Hach toan khoan phai tra noi bo

  • Thread starter Lienhanngoc
  • Ngày gửi
L

Lienhanngoc

Guest
Cac anh chi lam on giai dap giup em voi.
Ngay 1/9 cong ty cho Trung tam mot so tien (400.000VND) tien thuong ngay 2/9 (Trung tam truc thuoc cong ty), song ngay 30/8, trung tam da chi mot khoan tien thuong rieng cua trung tam de cho CBCNV, va khoan 400.000 cua cong ty se duoc tinh tru vao khoan tien do trung tam chi ra. Vay viec hach toan khoan nay nhu the nao? Khi trung tam chi tien thi hach toan nhu nao? khi nhan duoc tien cua cong ty va tinh tru khoan tien nay vao khoan da chi truoc ra sao?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tratphuong

Guest
13/9/04
23
0
1
HCM
Đối với trung tâm hạch toán như sau
Khi chi tiền thưởng cho CBCNV
N336/C111
Khi nhận tiền trợ cấp từ Công ty trung tâm hạch toán như sau:
N111/C336
----
Đối với công ty hạch toán như sau:
Khi tính thưởng cho trung tâm
N413/C336
Khi chi tiền thưởng
N336/C111
 
L

Lienhanngoc

Guest
To Tratphuong
Neu noi vay thi Tk336 se duoc hach toan ben No truoc, Co sau a? Em xin noi ro hon la khoan tien ma trung tam chi ra lon hon khoan tien duoc cong ty cho.Khoan tien thuong nay co the hach toan vao Tk334 khong
Tien day cho em hoi lam the nao de co the go tieng Viet duoc?
Em cam on nhieu!
 
T

tratphuong

Guest
13/9/04
23
0
1
HCM
Các khoản TK công nợ phải thu phải trả là tài khoàn lưỡng tính vì vậy hạch toán bên nào trước cũng được. Quan trọng là hiểu được nội dung nợ là gì có là gì, phát sinh nợ là nội dung kinh tế gì phát sinh có là nội dung kinh tế gì.
Nếu khoàn chi củ trung tâm lớn hơn của công ty cho có nghĩ là ,TT còn phải thu của Cty và Cty còn có trách nhiệm phài trả lại TT.
Có thể hạch toán vào TK 334 của TT

Gõ TV cần có Vietkey hoặc Unikey chọn gõ Unicode
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Lại gặp Lienhanngoc :
Trường hợp của em có hiểu như sau cho dễ :
Cty có thưởng cho CBCNV của TTâm.
Ttâm lại thưởng thêm chút chút cho cNCNV TTâm bằng nguồn của TT, phải không?
Về mặt htoán giữa Cty & TT thì như Tratphuong.
Còn về " chút chút" của TTâm thì : Nếu TTâm cũng có quỹ thì thật đơn giản phải không . Còn nếu không có quỹ thì đành phải tránh chữ " thưởng" và coi đó là khoản chi bổ sung quỹ lương, như vậy mới được tính vào chi phí như em muốn. Tuy nhiên còn phải xem xét về cơ chế qlý giữa Cty và TTâm, nếu là cơ chế khoán, TTâm hthành nghĩa vụ với Cty rồi thì VÔ Tư. Khuyến khích nâng cao thu nhập CBCNV. Và nên lập 2 bảng riêng ra.
 
V

vietaudit

Guest
Truong hop cua em that don gian. Anh nghi em nen thong qua tai khoan thanh toan noi bo de hach toan khoan chi tren
Truoc het khi em chi tien thuong cho CB CNV em hach toan nhu sau:
N 334 (khoan muc tien thuong)
C 111/112
Sau do khi nhan duoc tien tu Cong ty chuyen xuong em hach toan tiep
N 111/112
C 336
Dong thoi khoan chi nay do khong phai cua Trung tam chi tra nen em khong duoc ket chuyen vao chi phi, tuy nhien neu khong ket chuyen thi` tren 334 se du phan tren do do em tiep tuc hach toan
N 336
C 334
Minh chi chuyen ve Ke toan hanh chinh su nghiep co thu nen minh hach toan nhu vay co the khong dung voi cac ban, nhung minh nghi rang 2 hinh thuc ke toan nay cung khong khac nhau lam ve hinh thuc hach toan
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

hong hot

Cao cấp
Nếu làm như các bạn e sẽ không bù trừ được số dư nội bộ cuối năm. Hoặc muốn bù trừ được thì mỗi lần chi, trung tâm lại phải thông báo cho Công ty để cùng hạch toán. như vậy sẽ rất rườm rà và thể nào cũng có timing difference.

Khi có quyết định khen thưởng, kế toán Công ty ghi Nợ chi phí (hoặc quỹ) có 336

Công ty khi xuất tiền ghi Nợ 136 có tiền

Trung tâm khi nhận thông báo thưởng ghi Nợ 136 có phải trả CNV về tiền thưởng (334 chẳng hạn)

Khi nhận được tiền, TT ghi Nợ tiền có 336 sau đó chi tiền bình thường (nợ 334 có tiền)

Cuối năm số dư nguồn thưởng là Nợ 136 và số dư đã nhận tiền là Có 336, Trung tâm bù trừ 2 số dư này rồi chuyển số liệu về Công ty.

Báo cáo riêng lẻ của Công ty thì số dư 136 336 cũng được bù trừ và chỉ còn 1 số dư tương ứng với số dư 136 hoặc 336 của Trung tâm. Tren báo cáo tổng hợp, bù trừ nốt 2 số dư này là xong.
 
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
Các bạn nên lưu ý là : tài khỏan 336 trong trường hợp này công ty không được sử dụng vì công ty đâu có là phụ thuộc ai đâu, công ty chỉ hạch tóan N và C TK136 đối với các chi nhánh phụ thuộc thôi.Không sử dụng 336 nhé.
Mọi sự thanh tóan nội bộ của công ty đều thông qua TK 136 hết
Còn TT thi chỉ hạch tóan 336 thôi, không sử dụng 136
 
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
Den cuoi ky ketoan. chang co co quan nao bat buot chung ta phai bu tru nhau ca
 
H

hong hot

Cao cấp
Kể đời này cũng lạ, có những người làm việc rất thích văn bản này, văn bản nọ. Thậm chí, họ đọc vanh vách số hiệu văn bản, quy định nọ kia mà không cần biết tại sao người ta lại quy định như vậy và nếu không có quy định thì phải xử trí như thế nào.

Tài khoản 336 và 136 thực ra nó là phải thu phải trả nhưng mà dùng trong nội bộ, có phải thu thì ghi vào 136, có phải trả thì ghi vào 336. Nói như bạn Hằng thì có bằng công ty không bao giờ phải trả đơn vị cấp dưới hay sao mà không được dùng tài khoản phải trả đó? mặc dầu tôi không bao giờ quan tâm đến số hiệu tài khoản cũng như ghi vào bên Nợ hay Có nhưng để làm một việc trong khả năng của mình cho số liệu nó rõ ràng hơn thì tại sao không làm đi mà còn đợi người ta quy định nhỉ?

Mai hằng về xem lại lý thuyết về đơn vị kế toán (accounting entity), xem xong đến đây nói chuyện tiếp nhé.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
maihang nói:
Den cuoi ky ketoan. chang co co quan nao bat buot chung ta phai bu tru nhau ca
Thế nghĩa là sao nhỉ?
Dù là thanh toán nội bộ hay thanh toán ra bên ngoài thì nguyên tắc cũng đâu khác gì nhau.
Nếu cùng 1 đối tượng thanh toán thì phải thu và phải trả bù trừ cho nhau cho đỡ rắc rối, còn nếu phải thu và phải trả không cùng 1 đối tượng thanh toán thì dĩ nhiên là không thể bù trừ được rùi :0sleep:
 
H

hong hot

Cao cấp
Nguyên Hằng nói như vậy thì cũng chưa hẳn là đúng. Đôi khi công nợ cùng đối tượng không thể automatic bù trừ cho nhau được mà người kế toán phải xét bản chất của các khoản công nợ này. Thí dụ, A và B là bạn hàng của nhau, trong hoạt động phát sinh công nợ và nếu không có thoả thuận gì đặc biệt, kế toán có thể bù trừ số dư công nợ khi trình bày báo cáo tài chính. Trường hợp thứ hai, hay gặp ở các đơn vị chủ đầu tư, khi ký hợp đồng với nhà thầu (xây lắp chẳng hạn) họ ra điều kiện là bên A sẽ ứng trước một khoản tiền tương đương 20% giá trị hợp đồng và sẽ trừ ứng dần vào mỗi lần nghiệm thu tiếp theo. như vậy kế toán không thể bù trừ công nợ của nhà thầu này được vì làm như vậy, họ sẽ không theo dõi được tình hình thanh toán và trừ ứng, không thể hiện được tính tuân thủ hợp đồng xây lắp qua số liệu kế toán.

Quay trỏ lại vấn đề công nợ nội bộ, đương nhiên không thể xếp chung các đơn vị nội bộ với đơn vị bên ngoài được. Vì sao? Xét trên góc độ kế toán của một doanh nghiệp hoàn chỉnh (tức là báo cáo tài chính hợp nhất) thì doanh thu, chi phí, công nợ, nguồn vốn... của các đơn vị nếu có sự chuyển dịch cho nhau thì cũng chỉ là trong nội bộ một đơn vị kế toán, các khoản lãi nội bộ chưa thể ghi nhận nếu nó chưa được thực hiện ra bên ngoài, công nợ cũng vậy, làm gì có tay phải của tôi nợ tay trái của tôi một số đồng nào đó?
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bà con làm người hỏi đầu tiên choáng váng mất với cái 336 hay 136 hay bù trừ gì đó rồi. Chẳng thấy ai căn cứ vào bằng cứ kế toán (Anh Vualua có hẳn một buổi thuyết trình về bằng cứ kế toán). Xin được góp vui cùng các bạn.

Trước hết xin hỏi bạn gì đó (xin lỗi sang trang thứ 2 lên không nhớ tên), khi Trung tâm của bạn chi thưởng cho cán bộ công nhân viên thì bằng cứ kế toán là gì, nghĩa là dựa vào nguồn nào mà Trung tâm có thể quyết định chi tiền: Nguồn quỹ lương còn dư, nguồn quỹ phúc lợi riêng có (nếu có phân cấp quỹ) hay chỉ mới nghe hơi nồi trõ rằng sắp tới Công ty có khoản thưởng áng trừng abc gì đó là cứ "quất"???? Dựa vào bằng cứ này mà hạch toán vì lúc chi thưởng chưa sinh ra phần cấp thưởng từ Công ty vậy ghi nhận vào nguồn nào là do bằng cứ kế toán liên quan quyết định.

Khi có khoản thưởng Công ty rót xuống nếu có quỹ rồi thì cứ việc ghi nhận (Có 413 hay Có 334).

Cái chuyện sử dụng 336 hay 136 là hoàn toàn do chủ quan doanh nghiệp, báo cáo hợp nhất chẳng bao giờ còn số dư hai loại tài khoản này cả, theo dõi và quản lý ra sao cho hợp lý là được, đợi chuẩn mực về hợp nhất báo cáo tài chính ra đời chúng ta sẽ bàn thêm.

Các tài khoản công nợ có bù trừ được cho nhau hay không thì mình đồng tình với Hóng hớt, không phải kế toán hứng chí là bù trừ, mặc dù cùng phát sinh phải thu phải trả của một đối tượng, chỉ sau khi bằng cứ kế toán thể hiện rõ việc chấp thuận bù trừ của hai bên việc hạch toán bù trừ mới có hiệu lực.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Xin tran trọng giới thiệu với qúy vị đang tranh luận ở trên kia.
Tôi tên là Khuất Quang Thìn hiện đang công tác tại phòng TC-kT công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam với công tác kế toán quản lý các chi nhánh.
CHi nhánh của Công ty Văn hoá phương Nam gồm có
Chi nhánh Phương Nam Hà Hội - 23 Lý Nam đế Hoàn kiếm Hà Nội
Chi nhánh Huế - 131 Trần hƯng đạo Tp,.Huế
Chi nhánh Phương Nam Đà Nãng 68 Phan Chu Trinh Tp.Đà Nẵng
Chi nhánh Hội An - 6 Nguyễn Thị Minh Khai - Hội An - Quảng nam
Chi nhánh Bình Thuận 70 Nguyễn Huệ - Phan Thiết - Bình Thuận
Chi nhánh Cần Thơ 02 Hoà Bình - Tp. cần Thơ
Chi nnánh An Giang 371 Trần Hưng đạo - Long Xuyên - An Giang

Nói như vậy không phải là mình khoe khoang hoặc này nọ nhưng thật rà thì hung hot nói chính xác : 136 va 336 là phải thu và phải trả nội bộ
Nếu phải thu các đơn vị nội bộ hạch toán 136 bất kể là khoản gì,
Nếu phải trả các đơn vị nội bộ thì cứ thế mà trả hạch toán 336
Cuối năm phải cấn trừ 136 và 336 để xem mình còn nợ các đơn vị nội bộ hay phải thu của họ.
Việc này rất quan trọng tại công ty tôi số dư nợ phải thu 1368 tại các chi nhánh tỉnh đã lên hơn 30tỷ rồi do đó việc cấn trừ nội bộ là chuyện đương nhiên phải có. Kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải có bút toán bnày vào ngày 31/12 hàng năm

Vì trên thực tế nếu coi các đơn vị nội bộ như một khách hàng thì phải cấn trừ chứ.

Nếu các bạn có thắc mắc về phải thu phải trả nội bộ thì xin mời liên hệ vớiemail:
thinkq@phuongnamvh.com

rất hân hạnh được giải đáp thắc mắc
Cám ơn
 
S

swear

Trung cấp
13/6/04
74
1
0
Chính xác rồi, vì nếu không cấn trừ thì khi lên bảng cân đối kế toán của toàn công ty thì 1 bên lòi ra phải thu nội bộ, 1 bên là phải trả nội bộ à.
Nhưng cho mình hỏi , TK 136 và TK 336 số liệu có bao giờ khác nhau không ? Vì nếu 136 phát sinh thì 336 cũng phát sinh và ngược lại mà ?
 
Sửa lần cuối:
T

thanh trung

Guest
Hach toan lam sao cho hop ly

Hach toan lam sao cho Hop Ly
Ban chi giup minh cach hoach toan nghiep vu :

1.So tien bi truy thu thue & tien phat hanh chanh sau khi quyet toan thue nam co ket qua, so tien do minh hach toan nhu the nao cho phai.

2. Khi hach toan cong trinh minh da quyet toan cong trinh nay xong, nhung con sot hoa don voi gia tri cung tuong doi lon, nhung tren noi dung hoa don lai ghi ten cong trinh minh da quyet toan xong, va cong trinh nay khong co phat sinh. minh phai lam sao trong truong hop nay.

Ai giup minh voi!
user_online.gif
 
H

hong hot

Cao cấp
To Swear, bạn hỏi một câu mà tôi chắc rằng có khối người ở đây làm kế toán tổng hợp và kế toán trưởng ở tầm tổng công ty phải thấy "nhục như khúc gỗ mục". Vì sao? cái lẽ đơn giản là một bên ghi nợ, một bên ghi có nên đương nhiên 136 336 tại một thời điểm nào đó sau khi đã điều chỉnh các timing differences thì phải bằng nhau về mặt số học. Khốn nạn thay, tại rất nhiều công ty (thường là DNNN) số dư này không bằng nhau ??? hoặc có bằng nhau nhưng không tài nào có thể bù trừ được, nhất là lẫn lộn giữa vốn, các quỹ, tài sản, khấu hao.v.v.

Nhân đề tài này, có lẽ các pác TTK nên post vào đây cái cục "c" của DN mình để anh em rút kinh nghiệm và cùng trao đổi xem có cách gì tháo gỡ không nhỉ?
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To hong hot.
Chính xác 100%.
Nguyên tắc là hai bên 136 và 336 phải nhìn nhau từng cặp và cuối năm phải bù trừ, tức là Bảng cân đối của TCty không có số dự của 136 cà 336.
Tuy nhiện, đối với các TCTy thì rất hay lệch, nguyên nhân đơn giản và duy nhất là hạch tóan sai thời điểm giữa cấp trên và cấp dưới, hạch tóan sai tài khỏan của cả hai cấp (ví dụ cấp dưới chuyển tiến về thay vì đi 136 thì lại đi 331), sau 1 thời gian dài không đối chiếu thì nó bầy nhầy một đống. trường hợp này hay bị ở bút tóan chuyển tài sản nhưng khấu hao và vốn không chuyển đồng bộ.
Bác hong hot bị trong trường hợp nào
 
H

hong hot

Cao cấp
Hóng hớt "bị" lung tung, nhưng chủ yếu là do cách hạch toán không thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới. Một nguyên nhân quan trọng nữa là số liệu phát sinh có nguồn gốc từ khi Hóng hớt đang học vỡ lòng, đến nay qua nhiều lần thay đổi hệ thống kế toán, tác giả của các chênh lệch này nay cũng đã yên nghỉ nơi chín suối, làm sao đây?
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Xem topic hợp nhất báo cáo tài chính nhé
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA