Hạch toán mua bán doanh nghiệp

  • Thread starter Halongcity
  • Ngày gửi
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Công ty A (DNNN) mua DN B (DNNN) với giá trị : 10tỷ đ . Trong đó : giá trị thực tế của DN B : 8tỷ đ, giá trị thực tế vốn NN : - 2tỷ đ.

Sau khi mua sẽ tổ chức SXKD, XD p.án thành lập Cty CP theo hình thức Cty A là cổ đông sáng lập, có số cổ phần chi phối để tchức lại & mở rộng SX.

Gtrị 10tỷ là tổng gtrị thực tế nợ phải trả của CtyB.

Vốn nhà nước : - 2tỷ : là toàn bộ số lỗ và các quỹ của Cty B.

Vậy sau khi quá trình mua bán hoàn thành, Cty A phải hạch toán ntn ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Ban QT, ban CV cũng không ngó ngàng gì đến câu hỏi này hay sao ấy nhỉ ?
 
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
Tôi và HL trao đổi với nhau đi vì công ty tôi cũng đang xúc tiến và sắp mua một công ty khác rồi, bạn có quan tâm về vấn đề đó không nhỉ .
Tôi cũng nghiên cứu sơ sơ vấn đề này rồi, có lẽ phức tạp hơn so với suy nghĩ của tôi
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Chẳng có ai hướng dẫn việc này cả. Hiện tại nói là mua lại DN B nhưng DNA chưa fải thực hiện một nghĩa vụ tài hcính nào cả, không khác gì sáp nhập DN B vào DN A. Báo cáo TC cũng đang tổng hợp bằng cách cộng sổ. Các khoản công nợ DN B bây giờ là 1 XN trực thuộc Cty A fải chủ động giải quyét.
To maihang : Thực tế thì chỗ mình là DN A đấy mà giờ vẫn mông lung ...
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Theo tôi biết thì phải định giá thực tế Tài sản thực của DN B bao nhiêu (Thuê 1 công ty kiểm toán và dịnh giá) giả sử 7 tỷ. Vậy còn 3 tỷ còn lại là giá giá trị Thương hiệu gì đó (cái này để xác định khó lắm, phải hỏi thêm các chuyên gia tài chính để có cách xác định nó là 3 tỷ).
Các giá trị này phải có văn bản chứng từ thì sau này mới đưa vào Công ty A được. Các khoản công nợ gì đó sẽ do công ty kiểm toán họ liên hệ và xác định lại với khách hàng và nhà cung cấp.
 
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
To HL
Mấy hôm nay bận bù đầu bù cổ nên không online được
Trở lại vấn đề hôm trước bàn thì đại khái như sau :
Công ty của MH là công ty A, đang mua lại nhà máy B cua công ty C. Nhà máy B quan hệ với Cty C qua TK 336
Mọi việc định giá gần nhứ hoàn tất, giấy tờ thủ tục lo đầy đủ, chỉ còn vướng mắc về vấn đề hạch toán thôi.
1) Trên CĐ KT của B đang còn số dư : 336 : 6 tỷ, 421 : 3 tỷ
Vì thế mới xảy ra tình trạng là : Phải giải quyết các khoản này như thế nào ?
Nếu B giải quyết xong 336 trước khi xảy ra việc chuyển đổi CSH thì không có khả năng tài chính, mà nếu để lại thì cũng không xong vì A đâu có nhận khoản đói. Mà nếu c tiến hành tăng vốn cho B thì không còn kịp nữa do đó thật rắc rối.
2) Mình chưa nên biết nên đưa khoản lãi chưa phân phối kia vào đâu cho hợp lý.
3) Trong trường hợp số tiền A bỏ ra thấp hơn GT sổ kế toán của B thì sẽ phải giải quyết chênh lệch này như thế nào nhỉ.
4)Vì B có số dư trên 336 nên trong TSCĐ của B cũng có phần tiền của C nằm trong đó nữa, vì vậy C phải phát HĐ bán lại cho A, nhưng số VAT phát sinh khi xảy ra điều này có được tính vào số tiền đã trả cho C để mua B không.
Tạm thời mình chỉ lường trước được 1 số trường hợp như vậy thôi, hy vộng chúng ta sẽ cùng thảo luận để có thể tìm ra nhiều điều hay trong vấn đề này
 
D

Dangkhoath

Guest
Chào các bạn !
Nhân tiện các bạn bàn về vấn đề mua bán Cty, ở đây mình không rành lắm về vấnđề hạch toán như thế nào nên chỉ dám đứng ngoài cuộc xem các bạn tranh luận và học hỏi thôi ! Nhưng tiện đây cho mình một khía cạnh nhỏ của vấn đền này : cái giá mà cty A mua DN B là 10tỷ được xác định như thế nào ? Đồng ý là giá này do các cty kiểm toàn hoặc hội đồng thẩm định giá đưa ra , nhưng mình muốn bàn một chút về phương pháp định giá này ! Rõ ràng là không hề có thị trường chính thức để định giá một doanh nghiệp, hơn nữa thị trường chứng khoán của VN ta cũng chưa đủ hoàn hảo để xác định giá trị một Cty qua việc xác định giá cổ phiếu, còn chưa kể DN B này chưa niêm yết hay không phải là một cty cổ phần ? Vậy thì phải có nhưng phương pháp khoa học đáng tin cậy để xác định được cái giá là 10tỷ chứ không phải 15tỷ hay 7 tỷ . Xin hỏi có cao thủ nào có biết về vấn đề này không ? Ngày trước Khoa tui co được may mắn đọc qua 1 tập luận án của một PTS về vấn đề định giá DNNN trong nền kinh tế thị trường ở VN nhưng ngặt nỗi ......quên tuốt luốt !
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến câu hỏi của mình.( Mình vắng hơi lâu nên hôm nay mới xem được)
Tình tiết cụ thể ntnày :
DN B là DN nhà nước chuyên SX vật liệu XD. Trong năm 2003 đưa vào diện cổ phần hoá. Khi xác định giá trị doanh nghiệp ( Hội đồng xác định GTDN tỉnh đã xác định ) thì giá trị của DN B là 8 tỷ . Trong đó tổng tài sản là 10 tỷ, vốn nhà nước bị âm 2 tỷ (-2tỷ).
Vì vậy không thể cổ phần hoá nữa mà chuyển sang hình thức bán doanh nghiệp. Và DN A được mua với gtrị 10 tỷ đó. Thực tế hiện nay là không khác gì sáp nhập cả vì chưa thấy phải trả tiền đó cho ai ngoài nhận khoản nợ vay ngân hàng ( cả gốc và lãi). Nói rõ thêm là DN B lỗ là do lãi vay dài hạn đầu tư SX ( vay NH để XD nhà máy, đã trả được 70% nợ gốc nhưng lãi nợ rất nhiều đang treo trên phải trả => lỗ).
Hợp đồng mua bán ký giữa Cty A và Sở chủ quản (Sở XD ).
Vì vậy có lẽ không giống với trường hợp của Maihang.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
maihang nói:
Công ty của MH là công ty A, đang mua lại nhà máy B cua công ty C. Nhà máy B quan hệ với Cty C qua TK 336
Mọi việc định giá gần nhứ hoàn tất, giấy tờ thủ tục lo đầy đủ, chỉ còn vướng mắc về vấn đề hạch toán thôi.
1) Trên CĐ KT của B đang còn số dư : 336 : 6 tỷ, 421 : 3 tỷ
Vì thế mới xảy ra tình trạng là : Phải giải quyết các khoản này như thế nào ?
Nếu B giải quyết xong 336 trước khi xảy ra việc chuyển đổi CSH thì không có khả năng tài chính, mà nếu để lại thì cũng không xong vì A đâu có nhận khoản đói. Mà nếu c tiến hành tăng vốn cho B thì không còn kịp nữa do đó thật rắc rối.
2) Mình chưa nên biết nên đưa khoản lãi chưa phân phối kia vào đâu cho hợp lý.
3) Trong trường hợp số tiền A bỏ ra thấp hơn GT sổ kế toán của B thì sẽ phải giải quyết chênh lệch này như thế nào nhỉ.
4)Vì B có số dư trên 336 nên trong TSCĐ của B cũng có phần tiền của C nằm trong đó nữa, vì vậy C phải phát HĐ bán lại cho A, nhưng số VAT phát sinh khi xảy ra điều này có được tính vào số tiền đã trả cho C để mua B không.
Tạm thời mình chỉ lường trước được 1 số trường hợp như vậy thôi, hy vộng chúng ta sẽ cùng thảo luận để có thể tìm ra nhiều điều hay trong vấn đề này

Mình đã nghiên cứu lại và nghĩ thế này, bạn thử xem nhé:
Các bước định giá lại nhà máy Bphải làm thật cụ thể, chi tiết :
Tài sản đang dùng :
1. TSCĐ và đầu tư dài hạn ( TSCĐ: giá trị còn lại , các khoản đầu tư tchính dài hạn, cphí XDCB dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài hạn)
2. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn : tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu , hàng tồn kho, TSLĐ khác
Cộng (1+2) : được tổng giá trị thực tế của nhà máy B
3. Nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác )
4. Nguồn vốn, quỹ : Các quỹ, LN chưa phân phối ...
=> Tổng gtrị thực tế vốn chủ shữu ( vốn của Cty C có nhà máy B) là :
= (1+2)-(3+4) = X
Vì vậy xác định khi mua lại B thì A đã chấp nhận tất cả các khoản công nợ kể cả phải thu và phải trả. ( Chú ý nên cố gắng giải quyết tối đa những khoản có thể giải quyết được)

Hạch toán như sau :

a./ Nợ các TK ( ở mục 1, 2 ) / có TK 338 ( Chi tiết Cty C)
Riêng TSCĐ phải htoán theo nguyên giá và gtrị còn lại :
Nợ TK 211/ Có TK 214
Có TK 338

b./ Nợ TK 338/ Có các TK ( mục 3,4 )
Khi trả tiền : Nợ TK338/ /Có TK111,112,152,151,152,... (theo số dư : PSCó TK338 - PS Nợ TK338 : chính là X )

* Nếu giá trị mualà Y < X => tăng vốn phần chênh lệch :
Nợ TK338 / Có TK411 : X-Y

* Nếu giá trị mua là Y> X => giảm vốn phần chênh lệch :
Nợ TK 411/ Có TK338 : Y-X

Và khi trả vẫn hạch toán : Nợ TK 338/ Có TK 111,112,...

Bạn xem ý kiến của mình có được ko nhé.

À số thuế bạn hỏi đó thì fải xem lại trong thoả thuận giữa A và C thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA