Trái phiếu Chính phủ Việt Nam

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Mình mở topic này để các bạn cùng bàn về tất cả các vấn đề liên quan đến trái phiếu chính phủ của VN. Mình có một số thắc mắc ko hiểu về cách định giá trái phiếu, cách xác định giá giao dịch trái phiếu, lãi suất thực tế... trong một số văn bản qui định của Việt Nam (mình sẽ post sau)

Nhưng tạm khai trương topic này, mong các bạn góp ý giúp mình một vài nguồn tài liệu để tìm hiểu về trái phiếu và giao dịch trái phiếu (cả Tây và Ta). Mình đang tìm qui trình giao dịch trái phiếu của Tây mà chưa có nguồn!

Cám ơn các bạn giành thời gian thảo luận chủ đề này!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Đến lúc mình phải post câu hỏi về trái phiếu nhờ các bạn góp ý giúp. Mình có đọc dự thảo về việc ban hành qui chế quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HN và đọc mãi không hiểu công thức tính giá gộp (trang 47). Công thức đó như sau:

123456.PNG


Hi vọng các bạn giúp mình làm rõ cái công thức đó! Hoặc có thể chỉ giúp mình các thông tư cũ đã hướng dẫn cách sử dụng công thức đó.

Về định giá trái phiếu, mình đã biết cách định giá trái phiếu dùng mô hình chiết khấu dòng tiền, công thức nó đơn giản hơn rất nhiều. Còn VN, công thức ở trên mình khó hiểu quá!

Cám ơn các bạn nhiều!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nó là công thức định giá trái phiếu bằng chiết khấu dòng tiền đấy Jonicute! Nhưng do người viết ký hiệu và sắp xếp cấu trúc công thức hơi phức tạp hóa khiến bạn thấy khó hiểu!?

MGxRc/Rt(1-1/(1+Rt)^t)= (MGxRc)/{[1-1/(1+Rt)^t]/Rt}: đây là dòng lãi coupon cố định hàng năm (trong t năm) được chiết khấu về năm 0 với suất chiết khấu Rt (thường là lãi suất ngân hàng), Rc: lãi suất coupon.

Phần thứ hai trong ngoặc lớn là chiết khấu mệnh giá về năm 0 (năm 0 là năm có giao dịch trái phiếu chứ ko phải năm trái phiếu được phát hành).

(1+Rt)^(E-Dn)/E: hệ số quy đổi dòng coupon và MG tại năm 0 (đã được chiết khấu ở trên) tới thời điểm giao dịch trái phiếu.

Tóm lại công thức này tính theo kiểu chiết khấu dòng tiền về đầu năm của năm giao dịch, sau đó tiếp tục quy đổi tới ngày giao dịch.

Hoặc cách khác là bạn có thể chiết khấu dòng tiền về cuối năm (tức đầu năm tiếp theo) của năm giao dịch, sau đó lại chiết khấu tiếp về ngày giao dịch.

Vẽ cái time line chắc sẽ dễ hình dung hơn. :D
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
A ha! Có người giúp! Từ từ hen để mình check từng ý bạn giải thích!

Domo arigato ne! (Cám ơn = tiếng Japanese)
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Nó là công thức định giá trái phiếu bằng chiết khấu dòng tiền đấy Jonicute! Nhưng do người viết ký hiệu và sắp xếp cấu trúc công thức hơi phức tạp hóa khiến bạn thấy khó hiểu!?

MGxRc/Rt(1-1/(1+Rt)^t)= (MGxRc)/{[1-1/(1+Rt)^t]/Rt}: đây là dòng lãi coupon cố định hàng năm (trong t năm) được chiết khấu về năm 0 với suất chiết khấu Rt (thường là lãi suất ngân hàng), Rc: lãi suất coupon.

MG x Rc: là lãi suất danh nghĩa mỗi kỳ thanh toán, đó là lãi suất mà Chính phủ hứa trả cho người sở hữu trái phiếu, thông thường thì lãi công bố theo năm nhưng kỳ thanh toán lãi có thể chia làm nhiều đợt theo quí hoặc nửa năm 1 lần nên Rc = Lc/k (với Lc là lãi danh nghĩa 1 năm, k là số đợt trả lãi hay số lần trả lãi trong 1 năm).

Lãi suất danh nghĩa ko có ý nghĩa gì cả trong việc phản ánh giá trị thực trên thị trường ở thời điểm hiện tại nên khi định giá trái phiếu mình cần qui dòng tiền lãi sử dụng yếu tố chiết khấu lãi suất thực về giá trị thực (lãi suất đã bao gồm các yếu tố rủi ro trong đó- lạm phát, khả năng thanh toán....). Như bạn nói và như một số sách cũng nói người ta lấy luôn lãi suất ngân hàng (hay liên ngân hàng nhỉ?), ở Mỹ thì là lãi suất T-Bill 5 năm. OK, tớ hiểu đoạn này. Xong bước 1 :wall:

MGxRc cần được chiết khấu về giá trị hiện tại t=0 (là thời điểm mà tớ và cậu chuẩn bị mua/bán trái phiếu chứ ko phải tại thời điểm phát hành trái phiếu). Xong bước 2 :beer:

Giờ cần xác định yếu tố chiết khấu thực tế cho dòng coupon danh nghĩa (tớ nói hơi lủng củng nhưng đọc dự thảo còn lủng củng hơn tớ). Yếu tố chiết khấu thực tế chính là Rt, và Rt = Lt/k với Lt là lãi suất thực tế/năm và k là số kỳ trả lãi.

Theo công thức chiết khấu dòng tiền thì:

* Với t = 0 thì PV(o) = MGxRc
* Với t = 1 thì PV(1) = PV(o)/(1+Rt) = (MGxRc)/(1+Rt)
* Với t = 2 thì PV(2) = PV(1)/(1+Rt) = PV(1)/(1+Rt) = (MGxRc)/(1+Rt)^2
.........
* Với t = t thì PV(t) = PV(t-1)/(1+Rt) = (MGxRc)/(1+Rt)^t

Dòng tiền lãi là tổng dòng tiền của mỗi năm trên. Gọi dòng tiền lãi là PV(0,coupon) thì có:

PV(0,coupon) = PV(0) + PV(1) + PV(2) + .... + PV(t) = (MGxRc) * [ 1 + 1/(1+Rt) + 1/(1+Rt)^2 + 1/(1+Rt)^3 + ... + 1/(1+Rt)^t]

Nếu các bước mình làm ok thì phải có đẳng thức sau xảy ra:

{[1-1/(1+Rt)^t]/Rt} = [ 1 + 1/(1+Rt) + 1/(1+Rt)^2 + 1/(1+Rt)^3 + ... + 1/(1+Rt)^t] (đẳng thức 1)

Mình không hiểu tại sao đẳng thức 1 lại xảy ra?



Rt là lãi suất


Phần thứ hai trong ngoặc lớn là chiết khấu mệnh giá về năm 0 (năm 0 là năm có giao dịch trái phiếu chứ ko phải năm trái phiếu được phát hành).

Phần này mình hiểu rồi

(1+Rt)^(E-Dn)/E: hệ số quy đổi dòng coupon và MG tại năm 0 (đã được chiết khấu ở trên) tới thời điểm giao dịch trái phiếu.

Phần này cũng hiểu ok

Tóm lại công thức này tính theo kiểu chiết khấu dòng tiền về đầu năm của năm giao dịch, sau đó tiếp tục quy đổi tới ngày giao dịch.

Hoặc cách khác là bạn có thể chiết khấu dòng tiền về cuối năm (tức đầu năm tiếp theo) của năm giao dịch, sau đó lại chiết khấu tiếp về ngày giao dịch.

Có hiểu qui trình này, chỉ cần vẽ timeline và chú ý các mốc thời gian, thực tế thì chỉ lằng nhằng giữa ngày giao dịch hưởng quyền và ngày giao dịch không hưởng quyền- khái niệm này mình vẫn chưa rõ lắm

Vẽ cái time line chắc sẽ dễ hình dung hơn. :D
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
1. Lãi suất chiết khấu (yếu tố khó xác định nhất khi định giá chứng khoán), nó thể hiện mức kỳ vọng về khả năng sinh lời đối với 1 khoản đầu tư. Vấn đề là làm sao để xác định được mức kỳ vọng này một cách sát sao nhất? Về lý thuyết người ta dựa vào lãi suất của những chứng khoán phi rủi ro như tín phiếu, trái phiếu chính phủ,...và cộng thêm một phần bù rủi ro nếu đầu tư vào chứng khoán có rủi ro như trái phiếu công ty, cổ phiếu,...

Tín phiếu, trái phiếu chính phủ được coi là những chứng khoán phi rủi ro nhưng trong nó vẫn hàm chứa các yếu tố rủi ro như lạm phát, biến động lãi suất thị trường,...tóm lại là những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của trái phiếu này.

Như vậy, mức sinh lời bạn kỳ vọng khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ VN là bao nhiêu? Bạn phải dự đoán được mức lạm phát, biến động lãi suất thị trường trong tương lai để đặt ra một mức kỳ vọng cho mình dựa có tính đến các yếu tố rủi ro này. Tuy nhiên, cơ sở để dự đoán đối với đa số NĐT không phải đơn giản, nhất là ở VN khi mà số liệu thống kê hầu như ko có hoặc độ tin cậy thấp. Do đó, họ thường căn cứ vào mức sinh lợi thông thường nhất, đó là lãi suất ngân hàng (lãi suất bạn có được khi gởi tiền vào ngân hàng, ko phải lãi suất liên ngân hàng nhé-liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các nhân hàng với nhau) để làm cơ sở so sánh. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng luôn biến động theo biến động của các yếu tố vĩ mô nên đã phần nào loại trừ được các yếu tố rủi ro chẳng hạn như lạm phát. Khi lạm phát tăng, lãi suất có xu hướng tăng theo.

(*) Theo tớ biết, T-bills là loại tính phiếu có kỳ hạn dưới 1 năm?! còn dài hạn thì thường là US bonds. Người ta thường sử dụng T-bills hơn US bond vì T-bill có kỳ hạn ngắn => ít rủi ro hơn longterm bonds vì đã loại trừ được yếu tố rủi ro đáo hạn do biến động lãi suất.

Anyway, dùng lãi suất ngân hàng để chiết khấu chỉ là giải pháp non-pro khi các giải pháp khác ko thể thực hiện. :D

2. Chứng minh đẳng thức 1: cái này thuộc về toán học, tớ ko quan tâm lắm, chỉ sử dụng kết quả để ứng dụng thôi. :D Tuy nhiên, chứng minh nó cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở một số sách viết về TVM.

3. Ngày giao dịch không hưởng quyền: giống giao dịch cổ phiếu nếu bạn hiểu giao dịch không hưởng quyền đối với cổ phiếu. Ngược lại, mình ko hiểu vấn đề ko rõ của bạn, cụ thể nó như thế nào? :D
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
1. Lãi suất chiết khấu (yếu tố khó xác định nhất khi định giá chứng khoán), nó thể hiện mức kỳ vọng về khả năng sinh lời đối với 1 khoản đầu tư. Vấn đề là làm sao để xác định được mức kỳ vọng này một cách sát sao nhất? Về lý thuyết người ta dựa vào lãi suất của những chứng khoán phi rủi ro như tín phiếu, trái phiếu chính phủ,...và cộng thêm một phần bù rủi ro nếu đầu tư vào chứng khoán có rủi ro như trái phiếu công ty, cổ phiếu,...

Tín phiếu, trái phiếu chính phủ được coi là những chứng khoán phi rủi ro nhưng trong nó vẫn hàm chứa các yếu tố rủi ro như lạm phát, biến động lãi suất thị trường,...tóm lại là những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của trái phiếu này.

Như vậy, mức sinh lời bạn kỳ vọng khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ VN là bao nhiêu? Bạn phải dự đoán được mức lạm phát, biến động lãi suất thị trường trong tương lai để đặt ra một mức kỳ vọng cho mình dựa có tính đến các yếu tố rủi ro này. Tuy nhiên, cơ sở để dự đoán đối với đa số NĐT không phải đơn giản, nhất là ở VN khi mà số liệu thống kê hầu như ko có hoặc độ tin cậy thấp. Do đó, họ thường căn cứ vào mức sinh lợi thông thường nhất, đó là lãi suất ngân hàng (lãi suất bạn có được khi gởi tiền vào ngân hàng, ko phải lãi suất liên ngân hàng nhé-liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các nhân hàng với nhau) để làm cơ sở so sánh. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng luôn biến động theo biến động của các yếu tố vĩ mô nên đã phần nào loại trừ được các yếu tố rủi ro chẳng hạn như lạm phát. Khi lạm phát tăng, lãi suất có xu hướng tăng theo.

(*) Theo tớ biết, T-bills là loại tính phiếu có kỳ hạn dưới 1 năm?! còn dài hạn thì thường là US bonds. Người ta thường sử dụng T-bills hơn US bond vì T-bill có kỳ hạn ngắn => ít rủi ro hơn longterm bonds vì đã loại trừ được yếu tố rủi ro đáo hạn do biến động lãi suất.

Anyway, dùng lãi suất ngân hàng để chiết khấu chỉ là giải pháp non-pro khi các giải pháp khác ko thể thực hiện. :D

2. Chứng minh đẳng thức 1: cái này thuộc về toán học, tớ ko quan tâm lắm, chỉ sử dụng kết quả để ứng dụng thôi. :D Tuy nhiên, chứng minh nó cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở một số sách viết về TVM.

3. Ngày giao dịch không hưởng quyền: giống giao dịch cổ phiếu nếu bạn hiểu giao dịch không hưởng quyền đối với cổ phiếu. Ngược lại, mình ko hiểu vấn đề ko rõ của bạn, cụ thể nó như thế nào? :D

Tớ đọc lại soát lỗi chính tả và câu cú của cậu, phần gạch chân là phần chữ tớ ko đồng ý, phần chữ đỏ là tớ sửa lại theo ý tớ.

1. Lãi suất chiết khấu (yếu tố khó xác định nhất khi định giá chứng khoán), nó thể hiện mức kỳ vọng về khả năng sinh lời đối với của 1 khoản đầu tư. Vấn đề là làm sao để xác định được mức kỳ vọng này một cách sát sao ??? nhất? Về lý thuyết người ta dựa vào lãi suất của những chứng khoán phi rủi ro như tín phiếu, trái phiếu chính phủ Chưa chắc trái phiếu Chính phủ đã là phi rủi ro, nếu Chính phủ không trả lãi và gốc cho dân thì đấy cũng là một loại rủi ro mà người ta gọi là default risk- mình chưa gọi đc chính xác tên của nó nên gọi là rủi ro default. Thực tế, mình thấy Mommy của mình vẫn giữ trong nhà một số trái phiếu xây dựng đất nước gì gì đó từ ngày xưa- đó là loại trái phiếu mà CP VN đã "bắt" dân mua, ai cũng có thể mua với giá trị mệnh giá rất nhỏ và thời gian đáo hạn cực dài tới mức người sở hữu trái phiếu có thể quên đi và ko thèm đi lĩnh tiền trái tức hay gốc nữa. Mình thì nghĩ có 2 lý do khiến Mommy mình ko đi đổi trái phiếu ra tiền sau thời gian đáo hạn là vì hoặc (1) Thời gian đáo hạn quá dài nên quên (2) Vật giá leo thang quá khiến tại thời điểm đáo hạn giá trị ko đáng một hào. Nếu CPhủ phát hành trái phiếu mệnh giá 100 ngàn và bắt dân mua thì dân nghèo cũng mua nhưng đến khi đáo hạn chẳng ai thèm đi lĩnh tiền gốc và lãi về. Cái này có lẽ còn là rủi ro chính sách,...và cộng thêm một phần bù rủi ro nếu đầu tư vào chứng khoán có rủi ro như trái phiếu công ty, cổ phiếu,... mình chưa hiểu ý này của bạn

Tín phiếu tín phiếu theo qui định của văn bản luật VN thì có thời gian đáo hạn chỉ là 1 năm- nghĩa là nó gần như một khoản vay ngắn hạn nên mình nghĩ ko được dùng lãi suất tín phiếu để làm yếu tố chiết khấu trong công thức định giá trái phiếu, trái phiếu chính phủ Chính phủ được coi là những chứng khoán phi rủi ro nhưng trong nó vẫn hàm chứa các yếu tố rủi ro như lạm phát, biến động lãi suất thị trường,...tóm lại là những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời cụm từ này nghe ko ổn của trái phiếu này.

Như vậy, mức sinh lời bạn kỳ vọng khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ VN là bao nhiêu? Bạn phải dự đoán được mức lạm phát, biến động lãi suất thị trường trong tương lai để đặt ra một mức kỳ vọng cho mình dựa có tính đến các yếu tố rủi ro này. Tuy nhiên, cơ sở để dự đoán đối với đa số NĐT không phải đơn giản, nhất là ở VN khi mà số liệu thống kê hầu như ko có hoặc độ tin cậy thấp. Do đó, họ thường căn cứ vào mức sinh lợi thông thường nhất, đó là lãi suất ngân hàng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần là khác nhau vì các ngân hàng cũng cạnh tranh trong kinh doanh vậy mức lãi suất nào là chuẩn, hơn nữa ví dụ trong thời gian vừa qua để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, lãi suất các ngân hàng đã thay đổi loanh xoành xoạch vậy cái đó có gọi là ổn định hơn và được chọn mặt gửi vàng không? (lãi suất bạn có được khi gởi tiền vào ngân hàng, ko phải lãi suất liên ngân hàng nhé-liên ngân hàng là lãi suất cho vay giữa các nhân hàng với nhau) để làm cơ sở so sánh. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng luôn biến động theo biến động của các yếu tố vĩ mô nên đã phần nào loại trừ được các yếu tố rủi ro chẳng hạn như lạm phát. Khi lạm phát tăng, lãi suất có xu hướng tăng theo. Thắc mắc xong dòng trên mới đọc đến dòng này của bạn. So sorry! Nhưng bạn vẫn chủ nghĩa chung chung :eyepop:

(*) Theo tớ biết, T-bills là loại tính phiếu có kỳ hạn dưới 1 năm? Chết chêt nhầm to, nếu đọc CFA phần fixed income thì thấy T-Bill còn có cả đến 5 năm, lãi T-Bill được dùng trong công thức tính WACC đấy còn dài hạn thì thường là US bonds. Người ta thường sử dụng T-bills hơn US bond vì T-bill có kỳ hạn ngắn => ít rủi ro hơn longterm bonds vì đã loại trừ được yếu tố rủi ro đáo hạn do biến động lãi suất. Ý này thì bạn nói chuẩn

Anyway, dùng lãi suất ngân hàng để chiết khấu chỉ là giải pháp non-pro khi các giải pháp khác Là giải pháp nào? Hi... ko thể thực hiện. :D

2. Chứng minh đẳng thức 1: cái này thuộc về toán học, tớ ko quan tâm lắm, chỉ sử dụng kết quả để ứng dụng thôi. :D OK, ấy là người tiêu dùng dễ tính nhưng tớ mà bị ép thừa nhận luôn thì khó chịu và khó nhớ lắm, phải hiểu bản chất logic mới nhớ và vận dụng đc Tuy nhiên, chứng minh nó cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở một số sách viết về TVM Phát biểu thế thì tớ post nên forum này = thừa à?

3. Ngày giao dịch không hưởng quyền: giống giao dịch cổ phiếu nếu bạn hiểu giao dịch không hưởng quyền đối với cổ phiếu. Ngược lại, mình ko hiểu vấn đề ko rõ của bạn, cụ thể nó như thế nào? :D À, ý tớ là nó xác định giá giao dịch trong ngày hưởng quyền và ngày ko hưởng quyền qui định như dở hơi rất khó hiểu

Thanks so much for your discussion!
 
Sửa lần cuối:
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
"Phi rủi ro" (risk-free)của trái phiếu chính phủ => rủi ro ở đây là credit risk, bởi vì chính phủ có thể dùng thuế hay in thêm tiền mà trả gốc & lãi. Trái phiếu chính phủ có thể có các rủi ro khác như inflation risk (cho nên 1 vài nước có phát hành 1 loại trái phiếu chính phủ được indexed against inflation rate để loại bỏ cái risk này, ví dụ như TIPS của US Treasury), currency exchange risk đối với nhà đầu tư nước ngoài, market risk hay liquidity risk. Dĩ nhiên không phải trái phiếu chính phủ nào cũng credit risk-free. Trái phiếu chính phủ cũng có rủi ro bị default đối với các nước đang phát triển,có nền kinh tế chính trị không ổn định. Credit risk của trái phiếu chính phủ được Standard & Poors' hay Moody đánh giá qua hệ thống rating của họ. Trái phiếu được coi là an toàn nhất hay risk-free chính là trái phiếu chính phủ Mỹ (T-bills, T-notes, T-bonds)=> đầu tư vào các trái phiếu này là đầu tư (bằng USD) an toàn nhất.

Về lý thuyết người ta dựa vào lãi suất của những chứng khoán phi rủi ro như tín phiếu, trái phiếu chính phủ và cộng thêm một phần bù rủi ro nếu đầu tư vào chứng khoán có rủi ro như trái phiếu công ty, cổ phiếu,... => nói nôm na là nếu tui có 10d, tui đầu tư phi rủi ro có return là 1%. Nếu tui là rational investor, để tui mua 1 chứng khoán có rủi ro thì return cho chứng khoán đó bắt buộc phải là 1% (như tui đầu tư phi rủi ro) + x% (để compensate cho cái rủi ro tui phải bear).

Lãi suất áp dụng để tính giá maximum mà nhà đầu tư willing to pay phải bằng hay cao hơn prevailing interest rate, hay dùng market interest rate của trái phiếu được phát hành với các rủi ro tương tự.

Treasury bill có maturity dưới 1 năm. Treasury note có maturity lớn hơn 1 năm đến 10 năm, còn Treasury bond (hay cái bạn gọi là US bond) là hơn 10 năm. Có thể vào trang web của US Treasury để xem.

Đẵng thức gì đó là do áp dụng công thức tính tổng 1 dãy cấp số nhân: a, a*r^1, a*r^2,...a*r^n => Tổng = a*(1-r^(n+1))/(1-r) => bạn lấy công thức này áp dụng vào để chứng minh nhé. Còn nếu bạn muốn chứng minh lại luôn cả cái công thức toán học này thì bạn hỏi đứa nào học lớp 10 khá khá toán là biết.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Đẵng thức gì đó là do áp dụng công thức tính tổng 1 dãy cấp số nhân: a, a*r^1, a*r^2,...a*r^n => Tổng = a*(1-r^(n+1))/(1-r) => bạn lấy công thức này áp dụng vào để chứng minh nhé. Còn nếu bạn muốn chứng minh lại luôn cả cái công thức toán học này thì bạn hỏi đứa nào học lớp 10 khá khá toán là biết.

Thanks Lan-Giao!

Mình vừa phải google mò lại mấy hằng đẳng thức đáng nhớ của các cháu lớp 10 và chứng minh okie rồi!

Cũng ko có gì cả, cụ thể như sau:

abcd.png


Phần rủi ro và xác định lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư vào trái phiếu mình đang đọc thêm cuốn "Bond Market: Analysis and Strategies" của Frank Fabozzi, 4th Edition. Có gì mình sẽ post tiếp để thảo luận! Giờ mới đọc đến trang 12!

One more time thanks all for yr discussion. Have nice weekend all you Guys :eek:fftopic:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hi Jonicute, tớ tưởng cậu muốn off topic luôn rồi chứ! :D

Trước tiên tớ nói ngoài lề một chút về cách học và giải quyết vấn đề của tớ. Tớ ko bao giờ quan tâm tại sao 1+1=2, tại sao 3*3=9 mà tớ chỉ quan tâm tại sao tổng tài sản=tổng nguồn vốn trên BS, tại sao trái phiếu chính phủ được người ta gọi là chứng khoán phi rủi ro cũng như cái đẳng thức tính Lt mà cậu thắc mắc cũng là điều mà tớ quan tâm. Tất cả đó là vì tớ ko muốn, ko có thời gian, sức lực,...để lấn sân sang nhà khác :D. Kiến thức kinh tế là vô ngàn để ta lĩnh hội, hãy để dành những vấn đề ngoài kinh tế cho các nhà toán học, các nhà nghiên cứu khoa học,... có lẽ tốt và hợp hơn Jonicute ạ. Tuy nhiên, mỗi người có một cách giải quyết vấn đề khác nhau, tớ tôn trọng! ;)

Để hiểu được bản chất và vận dụng vào thực tế, theo tớ (lại chủ quan của tớ nhé!:D)cậu ko cần mày mò quá sâu đến lạc hướng như thế, thay vào đó hãy bỏ thời gian để tìm hiểu trên thực tế cái lý thuyết đấy nó được vận hành như thế nào. Cái này sẽ rất mất thời gian nếu vấn đề nào đấy ta chưa có kinh nghiệm thực tế. Khi đấy, cậu ko cần nhớ làm j mà tự động nó sẽ đi vào đầu như một phản xạ thôi, "học đi đôi với hành" là như vậy, hihi

Bây giờ sẽ lần lượt giải thích lại những phần mà cậu highlight, trừ những phần Lan-Giao đã giúp!

1. Mức kỳ vọng sát sao nhất: sát sao ở đây, ý tớ là, giống như bạn mua một món hàng không bị "hớ" vậy. Giá bạn đưa ra nếu cao quá bạn sẽ lỗ, thấp quá sẽ ko có người bán.

2. Risk-free (bổ sung thêm ý của Lan-Giao): bất cứ công cụ đầu tư nào cũng đều có rủi ro cả, vấn đề là mỗi loại có mức rủi ro cao thấp khác nhau. Và trong các loại công cụ đầu tư đấy, loại nào ít rủi ro nhất được lấy làm chuẩn và gọi là phi rủi ro để so sánh với các công cụ khác có nhiều rủi ro hơn. Tín phiếu, trái phiếu chính phủ chính là chính là cái chuẩn nêu trên. Nếu xét trong lanh thổ đầu tư là Việt Nam, thì tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ VN được xem là phi rủi ro, còn global thì US debt securities là phi rủi ro. Tuy nhiên, chắc bạn hiểu tại sao người ta chọn US và lấy US làm chuẩn global mà ko phải là bất cứ nước nào khác?! Quá khứ và bây giờ đang là như thế nhưng tương lai xa mình nghĩ sẽ thay đổi, chuyển sang EU bonds chẳng hạn. :D

3. Tín phiếu, lãi suất ngân hàng và tại sao không? Như mình đã nói, lãi suất của những công cụ này nó luôn biến động cùng với biến động thị trường (biến động của các yếu tố vĩ mô như lạm phát kéo theo lãi suất, tỷ giá,...) vì vậy dù là lãi suất danh nghĩ nhưng nó đã luôn được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thị trường => phần nào loại trừ được yếu tố rủi ro biến động này. Vậy tại sao ko ưu tiên sử dụng nó hơn là các công cụ dài hạn?? Tuy nhiên, thực tế muốn sử dụng thì ko phải dễ. Ví dụ bạn có một khoản đầu tư với thời gian là 10 năm kể từ bây giờ, vậy bạn có dự đoán được lãi suất tín phiếu hay lãi suất ngân hàng ở năm thứ 1, 2, 3,...là bao nhiêu? Do đó trái phiếu dài hạn là một thay thế.

3. Giải pháp khác mà ko phải sử dụng lãi suất ngân hàng, ví dụ như lãi suất trái phiếu chính phủ + phần bù rủi ro (risk premium) :p

4. Nên chọn lãi suất của các ngân hàng nào? Cũng như mình đã nói suát chiết khấu nó thể hiện mức kỳ vọng của bạn? Vậy bạn kỳ vọng như thế nào, nó sẽ là câu trả lời. Lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm rủi ro (do đó và tại sao cho câu này "những yếu tố-rủi ro- ảnh hưởng tới khả năng sinh lời"), lợi nhuận càng lớn thì mức rủi ro càng cao, vậy bạn là người theo chủ nghĩa rủi ro nào?? Nếu muốn phiêu lưu thì có thể lấy lãi suất của các ngân hàng có mức lãi suất cao và ngược lại. Tuy nhiên, đặc điểm tại VN, hệ thống ngân hàng, dù ngân hàng lớn-bé đều được NN "bảo kê" do đó lấy mức lãi suất nào là chủ quan của người định giá mà thôi. Trong đầu tư không có j là tuyệt đối để bạn áp dụng và đưa vào khuôn mẫu cả. Cũng như khi bạn mua một món hàng thì tùy vào mức độ sẵn lòng để trả giá, còn đầu tư thì mức độ chấp nhận rủi ro của bạn đến đâu?

5. Xác định giá thực hiện trong ngày giao dịch hưởng và không hưởng quyền.

Trước tiên bạn phải hiểu được giá sạch (nôm na là giá thỏa thuận mua bán chưa tính đến coupon), giá thực hiện (số tiền cuối cùng người mua phải thanh toán cho người bán). Thứ hai, giao dịch xảy ra trước ngày không hưởng quyền thì toàn bộ số lãi của cả năm (đầu đến cuối năm) xảy ra giao dịch sẽ chạy về tk của người mua. Thứ ba, số lãi tích lũy từ đầu năm đến ngày giao dịch (accrued coupon) sẽ thuộc sở hữu của bên bán, còn lại là của bên mua. Thứ tư, quyền ở đây là quyền nhận coupon kể từ ngày giao dịch đến hết năm (next coupon), ko phải coupon của toàn bộ năm.

Và cứ thế bạn tính xem tại sao ngày giao dịch có quyền thì số tiền phải thanh toán = giá sạch + accrued coupon và tại ngày ko quyền thì = giá sạch - next coupon nhé! Chú ý cái note thứ hai.

P/s: Tớ chưa có ý định học CFA ngay bây giờ nhưng sẽ cố học khi hết nản :D Tuy nhiên, một số vấn đề tớ quan tâm vẫn lấy sách CFA ra xem trong đó họ nói cái chi và tham khảo, hihi ==> có tài liệu j thì share cho tớ tham khảo đề cùng thảo luận nhé! Tks! (sorry! vì tớ hơi bị lười search, hichic)
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi


Hihi...nói vui với bạn lannhu tí nha! Trước tiên cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin cho topic này! Thực tế thì mình cũng chưa bao giờ làm về trái phiếu, mình cũng ko có căn bản về kế toán tài chính gì cả! Mình học FTU ra, cái mình có chỉ là ngoại ngữ (tiếng Anh) còn tất cả những kiến thức về tài chính, những công thức về chiết khấu dòng tiền thì ở trường ko có dạy. Nhưng về thuế xuất nhập khẩu, hải quan, hợp đồng ngoại hay các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế thì mình nghĩ mình cũng ko đến nỗi tệ lắm! Hihi....Còn chuyện tìm hiểu mấy cái về tài chính này là tự nhiên mình cảm thấy bùng phát niềm đam mê nên tự học tự đọc thôi! Do vậy, dĩ nhiên mình cũng chỉ hiểu được vấn đề ở mặt lý thuyết giống như 1 sinh viên trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, có điều may mắn hơn là mình đang làm cho một cty chứng khoán- đấy là môi trường tốt để mình "học đi đôi với hành"....(Wow...giờ mà ngồi nói chuyện học này học nọ nghe chừng ko còn hợp lắm! Người ta giờ chỉ nói chuyện "how to make money?" thôi!).

Do vậy, mọi ý kiến góp ý của các bạn đều rất quí giá! Tranh cãi một chút cũng được để có động lực tìm hiểu tiếp! Mình thích như vậy! :rotfl:

Trước tiên tớ nói ngoài lề một chút về cách học và giải quyết vấn đề của tớ. Tớ ko bao giờ quan tâm tại sao 1+1=2, tại sao 3*3=9 mà tớ chỉ quan tâm tại sao tổng tài sản=tổng nguồn vốn trên BS, tại sao trái phiếu chính phủ được người ta gọi là chứng khoán phi rủi ro cũng như cái đẳng thức tính Lt mà cậu thắc mắc cũng là điều mà tớ quan tâm. Tất cả đó là vì tớ ko muốn, ko có thời gian, sức lực,...để lấn sân sang nhà khác :D. Kiến thức kinh tế là vô ngàn để ta lĩnh hội, hãy để dành những vấn đề ngoài kinh tế cho các nhà toán học, các nhà nghiên cứu khoa học,... có lẽ tốt và hợp hơn Jonicute ạ. Tuy nhiên, mỗi người có một cách giải quyết vấn đề khác nhau, tớ tôn trọng! ;)

Ok, đồng ý với cậu cách học này! Đi tắt đón đầu vẫn hiệu quả thì ai cũng thích! Nhưng, một điều tớ thấy rằng đôi khi ta ko thể đi tắt đón đầu được mà ta phải hiểu mọi ngõ ngách vấn đề! Sở dĩ tại sao tớ phải tranh việc của các nhà toán học, đi chứng minh cái công thức chiết khấu dòng tiền lãi đó đó là vì với CFA Level 1 chủ yếu bài tập là tính toán- tớ tuy chưa học kỹ, chưa học hết nhưng cũng giành thời gian làm một số bài tập và tự nhận thấy nhiều bài tập ko phải chỉ yêu cầu bê nguyên công thức. Với Level 1 nhất định phải hiểu một cách basic mọi công thức và hiểu cụ thể! Tại sao việc chứng minh nó chỉ đơn giản là một phép suy diễn a^n - b^n đã đc học chán ở cuối cấp 2 mà ta ko nhớ? Đấy là vấn đề của ta, ko phải vấn đề "việc của toán". Đấy là quan điểm của tớ! (Okie, đừng "bật" lại quan điểm này của tớ à nha! Vì tớ đã nói là giữ quan điểm dù sai! Hihi...)


Để hiểu được bản chất và vận dụng vào thực tế, theo tớ (lại chủ quan của tớ nhé!:D)cậu ko cần mày mò quá sâu đến lạc hướng như thế, thay vào đó hãy bỏ thời gian để tìm hiểu trên thực tế cái lý thuyết đấy nó được vận hành như thế nào. Cái này sẽ rất mất thời gian nếu vấn đề nào đấy ta chưa có kinh nghiệm thực tế. Khi đấy, cậu ko cần nhớ làm j mà tự động nó sẽ đi vào đầu như một phản xạ thôi, "học đi đôi với hành" là như vậy, hihi

Bản chất cái chúng ta đang bàn ở đây chỉ có đúng 1 chính và 2 ý phụ phát biểu như sau:

Giá của bất kỳ một loại chứng khoán nào chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền thu nhập trong tương lai. Với trái phiếu thì dòng tiền bao gồm:

1/ Dòng tiền mệnh giá ở thời điểm đáo hạn
2/ Dòng tiền lãi trái phiếu

Xoáy theo 2 cái nội dung đó là công thức và cách tính --> ta ko xoáy vào công thức thì xoáy vào cái gì? Và hơn nữa, thực hành công thức sai thì coi như định giá sai!

Một điều nữa, khi bạn đã hiểu bản chất trên rồi! Và bạn nhớ công thức tính PV hay FV của các dòng niên kim ở các thời điểm khác nhau rồi thì tự bạn cũng có thể xây dựng công thức định giá (ko cần nhớ tắt như bạn nói)

Thực tế cái lý thuyết đấy nó được vận hành như thế nào. Cái này sẽ rất mất thời gian nếu vấn đề nào đấy ta chưa có kinh nghiệm thực tế. Khi đấy, cậu ko cần nhớ làm j mà tự động nó sẽ đi vào đầu như một phản xạ thôi, "học đi đôi với hành" là như vậy, hihi

Bạn nói đúng! Thực tế cái lý thuyết đó vận dụng như thế nào mới là quan trọng! Tớ cũng muốn làm điều đó! Anyway, ko nói bạn cũng có thể biết! VN ta mới đang ra dự thảo Qui chế Quản lý giao dịch trái phiếu và chính tớ và bạn đang ngồi thảo luận về cái dự thảo đó đây này! Mọi qui định của Luật về vấn đề gì đó chỉ ra đời sau khi nó thực sự có nhu cầu (Khi thấy người giết người dã man quá, ko chấp nhận được thì mới ra chế tài phạt phẽo gì đó chứ Luật ko bao giờ ra đời trước sự kiện). Áp dụng vào trái phiếu Việt Nam- mình tìm hiểu gì thực tế ở VNam khi mà giao dịch trái phiếu còn đang là mới mẻ và chưa được hợp thức hoá (tớ nói giao dịch ở qui mô như cổ phiếu ấy).

Thực tế ở Việt Nam thì hiếm lắm! Nhưng mình có đọc qua sách thì có lẽ có một số điều mình cảm thấy thực tế mà Tây nó đã đúc kết trong sách (chương 2 thôi, sorry vì tớ mới kết thúc chương 2 thôi) như sau:

* Mối quan hệ giữa giá trái phiếu (bond price) và lãi suất thị trường (bond yield) là:
+ Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm
+ Khi lãi suất thị trường giảm thì giá trái phiếu tăng
+ Lãi suất thị trường bằng lãi suất coupon thì giá trái phiếu bằng với mệnh giá

--> ta rút được gì từ mấy kết luận trên? Đó là phân tích, dự báo như thế nào đó về lãi suất thị trường để có những action mang lại lợi nhuận trong giao dịch trái phiếu

* Mối quan hệ giữa giá trái phiếu, thời gian đáo hạn với điều kiện lãi suất thị trường ko đổi trong suốt thời gian kể từ khi phát hành đến khi đáo hạn trái phiếu, đó là:
+ Với trái phiếu được bán với giá cao hơn mệnh giá thì càng gần thời gian đáo hạn giá giao dịch của trái phiếu sẽ giảm
+ Với trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá thì càng gần thời gian đáo hạn giá giao dịch của trái phiếu sẽ có xu thế tăng
+ Trái phiếu giao dịch bằng mệnh giá thì giữ nguyên mệnh giá trong suốt thời gian từ khi phát hành đến khi đáo hạn
+ Trái phiếu dù giao dịch với giá cao hay thấp hơn mệnh giá thì đến đúng ngày đáo hạn giá giao dịch của nó sẽ quay trở về đúng bằng mệnh giá

Chi tiết hơn lý do tại sao như vậy, Chương 5 đến Chương 7 sẽ rõ :030: (nên mình chờ đọc tới đó mới biết)

Mình nghĩ đó là thực tế đấy! Và cần học ở thị trường tài chính hoàn hảo hơn như Mỹ, EU, Nhật....Chứ bạn nói thực tế ở VNam thì manh mún lắm! Nhưng, ai có thể thắng trong môi trường manh mún ấy cũng là điều đáng nể! Thật!

1. Mức kỳ vọng sát sao nhất: sát sao ở đây, ý tớ là, giống như bạn mua một món hàng không bị "hớ" vậy. Giá bạn đưa ra nếu cao quá bạn sẽ lỗ, thấp quá sẽ ko có người bán.

Tớ hiểu ý bạn đoạn này! Và chỉ sửa chính tả thôi! (Và cũng trêu cho vui)

2. Risk-free (bổ sung thêm ý của Lan-Giao): bất cứ công cụ đầu tư nào cũng đều có rủi ro cả, vấn đề là mỗi loại có mức rủi ro cao thấp khác nhau. Và trong các loại công cụ đầu tư đấy, loại nào ít rủi ro nhất được lấy làm chuẩn và gọi là phi rủi ro để so sánh với các công cụ khác có nhiều rủi ro hơn.

Nói đúng! Tớ đọc sách nó liên tục đề cập đến từ "comparable risk"- đó chính là điều cậu đang nói. Nhưng phạm vi Chương 2 chưa đi chi tiết nên tớ cũng chỉ biết nôm na rằng "để khẳng định cô A đẹp thì phải so sánh cô A với cô B"

Tín phiếu, trái phiếu chính phủ chính là chính là cái chuẩn nêu trên. Nếu xét trong lanh thổ đầu tư là Việt Nam, thì tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ VN được xem là phi rủi ro, còn global thì US debt securities là phi rủi ro.

Ừ, bạn hợp lý khi phân loại như thế này!

Tuy nhiên, chắc bạn hiểu tại sao người ta chọn US và lấy US làm chuẩn global mà ko phải là bất cứ nước nào khác?! Quá khứ và bây giờ đang là như thế nhưng tương lai xa mình nghĩ sẽ thay đổi, chuyển sang EU bonds chẳng hạn. :D

Người Mỹ họ luôn có tư tưởng Mỹ là chuẩn, Mỹ là an toàn, Mỹ là ko vi phạm nhân quyền, Mỹ là phi rủi ro... gì gì nữa... rất Mỹ. Ngay cả cách viết sách họ cũng đề cao chất Mỹ. Và mình nhớ ko nhầm thì có đọc một bài báo viết về việc tổng thống Bush phát biểu trước dân về tình hình suy thoái kinh tế của nước này, ông Bush cũng nói rằng "the recession wipe out all working result of hardworking American" (dịch là: suy thoái kinh tế đã xoá đi mọi thành tựu của nguời Mỹ lao động chăm chỉ). Chứ còn thử so sánh với Việt Nam xem, các bác nhà ta có đứng trước dân giải thích thì cũng chỉ giải thích "lạm phát làm thiệt hại mấy ngàn tỷ của kho bạc" hay "làm giảm bớt lượng FDI của toàn nền kinh tế" chứ làm gì có chuyện "làm cuộc sống của những người dân Việt Nam chăm chỉ lao động điêu đứng" đâu.

Do đó, chất Mỹ là yếu tố khẳng định "Mỹ phải là nơi ít rủi ro nhất". Thực tế thì khủng hoảng tín dụng, nhà đất đang diễn ra ở Mỹ đang trả lời! Mà thôi, tán thì tán vậy chứ mình ko hiểu kinh tế Mỹ và cũng chưa đủ trình để tán các yếu tố kinh tế vĩ mô của nhà người ta. Hì...nói cho vui tí!

3. Giải pháp khác mà ko phải sử dụng lãi suất ngân hàng, ví dụ như lãi suất trái phiếu chính phủ + phần bù rủi ro (risk premium) :p

Phần này mình có thấy lý thuyết nói qua nhưng lằng nhằng khó hiểu! Bạn có thê giải thích kỹ hơn ko?

4. Nên chọn lãi suất của các ngân hàng nào? Cũng như mình đã nói suát chiết khấu nó thể hiện mức kỳ vọng của bạn? Vậy bạn kỳ vọng như thế nào, nó sẽ là câu trả lời.

Ý này phản đối! Kỳ vọng phải có cơ sở khoa học thì mới ok. Giờ nhé! Tớ kỳ vọng lãi suất thị trường 20%/năm cho trái phiếu A vào năm 2010 và tớ dốc hết quĩ tiền mua béng cái trái phiếu đó vào với giá rõ chi là cao! Vì kỳ vọng cao nên mua vào tớ giữ dịt luôn ko bán và đùng một cái đến 2009 lãi suất thị trường giảm xuống còn 10% >>> tớ có nguy cơ chết. Dù về mặt từ ngữ người ta nói "required rate of return" hoặc "expected rate of return" nhưng đều phải hợp lý và nằm trong giới hạn cho phép (hình như nó ở phần "risk primium" thì phải?


Trước tiên bạn phải hiểu được giá sạch (nôm na là giá thỏa thuận mua bán chưa tính đến coupon), giá thực hiện (số tiền cuối cùng người mua phải thanh toán cho người bán).

OK

Thứ hai, giao dịch xảy ra trước ngày không hưởng quyền thì toàn bộ số lãi của cả năm (đầu đến cuối năm) xảy ra giao dịch sẽ chạy về tk của người mua.

Giao dịch xảy ra trước ngày ko hưởng quyền đồng nghĩa với giao dịch xảy ra trong thời gian hưởng quyền --> Toàn bộ số lãi kể từ sau khi lần thanh toán gần nhất kết thúc đến ngày thực hiện giao dịch sẽ đi về tài khoản của người mua.

Thứ ba, số lãi tích lũy từ đầu năm đến ngày giao dịch (accrued coupon) sẽ thuộc sở hữu của bên bán, còn lại là của bên mua.

OK

Thứ tư, quyền ở đây là quyền nhận coupon kể từ ngày giao dịch đến hết năm (next coupon), ko phải coupon của toàn bộ năm.

Và cứ thế bạn tính xem tại sao ngày giao dịch có quyền thì số tiền phải thanh toán = giá sạch + accrued coupon và tại ngày ko quyền thì = giá sạch - next coupon nhé! Chú ý cái note thứ hai.

Okie! Nhưng tớ có ý kiến về cách dùng từ trong dự thảo luật một chút. Bản thân cái từ "accrued interest" mà họ gọi là "lãi tích gộp" thì nghe có vẻ ko hợp ngữ cảnh lắm. Trong báo cáo tài chính thì người ta hay dùng từ "accrued" để chỉ nghiệp vụ tạm ghi nhận cái gì đó (Đúng ko? Mình ko là dân kế toán và chưa bao giờ làm một bút toán kế toán nào cả nên ko rõ!). Trong ngữ cảnh giao dịch trái phiếu "accrued interest" là chỉ "lãi luỹ kế" nhưng "chưa được nhận" mà "mới chỉ được tạm tính toán" cho đến ngày thực hiện giao dịch. Mình nghĩ nên gọi "accrued interest" là "lãi tích gộp chưa thực hiện" thì chuẩn hơn là "lãi tích gộp". How do you think of it?:flower1:

P/s: Tớ chưa có ý định học CFA ngay bây giờ nhưng sẽ cố học khi hết nản :D Tuy nhiên, một số vấn đề tớ quan tâm vẫn lấy sách CFA ra xem trong đó họ nói cái chi và tham khảo, hihi ==> có tài liệu j thì share cho tớ tham khảo đề cùng thảo luận nhé! Tks! (sorry! vì tớ hơi bị lười search, hichic)

Hihì...Tài liêu tớ cũng toàn ebook download về! Nếu bạn cần tớ share liền, mỗi tội internet chậm rì thì share đến bao giờ cho xong? Nếu ấy muốn tớ share, dạy tớ cách up tài liệu đê! Còn tớ, ko lười search nhưng lười up tài liệu cho ai đó download về!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Thế nào và tại sao lại cộng thêm phần bù rủi ro (phụ phí rủi ro) vào lãi suất kỳ vọng? Ví dụ: có 3 ngân hàng A, B, C với lãi suất huy động lần lượt là 10, 11 và 12%. Bạn chọn gởi tiền vào ngân hàng nào? trong đó châm ngôn "rủi ro cao-lợi nhuận cao" luôn luôn đúng. Tại sao lại có sự chênh lệch lãi suất giữa ba ngân hàng? Và cái phần chênh lệch đó gọi là phụ phí rủi ro. Nếu xét trong phạm vị 3 ngân hàng này và lấy 10% làm chuẩn thì 1% là phụ phí rủi ro nếu bạn đầu tư vào B và 2% nếu bạn đầu tư vào C.

Ví dụ thực tế hơn: trái phiếu VN và Mỹ, lãi suất luôn chênh nhau khoảng 2-3%, trong đó VN cao hơn Mỹ thì 2-3% đấy được gọi là phụ phí rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu VN do trái phiếu VN có nhiều rủi ro hơn đối với các loại rủi ro chẳng hạn như default risk, liquidity risk. Đối với Iran, Iraq chẳng hạn thì ko phải là mức 2-3% mà có thể là 20-30%. :D ==> rủi ro càng lớn thì tỷ lệ phụ phí càng lớn => lãi suất chiết khấu càng lớn.

Không phải Mỹ tự vỗ ngực xưng tên rằng họ là ít rủi ro nhất. Điều này chính do các nhà đầu tư đánh giá qua những gì mà Mỹ đạt được, điển hình nhất là tiềm lực kinh tế, cũng tương tự như tại sao đồng USD lại được sử dụng rộng rãi nhất. Sự tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ khiến các NĐT đánh giá Mỹ rất cao và tin rằng nền kinh tế Mỹ ko thể sụp đổ hoặc nếu có đi nữa thì chỉ là sự điều chỉnh chu kỳ mang tính chất ngắn hạn, tin tưởng vào tài năng vực dậy nền kinh tế của Mỹ thế nên trái phiếu Mỹ ít có khả năng default và dis-liquidity nhất. Nhưng tất cả cũng chỉ là dự đoán!

Ý này phản đối! Kỳ vọng phải có cơ sở khoa học thì mới ok. Giờ nhé! Tớ kỳ vọng lãi suất thị trường 20%/năm cho trái phiếu A vào năm 2010 và tớ dốc hết quĩ tiền mua béng cái trái phiếu đó vào với giá rõ chi là cao! Vì kỳ vọng cao nên mua vào tớ giữ dịt luôn ko bán và đùng một cái đến 2009 lãi suất thị trường giảm xuống còn 10% >>> tớ có nguy cơ chết.
Điều này bình thường mà, ngày cả những nhà dự đoán tài ba mà còn chết nữa là, hihi

Còn cơ sở khoa học thì đúng rồi, có cơ sở khoa học thì có độ tin cậy cao hơn. Cơ sở khoa học là risk-free + risk premium và có đầy đủ bằng chứng thuyết phục cho cái premium tính ra đó. Còn lãi suất NH chỉ là sự thay thế miễn cưỡng, non-pro là vậy! Tuy nhiên, nó cũng được gọi là cơ sở non-pro :D Còn việc chọn lãi suất của NH nào thì như chọn trái phiếu chính phủ loại mấy năm để làm risk free vậy.

Giao dịch xảy ra trước ngày ko hưởng quyền đồng nghĩa với giao dịch xảy ra trong thời gian hưởng quyền --> Toàn bộ số lãi kể từ sau khi lần thanh toán gần nhất kết thúc đến ngày thực hiện giao dịch sẽ đi về tài khoản của người mua.
Ko phải chỉ có accrued coupon mà còn + next coupon nữa (lãi của cả năm cơ nếu kỳ tính lãi là 1 năm). Lãi được issuer thanh toán định kỳ chứ làm sao mà thanh toán theo giao dịch được, biết bao nhiêu là giao dịch, hic

Okie! Nhưng tớ có ý kiến về cách dùng từ trong dự thảo luật một chút. Bản thân cái từ "accrued interest" mà họ gọi là "lãi tích gộp" thì nghe có vẻ ko hợp ngữ cảnh lắm. Trong báo cáo tài chính thì người ta hay dùng từ "accrued" để chỉ nghiệp vụ tạm ghi nhận cái gì đó (Đúng ko? Mình ko là dân kế toán và chưa bao giờ làm một bút toán kế toán nào cả nên ko rõ!). Trong ngữ cảnh giao dịch trái phiếu "accrued interest" là chỉ "lãi luỹ kế" nhưng "chưa được nhận" mà "mới chỉ được tạm tính toán" cho đến ngày thực hiện giao dịch. Mình nghĩ nên gọi "accrued interest" là "lãi tích gộp chưa thực hiện" thì chuẩn hơn là "lãi tích gộp". How do you think of it?
Hihi, thêm cụm từ tích gộp hay sử dụng từ như thế nào không quan trọng bằng khi sử dụng thì phải có định nghĩa, giống như định nghĩa giá thực hiện, giá sạch. Dự thảo này thiếu một số định nghĩa, nói chung còn là dự thảo phải góp ý mà :D

Tớ mới biết phần mềm emule http://www.emule.com/ cậu down cài thử nhé. Cậu muốn up file nào thì đưa nó vào thư mục incoming. Bất cứ khi nào cậu mở emule tớ cũng có thế lấy về, hihi, tks so much!
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Thế nào và tại sao lại cộng thêm phần bù rủi ro (phụ phí rủi ro) vào lãi suất kỳ vọng? Ví dụ: có 3 ngân hàng A, B, C với lãi suất huy động lần lượt là 10, 11 và 12%. Bạn chọn gởi tiền vào ngân hàng nào? trong đó châm ngôn "rủi ro cao-lợi nhuận cao" luôn luôn đúng. Tại sao lại có sự chênh lệch lãi suất giữa ba ngân hàng? Và cái phần chênh lệch đó gọi là phụ phí rủi ro. Nếu xét trong phạm vị 3 ngân hàng này và lấy 10% làm chuẩn thì 1% là phụ phí rủi ro nếu bạn đầu tư vào B và 2% nếu bạn đầu tư vào C.

Theo như ví dụ bạn nói thì rõ nhưng sao nó khác trong sách thế nhỉ? Có lẽ mình post giúp bạn cuốn "Bond Market Analysis and Strategies" để nói trang nọ trang kia chưa hiểu sẽ dễ bàn hơn. (hoặc bạn vào cái địa chỉ trong thread về tài liệu tự học CFA load về mình khỏi mất công!)

Rồi mình post lại cái đoạn sách nói nên đây sau!

Không phải Mỹ tự vỗ ngực xưng tên rằng họ là ít rủi ro nhất. Điều này chính do các nhà đầu tư đánh giá qua những gì mà Mỹ đạt được, điển hình nhất là tiềm lực kinh tế, cũng tương tự như tại sao đồng USD lại được sử dụng rộng rãi nhất. Sự tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ khiến các NĐT đánh giá Mỹ rất cao và tin rằng nền kinh tế Mỹ ko thể sụp đổ hoặc nếu có đi nữa thì chỉ là sự điều chỉnh chu kỳ mang tính chất ngắn hạn, tin tưởng vào tài năng vực dậy nền kinh tế của Mỹ thế nên trái phiếu Mỹ ít có khả năng default và dis-liquidity nhất. Nhưng tất cả cũng chỉ là dự đoán!

Uh, thì vẫn có S&P, Bloomberd, Merrilynch ... hàng năm thống kê các báo cáo....Okie okie okie :friend:

Điều này bình thường mà, ngày cả những nhà dự đoán tài ba mà còn chết nữa là, hihi

Uh, các nhà khoa học tự nhiên đầu tư kém nhất đấy! Mình nhớ ko nhầm thì trong cuốn sách "Intelligent Investor" đoạn đầu có nói về việc đầu tư cổ phiếu của 1 thiên tài vật lý (hình như ông Newtơn ấy). Ông ta sử dụng những tư duy toán lý học tính toán và đầu tư cổ phiếu! Cuối cùng thua đậm! Và ông ta hận thị trường chứng khoán vô cùng! :014:

Còn cơ sở khoa học thì đúng rồi, có cơ sở khoa học thì có độ tin cậy cao hơn. Cơ sở khoa học là risk-free + risk premium và có đầy đủ bằng chứng thuyết phục cho cái premium tính ra đó. Còn lãi suất NH chỉ là sự thay thế miễn cưỡng, non-pro là vậy! Tuy nhiên, nó cũng được gọi là cơ sở non-pro :D Còn việc chọn lãi suất của NH nào thì như chọn trái phiếu chính phủ loại mấy năm để làm risk free vậy.

OK!

Ko phải chỉ có accrued coupon mà còn + next coupon nữa (lãi của cả năm cơ nếu kỳ tính lãi là 1 năm). Lãi được issuer thanh toán định kỳ chứ làm sao mà thanh toán theo giao dịch được, biết bao nhiêu là giao dịch, hic

Đang nói là nói lãi trong định giá cơ mà! Dĩ nhiên lãi phải đến kỳ mới thanh toán nhưng nó được bóc tách hoặc gộp trong giá bán để bên mua bên bán thanh toán với nhau! Khi nào giao dịch trái phiếu đi vào thực hiện mà xem! Cậu bán cho tớ cái trái phiếu 10.000 lãi 10%/năm trả lãi 6 tháng/lần. Đến tháng thứ 3 bạn bán cho tớ thì tớ phải trả cho cậu cái phần lãi 3 tháng trước đó rồi cầm trái phiếu về nhà, đến kỳ thanh toán tớ đi lĩnh 6 tháng lãi (nhưng thực tế thì tớ chỉ được có 3 tháng lãi sau khi mua thôi, 3 tháng kia đã trả trong giá mua cho bạn rồi). Đúng ko? Đang nói là nói cái công thức định giá và dòng tiền chiết khấu!

Hihi, thêm cụm từ tích gộp hay sử dụng từ như thế nào không quan trọng bằng khi sử dụng thì phải có định nghĩa, giống như định nghĩa giá thực hiện, giá sạch. Dự thảo này thiếu một số định nghĩa, nói chung còn là dự thảo phải góp ý mà :D

Dự thảo có định nghĩa đấy nhưng ko rõ ràng thôi!

Tớ mới biết phần mềm emule http://www.emule.com/ cậu down cài thử nhé. Cậu muốn up file nào thì đưa nó vào thư mục incoming. Bất cứ khi nào cậu mở emule tớ cũng có thế lấy về, hihi, tks so much!
[/QUOTE]

Đề nghị đọc lại đoạn trên!

Thanks for your explain!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
"Toàn bộ số lãi kể từ sau khi lần thanh toán gần nhất kết thúc đến ngày thực hiện giao dịch sẽ đi về tài khoản của người mua." ==> #12
"Đến tháng thứ 3 bạn bán cho tớ thì tớ phải trả cho cậu cái phần lãi 3 tháng trước đó rồi cầm trái phiếu về nhà, đến kỳ thanh toán tớ đi lĩnh 6 tháng lãi (nhưng thực tế thì tớ chỉ được có 3 tháng lãi sau khi mua thôi, 3 tháng kia đã trả trong giá mua cho bạn rồi)." ==> #14

===> No consistency!!

"ngày giao dịch hưởng quyền và ngày giao dịch không hưởng quyền- khái niệm này mình vẫn chưa rõ lắm" >>>> <<<<< "Đang nói là nói cái công thức định giá và dòng tiền chiết khấu!"

Oạch! Làm tớ hết sự kiên nhẫn vốn thiếu, hichic

Cái emule ấy, ý tớ là sử dụng cho lâu dài. Rất nhanh và rất tiện lợi! Chứ cứ quote từng đoạn trong sách rồi lại up lên đây có khi lại mất thời gian hơn! Đâu chỉ quote cho lần này, topic này mà còn lần khác, topic khác nữa?! Anyway, tùy ý thích của cậu, mọi khách hàng tớ đều đáp ứng được, hihi
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Cái emule ấy, ý tớ là sử dụng cho lâu dài. Rất nhanh và rất tiện lợi! Chứ cứ quote từng đoạn trong sách rồi lại up lên đây có khi lại mất thời gian hơn! Đâu chỉ quote cho lần này, topic này mà còn lần khác, topic khác nữa?! Anyway, tùy ý thích của cậu, mọi khách hàng tớ đều đáp ứng được, hihi

Thực ra cấu trúc cái forum này cũng khó trình bày khoa học! Mình chưa check cái emule ấy nhưng sợ nó giống cái rapidshare được vài hôm expire! Rồi để ngày nghỉ rảnh mình sẽ up!

Anyway, tùy ý thích của cậu, mọi khách hàng tớ đều đáp ứng được, hihi

Thật hử? Hi vọng thế nhưng tớ sẽ cố gắng ko như ông khách hàng trong câu chuyện vui sau:

Để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ của công ty, giám đốc công ty dặn dò nhân viên "Chúng ta phải luôn chiều lòng khách hàng! Phải nhớ rằng khách hàng luôn đúng!"

Một hôm có một ông khách nọ vào công ty, sau một hồi làm việc với cô nhân viên ko rõ có vấn đề gì mà ông khách tỏ ra cáu bẳn ầm ầm và đùng đùng bỏ ra về (cửa đóng cửa cái rầm). Thấy cảnh tượng vậy, giám đốc công ty bức xúc lắm, ông gọi cô nhân viên kia ra hỏi "Tôi đã nhắc cô rằng phải coi khách hàng luôn đúng rồi mà cô lại đối xử thế nào để khách bỏ về như vậy?"

Cô nhân viên ấm ức nói: "Dạ! Không phải ạ! Em có nói với khách liên tục là ông luôn đúng rồi mà ông ấy không nghe, cứ quả quyết với em rằng ông ta sai! Cuối cùng ông ta bực quá bỏ về đấy ạ!" :005:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Các bạn nhiệt tình quá, viết rất dài.

Bàn về vấn đề Risk free rate: Thông thường người ta lấy lãi suất của Trái phiếu chính phủ làm đại diện. Tuy nhiên, theo định nghĩ chính xác của một risk-free asset thì trái phiếu chính phủ không phải là một risk-free asset (vì vẫn có reinvestment risk và real interest risk). Tuy nhiên, trên thực tế người ta vẫn dùng trái phiếu chính phủ vì không có gì có thể proxy tốt hơn.

Việc xác định Risk free rate hay xác định cost of asset rất chủ quan, nó phụ thuộc vào đánh giá của valuators. Nên có thể nói không có benchmark cho vấn đề này mà chỉ có practitioners hay làm như thế nào thôi.
 
Sửa lần cuối:
N

NXD

Guest
Bác Joni có cách post mấy cái hình lên hay vậy! Chỉ tớ với.
Hình như bác trùm về IT lắm thì phải!
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Bác Joni có cách post mấy cái hình lên hay vậy! Chỉ tớ với.
Hình như bác trùm về IT lắm thì phải!

Bác click cái insert image hoặc sử dụng code
là được mà.
Để up hình thì bác có thể chọn rất nhiều site cung cấp dịch vụ free, như chị joni dùng là photobucket
<hình như hơi ngoài lề ^_^ >
 
N

NXD

Guest
Bác click cái insert image hoặc sử dụng code
là được mà.
Để up hình thì bác có thể chọn rất nhiều site cung cấp dịch vụ free, như chị joni dùng là photobucket
<hình như hơi ngoài lề ^_^ >
Tớ biết cách đấy, nhưng hình như joni làm cách khác.
Chứ ở đâu có sẳn mấy cái link hình mà bác ấy muốn hỏi để insert. Hay là joni tự tạo link cho mình, hay là,..... chấm chấm chấm ?????????

<chuyện ngoài lề nhưng cần hỏi cứ hỏi, ngại gì :thanx:>
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA