Áp dụng tỷ giá nào?

  • Thread starter ThanhGiong
  • Ngày gửi
ThanhGiong

ThanhGiong

OnlyLov3
11/1/08
394
9
0
Hải Dương thân yêu!
Trong thời gian vừa qua mình theo dõi diễn đàn wkt và nhận thấy rất nhiều người đề cập và hỏi về việc hạch toán tỷ giá nào khi nv ps liên quan đến ngoại tệ, mình căn cứ vào CM Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái rồi tổng quan lại cho các bạn dễ nhận biết khi có nv kt ps liên quan đến ngoại tệ thì dùng tỷ giá nào.
- Tỷ giá giao dịch: Tỷ giá giao dịch thực tế (thường là tỷ giá của Ngân hàng mà cty psinh giao dịch) or tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
-Tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước...
1. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền: Tỷ giá ghi sổ
2. Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu: Tỷ giá giao dịch
3. Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu: Tỷ giá ghi sổ.
4. Cuối năm tài chính, phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
5. Cuối năm tài chính các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo và các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
6. Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam: Tỷ giá thực tế mua, bán.
7. Đối với các Tk Doanh thu, TSCĐ, cphí sx kd ...và Bên Nợ của các Tài khoản vốn bằng tiền: Tỷ giá giao dịch
@Mod: mong các bạn đừng xoá or chuyển nhé vì không biết để mục nào. thx
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

robertquy

Guest
8/1/07
42
0
6
TP.HCM
Bạn ơn cho mình hỏi trường hợp ứng trước tiền cho người bán hoặc người mua ứng trươc tiền (tất cả bằng ngoại tệ) thì 112, 131, 331 ghi nhận theo tỷ giá giao dịch hay tỷ giá ghi sổ?
 
H

hoangtq

Cao cấp
17/6/08
232
8
18
TPHCM
www.facebook.com
Bạn ơn cho mình hỏi trường hợp ứng trước tiền cho người bán hoặc người mua ứng trươc tiền (tất cả bằng ngoại tệ) thì 112, 131, 331 ghi nhận theo tỷ giá giao dịch hay tỷ giá ghi sổ?

Trả lời:
1. Ứng trước tiền cho người bán: hạch toán N3311/C1112, 1122.
Theo quy định:
+ Phát sinh bên nợ Tk phải trả - 331 hạch toán theo tỷ giá ghi sổ. Tuy nhiên TK 331 lúc này chưa phát sinh (vì trả tiền trước cho người bàn mà), vì vậy chưa có tỷ giá ghi sổ
+ Phát sinh bên có TK vốn bằng tiền - 1112, 1122 hạch toán theo tỷ giá ghi sổ. TK 1112, 1122 đã có tỷ giá ghi sổ (tức là ta đã có tiền trong túi, k thì lấy gì mà trả? hehe)
=> Nghiệm vụ này sẽ hạch toán căn cứ vào tỷ giá ghi sổ của TK 1112, 1122 theo 1 trong 4 phương pháp: thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, BQGQ)

Mình lấy ví dụ như sau:
Ngày 1/11/2008 tại Cty ABC, số dư TK tiền gửi ngoại tệ 1122 là 2.475.000 VND (tương đương 150 USD, tỷ giá 16.500 theo phương pháp BQGQ), Cty ABC trả trước tiền mua hàng cho cty XYZ số tiền 100 USD - 2 bên thống nhất quy ra VND tại thời điểm trả; lô hàng sẽ giao ngày 10/11/2008, giá trị 100 USD (giả sử không có VAT cho nó đơn giản).

Hạch toán như sau:
+ Khi trả tiền ngày 1/11:
N 3311/ C 1122 = 100 $ x 16.500 = 1.650.000 VND (1)
+ Khi giao, nhận hàng hàng ngày 10/11 (vì giao dịch này phát sinh k liên quan đến tiền tệ -> áp dụng tỷ giá BQLNH, giả sử là 16.400 -> Cty ABC bị lỗ tỷ giá là 16.500 - 16.400 = 100):
N 156,152,153/ C 3311 : 100 x 16.400 = 1.640.000 đ (tỷ giá tại ngày giao dịch) (2)
Như vậy, ta so sánh phát sinh bên nợ và bên có của TK 3311, nhận thấy rằng: số tiền phải trả (có 3311 = 1.640.000) nhỏ hơn số tiền đã trả (nợ 3311 = 1.650.000), nếu chỉ dừng lại ở đây, TK 3311 sẽ có số dư bên nợ là 10.000 đ, nhưng thực chất Cty ABC không còn nợ cty XYZ nữa (mua 100 $, đã trả đủ 100 $ rồi) chênh lệch này chính là lỗ tỷ giá => hạch toán:
Nợ 635 / C 3311 : 100 x 100 = 10.000 đ (3)
Sở dĩ khônh hạch toán gộp (2) và (3) được vì ở nghiệp vụ này, chúng ta không thể tính được lãi/lỗ tỷ giá khi trả tiền.

2. Người mua trả tiền trước: N1112, 1122/C131
Về bản chất nó giống với trường hợp trên, nhưng "ngược lại" chút thôi
- Nhận tiền
N1112, 1122 / C 131: tỷ giá giao dịch (vì TK 131 chưa phát sinh, nên không thể xách định tỷ giá ghi sổ của nó -> phải hạch toán theo TK 1112, 1122)
- Bán hàng
N 131/C511, C3331: tỷ giá giao dịch (lấy theo BQLNH)
Như vậy TK 131 sẽ có số dư do tỷ giá tại 2 nghiệp vụ khác nhau (nhưng thực chất là KH đã trả hết nợ theo thỏa thuận mua bán tính bằng USD) => xem lãi hay lỗ để hạch toán vào thu nhập/chi phí cho phù hợp.

Bạn nào có ý kiến bổ sung thêm nhé
 
G

goldbell

Sơ cấp
7/8/08
38
0
0
39
tp.hcm
trong trường hợp mình có hợp đồng với nước ngoài trên hợp đồng mình không có thoả thuận tỷ giá vì họ sẽ trả bằng USD. Khi nhận được giấy báo có của bank họ có cho mình tỷ giá họ nhận USD vậy nếu mình ghi nhận bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng có đùng không bạn.?
 
G

goldbell

Sơ cấp
7/8/08
38
0
0
39
tp.hcm
Trong trường hợp của ROBERTQUY thì mình có ý kiến thế này. trong cả 2 trường hợp ứng tiền trước cho khách hàng hay khách hàng trả tiền trước bằng ngoại tệ thông thường 2 bên sẽ có thoả thuận về tỷ giá USD, và phương phát xử lý khi có biến động về tỷ giá khi thanh toán. Nếu 2 bên không thoả thuận tỷ giá thì tại thời điểm nhận nợ bạn sẽ ghi sổ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, khi thanh toán nếu có sự biến động về tỷ giá bạn có thể phản ánh vào Tk 515 hay 635. Như thế hợp lý hơn, vì không có cơ sở nào để bạn lấy tỷ giá bình quân trên tk ngoại tệ của bạn áp dụng tại thời điểm nhận nợ như hoangtq nói. Mình không biết ai đúng sai nghen chỉ đưa ra ý kiến cho bạn tham khảo thôi à. Chúc vui
 
G

goldbell

Sơ cấp
7/8/08
38
0
0
39
tp.hcm
Về 4 phương pháp xác định tỷ giá như hoangtq nói thì theo mình nhớ nó là căn cứ để tính tỷ giá xuất chứ không phải nhập, Khi ghi nhận nv phát sinh liên quan đến ngoại tệ nếu: nhập - dùng tỷ giá giao dịch thực tế(hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)
xuất - dùng tỷ giá ghi sổ( theo 4 phương pháp hoangtq nói)
 
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
Bạn ơn cho mình hỏi trường hợp ứng trước tiền cho người bán hoặc người mua ứng trươc tiền (tất cả bằng ngoại tệ) thì 112, 131, 331 ghi nhận theo tỷ giá giao dịch hay tỷ giá ghi sổ?

trường hợp này tk 131và tk 331 được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch vì số tiền đó đã được thanh toán ngay tại thời điểm đó
còn tk 111,112 được ghi theo giá ghi sổ theo 1 trong 4 phương pháp xuất quỹ mà doang nghiệp áp dụng
 
Sửa lần cuối:
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
Trong thời gian vừa qua mình theo dõi diễn đàn wkt và nhận thấy rất nhiều người đề cập và hỏi về việc hạch toán tỷ giá nào khi nv ps liên quan đến ngoại tệ, mình căn cứ vào CM Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái rồi tổng quan lại cho các bạn dễ nhận biết khi có nv kt ps liên quan đến ngoại tệ thì dùng tỷ giá nào.
- Tỷ giá giao dịch: Tỷ giá giao dịch thực tế (thường là tỷ giá của Ngân hàng mà cty psinh giao dịch) or tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
-Tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước...
1. Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền: Tỷ giá ghi sổ
2. Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu: Tỷ giá giao dịch
3. Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu: Tỷ giá ghi sổ.
4. Cuối năm tài chính, phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính.
5. Cuối năm tài chính các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo và các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
6. Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam: Tỷ giá thực tế mua, bán.
7. Đối với các Tk Doanh thu, TSCĐ, cphí sx kd ...và Bên Nợ của các Tài khoản vốn bằng tiền: Tỷ giá giao dịch
@Mod: mong các bạn đừng xoá or chuyển nhé vì không biết để mục nào. thx
 
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
hĩ anh ThanhGiong vẫn thiếu một chút
Đối với TK vật tư hàng hoá, tk phản ánh doanh thu, thu nhập ,thuế được ghi theo tỷ giá giao dịch
 
M

meangirl

Sơ cấp
24/9/09
33
0
0
34
bac giang
hix anh ThangGiong nêu vẫn thiếu 1 chút
Tk phản ánh vật tư, hàng hoá, doanh thu , thu nhập được ghi theo tỷ giá giao dịch
 
O

oanhnt

Sơ cấp
15/10/08
20
0
0
Hung yen
sao lại phải chia cụ thể ra như thế ạ, hạch toán theo tỉ giá nào thì cơ bản vẫn trên cơ sở khi phát sinh (tức tăng TS- Nợ TS, hoặc tăng nguồn- có NV) thì ghi theo tỉ giá giao dịch, còn khi TS giảm( ghi có), nguồn vốn giảm (ghi nợ) thì ghi theo tỉ giá ghi sổ. Đối với thu nhập hay chi phí cũng vậy, vì chúng có kết cấu giống NV or CF mà.
 
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Bạn ơn cho mình hỏi trường hợp ứng trước tiền cho người bán hoặc người mua ứng trươc tiền (tất cả bằng ngoại tệ) thì 112, 131, 331 ghi nhận theo tỷ giá giao dịch hay tỷ giá ghi sổ?
Trả lời
Đây là trường hợp đặc biệt mà chuẩn mực 10 chưa đề cập tới ( và nếu hạch toán theo VAS 10 thì sẽ bị sai )
1 - Trường hợp người mua ứng trước tiền hàng
Nợ TK 112,và tài khoản liên quan / có TK 131: Theo tỉ giá giao dịch
2 - Ứng trước tiền hàng cho người bán.
Nợ TK 331: tỉ giá giao dịch
Nợ TK 635: - Nếu lỗ
Có TK 112: tỉ giá ghi sổ
Có TK 515 - Nếu lãi
 
J

janicetrinh

Guest
1/2/14
1
0
1
32
đồng nai
Ðề: Áp dụng tỷ giá nào?

Cho em hỏi là hiện nay mình ghi nhận khoản tiền đô vay từ nước ngoài theo tỷ giá thực tế NHNN hay tỷ giá tại ngân hàng giao dịch, e chỉ biết tỷ giá mua và tỷ giá bán đô, còn tỷ giá thực tế của ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch là tỷ giá nào ạ?

Cho e hỏi là mình ghi nhận tiền đô vay từ nước ngoài theo tỷ giá NHNN hay tỷ giá nào ạ
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA