Nhân bài "Đôi dép" bàn chuyện đọc thơ

  • Thread starter CompasX
  • Ngày gửi
CompasX

CompasX

Guest
Đây là lần đầu tiên tôi vào xem box này, thấy ngay trên đầu một cái tít toàn "tiếng Tây" (For my love and for all) nhưng mở ra lại có một bài thơ hay quá. Cũng góp vui vào đây một bài viết, kể lại chuyện đọc thơ của tôi....

Ngày xưa, thời "biển chưa có cát như bây giờ..." tôi cứ nghĩ đơn giản lắm, đọc thơ thì cũng là đọc, thấy hay thì sướng mà không thì thôi... có khác với đọc những thứ văn bản khác đâu, chẳng qua là báo cáo tài chính thì nó nhiều số hơn một tí... ấu trĩ thế đấy!!!

Thế rồi đến một ngày chả hiểu run rủi thế nào tôi vớ được cuốn "Xuân Quỳnh thơ và đời", trong này không chỉ có thơ mà còn có cả những câu chuyện về người làm thơ. Tôi chợt nhận ra thơ chính là dòng chảy cảm xúc của người viết nhưng không phải được thể hiện như cách chúng ta vẫn làm mỗi khi sung sướng hoặc... "điên lên", cảm xúc của người viết được ngôn từ và hơn thế nữa là hình ảnh thơ chuyển tải. Họ dẫn dắt người đọc vào bài thơ của mình như một nhà quay phim, dựng lên trước mắt người đọc một khung cảnh hay một hình ảnh nào đó:

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Trong những hình ảnh ấy - đôi khi chỉ là những hình ảnh rất bình thường, thậm chí tầm thường - người viết bộc lộ cảm xúc, bộc lộ sự sáng tạo của mình, đưa đường cho trí tưởng tượng và nhận thức của người đọc chu du tới những góc cạnh của hình ảnh thơ, của nhạc điệu thơ, cảm xúc thơ mà theo lối tư duy thường ngày đơn giản của mình người đọc không vươn tới được.

(Thôi chết...đến giờ làm việc rồi, nghỉ trưa mai tôi viết tiếp nhé... )
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

newworld

Guest
6/7/04
106
2
0
Hanoi
CompasX cũng lãng mạng ghê, phân tích thơ hay ghê. Vào đây với mọi người mới thấy tâm hồn mình lâu nay già cỗi quá rồi. Cấp một cũng là "học sinh giỏi văn" đấy chứ, thế mà bi giờ có đọc một bài thơ hay cũng không cảm được nữa, và chịu không thể phân tích được nữa. Bi đát thế đấy.

Thôi thì chịu khó vào đây đọc thơ văn, share feelings với mọi người vậy.
 
Sửa lần cuối:
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
New còn giỏi được đến cấp I. SUNF thì chỉ giỏi văn hồi học mẫu giáo thôi. Đến cấp I thì... ôi thôi...
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Lấy cảm hứng từ bài của CompasX.

Định nghĩa nhà thơ: Là những người có thể biến được thành thơ... từ tất cả những thứ tầm thường.

Còn những người bình thường: Đừng làm thơ. Vì bạn có thể biến những thứ vô cùng nên thơ trở thành những thứ... vô cùng tầm thường.
 
phuonghoanglua

phuonghoanglua

Guest
30/7/04
235
0
16
41
In legend
Truy cập trang
To anh Sunf : you định nghĩa hay quá, làm em có vài bài thơ làm từ ngày xưa giờ không dám viết vào đây nữa nè, sợ "biến những thứ nên thơ thành tầm thường" mà.....
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Ôi, lại nói đến chuyện "chợt đến một ngày..." Chợt đến một ngày, SUNF nhận ra rằng nhạc JAZZ nghe sao mà day dứt, chất chứa đến vậy. Ngày xưa ghét cay ghét đắng cái thứ nhạc lủng củng, nghe như chọc vào tai vậy.

Hay ta mở một câu lạc bộ nhạc JAZZ?
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
CompasX đâu rồi. SUNF có mấy câu thơ, không nhớ của ai. SUNF rất thích. CompasX thử phân tích dùm nha:

Lửa cháy vào cây, ruột gỗ rực than hồng
Cứ gió mưa,
Chẳng thể nào tàn lụi
Cây lặng lẽ cháy ngầm,
Cháy đến thành tro bụi
Anh yêu mình,
Yêu đến chẳng còn anh...
 
CompasX

CompasX

Guest
Hờ hờ, bác SUNF ơi ở đây em chỉ kể chuyện hành trình đọc thơ của em thôi mà, cứ để em kể tiếp đã nhé...
 
CompasX

CompasX

Guest
Sau những chiêm nghiệm mà tôi đã kể với các bạn ở trên, những bài thơ với tôi trở nên những tác phẩm tinh túy bậc nhất của thế giới ngôn từ. Và mỗi khi đọc, tôi thưởng ngoạn dần dần từng lớp của bài thơ. Trước hết là hòa thanh của âm vần, thầy giáo Văn cũ của tôi thường gọi là thanh bằng thanh trắc gì gì đó, bây giờ thì tôi chẳng nhớ nữa, nhưng tôi cho rằng nhà thơ xuất sắc là người ngay từ những âm sắc ban đầu đã rung lên những sợi dây xúc cảm trong lòng người đọc. Họ đọc thầm câu thơ thôi nhưng đã thấy "sướng" rồi... thế mới "khiếp" chứ.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Chả thế mà tôi rất ghét những trang viết mà người ta vẫn gọi là "Thơ hiện đại" ngày nay. Các bạn nghe thử nhé:

Những hơi thở gần
Chạm vào những điều ngụy tạo
Òa vỡ lo sợ, sự kỳ thị đã được dè chừng trước khi bắt đầu
Ghì chặt niềm tin
Phóng khoáng vòng tay ôm
Một lúc nào đó nhận ra chỉ là lấp liếm sự trống vắng thói quen
Những vất vả, những lời giải thích, những ăn năn
Sự chia sẻ kệch cỡm, vụng về
Ngày không sắc thái, cách ly thế giới
Trốn khuất vào căn phòng chìm ngập bóng đêm
Đèn vàng, mắt vàng, thất vọng
Ngày dày như nêm

Đôi khi người ta đã vì muốn biểu đạt những ý tưởng mới, cảm xúc bức bối hay sự phá cách này kia mà quên đi vẻ đẹp trong nhạc điệu vốn là một điều tất yếu của mỗi bài thơ. Nhiều khi chẳng cần ý tứ quái gì, chỉ nghe những con chữ "vi vu" là thấy khoái. Tôi chép thử vài dòng thằng bạn "nối khố" của tôi nó sưu tầm các bạn nghe chơi nhé:

Trời đất sang đông mẹ nó rồi
Ngoài song gió rít đếch chịu thôi.
Chăn đơn gối lẻ càng thêm lạnh,
Rượu nhạt trà suông chán mớ đời.
Tiên sư Bắc Đẩu gây xa cách
Tổ bố Nam Tào khiến chia phôi.
Được dăm ba chén anh choàng tỉnh
Ngật ngưỡng leo thang hỏi tội trời.

Chắc các bạn gái thì chẳng thích đâu nhưng tôi tin thứ nhạc điệu này cũng "rung động" những "bậc quân tử" mê nhậu đấy, nghệ thuật đôi khi chỉ đơn giản như vậy bạn có đồng ý không?
 
Sửa lần cuối:
XIANGQIANG

XIANGQIANG

KL-OT
7/3/04
312
1
0
41
Up in the air
Hì, bác phân tích bài đôi dép, rồi xem có cảm hứng phân tích bài này không nhé!!!

Em xin lỗi nếu phá ngang! :wall: :wall:

INVERSE OF… DÉP

Anh chẳng muốn cùng em làm đôi dép.
Dẫu song hành nhưng đâu có bên nhaụ
Kẻ trước người sau suốt quãng đường dài.
Tuy một hướng mà chẳng hề nhìn mặt.

Anh nào muốn mỗi khi lên phía trước.
Lại bắt em tì lên mặt đất thô.
Anh sao nỡ khi ngẩng mặt nhìn trời
Lại biết rằng đất đen em đang tựa.

Anh đâu muốn chia phần bao nặng nhọc.
Của sức người của vinh nhục bon chen.
Những thảm nhung kia, những cát bụi đời thường.
Nào phải thứ bắt em cùng gánh chịu.

Anh không thể… để phút nào hụt hẫng.
Rồi có kẻ… dám nâng đỡ bên em.
Đôi dép kia đâu phải mãi song hành.
Có bao giờ dép đứt cùng một lúc?

Anh sao chịu nổi có kẻ nào trông… giống.
Để nhìn vào em lại bảo… giống anh.
Rồi một mai phải minh chứng hùng hồn.
Rằng… cứ thử sẽ biết ngay không phải!!

Thôi em nhé bài thơ “đôi dép”.
Chẳng thể là hình dáng của hai ta.
Tuy nỗi nhớ chẳng kém phần da diết.
Cũng phải tùy… hoàn cảnh để ví von.

Còn nữa này...
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Chẳng dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một không có nghĩa là hết
Vẫn có thể cộng thêm 1 để thành 2!

:lol:
 
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
846
10
18
42
Nha Trang
Này cô bé xiangqiang kia! Tìm chổ khác mà post bài thơ kia chứ. Dẩu biết rằng nó cũng hay đấy nhưng đây chổ bọc bạch của bác compasx mà.

bác Compasx cứ thế mà tiến lên nhé! Em rất thích những dòng tư tưởng lãng mạng như vậy. Đọc bài của anh làm em cũng thấy dâng tràng cảm xúc. (kiểu này phải thay avatar thôi)

Em thấy nhưng người làm thơ hay thường là những kẻ khổ vì tình (nhưng em thì khổ vì tình nhưng làm thơ không hay).
 
XIANGQIANG

XIANGQIANG

KL-OT
7/3/04
312
1
0
41
Up in the air
Híc thì em đã đập đầu xin lỗi trước rồi mà.... Gì mà mắng em nặng thế hả chị Over AC

:wall: :wall: :wall:
 
M

moody

Guest
Thơ thẩn

CompasX nói sai toét. Không thể so sánh giữa hai trường phái thơ được một đằng là lãng mạn cổ điển, một đằng là hiện đại. Nói như thế chẳng khác gì so sánh giữa tranh Picasso với tranh của Michelangelo cả!!! Vả lại thưởng thức nghệ thuật là tùy cảm nhận, với những kẻ tầm thường như chúng ta thì tác phẩm chúng ta thấy hay là chúng ta phải soi được chính mình vào đó về mặt tình cảm, suy nghĩ hoặc hình ảnh (Cũng như tranh của Michelangelo thì giống người thật nhiều hơn). Còn những tác phẩm khác cứ tạm cho là cao siêu đi vì đếch thích. Cũng như nghe nhạc Pink Floyd ý nhiều người khen hay, lại còn bảo có tính triết học nhưng ta thấy chuối vật!!! Đếch khoái bằng Metallica hay chửi bậy :)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CompasX

CompasX

Guest
Em có thể nói sai, nhưng mà đây là cảm nhận của em mà, các bác cứ để em kể tiếp nhé
-------------------------------------------------------------------
Cùng với nhạc điệu được tạo nên bởi những con chữ, người viết còn lồng vào những câu thơ của mình những hình ảnh thơ. Chúng ta thưởng thơ cũng là thưởng thức những hình ảnh trong tưởng tượng này. Có nhà thơ thì mượn một hình ảnh nào đó để chuyển tải ý thơ bằng nhiều góc nhìn khác nhau như trong bài "Đôi dép", có nhà thơ lại dùng thật nhiều hình ảnh để chúng bay lượn xung quanh chủ đề, làm cho ý thơ sâu sắc và tâm hồn người đọc được rộng mở hơn như trong "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh.

Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng hề rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung cát bụi cùng nhau.

Cùng bước mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều là khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi dâu.

Nếu mổ xẻ theo nghĩa đời thường, ta thấy thơ thẩn kiểu này quả không ổn lắm
"Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng hề rời nửa bước".
Người ta đi dép tất phải đi cả đôi, và như thế thì rời làm sao được, có thế mà cũng phải viết ra... rõ là... bà con cứ xem bài thơ "mổ xẻ" ở trên chắc cũng thấy. Thực ra cái tài của nhà thơ ở đây là họ lồng được cái nhìn đầy cảm xúc của mình làm người đọc thấy mê đi, tới mức nhiều khi quên cả lý lẽ thông thường. Nghệ thuật sinh ra chính là vì những phút giây "ép phê" như thế. Tâm hồn như được giải thoát, được nâng lên bởi một chân trời mới, cảm xúc mới về những thứ không mới, những thứ quá bình thường.
 
Sửa lần cuối:
CompasX

CompasX

Guest
Lại nói về Xuân Quỳnh và "Chuyện cổ tích loài người", người ta thấy dưới ngòi bút điêu luyện và tinh tế của bà những hình ảnh cứ như nguồn mạch chảy ra để rồi bay lượn quanh chủ đề "tôn vinh" tình yêu với con trẻ. Người đọc được đắm mình trong suối hình ảnh tuôn chảy từ đầu đến cuối bài, và trong mỗi hình ảnh dù nhỏ, dù lớn người đọc được cảm nhận cái nhìn của trẻ thơ với mỗi sự vật xung quanh, có cái gì đó thật sáng trong, có cái gì đó thật giản dị:

"...
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp

Muốn trẻ con được tắm
Sóng bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ ngày đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá, sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Muốn trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó

Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế là mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
..."

Dưới cây cọ vẽ chỉ làm bởi những câu thơ có 5 chữ, Xuân Quỳnh dựng lên bức tranh vạn vật trong con mắt trẻ thơ, trong cả cảm nhận nguyên sơ của thời từng là trẻ thơ trong ký ức mỗi người đọc. Tôi thấy ở những người làm thơ, việc họ truyền tải cảm xúc qua những con chữ của mình dường như không khó lắm, nhưng những người vừa truyền tải cảm xúc lại vừa mở mang "cái đầu" của người đọc bằng hệ thống hình ảnh như Xuân Quỳnh quả không nhiều. Người đọc đang ở trên mây, lại sà ngay xuống đất, thấp tới độ có thể đo được cả ngọn cỏ dài đến chừng nào. Rồi đang say sưa với chuyện "màu sắc làm ra hoa" người đọc lại được lượn trên không với chim và trong nháy mắt lại hòa mình với sông, biển chỉ vì chuyện trẻ con cần tắm. Đạo diễn Đặng Nhật Minh mà dựng phim kiểu này chắc là cũng "đau đầu" lắm chứ chả chơi!
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA