TK tiền đang chuyển và cách theo dõi chứng từ tiền mặt, tiền gửi

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Theo cách làm cũ, tôi đang theo dõi các nghiệp vụ Nợ 111/Có 112 hoặc ngược lại Nợ 112/Có 111 qua hệ thống phiếu Thu Chi tiền mặt mà không qua giấy báo Nợ/Có của ngân hàng. Có nghĩa là khi cập nhật các bút toán trên giấy báo nợ/có hay trên sổ phụ của ngân hàng, tôi sẽ bỏ qua các bút toán liên quan đến tiền mặt. Mở rộng hơn, khi hạch toán chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản trong cùng một công ty, tôi chỉ hạch toán qua 1 hệ thống chứng từ của một ngân hàng, còn ngân hàng kia thì không. Thí dụ căn cứ vào sổ phụ NH A ghi nợ 112A/Có 112B, thì bút toán tương tự ở NH B mình sẽ không hạch toán nữa.

Cách làm trên có một số bất cập:
1. Dễ sai sót do có thể nhập 1 nghiệp vụ đến 2 lần
2. Quản lý chứng từ không chặt chẽ, không "đẹp" lắm, thì dụ trên sổ ngân hàng sẽ thấy xuất hiện phiếu chi, hoặc sổ ngân hàng này có chứng từ gốc là báo nợ/có của ngân hàng kia.
3. Sẽ có 1 khoảng sai lệch về thời gian của các nghiệp vụ, thí dụ rút tiền ngân hàng vài ngày sau mới nhập quỹ, hoặc chuyển tiền từ ngân hàng này vài ngày sau mới qua ngân hàng kia.

Tôi tính sử dụng một tài khoản trung gian (sử dụng luôn tài khoản tiền đang chuyển 113) để hạch toán như sau:
Thí dụ nộp tiền mặt vào tài khoản:
Nợ 113/Có 111, chứng từ hạch toán là phiếu chi.
Khi có giấy báo có hoặc sổ phụ, hạch toán:
Nợ 112/Có 113, chứng từ là giấy báo có

Thí dụ chuyển tiền từ NH A sang NH B:
Nợ 113/Có 112A, chứng từ giấy báo Nợ NH A
Nợ 112B/Có 113, chứng từ giấy báo Có NH B

Các bạn cho ý kiến.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,700
1,382
113
50
TP.HCM
Theo cách làm cũ, tôi đang theo dõi các nghiệp vụ Nợ 111/Có 112 hoặc ngược lại Nợ 112/Có 111 qua hệ thống phiếu Thu Chi tiền mặt mà không qua giấy báo Nợ/Có của ngân hàng. Có nghĩa là khi cập nhật các bút toán trên giấy báo nợ/có hay trên sổ phụ của ngân hàng, tôi sẽ bỏ qua các bút toán liên quan đến tiền mặt.
Thứ tự ưu tiên hạch toán giữa TK111 và TK112 - theo mình nên ưu tiên cho TK111.

adam_tran nói:
Mở rộng hơn, khi hạch toán chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản trong cùng một công ty, tôi chỉ hạch toán qua 1 hệ thống chứng từ của một ngân hàng, còn ngân hàng kia thì không. Thí dụ căn cứ vào sổ phụ NH A ghi nợ 112A/Có 112B, thì bút toán tương tự ở NH B mình sẽ không hạch toán nữa.

Cách làm trên có một số bất cập:
1. Dễ sai sót do có thể nhập 1 nghiệp vụ đến 2 lần
2. Quản lý chứng từ không chặt chẽ, không "đẹp" lắm, thì dụ trên sổ ngân hàng sẽ thấy xuất hiện phiếu chi, hoặc sổ ngân hàng này có chứng từ gốc là báo nợ/có của ngân hàng kia.
Để tránh hạch toán trùng, mình thường xác định xem TK tiền gửi tại NH nào là chính (phát sinh nhiều hoặc hay sử dụng để giao dịch nhất), ưu tiên hạch toán trên TK đó. Đồng thời photo một bản sổ phụ/phiếu hạch toán để đính kèm sang TK tiền gửi đối ứng - nhằm đánh dấu rằng tôi đã hạch toán nghiệp vụ này tại TK kia. Đối với NV liên quan đến tiền mặt thì cũng photo phiếu thu/phiếu chi để đính kèm vào sổ phụ. Cách này có thể sẽ làm tăng lượng chứng từ lưu nhưng sẽ giúp theo dõi chứng từ phát sinh rất chặt chẽ, tránh trùng lắp - chỉ cần nhìn vào sẽ thấy ngay sự đối ứng.

adam_tran nói:
3. Sẽ có 1 khoảng sai lệch về thời gian của các nghiệp vụ, thí dụ rút tiền ngân hàng vài ngày sau mới nhập quỹ, hoặc chuyển tiền từ ngân hàng này vài ngày sau mới qua ngân hàng kia.

Tôi tính sử dụng một tài khoản trung gian (sử dụng luôn tài khoản tiền đang chuyển 113) để hạch toán như sau:
Thí dụ nộp tiền mặt vào tài khoản:
Nợ 113/Có 111, chứng từ hạch toán là phiếu chi.
Khi có giấy báo có hoặc sổ phụ, hạch toán:
Nợ 112/Có 113, chứng từ là giấy báo có

Thí dụ chuyển tiền từ NH A sang NH B:
Nợ 113/Có 112A, chứng từ giấy báo Nợ NH A
Nợ 112B/Có 113, chứng từ giấy báo Có NH B

Các bạn cho ý kiến.
Đồng ý với ý kiến sử dụng TK trung gian 113 để theo dõi nhằm giải quyết vấn đề chênh lệch về khoảng thời gian của các nghiệp vụ phát sinh về tiền. Tuy nhiên nếu nghiệp vụ phát sinh không nhiều hoặc khoảng thời gian chênh lệch không rơi vào 02 niên độ kế toán thì cũng không nhất thiết phải sử dụng cách này.
 
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
391
9
0
Hải Dương thân yêu!
Theo cách làm cũ, tôi đang theo dõi các nghiệp vụ Nợ 111/Có 112 hoặc ngược lại Nợ 112/Có 111 qua hệ thống phiếu Thu Chi tiền mặt mà không qua giấy báo Nợ/Có của ngân hàng. Có nghĩa là khi cập nhật các bút toán trên giấy báo nợ/có hay trên sổ phụ của ngân hàng, tôi sẽ bỏ qua các bút toán liên quan đến tiền mặt. Mở rộng hơn, khi hạch toán chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản trong cùng một công ty, tôi chỉ hạch toán qua 1 hệ thống chứng từ của một ngân hàng, còn ngân hàng kia thì không. Thí dụ căn cứ vào sổ phụ NH A ghi nợ 112A/Có 112B, thì bút toán tương tự ở NH B mình sẽ không hạch toán nữa.

Cách làm trên có một số bất cập:
1. Dễ sai sót do có thể nhập 1 nghiệp vụ đến 2 lần
2. Quản lý chứng từ không chặt chẽ, không "đẹp" lắm, thì dụ trên sổ ngân hàng sẽ thấy xuất hiện phiếu chi, hoặc sổ ngân hàng này có chứng từ gốc là báo nợ/có của ngân hàng kia.
3. Sẽ có 1 khoảng sai lệch về thời gian của các nghiệp vụ, thí dụ rút tiền ngân hàng vài ngày sau mới nhập quỹ, hoặc chuyển tiền từ ngân hàng này vài ngày sau mới qua ngân hàng kia.

Tôi tính sử dụng một tài khoản trung gian (sử dụng luôn tài khoản tiền đang chuyển 113) để hạch toán như sau:
Thí dụ nộp tiền mặt vào tài khoản:
Nợ 113/Có 111, chứng từ hạch toán là phiếu chi.
Khi có giấy báo có hoặc sổ phụ, hạch toán:
Nợ 112/Có 113, chứng từ là giấy báo có

Thí dụ chuyển tiền từ NH A sang NH B:
Nợ 113/Có 112A, chứng từ giấy báo Nợ NH A
Nợ 112B/Có 113, chứng từ giấy báo Có NH B

Các bạn cho ý kiến.

Tôi không đồng ý cách về h toán TK trung gian để hạch toán TM và TG NH.
1. Dễ sai sót do có thể nhập 1 nghiệp vụ đến 2 lần: ???? do bộ phận kt không có quy trình cụ thể rõ ràng: Chứng từ ps tại đâu thì tại đó lưu và h toán (dùng PMKT), nộp tiền vào NH lẽ đương nhiên do KT TM hạch toán và lưu GNT gốc. KT NH chỉ lấy và lưu sổ phụ NH, Báo Có. (và ngược lại) Cuối tháng 2 bên đối chiếu SC.
2. Quản lý chứng từ không chặt chẽ, không "đẹp" lắm, thì dụ trên sổ ngân hàng sẽ thấy xuất hiện phiếu chi, hoặc sổ ngân hàng này có chứng từ gốc là báo nợ/có của ngân hàng kia: ??? làm theo điều 1 thì cái này không còn ý nghĩa nữa.
3. Sẽ có 1 khoảng sai lệch về thời gian của các nghiệp vụ, thí dụ rút tiền ngân hàng vài ngày sau mới nhập quỹ, hoặc chuyển tiền từ ngân hàng này vài ngày sau mới qua ngân hàng kia: cái này phải dùng TK 113 là đúng.
Và cái bt cuối của bạn cũng đúng vì nv chuyển tiền NH đâu phải lúc nào cũng về trong ngày, nếu số tiền chuyển và đến lệch ngày thì phải sd TK 113.
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,700
1,382
113
50
TP.HCM

Tôi không đồng ý cách về h toán TK trung gian để hạch toán TM và TG NH.
1. Dễ sai sót do có thể nhập 1 nghiệp vụ đến 2 lần: ???? do bộ phận kt không có quy trình cụ thể rõ ràng: Chứng từ ps tại đâu thì tại đó lưu và h toán (dùng PMKT), nộp tiền vào NH lẽ đương nhiên do KT TM hạch toán và lưu GNT gốc. KT NH chỉ lấy và lưu sổ phụ NH, Báo Có. (và ngược lại) Cuối tháng 2 bên đối chiếu SC.

=> Quy trình cụ thể và rõ ràng thế này thì chỉ có những doanh nghiệp lớn, tổ chức được một bộ máy kế toán lớn - tách bạch nhiều phần hành thì mới đáp ứng nổi. Chứ các DN vừa và nhỏ, nhiều nơi chỉ có duy nhất một người - phải tự xử tất cả các vấn đề.
 
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
391
9
0
Hải Dương thân yêu!
=> Quy trình cụ thể và rõ ràng thế này thì chỉ có những doanh nghiệp lớn, tổ chức được một bộ máy kế toán lớn - tách bạch nhiều phần hành thì mới đáp ứng nổi. Chứ các DN vừa và nhỏ, nhiều nơi chỉ có duy nhất một người - phải tự xử tất cả các vấn đề.
Mình nghĩ không cần phải DN lớn, bộ máy kế toán lớn. Chỉ cần người chịu trách nhiệm về công tác kế toán của đ vị (cty) đề ra quy tắc or quy trình luân chuyển và lưu giữ tài liệu hợp lý là được. Chẳng hạn như chủ topic nói thì đề ra nguyên tắc chứng từ gốc ps tại đâu bp nào (or ai) thì tại đó phải có trách nhiệm lưu giữ, h toán và đối chiếu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA