Đây là lần đầu tiên tôi vào xem box này, thấy ngay trên đầu một cái tít toàn "tiếng Tây" (For my love and for all) nhưng mở ra lại có một bài thơ hay quá. Cũng góp vui vào đây một bài viết, kể lại chuyện đọc thơ của tôi....
Ngày xưa, thời "biển chưa có cát như bây giờ..." tôi cứ nghĩ đơn giản lắm, đọc thơ thì cũng là đọc, thấy hay thì sướng mà không thì thôi... có khác với đọc những thứ văn bản khác đâu, chẳng qua là báo cáo tài chính thì nó nhiều số hơn một tí... ấu trĩ thế đấy!!!
Thế rồi đến một ngày chả hiểu run rủi thế nào tôi vớ được cuốn "Xuân Quỳnh thơ và đời", trong này không chỉ có thơ mà còn có cả những câu chuyện về người làm thơ. Tôi chợt nhận ra thơ chính là dòng chảy cảm xúc của người viết nhưng không phải được thể hiện như cách chúng ta vẫn làm mỗi khi sung sướng hoặc... "điên lên", cảm xúc của người viết được ngôn từ và hơn thế nữa là hình ảnh thơ chuyển tải. Họ dẫn dắt người đọc vào bài thơ của mình như một nhà quay phim, dựng lên trước mắt người đọc một khung cảnh hay một hình ảnh nào đó:
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Trong những hình ảnh ấy - đôi khi chỉ là những hình ảnh rất bình thường, thậm chí tầm thường - người viết bộc lộ cảm xúc, bộc lộ sự sáng tạo của mình, đưa đường cho trí tưởng tượng và nhận thức của người đọc chu du tới những góc cạnh của hình ảnh thơ, của nhạc điệu thơ, cảm xúc thơ mà theo lối tư duy thường ngày đơn giản của mình người đọc không vươn tới được.
(Thôi chết...đến giờ làm việc rồi, nghỉ trưa mai tôi viết tiếp nhé... )
Ngày xưa, thời "biển chưa có cát như bây giờ..." tôi cứ nghĩ đơn giản lắm, đọc thơ thì cũng là đọc, thấy hay thì sướng mà không thì thôi... có khác với đọc những thứ văn bản khác đâu, chẳng qua là báo cáo tài chính thì nó nhiều số hơn một tí... ấu trĩ thế đấy!!!
Thế rồi đến một ngày chả hiểu run rủi thế nào tôi vớ được cuốn "Xuân Quỳnh thơ và đời", trong này không chỉ có thơ mà còn có cả những câu chuyện về người làm thơ. Tôi chợt nhận ra thơ chính là dòng chảy cảm xúc của người viết nhưng không phải được thể hiện như cách chúng ta vẫn làm mỗi khi sung sướng hoặc... "điên lên", cảm xúc của người viết được ngôn từ và hơn thế nữa là hình ảnh thơ chuyển tải. Họ dẫn dắt người đọc vào bài thơ của mình như một nhà quay phim, dựng lên trước mắt người đọc một khung cảnh hay một hình ảnh nào đó:
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Trong những hình ảnh ấy - đôi khi chỉ là những hình ảnh rất bình thường, thậm chí tầm thường - người viết bộc lộ cảm xúc, bộc lộ sự sáng tạo của mình, đưa đường cho trí tưởng tượng và nhận thức của người đọc chu du tới những góc cạnh của hình ảnh thơ, của nhạc điệu thơ, cảm xúc thơ mà theo lối tư duy thường ngày đơn giản của mình người đọc không vươn tới được.
(Thôi chết...đến giờ làm việc rồi, nghỉ trưa mai tôi viết tiếp nhé... )
Sửa lần cuối: