chưa có doanh thu có KC chi phí Qlý

  • Thread starter Trần Tuyền
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
K

Khánh_Vi

Guest
19/3/07
33
0
0
39
Hà nội
Vấn đề là trong quý em có tạm ứng lần 2 không/ tức là doanh thu đó, vậy kết chuyển là đúng. Còn chưa có doanh thu thì kết chuyển là sai. Nếu cán bộ thuế nói vậy thì e rằng lại gặp đồ...rởm rồi

Mình thì nghĩ là vẫn phải kết chuyển chi phí bình thường, khi các doanh nghiệp xây lắp, mấy năm mới xong 1 công trình, nghiệm thu >>> mới có doanh thu. vậy khoản chi phí bắt đầu làm công trình đến khi kết thúc mà chưa có doanh thu ta vẫn kết chuyển bình thường mà.:dance2:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Mình thì nghĩ là vẫn phải kết chuyển chi phí bình thường, khi các doanh nghiệp xây lắp, mấy năm mới xong 1 công trình, nghiệm thu >>> mới có doanh thu. vậy khoản chi phí bắt đầu làm công trình đến khi kết thúc mà chưa có doanh thu ta vẫn kết chuyển bình thường mà.:dance2:

Sai cơ bản. Việc xác định doanh thu căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, Nếu chưa có biên bản nghiệm thu mà xuất hoá đơn là thiếu căn cứ, tuy nhiên cơ quan thuế vẫn có thể áp thuế nếu không có BBNT nhưng có nhận tiền đợt 2 quá số tạm ứng ghi trên hợp đồng theo NĐ 16, TT 05 và NĐ 99/2007. Việc xác định chi phí kết chuyển vào giá vốn phải phù hợp với dự toán-khối lượng thực hiện được nghiêm thu A-B.
Nếu kết chuyển chi phí mà chưa có doanh thu thì sai với chuẩn mực kế toán 14- Doanh thu và thu nhập khác- bạn nên tìm đọc.
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Đừng nhầm lẫn giữa xác định giá vốn với chi phí quản lý kinh doanh bạn nhé. ở đây người ta nói đến việc kết chuyển chi phí QLKD chư không nói kết chuyển gái vốn khi chưa có doanh thu mà
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đừng nhầm lẫn giữa xác định giá vốn với chi phí quản lý kinh doanh bạn nhé. ở đây người ta nói đến việc kết chuyển chi phí QLKD chư không nói kết chuyển gái vốn khi chưa có doanh thu mà

Xác định giá thành với chi phí quản lý kinh doanh là ranh giới mơ hồ lắm, các bạn đọc bài viết của DuyVinh ở trên có nhận xét gì không đã rồi hãy phán quyết. Trong một công ty tư vấn thiết kế thì chi phí quản lý doanh nghiệp không phải là nhỏ, nếu cứ tính lương cán bộ, hao mòn máy tính, xe con, điện nước, tiền thuê văn phòng vv... đều phải tống vào chi phí QLDN. Ngay chuyện Ông giám đốc hay Anh trưởng phòng ăn lương loại hình nào: Sản xuất hay Qlý cũng là khó rồi. Nếu cứ vào hết CP QLDN rồi báo cáo lỗ năm này qua năm khác, để tới một kỳ đẹp trời nào đó, hợp đồng tư vấn kết thúc, tiền về thật nhiều, thì hỡi ôi, moi đâu ra chi phí để bù vào khoản chênh lệch còn lại giữa doanh thu và giá thành??? Lúc đó kế toán lại thành phản chủ rồi.

Để tranh cãi mãi thế này thì câu chuyện sẽ không đi tới đâu, vì mỗi người chúng ta hiểu nghiệp vụ này trong giới hạn công việc, hiểu biết của từng ngành nghề, nên tối ưu hóa để ra được câu trả lời đúng nhất.

Cuối cùng, quan điểm của mình là treo tất, chẳng dại gì lại kết chuyển vào lỗ trong thời gian công ty mới thành lập - chưa đi vào sản xuất, kinh doanh. Cách tính này không những có lợi về mặt kế toán thuế mà còn giúp cho công tác kế toán quản trị: tính đúng tính đủ lãi lỗ, giá thành vv... Và mình cũng nhớ đâu đó có nói, chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra cho tới khi doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động, chi phí này được phân bổ dần trong vòng ba năm kể từ năm có doanh thu. Dạo này đầu óc mụ mị, kô nhớ đọc câu đó ở đâu.
 
Sửa lần cuối:
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Một công ty tư vấn thiết kế mà bạn nói tống toàn bộ vào chi phí quản lý kinh doanh thì thật lạ. Bất kể doanh nghiệp nào đầu phải phân định rõ đâu là giá vốn, đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí quản lý bởi bản chất cách gọi đó đã nói nên bản chất kinh tế của nghiệp vụ đâu có thể chỉ hiểu lơ mơ để phán được. và điều này thì chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán cũng đã quá rõ để hiểu rồi.
 
K

Khánh_Vi

Guest
19/3/07
33
0
0
39
Hà nội
Sai cơ bản. Việc xác định doanh thu căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, Nếu chưa có biên bản nghiệm thu mà xuất hoá đơn là thiếu căn cứ, tuy nhiên cơ quan thuế vẫn có thể áp thuế nếu không có BBNT nhưng có nhận tiền đợt 2 quá số tạm ứng ghi trên hợp đồng theo NĐ 16, TT 05 và NĐ 99/2007. Việc xác định chi phí kết chuyển vào giá vốn phải phù hợp với dự toán-khối lượng thực hiện được nghiêm thu A-B.
Nếu kết chuyển chi phí mà chưa có doanh thu thì sai với chuẩn mực kế toán 14- Doanh thu và thu nhập khác- bạn nên tìm đọc.

Ở đây mọi người đang nói về khoản CPQLDN - Không nói gì đến phần CPSX.
nếu CPSX --> Phải gắn liền với giá vốn --> phải có doanh thu thì mới kết chuyển.
Nhưng cái khoản CPQLDN thì nếu không có doanh thu mình vẫn phải kết chuyển để xđ KQKD trong kỳ chứ.
DuyVinh nghĩ ý kiến của Vi ra sao. :1108:
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Trước đây vấn đề này được giải quyết rõ ràng qua TK 1422 - Chi phí chờ kết chuyển. Nay TK 142 không theo dõi khoản này nữa nên kế toán các DN có chu kỳ KD kéo dài gặp lúng túng. Điều này cũng có cách giải quyết thôi : đó là hiện nay ở các DN chỉ lập BCTC năm nên trong kỳ không cần kết chuyển CPBH, CPQLDN mà đến cuối năm mới kết chuyển.
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ở đây mọi người đang nói về khoản CPQLDN - Không nói gì đến phần CPSX.
nếu CPSX --> Phải gắn liền với giá vốn --> phải có doanh thu thì mới kết chuyển.
Nhưng cái khoản CPQLDN thì nếu không có doanh thu mình vẫn phải kết chuyển để xđ KQKD trong kỳ chứ.
DuyVinh nghĩ ý kiến của Vi ra sao. :1108:

Thực ra tôi đưa ví dụ để mọi người cùng tham khảo và nhận ra vấn đề về chi phí trong 1 hợp đồng tư vấn. Gianh giới giữa chi phí Trực tiếp (CPSX) và chi phí Gián tiếp (CPQL) có một số rất mong manh, quan trong là ta phân tách ngay từ khâu thu nhận và xử lý chứng từ, giảm tối đa chi phí gián tiếp, phản ánh giá thành chính xác.
Vấn đề bạn đưa ra có thể phù hợp với loại hình kinh doanh khác, thì chi phí QL phải kết chuyển 911 mặc dù không có doanh thu. Nhưng cũng có loại hìn không thể kết chuyển mặc dù nhiều năm không có doanh thu , tôi đưa ra 2 dẫn chứng sau:
1. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại đơn thuần, mua vào bán ra, nhưng vì lý do kết thúc niên độ kế toán nên doanh thu bán hàng chưa được xác định của 1 số mặt hàng gửi đi bán, đại lý..vv, thì các chi phí gián tiếp vẫn kết chuyển 911 bình thường. Về mặt số học thì không ảnh hưởng, nếu như bạn kết chuyển, giả sử bị lỗ, thì sang năm bạn chuyển lỗ, doanh thu sang năm mới sẽ bù chỗ lỗ đó. Nhưng nếu bạn treo lại 1 phần chi phí liên quan đến số hàng hoá đó (hợp lý) vào 142 để sang năm phân bổ thì cũng không khác gì. Nhưng bạn được lợi: BCTC đẹp, uy tín cho Lãnh đạo (ngoại trừ có lý do khác...)
2. Đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản: thì thời gian xây dựng dài từ 2-5 năm, sau thời gian đó mới có doanh thu, thì toàn bộ chi phí trực tiếp hay gián tiếp đều kết chuyển về 2412 hết (tất nhiên phải phù hợp với dự toán và quyét định phê duyệt) để khi hoàn thành công trình chuyển về 211. Do đó không thể xác định lỗ lãi hàng năm trong khi xây dựng.
Các loại hình khác : như tư vấn thiết kế, dịch vụ vận tải quốc tế, kinh doanh theo từng job...vv đều có thể áp dụng kết chuyển CPQL về 142, thực chất tôi đã nói thêm về sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí (chuẩn mực 14).
Một số quyển sách kế toán quản trị cũng đã đề cập đến việc phân loại chi phí, dựa theo cách phân loại chi phí như định phí-biến phí, Cp bất biến- Cp khả biến, trực tiếp- gián tiếp, CP SX-CPQL ...vv kết hợp với theo dõi chi phí theo đối tượng tập hợp, kế toán sẽ có cơ sở kết chuyển hay không kết chuyển chi phí.
Chúc em thành công trong nghề nghiệp của mình
 
Sửa lần cuối:
phong2v

phong2v

Guest
Xác định giá thành với chi phí quản lý kinh doanh là ranh giới mơ hồ lắm, các bạn đọc bài viết của DuyVinh ở trên có nhận xét gì không đã rồi hãy phán quyết. Trong một công ty tư vấn thiết kế thì chi phí quản lý doanh nghiệp không phải là nhỏ, nếu cứ tính lương cán bộ, hao mòn máy tính, xe con, điện nước, tiền thuê văn phòng vv... đều phải tống vào chi phí QLDN. Ngay chuyện Ông giám đốc hay Anh trưởng phòng ăn lương loại hình nào: Sản xuất hay Qlý cũng là khó rồi. Nếu cứ vào hết CP QLDN rồi báo cáo lỗ năm này qua năm khác, để tới một kỳ đẹp trời nào đó, hợp đồng tư vấn kết thúc, tiền về thật nhiều, thì hỡi ôi, moi đâu ra chi phí để bù vào khoản chênh lệch còn lại giữa doanh thu và giá thành??? Lúc đó kế toán lại thành phản chủ rồi.

Để tranh cãi mãi thế này thì câu chuyện sẽ không đi tới đâu, vì mỗi người chúng ta hiểu nghiệp vụ này trong giới hạn công việc, hiểu biết của từng ngành nghề, nên tối ưu hóa để ra được câu trả lời đúng nhất.

Cuối cùng, quan điểm của mình là treo tất, chẳng dại gì lại kết chuyển vào lỗ trong thời gian công ty mới thành lập - chưa đi vào sản xuất, kinh doanh. Cách tính này không những có lợi về mặt kế toán thuế mà còn giúp cho công tác kế toán quản trị: tính đúng tính đủ lãi lỗ, giá thành vv... Và mình cũng nhớ đâu đó có nói, chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra cho tới khi doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động, chi phí này được phân bổ dần trong vòng ba năm kể từ năm có doanh thu. Dạo này đầu óc mụ mị, kô nhớ đọc câu đó ở đâu.
Mình kết nhất dòng chữ đỏ, thực hiện theo đúng như cách mình thực hiện, và khi CQ thuế vào đã quyết toán cũng ok.
Mình ví dụ nhé:
Nếu các chi phí trước hoạt động mà các bạn kết chuyển hết sang Tk911 ====>>>>> DN lỗ và đương nhiên kế toán phải làm phụ lục chuyển lỗ, đến đây thì mọi việc vẫ bình thường tuy nhiên nhưng bên cạnh đó nếu chẳng may vì lý do gì đó mà sau 5 năm DN vẫn chưa thể đi vào thực hiện được
Lúc này vấn đề phức tạp sẽ xảy ra là toàn bộ số lỗ của năm mà chuyển lỗ đã quá 5năm đương nhiên sẽ ko còn được chuyển lỗ nữa.
Thế thì tại sao khi mà cơ quan thuế chấp nhận được treo thì DN ko treo lại, dù sao các khoản chi phí này sau cũng phân bổ vào chi phí của DN mà, nhưng về mặt thuế thì 2 cách sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với một trừơng hợp nào đó.
KO biết các bạn nghĩ sao, và có ý kiến gì
 
P

Pham Phuc Huy

Guest
26/7/06
136
1
0
Khanh Hoa
Tôi rất Đồng ý với ý kiến của anh Duyvinh, HyperVN và anh PhongCV. Tuy nhiên, tôi bổ sung thêm ý kiến của anh Duy Vinh:
- Đối với doanh nghiệp đang có dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì toàn bộ chi phí phát sinh: tiếp khách, quà tặng, nguyên liệu vật liệu.... đều treo ở 241 bởi vì tất cả các hoạt động trong giai đoạn này đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản phục vụ dự án (khía cạnh quản lý chi phí thuế). Đồng thời bạn theo dõi 2 tài khoản con của tài khoản 241 (2411, 2412 chẳng hạn) để theo dõi chi phí phát sinh cho hoạt để theo dõi riêng các chi phí gián tiếp đến dự án như tiếp khách, quà tặng ...và tài khoản con còn lại để theo dõi các chi phí trực tiếp của dự án.
- Đối với DN hoạt động mà biết chắc sẽ phát sinh doanh thu trong tương lai gần thì có thể treo vào 142, 242 để phân bổ hoặc có thể kết chuyển lỗ bình thường.
- Đối với DN chưa biết chắc thời gian sẽ phát sinh doanh thu thì nên treo chi phí, không nên kết chuyển vì lỡ nếu 5 năm sau mà DN vẫn chưa phát sinh doanh thu thì mình còn có thể xử lý được, chứ nếu không thì mất trắng phần chi phí này.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA