hóa đơn cho thuê tài chính

  • Thread starter conangngongao
  • Ngày gửi
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Tiếp đạn cho Gã sẹo nào hehehhehe
Nghiệp vụ này chắc chỉ ở Việt nam mới có:
- Về bản chất đó là nghiệp vụ mua trả góp.
- Về trả tiền thuê (ở đây chắc tài sản không chịu thuế) mối tháng 110 triệu cũng có thể coi là trả góp mua tài sản, nhưng mà lãi như vậy thì lớn quá, chắc em phải đầu tư cho thuê tài chính để kiếm lời thôi.
=> Kết luận: bản chất nghiệp vụ là mua trả góp, có thể hóa đơn được xuất ngay khi chuyển giao tài sản hay khi bên mua tài sản trả đủ tiền.

Chắc bác HIỀN chưa bao giờ đi CHINA nhỉ hehhe
Chuyện này phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam ta mới có đâu nhé
VD nào: CHINA xuất bán cho TRIỀU TIÊN một cơ số chất phóng xạ dùng sản xuất đầu đạn hạt nhân.
Phương thức trả trong vòng 3 năm, sau ba năm số phóng xạ này thuộc quyền sở hữu của TRIỀU TIÊN ==> Vậy lúc này bác nghĩ nó là quan hệ mua bán trả góp hay thuê tài chính nhỉ ???

Ở đây cũng như Kuki, em khẳng định bản chất của hợp đồng là mua tài sản trả góp (mà thực ra mua trả góp thì thời gian trả góp thường cũng dài hơn, việc trả trong có 3 tháng thì chưa hẳn là trả góp).

Tớ nghĩ đã là hợp đồng trả góp thì chuyện trả trong thời hạn bao lâu không quan trọng. Cái quan trọng là số tiền lũy tiến mà hợp đồng qui định mà thôi. Vẫn có hợp đồng mua bán trả góp chỉ có thời hạn 3 tháng đấy thôi. Và cũng đầy các hợp đồng cho thuê tài chính cũng bằng với thời gian đó.
Chuyện này không có gì lạ trong nền kinh tế thị trường. Cái quan trọng là kế toán sẽ xử lý tình huống như thế nào cho gọn sạch đẹp mà thôi.

Bác gì gì đó cứ trích cái hợp đồng của bác lên đây cho anh em xem rồi tiếp tục tranh luận.
Chứ cứ nói theo ý kiến chủ quan thế này thì thật là mất đoàn kết quá.
Ai cũng cho là mình đúng. Chẳng ai sai hết. Vì thế tớ ngồi ngoài học hỏi mà chẳng hiểu mô tê gì ráo.

Nhưng tớ đồng ý với ý kiến là cứ dựa vào cái tiêu đề hợp đồng mà phang.
Nội dung hợp đồng phải làm nổi bật giá trị của tiêu đề hợp đồng, không thể có chuyện "treo đầu dê bán thịt chó" trong kinh doanh được. Lại càng không thể có chuyện người soạn hợp đồng không hiểu gì nên qui chụp hình thức mua bán trả góp đồng nghĩa với cho thuê tài chính.
Vì thế đợi cái hợp đồng rồi ta tổng kết một thể nhá các bác

@Gã sẹo: Đừng cắt tiết mà phạm tội sát sinh. Mô phật. Hãy chặt một phát cho gọn gàng để giải thoát một cách nhẹ nhàng. Và cũng đừng lôi vợ vào chốn ô trọc này heheh
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Tiếp đạn cho Gã sẹo nào hehehhehe


Chắc bác HIỀN chưa bao giờ đi CHINA nhỉ hehhe
Chuyện này phổ biến trên thế giới chứ không riêng gì ở Việt Nam ta mới có đâu nhé
VD nào: CHINA xuất bán cho TRIỀU TIÊN một cơ số chất phóng xạ dùng sản xuất đầu đạn hạt nhân.
Phương thức trả trong vòng 3 năm, sau ba năm số phóng xạ này thuộc quyền sở hữu của TRIỀU TIÊN ==> Vậy lúc này bác nghĩ nó là quan hệ mua bán trả góp hay thuê tài chính nhỉ ???



Tớ nghĩ đã là hợp đồng trả góp thì chuyện trả trong thời hạn bao lâu không quan trọng. Cái quan trọng là số tiền lũy tiến mà hợp đồng qui định mà thôi. Vẫn có hợp đồng mua bán trả góp chỉ có thời hạn 3 tháng đấy thôi. Và cũng đầy các hợp đồng cho thuê tài chính cũng bằng với thời gian đó.
Chuyện này không có gì lạ trong nền kinh tế thị trường. Cái quan trọng là kế toán sẽ xử lý tình huống như thế nào cho gọn sạch đẹp mà thôi.

Bác gì gì đó cứ trích cái hợp đồng của bác lên đây cho anh em xem rồi tiếp tục tranh luận.
Chứ cứ nói theo ý kiến chủ quan thế này thì thật là mất đoàn kết quá.
Ai cũng cho là mình đúng. Chẳng ai sai hết. Vì thế tớ ngồi ngoài học hỏi mà chẳng hiểu mô tê gì ráo.

Nhưng tớ đồng ý với ý kiến là cứ dựa vào cái tiêu đề hợp đồng mà phang.
Nội dung hợp đồng phải làm nổi bật giá trị của tiêu đề hợp đồng, không thể có chuyện "treo đầu dê bán thịt chó" trong kinh doanh được. Lại càng không thể có chuyện người soạn hợp đồng không hiểu gì nên qui chụp hình thức mua bán trả góp đồng nghĩa với cho thuê tài chính.
Vì thế đợi cái hợp đồng rồi ta tổng kết một thể nhá các bác

@Gã sẹo: Đừng cắt tiết mà phạm tội sát sinh. Mô phật. Hãy chặt một phát cho gọn gàng để giải thoát một cách nhẹ nhàng. Và cũng đừng lôi vợ vào chốn ô trọc này heheh
Ở tình huống thứ nhất: China bán cho R.Korea trong 3 năm, sau 3 năm chuyển quyền sở hữu: => cái này là bán trả góp thông thường. Trong bán hàng trả góp thì việc chuyển quyền sở hữu thường chỉ thực sự chuyển giao khi thanh toán hết tiền.
Các hợp đồng bán hàng thông thường thì thời gian nợ cũng khoảng 30-90 ngày. Nếu bán trả góp trong 3 tháng thì hiếm khi xảy ra. Khi đó chỉ có thể là bán trả chậm (không có lãi hoặc lãi rất thấp).
Vấn đề là kế toán cần căn cứ vào bản chất hơn hình thức (trong kế toán có nguyên tắc bản chất hơn hình thức - substance over form), nên khi hạch toán cần căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ hơn là hình thức pháp lý của nghiệp vụ đó.
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Ở tình huống thứ nhất: China bán cho R.Korea trong 3 năm, sau 3 năm chuyển quyền sở hữu: => cái này là bán trả góp thông thường. Trong bán hàng trả góp thì việc chuyển quyền sở hữu thường chỉ thực sự chuyển giao khi thanh toán hết tiền.

Trước tiên xin cám ơn bác Hiên đã trả lời dùm câu hỏi ở trên.
Tôi đồng ý với bác về vấn đề chuyển quyền sở hữu khi đã thực sự công nợ đã được thanh toán hoàn chỉnh.

Các hợp đồng bán hàng thông thường thì thời gian nợ cũng khoảng 30-90 ngày. Nếu bán trả góp trong 3 tháng thì hiếm khi xảy ra. Khi đó chỉ có thể là bán trả chậm (không có lãi hoặc lãi rất thấp).
Vấn đề là kế toán cần căn cứ vào bản chất hơn hình thức (trong kế toán có nguyên tắc bản chất hơn hình thức - substance over form), nên khi hạch toán cần căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ hơn là hình thức pháp lý của nghiệp vụ đó.

Vấn đề chính là cái từ " hiếm khi xảy ra" của bác đấy.
Có thể hiểu là hiếm chứ không phải là không có. Vì vậy không thể khẳng định là không tồn tại hình thức bán trả góp trong thời gian 3 tháng.
Nhân tiện xin hỏi bác luôn hình thức mua bán trả chậm với lãi suất thấp có gì khác so với hình thức mua bán trả góp với thời gian ngắn ??

Nguyên tắc bản chất hơn hình thức gì đó thì xin lỗi tớ không rành cho lắm nên xin không dám bình luận gì với bác ở điểm này nhưng cũng xin góp ý với bác như sau :
- Hiểu theo ý của bác thì không cần quan tâm đến cái tiêu đề cho thuê tài chính mà chỉ cần nhìn vào bản chất của hợp đồng là mua bán trả chậm hay trả góp mà thực hiện hạch toán sao ? ==> Hiểu thế này có thể coi là những nhà soạn hợp đồng không hề có tí gì về nghiệp vụ kế toán mà chỉ có người làm kế toán mới hiểu sao ??
- Giả sử như cơ quan thuế ra quyết định phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn sai nguyên tắc nhưng nội dung lại là truy thu thuế thì bác cũng chỉ quan tâm đến nội dung và hạch toán truy thu sao ???

Dù sao cũng cám ơn bác về bài trả lời hihihi. Mong bác hồi âm nhẹ nhàng
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo mình thì bán trả góp thông thường thời gian đủ dài, và thông thường thì món nợ được trả thành những khoản đều nhau. Còn bán trả chậm thì thường món nợ được trả vào cuối thời hạn nợ, bán trả chậm thời gian ngắn thường không tính lãi, về thời gian trả chậm thì tùy thuộc tập quán của từng ngành kinh doanh. Về hạch toán bán trả góp hay trả chậm có tính lãi thì như nhau.
Việc xác định hợp đồng thuê tài chính là trách nhiệm của các nhà quản trị tài chính. Kế toán cần căn cứ vào các chứng từ để hạch toán. Nhiều nhà quản trị tài chính chưa hiểu được bản chất của công tác tài chính, điều này không phải không có. Nhưng nếu biến hợp đồng bán trả góp ngắn hạn thành hợp đồng thuê tài chính thì sẽ không có lợi cho người thuê vì người thuê chỉ được khấu trừ dần thuế GTGT của tài sản.
Xét về ảnh hưởng đến đối tượng kế toán của DN thì nghiệp vụ thuê tài chính và nghiệp vụ mua trả góp không khác nhau nhiều, nhất là khi hợp đồng kèm theo điều khoản chuyển giao quyền sở hữu ở cuối thời hạn thuê. Tuy nhiên việc sử dụng hợp đồng và chứng từ ở hai trường hợp này là khác nhau, thời gian thuê tài chính thường tương đối dài.
Ở tình huống bạn đưa ra thì không cần vận dụng nguyên tắc nội dung hơn hình thức. Vì nội dung và hình thức của phạt vi phạm hóa đơn chứng từ là truy thu thuế. (DN cố tình xử lý hóa đơn chứng từ để gian lận về thuế).
 
K

Khieukien

Guest
8/1/08
2
0
0
46
Hà nội
Theo mình thì bán trả góp thông thường thời gian đủ dài, và thông thường thì món nợ được trả thành những khoản đều nhau. Còn bán trả chậm thì thường món nợ được trả vào cuối thời hạn nợ, bán trả chậm thời gian ngắn thường không tính lãi, về thời gian trả chậm thì tùy thuộc tập quán của từng ngành kinh doanh. Về hạch toán bán trả góp hay trả chậm có tính lãi thì như nhau.
Việc xác định hợp đồng thuê tài chính là trách nhiệm của các nhà quản trị tài chính. Kế toán cần căn cứ vào các chứng từ để hạch toán. Nhiều nhà quản trị tài chính chưa hiểu được bản chất của công tác tài chính, điều này không phải không có. Nhưng nếu biến hợp đồng bán trả góp ngắn hạn thành hợp đồng thuê tài chính thì sẽ không có lợi cho người thuê vì người thuê chỉ được khấu trừ dần thuế GTGT của tài sản.
Xét về ảnh hưởng đến đối tượng kế toán của DN thì nghiệp vụ thuê tài chính và nghiệp vụ mua trả góp không khác nhau nhiều, nhất là khi hợp đồng kèm theo điều khoản chuyển giao quyền sở hữu ở cuối thời hạn thuê. Tuy nhiên việc sử dụng hợp đồng và chứng từ ở hai trường hợp này là khác nhau, thời gian thuê tài chính thường tương đối dài.
Ở tình huống bạn đưa ra thì không cần vận dụng nguyên tắc nội dung hơn hình thức. Vì nội dung và hình thức của phạt vi phạm hóa đơn chứng từ là truy thu thuế. (DN cố tình xử lý hóa đơn chứng từ để gian lận về thuế).

Xin phép trả lời thay Gã sẹo một chút nhé, Gã sẹo đang khiếu kiện nên không trả lời được.
Thứ nhất: trả góp thì quyền sở hữu tài sản không thuộc về công ty cho thuê tài chính mà thuộc về chủ bán người mua. Như vây không thể đồng nhất trả góp với cho thuê tài chính được.
Thứ 2: giữa hai hình thức vì khác nhau nên trách nhiệm cũng rất khác nhau nhé. Khi hạch toán cần phân biệt rõ hai hình thức này để đến khi ràng buộc trách nhiệm thì có cơ sở để mà nói.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Xin phép trả lời thay Gã sẹo một chút nhé, Gã sẹo đang khiếu kiện nên không trả lời được.
Thứ nhất: trả góp thì quyền sở hữu tài sản không thuộc về công ty cho thuê tài chính mà thuộc về chủ bán người mua. Như vây không thể đồng nhất trả góp với cho thuê tài chính được.
Thứ 2: giữa hai hình thức vì khác nhau nên trách nhiệm cũng rất khác nhau nhé. Khi hạch toán cần phân biệt rõ hai hình thức này để đến khi ràng buộc trách nhiệm thì có cơ sở để mà nói.
Mình cũng đồng ý với việc khiếu kiện của Gã Sẹo, lý do khóa nick không rõ ràng. Gã Sẹo là thành viên khá tích cực của diễn đàn.
Không phải lúc nào quyền sở hữu tài sản cũng thuộc về phía người mua và người bán như bạn nói. Ví dụ hợp đồng bán và thuê lại tài sản thì quyền sở hữu tài sản chắc chắn là thuộc về bên cho thuê (hình thức pháp lý). Tuy nhiên xét về bản chất thì thuê tài chính đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho bên thuê nên hạch toán là tài sản và nợ trên bảng CDKT. Rõ ràng trả góp khác với cho thuê tài chính rồi. Tuy nhiên xét về ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của DN thì tương tự nhau: Làm phát sinh tài sản dài hạn và nợ dài hạn.
Ở đây mình trích dẫn một cuốn sách về Kế toán tài chính: "If a firm decides to lease an asset, the impact on the financial statements depends on how the lease is classified according to rules established by the FASB. Accountants must classify leases as either capital leases or operating leases.A capital lease is interpreted as if it is essentially a purchase of an asset, financed by debt to be repaid in installments. Consequently, a capital lease affects the financial statements the same way an installment purchase would. It increases the amounts of reported long-term assets and long-term debts, as shown earlier"
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Thật không đùa tý nào, mà trích dẫn phải trích dẫn cho đủ:
- Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính :
a)
b)
c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

Tức là nếu trong trường hợp không có sự chuyển giao quyền sở hữu thì lúc đó mới tính đến yếu tố thời gian bạn nhé.
Bạn còn thắc mắc nào nữa không?

c : Vậy khi có sự chuyển quyền sở hữu, yếu tố thời gian phải được thỏa mãn .
Các trường hợp không thường dẫn đến : thì em tìm không ra :friend:

Thôi tóm lại các đã rõ, các pác nào đọc thấy mình đồng thuận với quan điểm nào thì theo quan điểm đó.
Mod box này theo quan điểm nào thì em chưa rõ :wall:
 
K

Khieukien

Guest
8/1/08
2
0
0
46
Hà nội
Mình cũng đồng ý với việc khiếu kiện của Gã Sẹo, lý do khóa nick không rõ ràng. Gã Sẹo là thành viên khá tích cực của diễn đàn.
Không phải lúc nào quyền sở hữu tài sản cũng thuộc về phía người mua và người bán như bạn nói. Ví dụ hợp đồng bán và thuê lại tài sản thì quyền sở hữu tài sản chắc chắn là thuộc về bên cho thuê (hình thức pháp lý). Tuy nhiên xét về bản chất thì thuê tài chính đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích cho bên thuê nên hạch toán là tài sản và nợ trên bảng CDKT. Rõ ràng trả góp khác với cho thuê tài chính rồi. Tuy nhiên xét về ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của DN thì tương tự nhau: Làm phát sinh tài sản dài hạn và nợ dài hạn.
Ở đây mình trích dẫn một cuốn sách về Kế toán tài chính: "If a firm decides to lease an asset, the impact on the financial statements depends on how the lease is classified according to rules established by the FASB. Accountants must classify leases as either capital leases or operating leases.A capital lease is interpreted as if it is essentially a purchase of an asset, financed by debt to be repaid in installments. Consequently, a capital lease affects the financial statements the same way an installment purchase would. It increases the amounts of reported long-term assets and long-term debts, as shown earlier"

Mình thú thực là kô biết tiếng Anh, chỉ biết mỗi tiếng việt thôi,nhưng thực sự Hiền nên phân biệt giữa hợp đồng trả góp, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cho thuê hoạt động. Mỗi cái đó có tính chất khác nhau và trách nhiệm, quyền lợi ràng buộc khác hẳn nhau.
Thế nên để có câu trả lời chính xác cho đề tài này, theo ý kiến của Gã sẹo thì :
Thứ nhất thuê tài chính không giới hạn về thời gian
Thứ 2: tên hợp đồng là thuê tài chính
Thứ 3: trích dẫn của hợp đồng trên đề tài không đầy đủ
=> đây là hợp đồng cho thuê tài chính.
Gã sẹo
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Thứ nhất: Câu hỏi thế này
Nhân tiện xin hỏi bác luôn hình thức mua bán trả chậm với lãi suất thấp có gì khác so với hình thức mua bán trả góp với thời gian ngắn ??
Mà Bác Hien trả lời thế này
Theo mình thì bán trả góp thông thường thời gian đủ dài, và thông thường thì món nợ được trả thành những khoản đều nhau. Còn bán trả chậm thì thường món nợ được trả vào cuối thời hạn nợ, bán trả chậm thời gian ngắn thường không tính lãi, về thời gian trả chậm thì tùy thuộc tập quán của từng ngành kinh doanh.
Là chưa đi sát trọng tâm câu hỏi và chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người cần hỏi

Thứ hai:
"If a firm decides to lease an asset, the impact on the financial statements depends on how the lease is classified according to rules established by the FASB. Accountants must classify leases as either capital leases or operating leases.A capital lease is interpreted as if it is essentially a purchase of an asset, financed by debt to be repaid in installments. Consequently, a capital lease affects the financial statements the same way an installment purchase would. It increases the amounts of reported long-term assets and long-term debts, as shown earlier"
Bác Hien viết thế này thì vi phạm nội qui của của WEB là viết bài không có dấu heheh và hình như là đánh đố anh em thì phải.

Thứ ba: Câu hỏi của tớ thế này
- Giả sử như cơ quan thuế ra quyết định phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn sai nguyên tắc nhưng nội dung lại là truy thu thuế thì bác cũng chỉ quan tâm đến nội dung và hạch toán truy thu sao ???
Mà bác Hien lại trả lời thế này:
Ở tình huống bạn đưa ra thì không cần vận dụng nguyên tắc nội dung hơn hình thức. Vì nội dung và hình thức của phạt vi phạm hóa đơn chứng từ là truy thu thuế. (DN cố tình xử lý hóa đơn chứng từ để gian lận về thuế).
Là chưa thực sự thỏa mãn câu hỏi.
Vì thực sự đâu phải cứ biên bản phạt vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn là nhất thiết phải là truy thu thuế.
Bác đã đánh đồng việc này làm một để hợp thức hóa nguyên tắc nội dung hơn hình thức của bác.

Thứ tư: Dù gì cũng cám ơn sự nhiệt tình của bác Hien đã chỉ giáo tận tình.
Qua đây BAO tớ học hỏi được rất nhiều mặc dù sự học hỏi có đôi lúc bị gián đoạn bởi Lão KUKI và Lão SẸO
Xin cám ơn và hẹn gặp lại
Thân chào
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA