Hoi ve IAS ,GAAP,FASB

  • Thread starter lehung7201
  • Ngày gửi
L

lehung7201

Guest
Hoi ve IASB ,GAAP,FASB

chao các bạn cho toi hoi tý .tớ dang làm đề tài về kế toán nên Các bạn tìm những thông tin này dùm tớ nhé:có thể bằng tiếng anh hoặc tiếng việt cũng được:
-tổ chức nào lập ra hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán(intẻnational accounting standard Board)
-Nguyên tắc kế toán thừa nhận (Generally accepted accounting Principle)là gì và nội dung của nó
-Financial Accounting Standards Board (FASB):Nội dung và yếu tố cấu thành nên khuôn khổ nguiyên tắc của FASB.cảm ơnđịa chỉ của tôi là lehung7201@yahoo.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hong hot

Cao cấp
Lehung,

Tổ chức lập ra cái IAS,IFRS chính là cái tổ chức trong ngoặc của bạn đấy. bạn có thể tham khảo về cơ cấu tổ chức, các ấn bản của IASB tại www.iasplus.com

Về GAAP là gì thì trả lời dễ thôi, cái tên đầy đủ của nó nói lên khái niệm rồi đấy, nó là bộ các nguyên tắc, thông lệ kế toán được áp dụng chung, rộng rãi và được thiết lập bởi 1 tổ chức nghề nghiệp. Còn nội dung của nó thì không thể nói hết trong phạm vi một câu trả lời như này, tốt nhất là bạn tham khảo ở trang http://cpaclass.com/gaap/ bạn sẽ rõ hơn nội dung của US-Gaap như là một ví dụ.

Còn về cái tổ chức FASB chính là mẹ đẻ của US-GAAP, bạn có thể tìm hiểu ở http://www.fasb.org/.

Chúc vui.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
erpvn nói:
hong hot viết thêm về đề tài này đi, chắc còn nhiều ng lơ mơ lắm. Thanks.
Đúng đấy ạ.
Anh Hong Hot có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không? Em hỏi cái này nhiều rồi mà chẳng thấy ai trả lời cả. Mà tự đọc thì em chẳng hiểu gì cả, còn lơ tơ mơ lắm. :0sleep:
 
H

hong hot

Cao cấp
Tổ chức nào tạo ra IAS?

Đầu tiên, phải kể đến Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), được thành lập năm 1973 dưới dạng một tổ chức độc lập và thực hiện các mục tiêu:

- xây dựng và ban hành các Chuẩn mực kế toán (IASs) và để cho IASs được chấp nhận rộng rãi trên thế giới; và
- Cập nhật, cải tiến và biến đổi phù hợp các quy định về kế toán, chuẩn mực kế toán và các thủ tục trình bày báo cáo tài chính.
- Phát huy tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế (đây là điểm mới thấy qua cuộc họp các thành viên tổ chức tại Edinburgh, Scotland ngày 24/5/00, từ điểm này ta có thể thấy xu thế hội nhập của các hệ thống kế toán và ngay cả ở VN cũng có thể thấy VAS chủ yếu dựa trên IAS)

Ban đầu, cơ cấu của IASC như sau:

IASC Board - thực hiện nhiệm vụ phê duyệt nội dung và ban hành các quy định, thủ tục kế toán dưới dạng các chuẩn mực kế toán. Ban này gồm 16 tiểu ban, đại diện của 13 nước thành viên (thành viên của liên đoàn kế toán quốc tế) và 3 tập đoàn kinh tế lớn. Mỗi tiểu ban có 2 người làm đại diện và một chuyên gia kỹ thuật. Người đại diện của mỗi tiểu ban không nhât thiết phải là dân chuyên nghiệp mà có thể có nền tảng kiến thức và lĩnh vực chuyên môn (background) khác nhau, thí dụ kiểm toán viên, nhà phân tích tài chính, người làm kinh doanh v.v. IASC Board cũng bao gồm một vài người độc lập mang tính quan sát viên như uỷ ban châu âu, Trung quốc, uỷ ban chứng khoán quốc tế (International Organisation Securities Commission - IOSCO), uỷ ban chuẩn mực kế toán (Financial Accounting Standard Board - FASB).

Nhóm tư vấn - trợ giúp kỹ thuật cho IASC Board thông qua việc tham gia trực tiếp vào các dự án của IASC Board và hoạt động theo định hướng, chiến lược của IASC Board.

Hội đồng tư vấn - soát xét các kế hoạch, chiến lược của IASC Board, báo cáo thường niên về hiệu quả hoạt động của IASC Board, tìm kiếm, kiểm soát nguồn kinh phí hoạt động cho IASC Board để đảm bảo IASC Board hoạt động một cách độc lập, Soát xét tình hình thu chi của IASC Board.

Ban nhận phản hồi - làm nhiệm vụ tiếp nhận các bất đồng, không chấp thuận IAS và đưa ra các giải thích bổ sung cho chuẩn mực (Standing committee on Interpretation - SIC) đây là tài liệu rất quan trọng giúp hiểu và áp dụng đúng chủân mực.

Ban chiến lược (thành lập năm 97) - soát xét tiến trình thực hiện các dự án của IASC, soát xét tình hình tổ chức bộ máy của IASC, tình hình quan hệ với các tổ chức ban hành chủân mực kế toán khác (quốc gia)

Đến năm 1997, các thành viên IASC nhận thấy rằng để phát huy hiệu quả làm việc của họ, cần phải tập trung sức mạnh từ các hệ thống kế toán quốc gia để có được một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện hơn, phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng được đòi hỏi đó, IASC phải cơ cấu lại tổ chức của mình và như vậy tháng 3/2001 IASC Foundation được thành lập gồm hai bộ phận chính là hội đồng thành viên (Trustees) và IASB thực hiện mục tiêu chính của IASC là:

- Xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán dựa trên lợi ích cộng đồng, có chất lượng cao, dễ hiểu, dễ áp dụng để có được các báo cáo tài chính trung thực, có thể so sánh và đặc biệt quan trọng là cung cấp thông tin hữu ích cho thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và các quyết định kinh tế khác.
- Giám sát tình hình áp dụng các chuẩn mực
- Phát huy tối đa hiệu quả của các hệ thống kế toán quốc gia.

Trustees - gồm 19 thành viên từ các khu vực địa lý, lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong đó có 6 người từ Bắc Mỹ, 6 từ châu âu, 4 từ châu á thái bình dương (APA) và 3 người còn lại từ các quốc gia, khu vực khác. Nhiệm vụ của Trustees là: bầu ra IASB, Standing Interpretation Committee (SIC) và Standard Advisory Council (SAC); giám sát hiệu quả hoạt động của IASC; tìm kiếm, phê duyệt và soát xét nguồn tài chính cũng như chi tiêu của IASC.

IASB - gồm 14 thành viên trong đó có 12 chuyên trách. Nhiệm vụ của IASB là xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán. Một chuẩn mực hoặc SIC được ban hành khi có tối thiểu 8 thành viên đồng ý. IASB thừa nhận thành quả làm việc của IASC giai đoạn trước tức là các IASs (sau này là IFRS).

Yếu tố đầu tiên để được là thành viên IASB phải là trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng không bị chi phối bởi lợi ích khu vực và thoả mãn các yêu cầu như kiến thức về BCTC, khả năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, khả năng quyết định, hiểu biết về môi trường kinh doanh, tính chính trực.v.v. (bác nào muốn làm ứng viên thì tôi sẽ post các yêu cầu cụ thể lên). Theo quy định thì IASB phải có Ít nhất 5 thành viên có kinh nghiệm làm kiểm toán viên, tối thiểu 3 người từng làm kế toán, 3 người có khả năng đọc và đã từng đọc báo cáo tài chính và một người cấp viện sĩ.

Nhiệm kỳ của thành viên là 5 năm, chủ tịch đương nhiệm là David Tweedie (từ 2001) nguyên chủ tịch hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán Anh (1990 - 2000) ông đã từng là technical partner (national) của KPMG. Trước đó, ông đã là thành viên của IASC Board.

Nói chung, với những con người và cơ cấu tổ chức như vậy hẳn chúng ta sẽ không phủ nhận một điều “IAS, Really International” sau này khi thực hành kế toán thấy VAS vướng víu càng cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của IAS.
 
Meggie

Meggie

Guest
4/8/04
45
2
0
on the earth
Tiện thể, bác HH cho em một bài về nội dung của GAAP cái nhẩy, đọc cái link của bác toàn TA, nhìn hoa cả mắt. Cả ứng dụng và tầm quan trọng của nó nữa chứ. (học ở trường ĐH, bọn em là lơ mơ với mấy cái này lắm)

Em bầu 1 phiếu cho bác HH là thành viên tích cực cả quý IV luôn.
 
Sửa lần cuối:
H

hong hot

Cao cấp
Mà thú thật là HH chưa bao giờ nghĩ về nội dung của GAAP nói chung cả, vì GAAP là nguyên tắc chung, ta chỉ có thể nói ví dụ như US GAAP, HK GAAP.v.v thôi chứ nhỉ?

Hay là ta làm cái US GAAP Comparison nhỉ?
 
K

Kiki

Guest
18/10/04
5
0
0
19
In the sky
Không biết là bao giờ có VN Gaap nhỉ?
 
H

hong hot

Cao cấp
Về IAS và GAAP, với nhận thức của chúng ta thì còn tranh cãi nhiều. Tôi cũng có nghiên cứu qua vê mấy cái đó, thôi thì cứ mạo muội đưa ra đây mấy ý mà tôi thấy quan trọng để bà con cùng trao đổi.

IAS 1: - Quy định chung.
IFRS: phải có 1 năm số liệu so sánh (vd số đầu năm-cuối kỳ, năm trước- năm nay)

US: không quy định cụ thể. Uỷ ban CK quy định 2 năm với BS và 3 năm so sánh với các thông tin tài chính khác.

VN: lằng nhằng, nhưng đại để 2 năm với tất cả các chỉ tiêu, trong đó có cả quy định về năm tài chính không đủ 12 tháng.

IAS2: Hàng tồn kho

- Chi phí của năng suất dư thừa và phế liệu có cho vào HTK không?

IFRS: Không
US: Có
VN: Không (nhưng thực tế thì bố ai mà biết được)
(FASB đã phát hành cái draft giống như IFRS nhưng chưa chính thức)

- Phương pháp tính giá LIFO:

IFRS: Không cho dùng
US: Dùng vô tư, VN cũng thế (nhưng chắc chẳng ai thích cái đoạn disclosure).

- Dự phòng HTK có hoàn nhập?

IFRS: Có (nếu thoả mãn điều kiện)
US: Không được.
VN: Không nói gì thì phải??? (không kể cái TT 107)

IAS 7- BC lưu chuyển tiền tệ

Thu, chi lãi ngân hàng đưa vào đâu?

IFRS: vào đâu cũng được

US: Chỉ đưa vào hoạt động kinh doanh.

VN: đưa vào đâu í nhỉ?

IAS8-Change in accounting policies

IFRS: Phải trình bày lại số liệu năm trước trong báo cáo năm nay.

US: trình bày ảnh hưởng đến lãi (lỗ) luỹ kế trong BCTC năm nay. FASB đang xem xét đi theo IFRS.

Thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định.

IFRS: cho nó vào cái loại thay đổi ước tính kế toán, xử lý như IAS8.

US: chẳng hiểu nghĩ thế nào các bác ấy lại cho vào “thay đổi chính sách kế toán” và chỉ trình bày số ảnh hưởng đến lãi (lõ) luỹ kế.

Thế thôi đã nhỉ, khi nào "máu" thì mời các pác xơi mấy "củ khoai" của IAS.

To bạn gì (xin lỗi quên tên) hỏi về FASB, bạn muốn hỏi của quốc gia nào? hiện tôi biết của VN, và một tí của Mỹ để bài sau đổi món.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Hôm qua mình đi gặp bác Google, bác ý bảo là muốn trao đổi với anh hóng hớt, không thể nói chuyện suông được. Thế nên bác ý đưa cho mình trang này với lại chỉ ra cho mình mấy chỗ nữa hay hay nếu như mà gọi bác ý bằng câu "US GAAP and IFRS", thấy có quyển đến 87 trang, đọc hãi hãi là.

Thực ra cũng chẳng biết viết gì về cái này, bởi vì so sánh thì mọi cái rõ ràng rồi. Thảo luận gì về IFRS, honghot ơi?
 
H

hong hot

Cao cấp
Bà con wkt không phải ai cũng làm bạn với Mr. Google nên ít khi tiếp cận đến cái link của QQS lắm, thông cảm nhé.

Giờ quay lại cái chủ đề chính, QSS thấy có gì hay ho thì bắt đầu đi nào?
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
quickquickslow nói:
Thực ra cũng chẳng biết viết gì về cái này, bởi vì so sánh thì mọi cái rõ ràng rồi. Thảo luận gì về IFRS, honghot ơi?

hong hot nói:
Giờ quay lại cái chủ đề chính, QSS thấy có gì hay ho thì bắt đầu đi nào?

Em hỏi bác, bác hỏi lại em. Thực ra em chẳng thú vị lắm khi phải so sánh. Vì ở Việt Nam, nếu bác làm thì bác chẳng phải động đến US GAAP vì hầu như rất ít công ty phải làm đến cái này, kể cả báo cáo tập đoàn. Thế nhưng nói về IFRS thì em chẳng biết thảo luận cái gì. Bác ra bóng đi.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
hong hot nói:
Bà con wkt không phải ai cũng làm bạn với Mr. Google nên ít khi tiếp cận đến cái link của QQS lắm, thông cảm nhé.

Phản đối cái vụ này cái. SUNF đã có một buổi offline rất hoành tráng về cái này rồi, em tham dự thấy bổ ích lắm. Với lại theo em, con đường đến gặp Dr Knowledge thì chắc chắn phải hỏi anh Google. Nếu như bà con không biết thì chúng ta phải chỉ và khuyến khích. Không thể mũ ni che tai mà thông cảm. Em thì em chỉ thấy là không biết thì không phải là cái tội, mà cái tội là không biết mà không tìm cách để biết. Bác có đồng ý với em không?
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Hì, em có phản đối bác vụ bác lấy từ đâu ra bác viết đâu. Em viết bài, thỉnh thoảng em cũng phải giở sách ra em viết. Học đâu có phải để nhớ vào đầu, mà học chỉ là để biết cần cái gì ở đâu để lúc nào chép lại, phỏng ạ?

Bác cứ nói tiếp về cái VN GAAP của bác với lại US đi ạ. Em ngồi chầu hẫu nghe, thỉnh thoảng em sẽ giơ tay phát biểu ạ. Bác ở bên Deloitte?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA