maihang nói:
Công ty của MH là công ty A, đang mua lại nhà máy B cua công ty C. Nhà máy B quan hệ với Cty C qua TK 336
Mọi việc định giá gần nhứ hoàn tất, giấy tờ thủ tục lo đầy đủ, chỉ còn vướng mắc về vấn đề hạch toán thôi.
1) Trên CĐ KT của B đang còn số dư : 336 : 6 tỷ, 421 : 3 tỷ
Vì thế mới xảy ra tình trạng là : Phải giải quyết các khoản này như thế nào ?
Nếu B giải quyết xong 336 trước khi xảy ra việc chuyển đổi CSH thì không có khả năng tài chính, mà nếu để lại thì cũng không xong vì A đâu có nhận khoản đói. Mà nếu c tiến hành tăng vốn cho B thì không còn kịp nữa do đó thật rắc rối.
2) Mình chưa nên biết nên đưa khoản lãi chưa phân phối kia vào đâu cho hợp lý.
3) Trong trường hợp số tiền A bỏ ra thấp hơn GT sổ kế toán của B thì sẽ phải giải quyết chênh lệch này như thế nào nhỉ.
4)Vì B có số dư trên 336 nên trong TSCĐ của B cũng có phần tiền của C nằm trong đó nữa, vì vậy C phải phát HĐ bán lại cho A, nhưng số VAT phát sinh khi xảy ra điều này có được tính vào số tiền đã trả cho C để mua B không.
Tạm thời mình chỉ lường trước được 1 số trường hợp như vậy thôi, hy vộng chúng ta sẽ cùng thảo luận để có thể tìm ra nhiều điều hay trong vấn đề này
Mình đã nghiên cứu lại và nghĩ thế này, bạn thử xem nhé:
Các bước định giá lại nhà máy Bphải làm thật cụ thể, chi tiết :
Tài sản đang dùng :
1. TSCĐ và đầu tư dài hạn ( TSCĐ: giá trị còn lại , các khoản đầu tư tchính dài hạn, cphí XDCB dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn)
2. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn : tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu , hàng tồn kho, TSLĐ khác
Cộng (1+2) : được tổng giá trị thực tế của nhà máy B
3. Nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác )
4. Nguồn vốn, quỹ : Các quỹ, LN chưa phân phối ...
=> Tổng gtrị thực tế vốn chủ shữu ( vốn của Cty C có nhà máy B) là :
= (1+2)-(3+4) = X
Vì vậy xác định khi mua lại B thì A đã chấp nhận tất cả các khoản công nợ kể cả phải thu và phải trả. ( Chú ý nên cố gắng giải quyết tối đa những khoản có thể giải quyết được)
Hạch toán như sau :
a./ Nợ các TK ( ở mục 1, 2 ) / có TK 338 ( Chi tiết Cty C)
Riêng TSCĐ phải htoán theo nguyên giá và gtrị còn lại :
Nợ TK 211/ Có TK 214
Có TK 338
b./ Nợ TK 338/ Có các TK ( mục 3,4 )
Khi trả tiền : Nợ TK338/ /Có TK111,112,152,151,152,... (theo số dư : PSCó TK338 - PS Nợ TK338 : chính là X )
* Nếu giá trị mualà Y < X => tăng vốn phần chênh lệch :
Nợ TK338 / Có TK411 : X-Y
* Nếu giá trị mua là Y> X => giảm vốn phần chênh lệch :
Nợ TK 411/ Có TK338 : Y-X
Và khi trả vẫn hạch toán : Nợ TK 338/ Có TK 111,112,...
Bạn xem ý kiến của mình có được ko nhé.
À số thuế bạn hỏi đó thì fải xem lại trong thoả thuận giữa A và C thôi.