tạm ứng k/phí từ KBNN

  • Thread starter nguyentanhong
  • Ngày gửi
N

nguyentanhong

Guest
20/2/08
11
0
0
Quảng Ngãi
Trong t/liệu hiện nay về ch.độ KT HCSN có hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ tạm ứng kinh phí từ KBNN khi chưa được cấp thẩm quyền giao dự toán (Nợ TK111;112;.../có TK336). Nhưng ko thấy hướng dẫn h.toán ng/vụ tạm ứng k/phí từ KBNN để chi hoạt động khi đã được cấp thẩm quyền giao dự toán.
Rất mong sự giúp đỡ của các đồng nghiệp về ng/vụ h/toán và mẫu sổ theo dõi k/phí tạm ứng này-Chân thành cám ơn./.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Trong t/liệu hiện nay về ch.độ KT HCSN có hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ tạm ứng kinh phí từ KBNN khi chưa được cấp thẩm quyền giao dự toán (Nợ TK111;112;.../có TK336). Nhưng ko thấy hướng dẫn h.toán ng/vụ tạm ứng k/phí từ KBNN để chi hoạt động khi đã được cấp thẩm quyền giao dự toán.
Rất mong sự giúp đỡ của các đồng nghiệp về ng/vụ h/toán và mẫu sổ theo dõi k/phí tạm ứng này-Chân thành cám ơn./.

đọc từ tối đến giờ đọc mấy bài hỏi nghiệp vụ ức chế kinh khủng, toàn những người không chịu đọc tài liệu cơ bản. Đọc đến bài này thấy vui hẳn lên vẫn có người trao đỏi cái đáng trao đổi.

theo như quyết định 19 thì khoản này sẽ được theo dõi ngoài bảng chứ chẳng theo dõi ở tài khoản nào cả vì chẳng có chỗ nào hướng dẫn cả. Điều này như vậy có hợp lý không, xin thưa rằng đây không biết là ý định của các bác vụ chế độ kế toán hay bác thấy không cần thiết nữa nhưng qua thuc tế thấy rằng là không hợp lý tí nào cả. Có bác lại còn nói là theo dõi trên tài khoản 461 nhhưng chi tiết theo dõi riêng ( thua bác này luôn cuối năm lúc thời điểm 31/12 đối chiếu tk 461 thì bên nợ bên có cả mớ tùm lum nhầm 1 tí đi bụi luôn )cái này cần phải có tài khoản theo dõi để có thể kiểm tra và đối chiếu toàn diện với kho bạc.
Còn cái tài khoản 336 chỉ để theo dõi tạm ứng khi chưa được thông báo dự toán là sự lãng phí tài khoản không cần thiết, nên chăng tách tài khoản này ra thành 2 tiểu khoản 1 dành cho tạm ứng lúc chưa giao dự toán và 2 cho tạm ứng khi đã giao dự toán.
Vài dòng cùng bạn cái này mà viết ra chắc cả vài trang, tóm gọn vậy thôi.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
đọc từ tối đến giờ đọc mấy bài hỏi nghiệp vụ ức chế kinh khủng, toàn những người không chịu đọc tài liệu cơ bản. Đọc đến bài này thấy vui hẳn lên vẫn có người trao đỏi cái đáng trao đổi.

theo như quyết định 19 thì khoản này sẽ được theo dõi ngoài bảng chứ chẳng theo dõi ở tài khoản nào cả vì chẳng có chỗ nào hướng dẫn cả. Điều này như vậy có hợp lý không, xin thưa rằng đây không biết là ý định của các bác vụ chế độ kế toán hay bác thấy không cần thiết nữa nhưng qua thuc tế thấy rằng là không hợp lý tí nào cả. Có bác lại còn nói là theo dõi trên tài khoản 461 nhhưng chi tiết theo dõi riêng ( thua bác này luôn cuối năm lúc thời điểm 31/12 đối chiếu tk 461 thì bên nợ bên có cả mớ tùm lum nhầm 1 tí đi bụi luôn )cái này cần phải có tài khoản theo dõi để có thể kiểm tra và đối chiếu toàn diện với kho bạc.
Còn cái tài khoản 336 chỉ để theo dõi tạm ứng khi chưa được thông báo dự toán là sự lãng phí tài khoản không cần thiết, nên chăng tách tài khoản này ra thành 2 tiểu khoản 1 dành cho tạm ứng lúc chưa giao dự toán và 2 cho tạm ứng khi đã giao dự toán.
Vài dòng cùng bạn cái này mà viết ra chắc cả vài trang, tóm gọn vậy thôi.
EM cũng có nhận xét như anh PHIHUNG.
Bên công ty phần mềm MISA có những cách xử lý rất hay về khoản tạm ứng khi đã được giao dự toán. Tuy nhiên cứ sử dụng TK 336 như trong 1 thông tư trứơc khi ban hành QĐ 19 thì hay hơn.
Kể cả cách xác định số chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên nữa chứ. Em thấy rằng cách xác định thu chi hoạt động thường xuyên như hướng dẫn trước khi có QĐ 19 hợp lý hơn trong chế độ theo QĐ 19.
Bác Hùng cho ý kiến thêm về kế toán xác định chênh lệch thu chi hđ thường xuyên nhé.
 
L

langriser

Guest
28/1/05
72
6
0
41
Nha Trang
Lâu lắm không ghé vào box, giờ thấy cái này đúng là gãi đúng chỗ rồi. Để mình nói qua một chút về TK 336. Năm 2004 TT03 ra đời quy định về TK336 được sử dụng cho 2 trường hợp:
1. Tạm ứng khi chưa giao dự toán: ví dụ tháng 1 ta chưa có dự toán nhưng vẫn phải chi lương cho cán bộ nên buộc lòng phải ra kho bạc tạm ứng
2. Tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán nghĩa là chưa có hóa đơn chứng từ hợp lệ: ví dụ sắp tới ta biết sếp sắp sửa đi công tác, ta ra kho bạc tạm ứng tiền mặt để sếp đi công tác, sau đó sếp về trả cho ta hóa đơn chứng từ phòng ngủ, vé xe.. ta mang mấy cái đó ra thanh toán với kho bạc. Trường hợp này là nhiều hơn cả.
Khi tạm ứng ta định khoản : Nợ 111 Có 336
Khi thanh toán tạm ứng : Nợ 336 Có 461 Đồng thời Có 008
Số dư có TK 336 sẽ cho ta biết tạm ứng còn lại là bao nhiêu, cuối năm nếu không hết thì phải nộp trả để tất toán TK 336
Đến năm 2006 QĐ19 ra đời do lỗi cố tình hay vô tình mà QĐ19 lại tự mâu thuẫn nhau, nếu bác nào đọc kỹ sẽ thấy
1. Trong phần giải thích về Tk 336 thì chỉ cho phép sử dụng TK này cho trường hợp 1 là tạm ứng khi chưa có dự toán, trường hợp 2 không được sử dụng
2. Thế nhưng trong biểu báo cáo, bảng đối chiếu tình hình tạm ứng tại kho bạc F02-3bh ( hic không nhớ tên chính xác, thông cảm) thì cái biểu này lại bắt liệt kê ra tạm ứng trong 2 trường hợp: tạm ứng khi chưa giao dự toán và tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán. Phần hướng dẫn nói là số liệu của biểu này lấy từ TK 336, nghĩa là ở đây TK 336 được dùng cho cả trường hợp 2, mâu thuẫn với phần giải thích về TK 336
Có hỏi mấy bác ở Bộ về mâu thuẫn này, mấy bác ấy thừa nhận nói là sẽ có thông tư hướng dẫn nhưng chờ hoài chẳng thấy. Mới đầu còn hướng dẫn các đơn vị làm TK 336 nhưng kiểm toán về bắt bẻ tùm lum, nói anh dùng 336 nghĩa là đơn vị anh chậm giao dự toán cho các đơn vị!! chán nên đành bắt các đơn vị dùng 461, chi tiết theo dõi riêng vậy. Bạn Hiền nói MISA có cách xử lý hay bạn có thể cho mình biết được không. Thank
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
2. Thế nhưng trong biểu báo cáo, bảng đối chiếu tình hình tạm ứng tại kho bạc F02-3bh ( hic không nhớ tên chính xác, thông cảm) thì cái biểu này lại bắt liệt kê ra tạm ứng trong 2 trường hợp: tạm ứng khi chưa giao dự toán và tạm ứng khi chưa đủ điều kiện thanh toán. Phần hướng dẫn nói là số liệu của biểu này lấy từ TK 336, nghĩa là ở đây TK 336 được dùng cho cả trường hợp 2, mâu thuẫn với phần giải thích về TK 336
Có hỏi mấy bác ở Bộ về mâu thuẫn này, mấy bác ấy thừa nhận nói là sẽ có thông tư hướng dẫn nhưng chờ hoài chẳng thấy. Mới đầu còn hướng dẫn các đơn vị làm TK 336 nhưng kiểm toán về bắt bẻ tùm lum, nói anh dùng 336 nghĩa là đơn vị anh chậm giao dự toán cho các đơn vị!! chán nên đành bắt các đơn vị dùng 461, chi tiết theo dõi riêng vậy. Bạn Hiền nói MISA có cách xử lý hay bạn có thể cho mình biết được không. Thank

Quyết định 19 nó đâu có nói đến biểu đối chiếu kho bạc lấy từ tài khoản nào, nó mà nói lấy từ tài khoản nào thì kiểm toán nào mà bắt bẻ được mình.
Thực chất mà nói việc theo dõi ở sổ các khoản tạm ứng khi đã giao dự toán thì chỉ phù hợp với đơn vị nào ít khoản mục và nội dung chi thôi, chứ với đơn vị mà tạm ứng hàng năm lên đến gần trăm tỷ với vài trăm nội dung chi mà không theo dõi trên tài khoản thì chắc có ngày khùng luôn.
MISA thì chỉ dùng để làm đơn vị hành chính đơn thuần chứ dùng cho đơn vị sự nghiệp có thu thì thiếu biểu tùm lum, cách phân chia khấu hao và hao mòn lại không làm được. Nói chung nó mất gần như toàn bộ mảng sản xuất kinh doanh.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA