn!"

(Cô Tú)

Không phải tui có thành kiến với các đài miền Bắc. Nhưng các bạn để ý thử coi đài HTV và VTV có gì khác nhau trong cách phát âm rồi sửa nhé. Thân
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Các nhà đài rất chú trọng đến vấn đề phát âm của các phát thanh viên. Trong một vài trường hợp không thể kiểm soát được việc này vì có thể nó như là một phản xạ không điều kiện. Và người nghe cũng như đã khá quen thuộc nên hiểu ngay ra là phát thanh viên muốn chuyển tải vấn đề gì. Đặc biệt khi phát sóng trực tiếp thì dừng lại điều chỉnh cho đúng là bất khả thi.

Cũng cần nói thêm, giới trẻ hiện nay cũng sính ngoại rất nhiều, từ ngữ lai căng vô chừng. Sáng tác nhiều ngon ngữ thuộc dạng Tây không ra tây ta không ra ta. Báo chí cũng đang lên án thế hệ 9x sáng tác ngôn ngữ thời @ đọc muốn chóng mặt. Ấy thế mà các ông công nghệ thông tin cũng rảnh rỗi ngồi code này code kia để phiên dịch thứ ngôn ngữ ấy ra ngôn ngữ chính thống. Việc làm thừa thãi quá thể!

Với vô số lý do để giải thích việc này:

- Từ chuyên môn tiếng nước ngoài không có từ tiếng việt tương ứng : Cái này hay gặp nhất. Diễn đàn ta thì vô số... Không biết nên thông cảm hay không!? Hay thì tự trách mình trình độ có hạn cho xong :)

- Nghèo vốn từ tiếng Việt, lười đọc sách, lười viết. Cái này thì di căn của bậc học phổ thông... Văn chương giáo điều nhiều quá nên mới ra nỗi.

- Sính ngoại : trường hợp này đáng phê phán nhất.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không khó!
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
voxuanthanh nói:
Thêm nữa, các bạn miền Bắc hay đọc chữ "G" là gờ trong hầu hết các trường hợp như: cà phê gờ 7, nhóm gờ 7... nhưng khi đọc "GDP" (tổng thu nhập quốc nội) thì lại đọc là ghê-đê-pê ; Sáng sáng, bạn có thể nghe cách đọc chói tai từ cô phát thanh viên trên VTV tên các cổ phiếu "BMC" (bê em xê) thành bê mờ xê...; hộp thư "gmail" (google mail) được đọc thành gờ mail (cái này Thanh tui bó tay luôn).

Bạn phát âm chuẩn cho tôi chữ này xem.
 
meocung

meocung

Guest
20/11/06
330
0
0
Đà Nẵng
Phải đọc là " đê pê" chi tigon nhỉa??????
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Có bao giờ bạn đọc tên 12 con giáp theo kiểu này chưa: "Tí, sửu, dần, mẹo, thìn, rắn, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi"? Chắc là chưa đâu hén. Bởi vì ngay cả đứa con nít "3 tuổi" cũng biết rằng đọc như thế là khác hệ, dẫu rằng "rắn" cũng là "tị" thôi.

Đó là dẫn chứng mở đầu, còn vấn đề chính mà Thanh tui muốn đề cập ở đây là cách đọc các chữ cái Việt Nam không thống nhất. Thanh tui thấy rằng các bạn bây giờ (chắc cũng do ảnh hưởng của đài truyền hình) đọc tùy tiện quá, thích đọc sao là đọc, không phân biệt đâu là tên chữ cái, đâu là âm để đánh vần chữ cái đó. Mà một trong những chữ cái bị đọc sai nhiều nhứt là chữ G.

Trong chương trình "Chiếc nón kỳ diệu" (đài VTV3), người dẫn chương trình đọc các chữ cái "A (a)", "B (bê)", "C (xê)"... nhưng chữ "G (ghê)" lại đọc là gờ. Có khác gì "tị" mà đọc thành "rắn" - Thanh tui đã đề cập ở trên.

Thêm nữa, các bạn miền Bắc hay đọc chữ "G" là gờ trong hầu hết các trường hợp như: cà phê gờ 7, nhóm gờ 7... nhưng khi đọc "GDP" (tổng thu nhập quốc nội) thì lại đọc là ghê-đê-pê ; Sáng sáng, bạn có thể nghe cách đọc chói tai từ cô phát thanh viên trên VTV tên các cổ phiếu "BMC" (bê em xê) thành bê mờ xê...; hộp thư "gmail" (google mail) được đọc thành gờ mail (cái này Thanh tui bó tay luôn).

Đến cách đọc trang web. Thanh tui thấy còn độc chiêu hơn. Ví dụ trang "www.vietnamnet.org" (Thanh tui cho một trang web ngẫu nhiên, không có thật, các bạn đừng click vô, rồi nói Thanh tui "dóc tổ") (word wide web chấm việt nam net chấm ọoc) có phát thanh viên đọc vê đúp vê đúp vê đúp chấm việt nam net chấm o rờ gờ, có phát thanh viên đọc vê kép vê kép vê kép chấm việt nam net chấm o rờ gờ

Và cuối cùng, các bạn thử đọc qua dẫn chứng sau (Thanh tui trích từ mục Quán mắc cỡ - Báo Tuổi trẻ cười CN, 26/11/2006)

"Lộn xộn quá!

* Đài VTV hay đọc địa chỉ email như sau: “a-còng vê-tê-vê chấm o-rờ-gờ chấm vi-en” (@vtv.org.vn). Cách đọc vậy liệu có xuôi tai không? PHAN QUỐC VINH (TP.HCM)

- Hổng xuôi tai lắm. 3 tiếng vê-tê-vê phát âm theo kiểu Pháp, 3 tiếng o-rờ-gờ phát âm theo kiểu của học trò ta mới tập đánh vần, 2 tiếng vi-en lại phát âm theo tiếng Anh. Cái đó kêu bằng là Pháp - Việt - Anh lộn xộn. Nên chọn một kiểu. Thiệt là lộn xộn!"

(Cô Tú)

Không phải tui có thành kiến với các đài miền Bắc. Nhưng các bạn để ý thử coi đài HTV và VTV có gì khác nhau trong cách phát âm rồi sửa nhé. Thân
Đọc bài của bạn tôi cũng thừa nhận là có như thế, nhưng hình như chữ G(gờ) khi phát âm là "Rê" chứ sao lại là "ghê" .
 
C

cabasa

Cao cấp
Trong chương trình "Chiếc nón kỳ diệu" (đài VTV3), người dẫn chương trình đọc các chữ cái "A (a)", "B (bê)", "C (xê)"... nhưng chữ "G (ghê)" lại đọc là gờ. Có khác gì "tị" mà đọc thành "rắn" - Thanh tui đã đề cập ở trên.
Thế là phải đọc là ghê hả bạn, giờ mình mới biết!
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
híc..cả tỉnh nhà em nói ngọng nên em chằng dám vào topic này!
tủi thân quá hu..hu...!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Sao lại là "Rê" Đê Pê được? "Ghê" cũng không phải đâu. Phải là "Giê" Đê Pê chứ! Tớ ở ngoài Hà Nội, tớ vẫn quen nói thế.
 
meocung

meocung

Guest
20/11/06
330
0
0
Đà Nẵng
Sao lại là "Rê" Đê Pê được? "Ghê" cũng không phải đâu. Phải là "Giê" Đê Pê chứ! Tớ ở ngoài Hà Nội, tớ vẫn quen nói thế.
Chi Tú bảo là "giê" vì bà chị ở " Hà lội" còn em ở Đà nẵng nên "rê" thôi!!!!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Không phải vấn đề bạn sống ở đâu mà vấn đề chuẩn ở chỗ nào. Các vùng khác nói sai bởi vì giọng nặng nên đã đọc chệch đi so với âm chuẩn. Nếu nhìn G mà đọc là "Rờ" thì vô lý vì G gắn với chữ Gi (Giê), R sẽ gắn với Rờ.

Chi Tú bảo là "giê" vì bà chị ở " Hà lội" còn em ở Đà nẵng nên "rê" thôi!!!!
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
Chi Tú bảo là "giê" vì bà chị ở " Hà lội" còn em ở Đà nẵng nên "rê" thôi!!!!
------
em ở Hưng Yên nên toàn gọi = Dê thui...gớm nữa Dê nào mà chẳng là Dê ( rê, giê, dê = rờ ê dê; Lờ, nờ = lờ ơ nơ huyền nờ ; ..)
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
GDP : là giê đê pê hoặc Gi Đi Pi....nghe RÊ lạ tai quá...sao R lại thay G đc nhờ?
 
meocung

meocung

Guest
20/11/06
330
0
0
Đà Nẵng
------
em ở Hưng Yên nên toàn gọi = Dê thui...gớm nữa Dê nào mà chẳng là Dê ( rê, giê, dê = rờ ê dê; Lờ, nờ = lờ ơ nơ huyền nờ ; ..)

Vụ ê, dê, ghê, rờ, gờ... này chắc nói mãi cũng chẳng xong đâu, mỗi nơi mỗi khác, phát âm mỗi khác, miễn hiểu đúng là được, chứ nói " anh yêu em" mà thành " anh ghét em" , lúc đó mới mệt ngọc thể!!!!!!
 
voxuanthanh

voxuanthanh

xuongrongda
Túm lại, cứ thuận mồm thì đọc...

Chứ cái chuyện ngôn ngữ bất đồng thì sao nói hết được... :1luvu:

Biết là ngôn ngữ bất đồng, thuận mồm là đọc.Mục đích Thanh tui post lên cốt là để mọi người bàn luận, và phát âm như thế nào là phát âm chuẩn.Thanh tui thấy tiếng việt cứ lộn xộn cả lên, Anh -Pháp -Việt lẫn lộn , nội - ngoại chồng chéo nhau.


-------------------
TIỀN KHÔNG TỰ SINH RA MÀ CŨNG KHÔNG TỰ MẤT ĐI NÓ DI CHUYỂN TỪ TÚI NGƯỜI NÀY SANG TÚI NGƯỜI KHÁC
 
L

luckyluck866

Guest
28/8/07
553
0
0
Đồ nhà quê!
thực ra ở đây chúng ta có ai là chuyên gia về Tiếng việt đâu chứ!??
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Biết là ngôn ngữ bất đồng, thuận mồm là đọc.Mục đích Thanh tui post lên cốt là để mọi người bàn luận, và phát âm như thế nào là phát âm chuẩn.Thanh tui thấy tiếng việt cứ lộn xộn cả lên, Anh -Pháp -Việt lẫn lộn , nội - ngoại chồng chéo nhau.


-------------------
TIỀN KHÔNG TỰ SINH RA MÀ CŨNG KHÔNG TỰ MẤT ĐI NÓ DI CHUYỂN TỪ TÚI NGƯỜI NÀY SANG TÚI NGƯỜI KHÁC

Cái chữ TUI này thì sao nhỉ?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Sao lại là "Rê" Đê Pê được? "Ghê" cũng không phải đâu. Phải là "Giê" Đê Pê chứ! Tớ ở ngoài Hà Nội, tớ vẫn quen nói thế.

Thế GPD đọc là Dê-Pê-Đê hả?

Quan điểm của tôi thì chẳng quan trọng lắm vấn đề này, vì khi mà những từ ngữ - thuật ngữ hiện đại có nguồn gốc từ nhiều nước cùng du nhập vào Việt Nam thì viêc đọc không chính xác theo phát âm của của từ gốc cũng là điều bình thường. Có những từ không thể Việt hóa được và không nên Việt hóa, nhưng có những từ cũng cần Việt hóa để cho đa số người dân có thể hiểu được.
Thí dụ: www.yahoo.com, đúng ra phải đọc là "world wide web dot ya-hoo dot com" nhưng nếu đọc "dot" như vậy thì nhiều người sẽ không hiểu, do đó phải đọc là "chấm" thôi.
Sự thay đổi của ngôn ngữ cũng sẽ như thuyết tiến hóa của Darwin, những từ ngữ không được sử dụng thì sẽ thoái hóa dần. Làm trong sáng tiếng Việt thì ta nên loại bỏ những từ ngữ gây phản cảm, méo mó, không có văn hóa thôi. Chứ đọc "vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en" thì đa số đều hiểu được, nhưng chỉ có một số rất nhỏ hiểu được cách đọc "tổng hợp" từ 3 ngôn ngữ. Suy cho cùng, trước thời mở cửa, không phải lúc mà nhà nhà học tiếng Anh, người người học tiếng anh thì VTV đọc là "Vê tê Vê" theo tiếng Pháp đã có. Còn Org? Đọc là "ỌOC" thì 80% dân số nông nghiệp Việt Nam sẽ lùng bùng lỗ tai. Còn vn? Thời đại Internet và tiếng Anh du nhập cùng lúc đã khiến cho các thuật ngữ mới nói chung - thuật ngữ công nghệ nói riêng được đọc theo tiếng Anh. Thế là món cháo ba món mà chúng ta ăn sẽ có ba mùi vị! Và theo quan điểm của tôi, món cháo đó cũng chẳng sao cả, chắc cũng chỉ làm đau bụng vài vị kén ăn thôi.
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Thế GPD đọc là Dê-Pê-Đê hả?

Quan điểm của tôi thì chẳng quan trọng lắm vấn đề này, vì khi mà những từ ngữ - thuật ngữ hiện đại có nguồn gốc từ nhiều nước cùng du nhập vào Việt Nam thì viêc đọc không chính xác theo phát âm của của từ gốc cũng là điều bình thường. Có những từ không thể Việt hóa được và không nên Việt hóa, nhưng có những từ cũng cần Việt hóa để cho đa số người dân có thể hiểu được.
Thí dụ: www.yahoo.com, đúng ra phải đọc là "world wide web dot ya-hoo dot com" nhưng nếu đọc "dot" như vậy thì nhiều người sẽ không hiểu, do đó phải đọc là "chấm" thôi.
Sự thay đổi của ngôn ngữ cũng sẽ như thuyết tiến hóa của Darwin, những từ ngữ không được sử dụng thì sẽ thoái hóa dần. Làm trong sáng tiếng Việt thì ta nên loại bỏ những từ ngữ gây phản cảm, méo mó, không có văn hóa thôi. Chứ đọc "vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en" thì đa số đều hiểu được, nhưng chỉ có một số rất nhỏ hiểu được cách đọc "tổng hợp" từ 3 ngôn ngữ. Suy cho cùng, trước thời mở cửa, không phải lúc mà nhà nhà học tiếng Anh, người người học tiếng anh thì VTV đọc là "Vê tê Vê" theo tiếng Pháp đã có. Còn Org? Đọc là "ỌOC" thì 80% dân số nông nghiệp Việt Nam sẽ lùng bùng lỗ tai. Còn vn? Thời đại Internet và tiếng Anh du nhập cùng lúc đã khiến cho các thuật ngữ mới nói chung - thuật ngữ công nghệ nói riêng được đọc theo tiếng Anh. Thế là món cháo ba món mà chúng ta ăn sẽ có ba mùi vị! Và theo quan điểm của tôi, món cháo đó cũng chẳng sao cả, chắc cũng chỉ làm đau bụng vài vị kén ăn thôi.

Bác Ây-dê-a-em (Adam) nói hay rê! Lý giải tốt nguyên nhân tại sao lại có "chuyện ấy", và nêu một phần vấn đề có cần phải giải quyết "chuyện ấy" hay không?

Theo tớ thì có 3 khía cạnh để 8:
Có cần khắc phục vấn đề hay không?
Nguyên nhân chủ yếu là gì?
Phương hướng giải quyết?

Tớ chẳng có quan điểm gì to tát, chỉ có vài ý kiến nho nhỏ:
1. Có chuyện vui vui thật 100%: hồi học môn dân số học, thầy giáo (40 tuổi chưa vợ) dõng dạc phê bình SV: Các anh chị nên nhớ rằng các ký hiệu xuất phát từ nước nào thì phải đọc theo phiên âm của nước đó, nếu là chuẩn quốc tế thì phải đọc theo tiếng Anh, ví dụ tỷ suất sinh thô thì phải đọc là xi - bi - erở (CBR) -> té ngửa!

2. Đôi khi ta hay nhầm lẫn giữa tiếng ngoại thuần và tiếng ngoại Việt hóa. Khi trong tiếng việt không có từ tương đương thì có thể mượn của ngoại- Việt hóa , khi đó nó giống như tiếng Việt mới sinh - tức là từ mới (không phải tiếng Việt cổ) - nó cũng giống như khi mượn của Tàu, của Pháp ngày trước thôi (chẳng hạn như từ Hoa cũng là mượn của Tàu đấy). Vậy thì có phát âm theo tiếng Việt những từ mới du nhập thì cũng hợp lý hợp lệ thôi - hơn nữa nó đảm bảo nguyên tắc sống còn của ngôn ngữ: "nghe là hiểu".

Theo tớ thì nên đọc tất theo tiếng Việt nếu như ngữ cảnh lúc đó mình đang sử dụng tiếng Việt (bản tin bằng tiếng Việt), ai cũng hiểu. Chứ cái kiểu cháo thập cẩm thì cũng không hay ho lắm. Đặc biệt khi gọi là "Tiếng nói Việt Nam" mà đọc tùm lum cả tiếng khơ me, tiếng Zamaica nữa thì cũng cần phải... phát ngôn lại.

Ngày xưa (so với tuổi đời của tớ) các cụ rất chú trọng vấn đề này, thể hiện trong các cuốn sách cũ, với những từ phiên âm La Tinh là phải phát âm theo âm sắc tiếng Việt và có gạch nối, ví dụ như tên một viên tướng Pháp là Đờ-Cu

Hết ý kiến!

Hiền-Mờ-Cuy
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
- Sính ngoại : trường hợp này đáng phê phán nhất.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không khó!
Lão già chưa bao giờ xuất ngoại, chỉ mới về nhà ngoại thui, nhưng nghe một câu chuyện thế này.

Người Việt ta sang TQ công tác, khi đi siêu thị thường hay rủ theo người quen là người bản địa để khỏi bị chặt chém và để ... phiên dịch. Ta nói tiếng Anh, người kia dịch lại tiếng Hoa và ngược lại. Người ấy mới nói với người phiên dịch bằng tiếng Anh "tại sao ở đây buôn bán lớn và toàn là khách du lịch mà sao người ta không sử dụng nhân viên biết tiếng Anh nhỉ?" thì bất ngờ nhận lại câu trả lời bằng tiếng Anh sành sõi trực tiếp từ người bán hàng: "Đất nước Trung Hoa và số dân Trung Hoa chiếm tỷ lệ lớn trên thế giới, tại sao thế giới này không nói tiếng Hoa mà người Hoa phải nói tiếng Anh".

Dẫu biết rằng làm kinh tế thì phải hòa nhập nhưng câu chuyện trên (không biết có thực không) cho thấy ý nghĩa của tinh thần dân tộc người Hoa.

..............
Hết ý kiến!
Hiền-Mờ-Cuy
Tớ không phải là sính ngoại nhưng nếu đọc thuần Việt thì phải là Hiền-Mờ-Cu :freddy:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA