Diễn văn trong lễ khánh thành
Từ cửa sổ toa tàu, một bàn tay thò ra ngoài chỉ trỏ. Tít xa, tận cuối một thung lũng dài ẩn mình dưới làn sương xanh, một ống khói nhà máy nhô lên cao vút. Tàu càng đi xa ống khói càng thu nhỏ lại, chẳng mấy chốc đã biến thành một cây bút chì bằng ngón tay út dựng đứng trước thợ.
Ðến lúc bấy giờ người chỉ tay vào cái tăm ống khói tít xa kia mới nói rằng chính ông là người đã đọc diễn văn khánh thành cho cái nhà máy đó.
- Thế hóa ra đấy là nhà máy? - Một người cùng toa hỏi.
- Chứ sao?
- Thế nó là nhà máy gì?
- Máy gì thì hỏi làm gì?
- Dám hỏi, ngài đọc diễn văn khánh thành mà lại không biết là làm sao?
- Có thể ngài quên - Một hành khách khác đáp thay.
- Không, quên là thế nào, hồi ấy tôi có biết đâu - người ấy nói.
- Thế sao, nhà máy không chạy à?
- Có lẽ bây giờ chạy rồi. Nhưng cái hôm làm lễ khánh thành, lúc tôi đọc diễn văn thì người ta hì hục mãi mà máy không nổ.
- Chắc lúc ấy ngài là giám đốc? - hành khách thứ ba tò mò hỏi.
- Cái ông này! Tôi chẳng là gì cả - người đó đáp.
- Thì hẳn ngài phải là một nhân vật "quốc gia"?
- Chẳng "cuốc ra, cuốc vào" gì sất, ông bạn thân mến ạ!
- Thế tại sao hôm ấy lại chính ngài được đọc diễn văn khánh thành mà cho đến bây giờ ngài vẫn không biết nó là nhà máy gì?
- Hoàn toàn ngẫu nhiên. Các ông biết không, từ nhỏ lưỡi tôi đã dẻo lắm. Ðừng nghĩ rằng tôi bốc phét. Quả thực là tôi nắm được nghệ thuật diễn thuyết. Tất nhiên nghệ thuật này không lộ ra trong những câu chuyện hàng ngày, chẳng hạn như câu chuyện của chúng ta bây giờ, nhưng hễ cứ đứng trước một đám đông là thằng diễn giả trong người tôi lại đứng dậy. Nhờ thánh Ala phù hộ... Tôi mà đã đứng nói trước quảng đại dân chúng thì đố có ai ngắt lời tôi được. Anh bạn thân mến ạ, lúc ấy đầu óc tôi minh mẫn lạ thường, đến mức có thể nói nửa ngày không hết ấy chứ! Muốn thế phải có tài ứng biến, ông bạn quý mến ạ. Vậy tài hùng biện là gì? Tài ấy là: hễ mở mồm là nói không ngừng, không vấp, cứ nói liền, nói miết. Nói cái gì à? Cái đó không cần biết. Ðầu cuối có tùy ứng được với nhau hay không, chuyện ấy cũng không có nghĩa lý gì hết. Khó nhất là bắt đầu nói. Nếu bạn cảm thấy chủ ngữ một đằng, vị ngữ một nẻo thì cái chính là đừng có luống cuống, ngược lại phải kéo cho câu dài ra, cho phức tạp thêm, thế là người nghe lẫn lộn ngược xuôi và cuối cùng chết ngợp. Diễn văn xong người ta sẽ bình: "Người này nói giỏi quá" và sẽ hoan hô nhiệt liệt.
Bạn ạ, tôi đã từng đọc những bài diễn văn như thế và lần nào cũng được mọi người bao vây, hết lời chúc tụng. Người thì ôm ghì lấy tôi, kẻ thì hôn tay cúi đầu. Sau mỗi buổi như thế tôi thường tự hỏi: "Ta đã nói gì vậy?" Thật kỳ lạ là tôi không thể nhớ ra được. Tôi đã thế mà người nghe cũng thế. Nếu muốn biết một người nói có hay không thì đầu tiên phải tìm hỏi diễn giả: "Ngài nói gì vậy?", rồi sau hãy hỏi đến người nghe: "Ông ấy nói gì thế?" Ðến khi vỡ lẽ là cả hai đều không biết gì, nhưng người nghe vẫn bình phẩm: "Diễn giả thật lôi cuốn", ấy là bài văn được liệt hạng nhất đấy.
Hồi còn đi học tôi là thằng chúa lười. Hơn nữa tôi hoàn toàn mít đặc về số học và hình học, thế mà chưa bao giờ tôi bị đúp cả. Tất cả đều nhờ tài thuyết pháp của tôi. Năm nào cũng thế, cứ đến giờ học cuối cùng là tôi lại đứng lên nói với thầy giáo: "Thưa thầy kính mến, thầy cho phép con thay mặt anh em được thưa với thầy đôi câu". Thầy mới nói: "Miễn thưa bẩm, con cứ nói đi", và thế là thầy sa lưới tôi ngay. Tôi mở đầu rằng: "Nhân vì năm học vừa hết, đội ơn thầy cho phép, con xin bộc bạch những cảm tình của bạn bè con, bẩm thầy...!" Rồi, không để cho thầy tôi kịp lấy sức mà bàng hoàng, tôi không ngậm miệng lại giây nào, cứ thế mà tuôn ra tràng giang đại hải: "Thầy ơi! Suốt một năm qua thầy đã... dạy chúng con... trên con đường khoa học sáng lạn... khơi mào đầu óc chúng con... mầm mống rực rỡ...".
Rồi đó tôi phát ra tất cả những gì chợt đến trong đầu. Toàn bộ nghệ thuật là không được vấp váp. Không được để người nghe kịp nghĩ: "Nó nói gì vậy?".
Cứ nói và nói, không được dừng lại.
Lúc tôi mới nói thầy giáo không hiểu, sau thầy bị rơi vào tình trạng quên lú, rồi những nếp nhăn trên trán thầy dãn ra đôi chút, cuối cùng thầy nhăn mũi, mắt thầy đờ đẫn không chớp và hai bàn tay run lên. Còn tôi vẫn cứ nổ liên hồi không nghỉ. Giá các bạn được nghe tôi nói lúc ấy nhỉ! Chắc cũng phải đổ nước mắt. Thầy tôi lau mũi, cổ họng giật giật. Cuối cùng không giữ được nữa, nước mắt thầy tôi ròng ròng. Tôi thì cứ nói, còn thầy thì cứ khóc. Thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn lên thầy tôi. Lúc nào nhìn thầy sắp chết xỉu tôi mới dừng chút ít. Lúc đó thầy tỏ vẻ muốn nói lại đôi lời. Nhưng mấy lần thầy tôi không nói ra được. Thầy hỉ mũi, thở dài nặng nhọc, lau mắt rồi nói: "Các con của tôi ơi, thầy thật bội phần cảm kích và xúc động đến nỗi thầy không sao nói ra được những tình cảm của thầy..." và, đang nói dở câu, thầy tôi bỏ lớp chạy ù ra ngoài. Còn chúng tôi thì cười theo ầm ĩ.
Từ cửa sổ toa tàu, một bàn tay thò ra ngoài chỉ trỏ. Tít xa, tận cuối một thung lũng dài ẩn mình dưới làn sương xanh, một ống khói nhà máy nhô lên cao vút. Tàu càng đi xa ống khói càng thu nhỏ lại, chẳng mấy chốc đã biến thành một cây bút chì bằng ngón tay út dựng đứng trước thợ.
Ðến lúc bấy giờ người chỉ tay vào cái tăm ống khói tít xa kia mới nói rằng chính ông là người đã đọc diễn văn khánh thành cho cái nhà máy đó.
- Thế hóa ra đấy là nhà máy? - Một người cùng toa hỏi.
- Chứ sao?
- Thế nó là nhà máy gì?
- Máy gì thì hỏi làm gì?
- Dám hỏi, ngài đọc diễn văn khánh thành mà lại không biết là làm sao?
- Có thể ngài quên - Một hành khách khác đáp thay.
- Không, quên là thế nào, hồi ấy tôi có biết đâu - người ấy nói.
- Thế sao, nhà máy không chạy à?
- Có lẽ bây giờ chạy rồi. Nhưng cái hôm làm lễ khánh thành, lúc tôi đọc diễn văn thì người ta hì hục mãi mà máy không nổ.
- Chắc lúc ấy ngài là giám đốc? - hành khách thứ ba tò mò hỏi.
- Cái ông này! Tôi chẳng là gì cả - người đó đáp.
- Thì hẳn ngài phải là một nhân vật "quốc gia"?
- Chẳng "cuốc ra, cuốc vào" gì sất, ông bạn thân mến ạ!
- Thế tại sao hôm ấy lại chính ngài được đọc diễn văn khánh thành mà cho đến bây giờ ngài vẫn không biết nó là nhà máy gì?
- Hoàn toàn ngẫu nhiên. Các ông biết không, từ nhỏ lưỡi tôi đã dẻo lắm. Ðừng nghĩ rằng tôi bốc phét. Quả thực là tôi nắm được nghệ thuật diễn thuyết. Tất nhiên nghệ thuật này không lộ ra trong những câu chuyện hàng ngày, chẳng hạn như câu chuyện của chúng ta bây giờ, nhưng hễ cứ đứng trước một đám đông là thằng diễn giả trong người tôi lại đứng dậy. Nhờ thánh Ala phù hộ... Tôi mà đã đứng nói trước quảng đại dân chúng thì đố có ai ngắt lời tôi được. Anh bạn thân mến ạ, lúc ấy đầu óc tôi minh mẫn lạ thường, đến mức có thể nói nửa ngày không hết ấy chứ! Muốn thế phải có tài ứng biến, ông bạn quý mến ạ. Vậy tài hùng biện là gì? Tài ấy là: hễ mở mồm là nói không ngừng, không vấp, cứ nói liền, nói miết. Nói cái gì à? Cái đó không cần biết. Ðầu cuối có tùy ứng được với nhau hay không, chuyện ấy cũng không có nghĩa lý gì hết. Khó nhất là bắt đầu nói. Nếu bạn cảm thấy chủ ngữ một đằng, vị ngữ một nẻo thì cái chính là đừng có luống cuống, ngược lại phải kéo cho câu dài ra, cho phức tạp thêm, thế là người nghe lẫn lộn ngược xuôi và cuối cùng chết ngợp. Diễn văn xong người ta sẽ bình: "Người này nói giỏi quá" và sẽ hoan hô nhiệt liệt.
Bạn ạ, tôi đã từng đọc những bài diễn văn như thế và lần nào cũng được mọi người bao vây, hết lời chúc tụng. Người thì ôm ghì lấy tôi, kẻ thì hôn tay cúi đầu. Sau mỗi buổi như thế tôi thường tự hỏi: "Ta đã nói gì vậy?" Thật kỳ lạ là tôi không thể nhớ ra được. Tôi đã thế mà người nghe cũng thế. Nếu muốn biết một người nói có hay không thì đầu tiên phải tìm hỏi diễn giả: "Ngài nói gì vậy?", rồi sau hãy hỏi đến người nghe: "Ông ấy nói gì thế?" Ðến khi vỡ lẽ là cả hai đều không biết gì, nhưng người nghe vẫn bình phẩm: "Diễn giả thật lôi cuốn", ấy là bài văn được liệt hạng nhất đấy.
Hồi còn đi học tôi là thằng chúa lười. Hơn nữa tôi hoàn toàn mít đặc về số học và hình học, thế mà chưa bao giờ tôi bị đúp cả. Tất cả đều nhờ tài thuyết pháp của tôi. Năm nào cũng thế, cứ đến giờ học cuối cùng là tôi lại đứng lên nói với thầy giáo: "Thưa thầy kính mến, thầy cho phép con thay mặt anh em được thưa với thầy đôi câu". Thầy mới nói: "Miễn thưa bẩm, con cứ nói đi", và thế là thầy sa lưới tôi ngay. Tôi mở đầu rằng: "Nhân vì năm học vừa hết, đội ơn thầy cho phép, con xin bộc bạch những cảm tình của bạn bè con, bẩm thầy...!" Rồi, không để cho thầy tôi kịp lấy sức mà bàng hoàng, tôi không ngậm miệng lại giây nào, cứ thế mà tuôn ra tràng giang đại hải: "Thầy ơi! Suốt một năm qua thầy đã... dạy chúng con... trên con đường khoa học sáng lạn... khơi mào đầu óc chúng con... mầm mống rực rỡ...".
Rồi đó tôi phát ra tất cả những gì chợt đến trong đầu. Toàn bộ nghệ thuật là không được vấp váp. Không được để người nghe kịp nghĩ: "Nó nói gì vậy?".
Cứ nói và nói, không được dừng lại.
Lúc tôi mới nói thầy giáo không hiểu, sau thầy bị rơi vào tình trạng quên lú, rồi những nếp nhăn trên trán thầy dãn ra đôi chút, cuối cùng thầy nhăn mũi, mắt thầy đờ đẫn không chớp và hai bàn tay run lên. Còn tôi vẫn cứ nổ liên hồi không nghỉ. Giá các bạn được nghe tôi nói lúc ấy nhỉ! Chắc cũng phải đổ nước mắt. Thầy tôi lau mũi, cổ họng giật giật. Cuối cùng không giữ được nữa, nước mắt thầy tôi ròng ròng. Tôi thì cứ nói, còn thầy thì cứ khóc. Thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn lên thầy tôi. Lúc nào nhìn thầy sắp chết xỉu tôi mới dừng chút ít. Lúc đó thầy tỏ vẻ muốn nói lại đôi lời. Nhưng mấy lần thầy tôi không nói ra được. Thầy hỉ mũi, thở dài nặng nhọc, lau mắt rồi nói: "Các con của tôi ơi, thầy thật bội phần cảm kích và xúc động đến nỗi thầy không sao nói ra được những tình cảm của thầy..." và, đang nói dở câu, thầy tôi bỏ lớp chạy ù ra ngoài. Còn chúng tôi thì cười theo ầm ĩ.