Hạch toán tiền lương?

  • Thread starter hai238
  • Ngày gửi
H

hai238

Guest
26/11/07
41
0
0
43
đaf
cả nhà cho mình hỏi:
1.Công ty mình chuyên sản xuất phần mềm, hiện nay đã hoàn thành một phần mềm và đã bán rồi. Nhưng mà tiền lương mà công ty trả cho các kỹ sư thiết kế là cố định hàng tháng. cho nên mình không tập hợp được chi phí để xác định chính xác giá vốn của một bộ phần mềm là bao nhiêu. Vậy khi xuất hóa đơn bán một bộ phần mềm thì giá vốn của nó phải xác định như thế nào? (chi phí là chỉ có tiền lương thôi)
2.Hiện nay bộ phận kỹ sư thiết kế đấy vẫn được trả lương hàng tháng mặc dầu họ đã hoàn thiện phần mềm đó rồi. Vậy thì khoản tiền lương của bộ phận này mình nên đưa vào tk 642 để kết chuyển chi phí hàng quý hay là chi tiết của tài khoản 154 (theo qd48) để chờ có doanh thu (khi nào xuất hóa đơn bán phần mềm) rồi hãy kết chuyển? Mình sợ đưa vào hết 642 thì khi phát sinh doanh thu lại không kiếm đâu ra chi phí đầu vào, vả lại họ ko thuộc đối tượng hạch toán chi phí QLDN mà treo tk 154 thì nó không hợp lý lắm vì chi phí này không phải được tập hợp cho đối tượng cụ thể (là một bộ phần mềm), .
cả nhà ai có kinh nghiệm vấn đề này thì chia sẻ với mình nhé. Cám ơn nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hai238

Guest
26/11/07
41
0
0
43
đaf
cả nhà cho mình hỏi:
1.Công ty mình chuyên sản xuất phần mềm, hiện nay đã hoàn thành một phần mềm và đã bán rồi. Nhưng mà tiền lương mà công ty trả cho các kỹ sư thiết kế là cố định hàng tháng. cho nên mình không tập hợp được chi phí để xác định chính xác giá vốn của một bộ phần mềm là bao nhiêu. Vậy khi xuất hóa đơn bán một bộ phần mềm thì giá vốn của nó phải xác định như thế nào? (chi phí là chỉ có tiền lương thôi)
2.Hiện nay bộ phận kỹ sư thiết kế đấy vẫn được trả lương hàng tháng mặc dầu họ đã hoàn thiện phần mềm đó rồi. Vậy thì khoản tiền lương của bộ phận này mình nên đưa vào tk 642 để kết chuyển chi phí hàng quý hay là chi tiết của tài khoản 154 (theo qd48) để chờ có doanh thu (khi nào xuất hóa đơn bán phần mềm) rồi hãy kết chuyển? Mình sợ đưa vào hết 642 thì khi phát sinh doanh thu lại không kiếm đâu ra chi phí đầu vào, vả lại họ ko thuộc đối tượng hạch toán chi phí QLDN mà treo tk 154 thì nó không hợp lý lắm vì chi phí này không phải được tập hợp cho đối tượng cụ thể (là một bộ phần mềm), .
cả nhà ai có kinh nghiệm vấn đề này thì chia sẻ với mình nhé. Cám ơn nhiều

có bạn nào trả lời giúp mình được không?
 
meocung

meocung

Guest
20/11/06
330
0
0
Đà Nẵng
cả nhà cho mình hỏi:
1.Công ty mình chuyên sản xuất phần mềm, hiện nay đã hoàn thành một phần mềm và đã bán rồi. Nhưng mà tiền lương mà công ty trả cho các kỹ sư thiết kế là cố định hàng tháng. cho nên mình không tập hợp được chi phí để xác định chính xác giá vốn của một bộ phần mềm là bao nhiêu. Vậy khi xuất hóa đơn bán một bộ phần mềm thì giá vốn của nó phải xác định như thế nào? (chi phí là chỉ có tiền lương thôi)
Theo mình, nếu bạn trả lương cố định hằng tháng nhưng lại tính giá thành cho từng sản phẩm phầm mềm hoàn thành như vậy thì bạn có thể theo dõi thời gian làm việc cụ thể cho từng sảm phẩm PM tính ra ngày: ví dụ: làm 1 PM là 50 ngày. sau đó bạn lấy tiền lương ngày cố định của mỗi nhân viên nhân với số ngày làm việc đó. Như vậy bạn sẽ tính được chi phí cho 1 sp PM hoàn thành.
 
meocung

meocung

Guest
20/11/06
330
0
0
Đà Nẵng
cả nhà cho mình hỏi:
2.Hiện nay bộ phận kỹ sư thiết kế đấy vẫn được trả lương hàng tháng mặc dầu họ đã hoàn thiện phần mềm đó rồi. Vậy thì khoản tiền lương của bộ phận này mình nên đưa vào tk 642 để kết chuyển chi phí hàng quý hay là chi tiết của tài khoản 154 (theo qd48) để chờ có doanh thu (khi nào xuất hóa đơn bán phần mềm) rồi hãy kết chuyển? Mình sợ đưa vào hết 642 thì khi phát sinh doanh thu lại không kiếm đâu ra chi phí đầu vào, vả lại họ ko thuộc đối tượng hạch toán chi phí QLDN mà treo tk 154 thì nó không hợp lý lắm vì chi phí này không phải được tập hợp cho đối tượng cụ thể (là một bộ phần mềm), .
cả nhà ai có kinh nghiệm vấn đề này thì chia sẻ với mình nhé. Cám ơn nhiều
Khi bạn trả lương tháng (không tính cho phần mềm nào cả) thì bạn tập hợp hết vào TK 334 nhé, không đưa qua TK 642. Như vậy không hợp lý.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trước hết bạn nên tìm lại một số bài viết và hỏi về cách tính giá thành cho sản xuất phần mềm, nhiều bài đã được đề cập và giải quyết rất lâu trên diễn đàn này.

Để giải quyết câu hỏi của bạn thì cần phải chia ra đâu là phần mềm đóng gói, đâu là phần mềm viết theo order, với loại phần mềm viết theo yêu cầu thì việc tập hợp chi phí đơn giản vì doanh thu nó phát sinh một lần, chỉ cần tập hợp đầy đủ và phân bổ chi phí đúng tiêu thức. Với phần mềm đóng gói thì doanh thu phát sinh nhiều lần, khi đó cần căn cứ vào kế hoạch ban đầu của dự án: số lượng bán được tối thiểu bao nhiêu, phần mềm duy trì trong bao nhiêu năm, từ đó tính ra số doanh thu dự kiến tổng dự án phần mềm này để có phương án phân bổ giá thành vào giá vốn hợp lý nhất (từ này mới nghe phải không?).

Theo cách hỏi của bạn thì mình đoán bạn đang làm phần mềm đóng gói rồi, tiền lương thì theo như chị Mèo Cưng vừa nói, mình cần có time sheet cho từng dự án, từ đó phân bổ tiền lương kỹ sư một cách hợp lý, tất nhiên đây là lĩnh vực sản xuất nên tiền lương được hạch toán vào TK 622 hoặc TK 154, cái khó của kế toán giá thành sản phẩm phần mềm đóng gói là lúc kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 thế nào, tất nhiên là không thể kết chuyển một lần khi có doanh thu lần đầu, vì đã là sản phẩm đóng gói thì chi phí dự án lớn hơn rất nhiều nhiều lần giá bán một đơn vị sản phẩm, lúc này kế toán cần dựa vào kế hoạch của dự án để phân bổ dần số dư TK 154 vào giá vốn: có các cách phân bổ:

1. Nếu kế hoạch phát triển dự án cụ thể là sẽ bán bao nhiêu bản, trong thời gian bao lâu, chi phí bảo hành bảo trì, nâng cấp sẽ là bao nhiêu tiền, thường là phần mềm đóng gói cho một lĩnh vực đặc thù, ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh (độc quyền hoặc chỉ định), bộ phận lập kế hoạch dự án rất dễ tiên lượng số bản sẽ bán được, từ đó cứ lấy số dư trên TK 154 mà phân bổ theo tỷ lệ số lượng này khi thực thế phát sinh. Cách làm này đảm bảo không đột biến về tình hình lợi nhuận khi đến cuối dự án.

2. Nếu không xác định chính xác số lượng sản phẩm sẽ bán được thì ít nhất phải có số lượng tối thiểu bán hoà vốn, khi phát sinh lấy tỉ lệ số lượng thực bán trên số lượng hoà vốn làm cơ sở phân bổ giá thành dở dang trên TK 154 vào giá vốn trên TK 632. Cách làm này những năm đầu sẽ đảm bảo không có lãi, nếu doanh nghiệp phần mềm đang trong thời kỳ được miễn giảm thuế TNDN thì đừng nên chọn cách này.

3. Giá thành định mức: xây dựng một tỷ lệ lãi định mức trên doanh thu, tất nhiên phải có luận chứng kinh tế rõ ràng chứng minh tỷ lệ này là hợp lý, lúc này việc phân bổ là trực tiếp theo số tiền = (1 - lãi định mức) x doanh thu thực tế phát sinh. Cách làm này doanh nghiệp sẽ chủ động điều tiết được mức lãi trong vài năm đầu tiên, như vậy nếu được ưu đãi thuế thì rất có lợi.

Ngoài ra bạn nên lưu ý một số vấn đề trong việc bán phần mềm đóng gói như: chiết khấu môi giới, chi phí tư vấn triển khai, chi phí bảo hành bảo trì, nâng cấp phần mềm. Chi phí bản quyền vv... Nếu phần mềm có ấn định giá bán thì không sao, nhưng nếu phần mềm có giá tuỳ vào kích cỡ doanh nghiệp thì cũng là vấn đề rất đau đầu khi tính giá vốn (nếu bán kiểu này bạn nên chọn cách thứ 3), bạn cũng nên lưu ý nghiên cứu quy định để lập dự phòng cho khoản chi phí dở dang đang treo trên TK 154 đó vì mọi thứ tính toán đều chỉ là dự kiến nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
 
H

hai238

Guest
26/11/07
41
0
0
43
đaf
Trước hết bạn nên tìm lại một số bài viết và hỏi về cách tính giá thành cho sản xuất phần mềm, nhiều bài đã được đề cập và giải quyết rất lâu trên diễn đàn này.

Để giải quyết câu hỏi của bạn thì cần phải chia ra đâu là phần mềm đóng gói, đâu là phần mềm viết theo order, với loại phần mềm viết theo yêu cầu thì việc tập hợp chi phí đơn giản vì doanh thu nó phát sinh một lần, chỉ cần tập hợp đầy đủ và phân bổ chi phí đúng tiêu thức. Với phần mềm đóng gói thì doanh thu phát sinh nhiều lần, khi đó cần căn cứ vào kế hoạch ban đầu của dự án: số lượng bán được tối thiểu bao nhiêu, phần mềm duy trì trong bao nhiêu năm, từ đó tính ra số doanh thu dự kiến tổng dự án phần mềm này để có phương án phân bổ giá thành vào giá vốn hợp lý nhất (từ này mới nghe phải không?).

Theo cách hỏi của bạn thì mình đoán bạn đang làm phần mềm đóng gói rồi, tiền lương thì theo như chị Mèo Cưng vừa nói, mình cần có time sheet cho từng dự án, từ đó phân bổ tiền lương kỹ sư một cách hợp lý, tất nhiên đây là lĩnh vực sản xuất nên tiền lương được hạch toán vào TK 622 hoặc TK 154, cái khó của kế toán giá thành sản phẩm phần mềm đóng gói là lúc kết chuyển từ TK 154 sang TK 632 thế nào, tất nhiên là không thể kết chuyển một lần khi có doanh thu lần đầu, vì đã là sản phẩm đóng gói thì chi phí dự án lớn hơn rất nhiều nhiều lần giá bán một đơn vị sản phẩm, lúc này kế toán cần dựa vào kế hoạch của dự án để phân bổ dần số dư TK 154 vào giá vốn: có các cách phân bổ:

1. Nếu kế hoạch phát triển dự án cụ thể là sẽ bán bao nhiêu bản, trong thời gian bao lâu, chi phí bảo hành bảo trì, nâng cấp sẽ là bao nhiêu tiền, thường là phần mềm đóng gói cho một lĩnh vực đặc thù, ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh (độc quyền hoặc chỉ định), bộ phận lập kế hoạch dự án rất dễ tiên lượng số bản sẽ bán được, từ đó cứ lấy số dư trên TK 154 mà phân bổ theo tỷ lệ số lượng này khi thực thế phát sinh. Cách làm này đảm bảo không đột biến về tình hình lợi nhuận khi đến cuối dự án.

2. Nếu không xác định chính xác số lượng sản phẩm sẽ bán được thì ít nhất phải có số lượng tối thiểu bán hoà vốn, khi phát sinh lấy tỉ lệ số lượng thực bán trên số lượng hoà vốn làm cơ sở phân bổ giá thành dở dang trên TK 154 vào giá vốn trên TK 632. Cách làm này những năm đầu sẽ đảm bảo không có lãi, nếu doanh nghiệp phần mềm đang trong thời kỳ được miễn giảm thuế TNDN thì đừng nên chọn cách này.

3. Giá thành định mức: xây dựng một tỷ lệ lãi định mức trên doanh thu, tất nhiên phải có luận chứng kinh tế rõ ràng chứng minh tỷ lệ này là hợp lý, lúc này việc phân bổ là trực tiếp theo số tiền = (1 - lãi định mức) x doanh thu thực tế phát sinh. Cách làm này doanh nghiệp sẽ chủ động điều tiết được mức lãi trong vài năm đầu tiên, như vậy nếu được ưu đãi thuế thì rất có lợi.

Ngoài ra bạn nên lưu ý một số vấn đề trong việc bán phần mềm đóng gói như: chiết khấu môi giới, chi phí tư vấn triển khai, chi phí bảo hành bảo trì, nâng cấp phần mềm. Chi phí bản quyền vv... Nếu phần mềm có ấn định giá bán thì không sao, nhưng nếu phần mềm có giá tuỳ vào kích cỡ doanh nghiệp thì cũng là vấn đề rất đau đầu khi tính giá vốn (nếu bán kiểu này bạn nên chọn cách thứ 3), bạn cũng nên lưu ý nghiên cứu quy định để lập dự phòng cho khoản chi phí dở dang đang treo trên TK 154 đó vì mọi thứ tính toán đều chỉ là dự kiến nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
cám ơn meocung và hyperVn đã chia sẻ.
vấn đề của mình quả đau đầu.
đúng là mình đang sản xuất một phần mềm đóng gói. chi phí của một lần sản xuất thì chẳng đáng bao nhiêu và có thể tập hợp một cách tương đối, mà bản thân phần mềm này thì bán đã 3 năm nay rồi, và cứ thế là bán thôi không cần phải phát sinh thêm chi phí gì nữa.
Hiện nay đội ngũ kỹ sư thiết kế hoàn toàn "rỗi hơi", doanh thu thì cứ phát sinh mà lương thì cty mình vẫn trả cho họ, "giá vốn" của nó có lẽ là phân bổ hết từ lâu lắm rồi. Mình chỉ băn khoăn là tại thời điểm hiện nay lương của đội ngũ kỹ sư này ko biết đưa vào tài khoản nào cho phù hợp. Nếu cứ treo trên 154 để chờ có doanh thu thì phân bổ thì biết ăn nói với thuế ra sao? mà phản ánh vào 642 thì giải thích thế nào đây?
các bạn có cao kiến gì không??? cám ơn cả nhà rất nhiều!
chúc cả nhà và meocung, hypervn giáng sinh vui vẻ!
 
H

hai238

Guest
26/11/07
41
0
0
43
đaf
Khi bạn trả lương tháng (không tính cho phần mềm nào cả) thì bạn tập hợp hết vào TK 334 nhé, không đưa qua TK 642. Như vậy không hợp lý.

mình chưa hiểu tập hợp vào 334 như meocung nói là như thế nào? mình phải ghi Có TK334 nhưng vẫn phải ghi nợ tài khoản 642 hoặc là chi tiết 154 mà.
 
Truong Nguyen

Truong Nguyen

Vạn sự tùy duyên
28/7/06
3,125
523
113
Hà Nội
tramhuongtuegiac.vn
mình chưa hiểu tập hợp vào 334 như meocung nói là như thế nào? mình phải ghi Có TK334 nhưng vẫn phải ghi nợ tài khoản 642 hoặc là chi tiết 154 mà.

Có lẽ meocung nói chưa hết, tất nhiên việc tập hợp chi phí tiền lương thông qua bút toán:
Nợ TK 622
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 334
Nguyên văn bởi hai238
cả nhà cho mình hỏi:
2.Hiện nay bộ phận kỹ sư thiết kế đấy vẫn được trả lương hàng tháng mặc dầu họ đã hoàn thiện phần mềm đó rồi. Vậy thì khoản tiền lương của bộ phận này mình nên đưa vào tk 642 để kết chuyển chi phí hàng quý hay là chi tiết của tài khoản 154 (theo qd48) để chờ có doanh thu (khi nào xuất hóa đơn bán phần mềm) rồi hãy kết chuyển? Mình sợ đưa vào hết 642 thì khi phát sinh doanh thu lại không kiếm đâu ra chi phí đầu vào, vả lại họ ko thuộc đối tượng hạch toán chi phí QLDN mà treo tk 154 thì nó không hợp lý lắm vì chi phí này không phải được tập hợp cho đối tượng cụ thể (là một bộ phần mềm), .
cả nhà ai có kinh nghiệm vấn đề này thì chia sẻ với mình nhé. Cám ơn nhiều.


Có lẽ bạn viết dòng màu đỏ đó mọi người hiểu lầm là bạn kết chuyển tất qua TK 642 thôi
 
H

hai238

Guest
26/11/07
41
0
0
43
đaf
phân bổ tiền lương

Hiện nay theo quy định của TT60 thì doanh nghiệp phải tính ra số thuế TNDN phải nộp hàng quý dựa vào doanh thu và chi phí của từng quý. Cả nhà cho mình hỏi có ai đang kế toán tiền lương cho công ty có mảng kinh doanh dịch vụ tư vấn (theo hợp đồng) về các lĩnh vực quản lý, thiết kế hệ thống, đào tạo... hay nói chung chi phí ở đây là chất xám (khó tập hợp cho đối tượng cụ thể). Vậy khi phát sinh doanh thu của những dịch vụ này các bạn sẽ tập hợp và phân bổ chi phí(chủ yếu là tiền lương) tương ứng với doanh thu này như thế nào? Ví dụ vừa rồi công ty mình có một hợp đồng tư vấn thiết kế hệ thống lên tới 1 tỷ VNĐ vậy mà mình ko "đào" đâu ra chi phí để bù đắp cả, trong khi đó tiền lương tháng thì vẫn trả cho các kỹ sư tư vấn đều đặn hàng tháng.
Mình nghĩ đây là một vấn đề thực tế nhiều doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay. Trong đó doanh nghiệp mình cũng vậy, mình cũng đang rất lúng túng chưa biết xử lý thế nào, mong mọi người cùng thảo luận hoặc ai đã có kinh nghiệm thì chia sẻ với diễn đàn.
Chúc cả nhà vui vẻ!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA