G
Thay vì ngồi quán cà phê, karaoke, lên mạng "chat chit" thì họ rủ nhau đi dancing: nhảy. Dancing từ vị trí độc tôn của giới trẻ "quý tộc" đang ngày càng trở nên… đại chúng!
Xưa rồi cái tâm lý thấy ai mê nhảy là gán cho cái nhãn "dân quậy". Bởi điều đó không giải thích được thực tế những lớp dạy nhảy, câu lạc bộ khiêu vũ ở Sài Gòn ngày càng thu hút bạn trẻ mọi giới…
Thành phố có rất nhiều trung tâm và các lớp dạy nhảy nhưng thu hút nhiều học viên phải kể đến Nhà văn hóa Thanh niên, Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Phụ nữ. Nội dung học gồm: khiêu vũ và nhảy hiện đại. Điều đầu tiên có thể ghi nhận là học phí từ các lớp nhảy này rất "phải chăng". Thường một khóa học cơ bản học phí 48.000 đ/tháng; khóa nâng cao 100.000 đ/2 tháng. Xong một khóa, các bạn có thể "đi" những điệu thức trẻ trung như disco, techno, rock…, lên cao một chút thì lả lướt với valse, rumba, tango…
Trong tiếng nhạc đinh tai, thầy Trần Viết Bằng, một giáo viên dạy nhảy, múa ở Nhà văn hóa Thanh niên cho biết: "Tôi phụ trách lớp 100 người, tuần học ba buổi. Xu thế các bạn học sinh, sinh viên học nhảy ngày càng đông. Đây là môn sinh hoạt bình thường, rèn luyện thể chất tốt. Hai tháng một lần, chúng tôi tổ chức giao lưu nói chuyện về những chuyên đề như: làm thế nào để khiêu vũ đẹp, trang phục, âm nhạc trong khiêu vũ… và thực hành khiêu vũ với nhau!"
Dĩ nhiên, nhiều học viên cũng cho biết việc "nhảy nhót" sành hay không cũng còn tùy thuộc vào năng khiếu mỗi người và khả năng có… thực hành thường xuyên! Khổ nỗi, học xong, chẳng lẽ cứ đóng cửa phòng lại bật máy nhảy một mình? Có những nhóm bạn nhảy được hình thành từ những câu lạc bộ khiêu vũ, các vũ trường. Nhờ đó, họ có môi trường "ôn bài" thường xuyên để "không bị lụt kiến thức"!
T.Hương (SV đại học KHXH&NV) nói: "Học nhảy để phục vụ công việc sau này. Lỡ phải đi dự một buổi tiệc tùng nào đó, ai cũng khiêu vũ còn mình chỉ biết ngồi xem cũng khó coi". Đó là lý do chính để nhiều bạn trẻ chọn các lớp học nhảy. Biết nhảy giúp cho bạn trẻ tự tin hơn. Trong môi trường đó, họ có dịp thể hiện mình, mở rộng mối quan hệ giao lưu xã hội…
"Có nhiều bạn trẻ tham gia để giải trí sau những giờ học căng thẳng ở trường, lớp. Nhưng sau quá trình học, nhiều bạn đam mê nên theo học tiếp những lớp nâng cao và trở thành vũ công chuyên nghiệp!" Trần Viết Bằng - Giáo viên dạy môn nhảy, múa tại NVH Thanh Niên.
Vì sở thích "nhảy nhót", có những người đã trở thành "dancer" tham gia vào các vũ đoàn lớn của thành phố. Minh Phúc tâm sự: "Sau khi học một thời gian, thấy mình có năng khiếu nên thầy hướng mình vào vũ đoàn Hoàng Thông để có thể nhảy chuyên nghiệp hơn!". Nhiều "dancer" may mắn, được lọt vào mắt xanh của mấy ông bầu, có mặt trong các vũ đoàn ABC, Sài Gòn, The Sun, Blue Sky…
Thường đây cũng là "nghề" kiếm tiền khá "dzui dzẻ" của những người có mộng làm… vũ công!
"Mọi người hầu như chỉ… lắc thoải mái theo điệu nhạc chứ chẳng có bài bản nào. Mình rất ngưỡng mộ những người biết nhảy và nhảy đẹp!"- một cô bạn vừa lắc lư trong điệu nhạc, vừa cho biết. Nghe đâu, có đêm, cô gái mê nhảy này phải bỏ tiền triệu để nhập vào thế giới xập xình của những bar, vũ trường để cùng cuồng xoay, với hy vọng một ngày sẽ trở thành người sành nhảy chứ không a-ma-tơ nữa!
Trong lúc thành phố còn thiếu những điểm vui chơi lành mạnh và thực sự thu hút dành cho người trẻ thì lớp học nhảy hay câu lạc bộ khiêu vũ tại các trung tâm, nhà văn hóa được xem là sân chơi bổ ích, trẻ trung và ít tốn kém. Nhưng để chiều theo đôi chân đã bắt quen nhịp điệu lại là một chuyện phía sau những lớp dancing!
http://petalia.pe.ohost.de/Love.htm
Theo Thanh Niên
J:
Xưa rồi cái tâm lý thấy ai mê nhảy là gán cho cái nhãn "dân quậy". Bởi điều đó không giải thích được thực tế những lớp dạy nhảy, câu lạc bộ khiêu vũ ở Sài Gòn ngày càng thu hút bạn trẻ mọi giới…
Thành phố có rất nhiều trung tâm và các lớp dạy nhảy nhưng thu hút nhiều học viên phải kể đến Nhà văn hóa Thanh niên, Cung văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Phụ nữ. Nội dung học gồm: khiêu vũ và nhảy hiện đại. Điều đầu tiên có thể ghi nhận là học phí từ các lớp nhảy này rất "phải chăng". Thường một khóa học cơ bản học phí 48.000 đ/tháng; khóa nâng cao 100.000 đ/2 tháng. Xong một khóa, các bạn có thể "đi" những điệu thức trẻ trung như disco, techno, rock…, lên cao một chút thì lả lướt với valse, rumba, tango…
Trong tiếng nhạc đinh tai, thầy Trần Viết Bằng, một giáo viên dạy nhảy, múa ở Nhà văn hóa Thanh niên cho biết: "Tôi phụ trách lớp 100 người, tuần học ba buổi. Xu thế các bạn học sinh, sinh viên học nhảy ngày càng đông. Đây là môn sinh hoạt bình thường, rèn luyện thể chất tốt. Hai tháng một lần, chúng tôi tổ chức giao lưu nói chuyện về những chuyên đề như: làm thế nào để khiêu vũ đẹp, trang phục, âm nhạc trong khiêu vũ… và thực hành khiêu vũ với nhau!"
Dĩ nhiên, nhiều học viên cũng cho biết việc "nhảy nhót" sành hay không cũng còn tùy thuộc vào năng khiếu mỗi người và khả năng có… thực hành thường xuyên! Khổ nỗi, học xong, chẳng lẽ cứ đóng cửa phòng lại bật máy nhảy một mình? Có những nhóm bạn nhảy được hình thành từ những câu lạc bộ khiêu vũ, các vũ trường. Nhờ đó, họ có môi trường "ôn bài" thường xuyên để "không bị lụt kiến thức"!
T.Hương (SV đại học KHXH&NV) nói: "Học nhảy để phục vụ công việc sau này. Lỡ phải đi dự một buổi tiệc tùng nào đó, ai cũng khiêu vũ còn mình chỉ biết ngồi xem cũng khó coi". Đó là lý do chính để nhiều bạn trẻ chọn các lớp học nhảy. Biết nhảy giúp cho bạn trẻ tự tin hơn. Trong môi trường đó, họ có dịp thể hiện mình, mở rộng mối quan hệ giao lưu xã hội…
"Có nhiều bạn trẻ tham gia để giải trí sau những giờ học căng thẳng ở trường, lớp. Nhưng sau quá trình học, nhiều bạn đam mê nên theo học tiếp những lớp nâng cao và trở thành vũ công chuyên nghiệp!" Trần Viết Bằng - Giáo viên dạy môn nhảy, múa tại NVH Thanh Niên.
Vì sở thích "nhảy nhót", có những người đã trở thành "dancer" tham gia vào các vũ đoàn lớn của thành phố. Minh Phúc tâm sự: "Sau khi học một thời gian, thấy mình có năng khiếu nên thầy hướng mình vào vũ đoàn Hoàng Thông để có thể nhảy chuyên nghiệp hơn!". Nhiều "dancer" may mắn, được lọt vào mắt xanh của mấy ông bầu, có mặt trong các vũ đoàn ABC, Sài Gòn, The Sun, Blue Sky…
Thường đây cũng là "nghề" kiếm tiền khá "dzui dzẻ" của những người có mộng làm… vũ công!
"Mọi người hầu như chỉ… lắc thoải mái theo điệu nhạc chứ chẳng có bài bản nào. Mình rất ngưỡng mộ những người biết nhảy và nhảy đẹp!"- một cô bạn vừa lắc lư trong điệu nhạc, vừa cho biết. Nghe đâu, có đêm, cô gái mê nhảy này phải bỏ tiền triệu để nhập vào thế giới xập xình của những bar, vũ trường để cùng cuồng xoay, với hy vọng một ngày sẽ trở thành người sành nhảy chứ không a-ma-tơ nữa!
Trong lúc thành phố còn thiếu những điểm vui chơi lành mạnh và thực sự thu hút dành cho người trẻ thì lớp học nhảy hay câu lạc bộ khiêu vũ tại các trung tâm, nhà văn hóa được xem là sân chơi bổ ích, trẻ trung và ít tốn kém. Nhưng để chiều theo đôi chân đã bắt quen nhịp điệu lại là một chuyện phía sau những lớp dancing!
http://petalia.pe.ohost.de/Love.htm
Theo Thanh Niên
Sửa lần cuối: