Mình chưa thấy trong Forum nói nhiều về vấn đề này, vậy mình xin mạnh dạn post 1 bài, đây chỉ là những hiểu biết của mình về chế độ Tử tuất, mọi người cùng tham khảo nha. Có gì các bạn bổ sung thêm cho mình
CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Qui định tại điều 63 đến điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng:
Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian BHXH;
Đang hưởng lương hưu;
Đang hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng
Mức hưởng:
Mai táng phí: (Qui định tại điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội).
- 10 tháng lương tối thiểu.
Tuất hàng tháng: (Qui định tại điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội).
Điều kiện về người chết:
+ Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH > 15 năm;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng có tỷ lệ thương tật > 61%. Chết do tai nạn lao động - BNN
Điều kiện về thân nhân:
+ Con < 15 tuổi, nếu còn đi học <18 tuổi;
+ Con suy giảm khả năng lao động > 81%. (không xét tuổi đời).
+ Cha mẹ (2 bên), vợ (chồng), người nuôi dưỡng hợp pháp hết tuổi lao động hoặc suy giảm khả năng lao động > 81% và thu nhập dưới lương tối thiểu.
+ Mức hưởng tối đa 4 thân nhân.
- 50% lương tối thiểu (tuất cơ bản)/định suất
- 70% lương tối thiểu (tuất nuôi dưỡng)/định suất.
- Được 2 lần trợ cấp hàng tháng nếu có từ 2 thân nhân bị chết trở lên.
Tuất 1 lần: (Qui định tại điều 66,67 Luật Bảo hiểm xã hội).
Điều kiện:
+ Không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng
+ Đang đóng hoặc bảo lưu thời gian BHXH (có thời gian tham gia BHXH > 03 tháng)
+ Đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mức hưởng:
+ Mỗi năm đóng hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH, mức hưởng tối thiểu 3 tháng.
+ Chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng, được trợ cấp 48 tháng lương hưu (hoặc trợ cấp) đang hưởng, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Chết từ tháng thứ 3 trở đi, mức trợ cấp có tính theo công thức:
Mức trợ cấp = 48 X Lh - ( (t - 2) x 0,5 X Lh )
Trong đó :
Lh : mức lương hưu đang hưởng
t : số tháng đang hưởng lương hưu
Thủ tục hồ sơ:
Qui định tại điều 121,122 Luật Bảo hiểm xã hội và quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 06/06/2007 của BHXH Việt nam.
+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi chết hoặc tháng nghỉ việc;
+ Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết;
+ Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết (mẫu số 09-HSB)
+ Trường hợp thân nhân không phải là con, vợ (hoặc chồng), bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (hoặc bố mẹ chồng) mà người chết khi còn sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thì có thêm giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nuôi dưỡng cư trú;
Ngoài hồ sơ nêu trên, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì hồ sơ có thêm:
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp nếu chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu).
+ Giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học đối với trường hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đi học.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa nếu con đủ 15 tuổi trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng hoặc người khác mà người chết khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.