Đanh gia lai tien te

  • Thread starter cpa
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To: CPA

Bạn cần phải nghiên cứu lại khái niệm relised và unrelise forex Diff.

Tôi chỉ có thể nói đơn giản thế này. Tiền là gì? là tài sản của doanh nghiệp, nó mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Hơn nữa trong kế toán còn có một nguyên tắc là trung thực.

Do đó nó đòi hỏi tiền phải được trình bày trên B/s một cách trung thực và hợp lý nhất giá trị của nó và khả năng sinh lời của nó tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán.

Vậy người ta phải đánh giá lại số dư ngoại tệ khi lập B/s

Một vấn đề nữa về hạch toán: theo chuẩn mực và quy định mới nhất người ta không hạch toán lại bút toán đảo vào đầu kỳ sau, chênh lệch đánh giá lại tiền được coi là relised và khi đó nó được hạch toán trên báo cáo lãi lỗ. Tuy nhiên, lãi lỗ do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ không được tính vào thu nhập chịu thuế cũng như không được chia lãi cổ tức (nếu có)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To Hyper:

Tất cả các nghiệp vụ kế toán đều được thực hiện theo chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận chứ không theo bất kỳ quy định "thống nhất tỷ giá" nào của chính phủ.

Cụ thể, ở đây số dư tiền, công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Tỷ giá thực tế ở đây được hiểu là tỷ giá giao dịch thực tế của các ngân hàng thương mại, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố, và có thể cả tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính nữa,... Lựa chọn tỷ giá nào phụ thuộc vào đơn vị, và điều cần thiết nhất là phải đảm bảo tính nhất quán để đảm bảo tính so sánh.


To CPA: bạn nên nghiên cứu sâu hơn về các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) và các chuẩn mực kế toán, lúc đó bạn có thể tự mình trả lời tại sao họ lại phải đánh giá lại số dư tiền, công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập B/S mà không đánh giá lại các số dư khác.


cpa nói:
Mình đồng ý là như vậy nhưng việc tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ là tính theo tỷ giá thực tế của ngân hàng cho nên các TK ngoại tệ đó sẽ được đánh giá lại luôn tại thời điểm tính chênh lệch tỷ giá OK. Như vậy thì 2 trường hợp đánh giá lại ngoại tệ và tính chênh lệch tỷ giá chỉ là một. Các bạn nghĩ thế nào ???

Vấn đề của cpa là phải hiểu về bản chất nghiệp vụ, còn lại chỉ là cách tính toán thôi
 
Sửa lần cuối:
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
trannguyen nói:
Nhân chuyện nói về định giá có bạn nào biết về định giá tài sản theo phương pháp DCF không , nhớ cho một ví dụ cụ thể nhé để cho dễ hiểu mà.

Xác định giá trị DN theo phương pháp DCF: Tham khảo Phụ lục số 2 - ban hành kèm theo Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 (Hướng dẫn Nghị định 187/2004/NĐ-CP 16/11/2004). Có ví dụ dễ hiểu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA