Chuyện linh tinh ngoài lề.

  • Thread starter anhlaanh
  • Ngày gửi
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Máy kéo để tiêu khiển cũng hay. Cứ đến thứ bảy chúng tôi lại đánh xe ra tỉnh. Thằng con trai tôi xoắn ngược bộ râu lên mà lái. Đến cửa rạp chớp bóng, chúng tôi cho xe đậu vào dãy những xe kéo khác. Lúc về là lúc đua tài. Ai lái giỏi hơn thì vượt lên trên. Bỗng nhiên đang chạy có thằng mất dạy nào húc phải xe của chúng tôi. Rắc một cái, thế là chúng tôi đứng lại. Cầu thánh Ala che chở! Đèn pha vẫn sáng mà xe không nhúc nhích. Không biết hỏng ở đâu, chúng tôi loay hoay mãi, đành chịu bỏ xe dọc đường cuốc bộ đi về...

- Kể đi ông Hamít, rồi sau thế nào?

Chúng tôi thuê một đôi bò kéo con quái vật ấy về. Chỗ hỏng vẫn không tìm được. Chúng tôi đành đến chỗ mua trước nhờ họ đến giúp, hết bao nhiêu xin trả. Đến nơi họ bảo: Không được, không có phụ tùng! Chao ôi, con bò màu hung yêu dấu của tôi ơi! Nó làm gì có phụ tùng ốc vít cơ chứ... Nó chẳng hỏng môtơ, chẳng hỏng guồng máy bao giờ. Thằng con tôi bảo: ”Để con đi Stănbum mua cái phụ tùng ấy cho...“ Tôi sốt sắng: ”Con ơi, đến vụ cày rồi, có đi thì đi nhanh nhanh, con nhé!“ Thằng ấy đi Stămbun rồi không thấy về nữa...

- Rồi sau thế nào hả ông Hamít... Ông kể tiếp đi!

Các bạn quí mến ạ, rồi sau tôi không được tin gì của cháu cả. Thật xấu hổ với hàng xóm. Tiền hết, muốn mua bò cũng chẳng có, đành đi thuê tạm một đôi về cày. Mãi mới thấy có tin con: ”Bố ơi, con đã tìm được phụ tùng rồi, nhưng suốt thời gian con đi tìm, con đã tiêu sạch cả túi. Bố gửi ngay cho con một ngàn đồng nhé“. Tôi chạy đến ngân hàng gửi tiền đi ngay theo đường dây thép. Mấy hôm sau nó về mang một mũ ốc to bằng đồng hào ”Cái này mà một ngàn ư con?“ - Tôi hỏi. Chúng tôi đi gọi thợ máy bắt ốc. Xe lại chạy tốt... Đến mùa đông tuyết xuống, chúng tôi cho xe vào chuồng bò, buộc vào cái cọc của con bò hung khi xưa. Bấy giờ cũng là lúc phải trả ngân hàng và trả dần món nợ. Mà tiền thì hết... Lại phải đi vay chỗ khác đập vào. Sang hè tôi bảo con trai tôi: ”Nào con, cho xe ra đồng đi!“ Nó nổ máy. Nhưng bỗng có những tiếng răng rắc chát chúa, rồi cái máy câm tịt. Làm thế nào nhỉ? Không ai biết đằng nào mà lần. Thế là lại phải đi mời người ở cái cửa hàng bán máy. Đến nơi anh ta phán: Tuột đâu mất một bánh răng xe rồi.

Chúng tôi hỏi mua, anh ta rằng không có bán. Không có bánh răng mà dám bán máy. Thế có phải là lừa dân đen không? Hỏi thế thì họ bảo: ”Nếu mọi người mua một cái máy kéo nữa thì sẽ đủ phụ tùng cho cái máy cũ.“ Nhìn mặt người làng tôi thực xấu hổ. Nhục nhã thật... Bấy giờ cánh đồng nào cũng có một vài cái máy kéo đứng im như xác ướp. Thỉnh thoảng dân làng lại vấp chân phải những đống sắt vụn, dây xích, guốc xích...

Ôi chao, con bò mầu nâu, con bò mầu hung của tôi... Dùng nó tha hồ mà bền. Sống nó cũng là tiền, chết nó cũng là tiền. Còn cái con bọ sắt này có phải là bò đâu, chẳng chọc tiết được, cũng chẳng xài được.

Lại đến đợt hai phải trả tiền ngân hàng...“Tôi trả máy nhà các ông đấy“ - tôi bảo thế. Họ liền đáp: ”Chúng tôi lấy làm gì cái rả rách ấy.“

Phát điên lên được! Bỗng có tin đồn rằng ở Ađana sản xuất phụ tùng. Tôi liền quát con: ”Ê, cái thằng già mồm kia, mày bắn súng không nên thì phải đền đạn. Đi mà sắm phụ tùng đi cho rồi...“

Thằng con tôi đi Ađana. Đến nơi thằng thợ bảo: ”Không thấy người ốm làm sao chữa bệnh“.

- Kéo nó đi Ađana chứ sao, tôi bảo.

Thế là phải thắng một đôi bò mộng.

Hai tuần mới mò đến được Ađana. Cái thằng thợ máy ấy đòi đúng năm trăm mới nhả ra cái con bánh răng ấy. Để đỡ mất mặt với bà con, tôi đành phải bán đo hai sào ruộng rồi gửi năm trăm đi Ađana cho nó... Lúc ấy vợ chồng đứa con gái tôi đến chơi. Tôi nghĩ: ”Đã mất bao nhiêu tiền cho cái xe khốn khổ kia thì cũng phải hưởng được đôi chút chứ.“ Thế là cả nhà tôi trèo lên xe. Tôi bảo con trai: ”Cái của này không phải như con ngựa đua đâu, cẩn thận đấy con, dọc đường gặp cái gì phải tránh cái đó!“ Nhưng con trai tôi đâu có nghe. Nó vừa trông thấy xe nhà Huyxeen, con trai Mêmít là lao ngay vào. Cái đầu máy rền như con lừa đực gặp con lừa cái... Tôi chưa kịp quát con hãm lại thì cái các-bua-ra-tơ đã nổ rồi. ”Thằng mất dạy, đồ khốn - tôi sấn đến cạnh nó. Đến ngựa chiến bên A rập cũng không chịu được nữa là... Mà đây lại là máy móc nước ngoài. Mày có còn đầu óc không đấy?“ Chúng tôi hò nhau xuống đẩy nhưng nó không thèm nhúc nhích nữa. Lúc ấy làm sao tôi quên được đôi bò tuyệt diệu của tôi kia chứ?

Tôi kéo con gái và con rể ra bảo: ”Hai con trả lời cho bố một câu. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây? Có phải là thế ký 20 không? Cái thời của bố thì chỉ dùng một con bò xám, cho nó nắm rơm, cột nó vào xe là ra nương, ra rẫy...“

- Rồi thế nào nữa hả ông Hamít?

- Thế rồi, các ông anh ạ, lại đến lãi xuất nhà băng, lại tiền trả vốn ngân hàng. Trời phạt tôi đấy. Tôi phải đi bán thêm mười sào nữa. Còn cái máy kéo lúc thì mất bù-loong - 500 đồng, lúc thì một cái ốc một nghìn đồng... Giá thử cái xích mà đứt thì chịu không thể tìm đâu ra cái khác mà thay. Phụ tùng không có...vá víu chỗ này, vá víu chỗ kia, cái máy kéo yêu dấu của chúng tôi giống hệt như cái áo rách.

Lúc ở ngoài đồng toàn thân nó run lên bần bật như phải cơn sốt, còn ngoài cánh đồng thì vướng vãi toàn những ốc, những mũ, những mẩu sắt gì nữa, tựa hồ chúng tôi rắc những phụ tùng vứt đi ấy thay cho hạt giống.

Một hôm có một nghị sĩ đảng dân chủ về làng. Tôi gặp ông ta, nói: ”Bây giờ ông bảo chúng tôi làm thế nào? Cái máy lừng lững như con voi, mà chỉ thiếu một chi tiết bằng đồng xu là đứng im. Còn chi tiết ấy thì không kiếm đâu ra được“.

- Nói tiếp đi, ông Hamít! Cái nhà ông nghị sĩ ấy bảo sao?

- Ông ấy còn nói gì được nữa... Ông ấy cũng có nói một thôi dài, thậm chí tôi cũng không hiểu gì lắm. Ông ấy bảo trước kia người ta sống ở thời kỳ đồ đá, bây giờ là thế kỷ đồ sắt. Nền văn minh xâm nhập vào đất nước ta cùng với sắt thép. Tôi bảo: ”Thôi được, các ông đã chuyên chở văn minh vào nước ta là tốt, nhưng phụ tùng của nó đâu? Ông thử ra ngoài đồng chúng tôi mà coi, những văn minh vứt đi còn đầy như xác chết cả đó. Vậy có nên hạn chế bớt văn minh đi không ?“

- Rồi sau thế nào nữa, ông Hamít? Ông ấy trả lời ra làm sao?

- Các bạn quí mến ạ, sau đó ông ấy đáp: ”Thứ này chúng ta đặt mua ở Mỹ. Mai đây chúng ta sẽ xây dựng nhà máy riêng! Các bác chịu khó chờ ít lâu nữa thôi, phụ tùng sẽ tràn về như lũ tháng bảy,“ ông ta hứa thế. ”Chúng tôi thì chờ được, nhưng nhà băng có chờ đâu, - tôi đáp - Ông làm ơn bảo nhà băng họ cũng nán chịu“.

Lại đến kỳ trả nợ không xê xích ngày nào. Thật tình tôi tiếc đôi bò quá. Lúc đem chúng ra chợ bán tôi đã khóc thầm trong bụng... Tóm lại, thế là tôi phản bán hết cả ruộng đất để trả nợ nần.

- Rồi sau ta sao, ông Hamít?

- Rồi sau tôi gọi con gái và con rể đến. Tôi lại lôi bà lão và con trai tôi ra. Tôi dẫn họ ra chỗ con quái vật ngốn tiền ngốn đất của tôi mà rằng: ”Hoặc là các người giết sống tôi đi, hoặc là tôi buộc các người vào xe làm bò cày ruộng...“
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Họ lại ra sức nổ máy, tiếng máy đinh tai nhức óc, cua-roa chạy văng mạnh, sửa chỗ này hỏng chỗ kia, lắp được cái ốc lại gãy bánh răng, cứ thế không cùng.

- Rồi sau thế nào, ông Hamít?

- Sau đó, các bạn quí mến ạ, tôi hiểu ra rằng chẳng ăn thua gì cả. Vợ con tôi dúm dụm vào nhau. Tôi liền vác ra một cái búa và quát: ”Đồ súc vật, lui hết cả ra, để ta dậy cho cách sửa chữa“. Rồi tôi cứ thế quai búa vào tay lái, vào máy móc... vừa quai vừa quát: ”Này thế kỷ hai mươi này, này văn minh này, này phụ tùng này. Tôi quai búa đến mỏi nhừ tay ra thì thôi. Bấy giờ bà lão nhà tôi bỗng kêu váng lên:

”Ối giời ơi, cứu chúng tôi với, ông lão nhà tôi điên rồi...“ Các con tôi mỗi đứa chạy một đường. Tôi vứt búa rồi đến thẳng đây đấy. Cho tôi một cốc nước với.

- Rồi sau sao nữa, ông Hamít? - Những người nghe tròn mắt thúc giục.

- Thế là hết. Tôi đã thoát được con quái vật. Ngàn lạy ơn thánh Ala chí công... Tôi thấy mình như được thoát xác. Cho tôi một tách cà fê mau lên và đặc vào nhé! - Lão Hamít sung sướng quát gọi chủ quán.


Aziz Nesin
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Bài ca của đất nước

Nếu bạn không thích hát, có lẽ bạn sẽ thấy thoải mái trong những ngày hội của Tây Ban Nha. Quốc ca của nước này không có lấy một từ nào!

"Ôi, trong ánh sáng của buổi bình minh, bạn có thấy chăng..." Nếu bạn đã từng tham dự một trận bóng chuyền của trường trung học Mỹ, bạn sẽ nghe những lời mở đầu này của bài "Ngọn cờ lấp lánh sao" - quốc ca của nước này. Lời của nó do Luật sư Francis Scott Key soạn trong chiến tranh năm 1812.

Rất nhiều nước có quốc ca riêng. Và nhiều quốc ca có một lịch sử rất kỳ thú như quốc ca Pháp.

Mọi người thường liên hệ quốc ca Pháp, bài "Le Marseillaise" với Thế Chiến II, khi nó đại diện cho tinh thần chiến đấu của dân tộc Pháp. Thật ra bài hát được viết từ một trăm năm mươi năm trước trong thời Cách mạng Pháp. Một kỹ sư tên là Claude Joseph Rouget de Lisle đã sáng tác bài hát này trong vòng một đêm. Lần đầu tiên nó vang lên ở Paris từ miệng những binh đoàn Marseille khi họ diễu hành qua điện Tuileries. Từ đó, bài quốc ca được gọi là "Bài ca của dân Marseille" hay "Le Marseillaise". Nó được chính thức coi là quốc ca của nước Pháp từ năm 1875.

Nếu có lúc nào bạn nghe quốc ca của nước Anh "Thượng đế phù họ cho Nữ hoàng" bạn sẽ thấy nhạc của nó chính là bài hát "Nước Mỹ", do nhạc sĩ Henry Carey sáng tác đầu thế kỷ 18. Nhưng quốc ca Anh là bài hát được hát ở nhiều nước hơn mọi quốc ca khác. Nó được tấu lên ở mọi nơi thuộc Khối Cộng đồng Anh mỗi khi hoàng gia Anh đến thăm các nước này, như Úc, Canada và New Zealand. Trong những dịp lễ không có hoàng gia, các nước này lại có những quốc ca riêng. Úc có bài "Nước Úc tươi đẹp và tiến bộ", New Zealand có bài "Thượng đế bảo vệ New Zealand" và Canada là bài "Ơi Canada". Tuy vậy, Canada còn có một bài quốc ca không chính thức khác, đó là bài "Lá phong muôn năm" còn nổi tiếng hơn bài kia. Bảy năm sau khi Canada chính thức lấy lá cây phong làm quốc huy (năm 1860) một thầy giáo ở Toronto tên là Alexander Muir đã sáng tác bài hát này để ca ngợi nó.

Quốc ca nước này còn được cử hành ở nước kia khi có một vị khách đặc biệt của quốc gia đó đến thăm. Có một lần, quốc ca của Anh đã được cử hành trong một dịp lễ có hoàng gia cực kỳ thú vị. Sáng ngày 9 tháng 2 năm 1909, đoàn xe lửa chở vua Edward thứ Tám tiến vào Brandenburg, nước Đức. Một ban nhạc quân đội Đức lập tức tấu lên bài "Thượng đế phù hộ Đức Vua" (chỉ có tựa đề bị đổi) để tôn vinh vị khách đặc biệt. Thật xui xẻo, vua Edward trong xe lửa lại gặp khó khăn khi mặc bộ lễ phục Đại Nguyên Soái Đức. Ban nhạc đã phải chơi bài quốc ca Anh mười sáu lần trước khi Nhà vua bước ra bậc cửa xuống sân ga. Thật tội nghiệp các chàng nhạc công!

Quốc ca Đức "Deutschland Uber Alles" nghĩa là "Nước Đức tối cao" do Hoffman Von Fallersleben sáng tác năm 1841. Bài hát được chính thức coi là quốc ca từ năm 1922, và vẫn làm nhiều người liên tưởng đến Thế Chiến II và Đế Chế Thứ Ba cảu Hitler. Khi quân Nazi thua trận, nước Đức bị chia đôi - Đông Đức và Tây Đức. Tây Đức chỉ lấy đoạn thứ ba của bài hát làm quốc ca, trong khi Đông Đức sử dụng một bài hát hoàn toàn mới.

Quốc ca Nhật Bản là bài "Kimigayo" ra đời từ thế kỷ thứ 9. Đó là quốc ca lâu đời nhất thế giới. Quốc ca dài nhất là của Hy Lạp "Imnos Pros Tin Eleftherian" hay "Ngợi ca tự do". Bài hát có tới một trăm năm mươi tám khổ thơ. Có lẽ dân Hy Lạp quá dài hơi!

Các dân tộc Nhật, Jordan và San Marino đi thẳng tới mục đích của mình khi hát lên lòng yêu nước. Quốc ca của họ chỉ có bốn dòng.

Trong khi độ dài quốc ca từ một trăm năm mươi tám khổ thơ đến bốn dòng thì có những quốc ca không có lấy một chữ! Có hai mươi mốt quốc ca như vậy, bao gồm cả Qatar và Bahrain ở châu Phi, và Tây Ban Nha. Quốc ca không lời của Tây Ban Nha ra đời từ năm 1770, và là quốc ca lâu đời nhất trong loại này.
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Những bức thư của thiên tài

Beethoven đã phải viết rất nhiều thứ không phải âm nhạc!

Về Ludwig Van Beethoven, dĩ nhiên không cần đợi giới thiệu. Còn ai chưa nghe những bản nhạc nổi tiếng của ông? Beethoven là một thiên tài không thể chối cãi - một ông vua trong nghệ thuật của ông, đứng cao hơn mọi nhạc sỹ khác vài ba cái đầu. Ngày nay, mọi thiên tài chỉ chăm chú suốt ngày vào bộ môn mà anh ta giỏi nhất, sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng bạn hãy tưởng tượng một thiên tài nghệ thuật phải tự lo lấy mọi việc cho mình, và điều đó có nghĩa là anh ta phải trả hoá đơn, mua rau quả, đôi co với người thu thuế, nhà băng, luật sư và những doanh gia khác.

Beethoven viết hàng xấp thư từ và ghi chép chỉ để trang trải những tiểu tiết của cuộc sống hàng ngày. Ông viết những bức thư giới thiệu việc làm cho học trò của ông, những người muốn có lời bảo đảm của thầy. Những nhà xuất bản rất muốn có những bản nhạc, nhưng lại không muốn trả tiền ngay. Các nhà xuất bản khác có thể ăn cắp vài đoạn, trong trường hợp đó, Beethoven tội nghiệp phải báo cho công chúng biết - bằng thư - rằng các nhà xuất bản đó đã ăn cắp bản quyền. Ngay cả các nhà xuất bản có bản quyền có thể mắc lỗi trong công đoạn khắc bản in. Khi đó, Beethoven phải bò ra mà sửa tất cả các lỗi. Một lần, gặp phải một bản nhạc sai khủng khiếp và lặp đi lặp lại, ông viết: "Nguệch ngoạc cẩu thả! Đồ ngu! Hãy tôn vinh Mozart và Haydn bằng cách đừng bao giờ nhắc đến tên họ!" Có lẽ ông đã bắt đầu nổi giận!

Trong công việc của Beethoven, có được những thân chủ quan trọng là rất cần thiết. Vì vậy, mỗi ngày ông thường bắt đầu công việc bằng việc viết một bức thư cho một ông vua hay hoàng tử nào đó để đề nghị tặng họ một hay hai bản nhạc. Và dĩ nhiên, thư gửi cho hoàng gia đòi hỏi thời gian và suy nghĩ ít nhiều - ông luôn luôn chọn từng từ rất cẩn thận. Sau đó, đến những hợp đồng cần ký, thư cảm ơn cần viết, các lục đục gia đình cần giải quyết. Và một mẩu thư ngắn cho một người bạn: "Hãy gửi cho tôi công thức đánh bóng giày - một cái đầu sáng láng cần phải có một đôi giày cũng sáng láng!"

Vấn đề lớn nhất là nhà soạn nhạc giỏi nhất thế giới lại bị điếc. Thư từ của ông ít đề cập đến tai họa này, mặc dù đôi khi ông hỏi một cái loa có làm vấn đề khá hơn chăng? Nhưng cuối cùng nó cũng không giúp được gì. Ông vẫn tiếp tục sáng tạo những bản nhạc tuyệt vời từ những âm thanh ông nghe trong óc, nhưng ông chơi trên một cây đàn dương cầm hoàn toàn sai dây, và kéo một cây vĩ cầm kêu the thé. Sau đó, ông đã phải thuê một gia nhân khác để thay cho người trước mà những âm thanh sấm sét và lạc lõng của ông đã đuổi ra khỏi nhà!


Beverly
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Nhón chân bước trên hoa tulip

Đã bao giờ bạn bị hội chứng hoa Tulip chưa? Có lẽ chưa. Hội chứng Tulip không phải là một căn bệnh nhưng đó là một nỗi đam mê đã tràn ngập nước Hà Lan trong những năm 1630. Người ta tranh nhau mua hoa như điên, đầu tư vào Tulip như một loại chứng khoán. Đến điểm đỉnh, hoa Tulip cao giá đến nỗi chỉ một của hoa thôi giá cũng đã bốn ngàn đôla. Và khi cơn đam mê qua đi, những kẻ tích trữ ở thị trường hoa đều phá sản.

Ta có thể đoán được vì sao người Hà Lan điên cuồng đến thế, bởi Tulip là bông hoa biểu tượng của dân tộc và cũng là nhãn hiệu quốc gia hệt như guốc gỗ và cối xay gió vậy. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trước năm 1500, khắp nước Hà Lan chẳng hề có lấy một búp Tulip nào.

Loài hoa xinh đẹp này có nguồn gốc từ phía Tây Địa Trung Hải và vùng trung tâm Á châu. Năm 1550, viên đại sứ toàn quyền người Áo đến Thổ Nhĩ Kỳ đem một vài củ Tulip về Vienne và loài hoa này nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước châu Âu. Chuyến tàu chở hoa Tulip cập bến Hà Lan đầu tiên năm 1562.

Tên "Tulip" không dính dáng gì đến chữ "Two lips" đâu. Những nhà làm vườn châu Âu cho rằng bông hoa trông giống chiếc mũ đội đầu của người Thổ. Họ gọi nó là "tulipan" lấy từ tiếng Thổ "tulbend" có nghĩa là "mũ". Người Pháp gọi là "tulipe" và người Anh "tulip".

Ngày nay, hoa tulip có vô số loại với những tên rất êm tai như "Mặt trời mọc", "Hoàng tử Áo", "Diều hâu trắng". Mọi người trên thế giới đều thích trồng, ngắm nghía và hít ngửi hương thơm của hoa. Nhưng trái với bài ca của Tiny Tim, ta chưa thấy ai có thể nhón chân đi lên chúng được!


Lewis K. Parker
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Đại hội Olympics: Xưa và Nay

Cứ bốn năm một lần, các nhà điền kinh từ khắp thế giới hội tụ ở một thành phố được chọn trước và tranh tài trong các môn thi của Đại hội Olympics. Đó là ngày nay.

Nhưng khi Olympics đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên, chỉ có một thành viên tham gia là Hy Lạp. Đại hội diễn ra ở bờ biển phía Tây của Hy Lạp, gần núi Olympus, theo thần thoại là nơi ở của các thần linh Hy Lạp. Đó là một vị trí hợp lý vì cuộc tranh tài được tổ chức trong vinh danh của Zeus, Vua các thần linh.

Các vận động viên nam đến từ khắp Hy Lạp. Nếu giữa 2 miền nào đó có chiến tranh, một cuộc đình chiến được tuyên bố vào thời điểm Đại hội, và cả hai bên cùng tham dự trong hòa bình. Các thí sinh phải luyện tập căng thẳng trong mười tháng trước khi tranh tài. Những người thắng giải các cuộc thi này còn tự hào hơn cả những chiến binh trên mặt trận. Họ được mang các vương miện bằng lá ô-liu và nhận được vô số quà tặng cùng đặc quyền khi trở về nhà.

Và các vận động viên này thi đấu những môn nào? Chỉ có một thôi! Môn thi đấu duy nhất trong Olympics đầu tiên là chạy bộ dọc theo chiều dài sân vận động và một đầu bếp của một thành phố gần đó đã giật giải.

Các kỳ Đại hội sau đó, cứ bốn năm một lần, bao gồm ném lao, ném đĩa, quyền Anh, đấu vật, đua xe ngựa và cả môn chạy bộ mà vận động viên phải mang áo giáp sắt!

Mặc dù sân vận động chứa được bốn mươi lăm ngàn người, không phải ai cũng được tham dự hoặc thậm chí đứng xem. Những người bị cấm gồm có phụ nữ, người nước ngoài, nô lệ và những kẻ thiếu danh dự. Tuy vậy, phụ nữ cũng được phép tổ chức một Olympics riêng gọi là Herea, cũng bốn năm một lần cho đến khi Đế Quốc La Mã xâm chiếm Hy Lạp.

Các môn thi cổ điển tiếp diễn bốn năm một lần trong suốt 1.200 năm. Sau kỳ Đại hội thứ 291, Hoàng đế La Mã Theodosius đã bãi bỏ, gọi là "trò tà giáo". Sau đó, các bộ tộc bán khai đã chiếm vùng này, đốt phá và triệt hạ sân vận động.

Và có lẽ đó là dấu chấm hết của truyền thống Olympics nếu không có một nam tước người Pháp trẻ tuổi, ông Pierre de Coubertin. Vào cuối thế kỷ 19, de Coubertin tham quan sân vận động đổ nát xưa và rất xúc động. Thời bấy giờ ở Pháp không có nền giáo dục rèn luyện thể lực, và de Coubertin cho rằng những người trẻ khỏe cần được so tài với nhau trong hòa bình, chứ không phải chiếnt tranh.

Thế là ông bắt đầu phong trào vận động để hồi phục lại Olympics, và năm 1896, Olympics hiện đại đầu tiên được tổ chức ở Athens, Hy Lạp. Khoảng hai trăm tám lăm vận động viên đến từ mười ba quốc gia khác nhau. Phần lớn các môn thi được tổ chức trên sân bãi và các đường đua, nhưng thêm vào môn đua marathon hai mươi lăm dặm.

Olympics hiện đại đầu tiên chỉ tương đối thành công, nhưng lần thứ hai bốn năm sau tổ chức ở Paris là cả một đại họa. Đại hội được tổ chức giữa một kỳ Hội chợ Quốc tế, và các nhà chính trị Pháp đã cố gắng nhúng tay vào. Khi các môn thi diễn ra vào Chủ Nhật, một số vận động viên Mỹ không tham gia vì đó là ngày của Chúa. Mặc dù vậy, họ trở về nhà với vô số huy chương vàng trong các môn thi vào ngày thường.

Đội Mỹ không được thành công lắm vào năm 1928 khi Olympics diễn ra ở Amsterdam - Hà Lan. Các thành viên của đội đã quá tự tin vào chiến thắng đến mức họ nhồi nhét đủ thứ thức ăn Châu Âu trong chuyến bay và hôm sau kết thúc bằng thất bại trong hầu hết các môn.

Càng ngày Đại hội Olympics càng bành trướng phát triển. Năm 1924, một Thế Vận Hội mùa đông diễn ra ở Chamonix (Pháp) và từ đó được tổ chức đều ở nhiều nơi khác. Vào năm 1960, Đại hội mùa hè được tổ chức ở Rome, gần sáu ngàn nhà điền kinh từ tám mươi tư quốc gia đã tham dự.

Bây giờ đã có tới hai mươi mốt môn thi đấu trong Thế Vận Hội mùa hè, từ bắn cung cho đến đua thuyền, và mười lăm môn trong số đó được tổ chức các trận đấu chính thức. Hai mươi mốt môn thi đó (cộng với bảy môn trong Thế Vận Hội mùa đông) là một quãng đường phát triển dài từ môn chạy bộ duy nhất!


Veneto Schei
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Để không phải kêu "ối" khi cạo râu

Hai năm sau khi King Gilette thực hiện một cuộc cách mạng về dao cạo râu, anh vẫn không có khách hàng nào. Anh đành phải đem tặng sản phẩm của mình cho bạn bè!

Ối! Tiếng kêu này người ta đã nghe hàng ngàn lần trên thế giới trước thế kỷ 20. Mỗi lần một người đàn ông cố gắng tự cạo mặt là anh ta có nguy cơ làm đứt da mặt mình. Người ta cạo râu bằng một lưỡi dao cực bén, nếu không nằm trong bàn tay ông thợ cạo lành nghề nó sẽ trở thành một vũ khí đáng sợ.

Ngoài ra, dao cạo còn phải được mài thường xuyên. Trung bình một lần cạo mặt có hai mươi lăm ngàn sợi râu bị cạo đi. Tổng cộng tất cả có thể dài hơn bảy mét - đủ để làm cùn bất cứ con dao cạo nào. Cần phải có cách làm ít phiền toái hơn để cạo râu. Người đầu tiên thử một cách khác để khỏi phải kêu "Ối!" khi cạo râu là một người Pháp - Jean Jacques Perret. Anh ta gắn một thanh chắn dọc theo lưỡi dao để ngăn lưỡi dao trượt quá sâu vào da. Đó là con dao cạo an toàn đầu tiên.

Sau đó, William Henson, một người Anh đã phát triển ý tưởng này và phát minh ra con dao cạo có lưỡi dao nghiêng một góc cố định đối với tay cầm. Nhưng phải đợi đến King Gillette, anh bán hàng rong bốn mươi tuổi, thói quen cạo râu của nam giới mới được thay đổi hoàn toàn.

Ý tưởng mới xuất hiện trong đầu Gillette hết sức rõ ràng vào buổi sáng năm 1895, trong khi anh đang cạo râu. Anh lập tức mua ngay vài miếng đồng, một cái tay cầm bằng gỗ, mấy cái giũa và vài mảnh thép vẫn dùng để làm dây cót đồng hồ. Từ những vật liệu đó, anh chế tạo ra một con dao cạo thô sơ với lưỡi dao có thể thay thế khi bị cùn.

Ý tưởng rất xuất sắc, nhưng để tìm được chất liệu tốt làm một lưỡi dao mỏng và rẻ - nhưng chắc chắn - anh đã mất đứt sáu năm. Để hoàn thiện lưỡi dao, anh phải tìm thêm một nhà phát minh có tài nữa : William Nickerson. Nickerson không phải ai xa lạ với những phát minh khéo léo. Anh đã từng phát minh ra cái nút bấm ở thang máy và cái máy để cân và đóng hộp lúa mì.

Năm 1901, Nickerson hoàn thành bản thiết kế một chiếc máy có thể sản xuất hàng loạt cả dao cạo lẫn lưỡi dao. Anh cùng Gillette mở một cửa hàng của công ty Dao cạo an toàn Gillette. Địa chỉ của công ty ở phía trên một cửa hàng cá ở Boston, không gây một ấn tượng nào. Lợi nhuận của hai năm đầu tiên cũng vậy. Đó là con số không! Không ai muốn phát minh mới này. Gillette đành phải tặng sản phẩm của mình cho bạn bè.

Một người bạn giàu có rất vừa ý với món quà nhỏ, và đã cho hai người mượn tiền đủ để khuếch trương thương vụ nhỏ xíu của họ. Năm sau, cuối cùng thì hàng cũng bán hết. Năm 1904, Gillette đã bán được chín mươi ngàn con dao và một trăm hai mươi bốn ngàn lưỡi dao. Đến năm 1908, doanh số đã vọt lên gần ba trăm ngàn con dao và hơn mười ba triệu lưỡi dao.

Các thợ cạo nhanh chóng thất nghiệp vì kiểu cạo râu "tự túc" này, bèn cố gắng tẩy chay Gillette. Nhưng đã quá muộn! Gillette mở thêm nhà máy ở Pháp, Đức, Anh và Canada. Sau vài năm, ông bán toàn bộ cơ sở kinh doanh đồ sộ này và về nghỉ hưu ở California, nói rằng để nghỉ ngơi và trồng cây ăn quả. Nhưng khuôn mặt và bộ ria của ông vẫn xuất hiện trên dao cạo của Gillette cho đến năm 1963.

Gillette đã giúp cho nam giới không phải kêu "Ối!" mỗi lần cạo râu, nhưng người ta còn muốn không bị ướt nữa. Họ mày mò tìm cách chế tạo một con dao cạo không ướt. Một người Anh là G.P. Appleyard đã tạo ra bản đầu tiên của loại dao cạo khô trước Thế chiến thứ nhất. Chiếc máy gồm một lưỡi dao xoay quanh trục miết vào một lưỡi dao cố định. Râu bị cạo lọt qua khe lưỡi dao này sẽ bị lưỡi dao xoay tròn gạt đi. Tuy vậy, dao cạo khô chỉ thực sự thành công khi đại tá Jacob Schick tạo ra con dao cạo khô đầu tiên có một động cơ điện vào năm 1923.

Với dao cạo điện, không có cơ may nào để lưỡi dao cạo cắt vào mặt, dù chỉ là trầy nhẹ. Những tiếng kếu "ối" đã vĩnh viễn chấm dứt!
 
anhlaanh

anhlaanh

Guest
8/6/04
131
1
0
41
Hà Lầm
Chúng ta đều muốn ăn kem

Hết thảy chúng ta đều thích kem nhưng mấy ai biết rằng món tráng miệng khoái khẩu này đã được người Trung Hoa pha chế vài trăm năm trước khi phát hiện ra châu Mỹ? Sự thật thì cái món người Trung Hoa làm ra không hoàn toàn giống loại kem ta dùng ngày nay. Đó là một loại "thức ăn lạnh", được đem tới thành Rome qua các thương gia. Nero, Hoàng đế La Mã ưng món kem này đến nỗi ông sai người chạy đến những đỉnh núi gần nhất đem một ít tuyết về để làm kem.

Sau đó năm 1200, một thực đơn các món nước hoa quả có sữa của người Trung Hoa được mang sang Châu Âu bởi nhà du hành nổi tiếng Marco Polo.

Khi Charles I lên làm vua nước Anh những năm 1600, ông ta gặp may khi có viên đầu bếp người pháp biết làm kem và nước hoa quả ướp lạnh. Nhà vua đã trả công cho người này hậu hĩ để ông ta giữ bí mật công thức pha chế. Nhưng Charles đáng thương đã bị chặt đầu trong cuộc cách mạng nước Anh và viên đầu bếp "bật mí" công thức cho tầng lớp quí tộc lên nắm quyền. Bao thế hệ trôi qua, kem vẫn chỉ là một món tráng miệng cho tầng lớp giàu sang quyền quí ở Châu Âu mà thôi.

Ở Mỹ, sự việc lại diễn tiến cách khác. Dolley Madison, bà vợ của vị tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ - James Madison và là một bà nội trợ đáng nể đã phục vụ một món kem tráng miệng khổng lồ màu hồng nhạt tại Nhà Trắng. Ngay lập tức, món kem trở nên được ưa chuộng ở Washington trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của Madison từ năm 1809 đến 1817.

Năm 1832, Augustus Jackson, đầu bếp ngày trước của phu nhân tổng thống Dolley, mở một hiệu kem tại Philadelphia. Lần đầu tiên trong lịch sử, món kem này đến tay người bình dân. Chẳng bao lâu, người ta bắt đầu tự làm kem cho mình trong những chiếc thùng đặc biệt - một kiểu làm kem cho đến nay vẫn còn được nhiều người chuộng.

Riêng món kem hình nón nổi tiếng mọi thời đại chỉ góp mặt với thế giới trong Hội chợ quốc tế tổ chức ở St. Louis năm 1904. Khi ấy dường như những người bán kem đã dùng hết đĩa để phục vụ khách. Một người bán bánh đã cho anh bán kem mượn đỡ một số bánh bột giòn để đựng kem. Và những cái bánh này được cuộn lại theo hình nón để giữ kem. Và một lần nữa ta phải công nhận rằng: "Nhu cầu là mẹ của phát minh!"
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA