Fixed securities: Price of an inverse floater (page 28 & 29)

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Trong phần định giá trái phiếu, sách Frank Fabozzi CFA: Bond Market Analysis and Strategies, Chương 2 có đoạn sau, mình post nguyên văn. Mình đọc đoạn này mà ko hiểu họ đang nói về cái gì? Đọc trong dự thảo giao dịch trái phiếu có đề cập đến "phần bù rủi ro" và mình thấy đoạn này hình như đề cập đến cái gì đó giống giống phần bù rủi ro. Đoạn này thì ko rõ thuật ngữ chuyên môn nên mình khó tra cứu tìm hiểu thêm! Các bạn tìm hiểu giúp mình sách nói cái gì nhé! Thank you very much!

4-6.png

1-10.png

2-5.png

3-6.png
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tunganhtr

Guest
9/5/08
7
0
0
40
Hanoi
Hi Jonicute. 2 trang mà bạn post là bàn về Floater va Inverse Floater. Floater = Floating rate bond. Cái này là derivative product. Floating rate bond co liên quan đến interest rate swap. Trong Interest rate swap, ta thường thấy người ta tráo đổi 1 luồng fixed cash flows (cash flow cố định) lấy 1 luồng floating cash flows (cash flows không cố định).
fixed cash flows = fixed rate * Principal Value
floating cash flows = Benchmark rate * Principal Value (Benchmark rate = LIBOR rate)

Swap về mặt bản chất, là một portfolio (tập hợp) của 1 fixed rate bond và 1 floating rate bond. 2 trang mà bạn post là nói về cái floating rate bond, gọi tắt là floater.
Nói về floater, tức là cash flows phụ thuộc vào lãi suất ngắn hạn của ngày mai. Ở đây là LIBOR rate. Nếu libor rate ngày mai cao thì cash flow sẽ cao và nếu libor rate ngày mai thấp thì cash flow ngày mai thấp. Đấy là 1 quan hệ đồng chiều giữa cash flow và interest rate. 1 bond có đặc tính như vậy gọi là floater.
Trong thực tế, người ta có thể muốn điều ngược lại, nếu ta đoán rằng libor rate sẽ xuống thấp mà vẫn muốn được coupon cao thì ta dùng inverse floater. Với inverse floater, lãi suất benchmark để tính coupon càng xuống thấp thì coupon càng cao. Nhưng như vậy, cũng có nghĩa là nếu lãi suất libor càng lên cao thì coupon được hưởng sẽ càng thấp. Cái này gọi là inverse floating. Trong thời kỳ khủng hoảng, credit crunch như hiện nay ở VN, các ngân hàng có xu hướng tăng mạnh lãi suất, mua inverse floater để đầu tư là coi như lỗ nặng.

Floater và inverse floater về bản chất, đều là trái phiếu (bond). 1 công ty hay 1 tổ chức phát hành trái phiếu là để huy động vốn cho 1 dự án. Bất kỳ 1 dự án đầu tư nào (xây dựng, cửa hàng, công thương,...) đều phải sinh lời để trả công cho chủ (shareholders) và người cho vay vốn (bondholders). Sinh lời của dự án này, ta có thể hiếu nó chính là collateral (thế chấp) để vay được vốn. Trong ví dụ của bạn, người ta giả sử 1 tổ chức phát hành cùng 1 lúc floater và inverse floater để vay vốn. Lãi suất để trả cho người mua 2 loại bond này được lấy từ 1 nguồn thu cố định có lãi suất là 7,5%, cái này gọi là Asset Backed Securities. Cái nguồn thu cố định này (fixed income bond) cũng là 1 dạng dự án đầu tư có lợi suất là 7,5%, và tiền thu được từ lợi suất 7,5% này phải trả cho các bondholders đã cho vay vốn để đầu tư.

Như vậy:
Cần trả cho floater bondholder: LIBOR + 1% ( interest rate càng lên cao thì bondholder càng hưởng lợi -> bản chất của floating rate bond)
Trả cho inverse floater bondholder: 14% - LIBOR (interest rate càng xuống thấp thì bondholder càng hưởng lợi và ngược lại).

Giả sử có 50% floater và 50% inverse floater, như vậy, tổng số lãi suất cần phải trả cho floater và inverse floater
= 0.5(LIBOR + 1%) + 0.5*(14% - LIBOR) = 7.5%
Như vậy, ta đã chia đều và đảm bảo tính cân bằng.

Vấn đề là LIBOR + 1% tiến đến vô cùng, và vượt quá 7.5% (vượt quá khả năng trả), nên cần phải đặt 1 giới hạn lên floater. Giới hạn lãi suất tối đa trả gọi là cap. Cap = 15%, tức là chỉ trả tối đa là 15% trên floater kể cả LIBOR vượt quá 14%.

Trên inverse floater, ta cũng thấy rằng 14% - LIBOR tiến đến < 0 khi LIBOR tăng cao. Về mặt ý nghĩa, khi 14% - LIBOR < 0 thì cũng nghĩa là ta yêu cầu bondholder phải trả tiền cho ta. Điều này là không có nghĩa nên phải đặt giới hạn,giới hạn nhỏ nhất này gọi là floor. Floor = 0%, nghĩa là khi LIBOr tăng cao quá 14% thì coi như không phải trả đồng nào.
Như vậy, floor = giới hạn dưới
cap = giới hạn trên.
Tổng hợp lại, ta vẫn có được cân bằng 7.5% chia đều.

Trong kinh tế, các điều kiện và trạng thái cân bằng là rất quan trọng; Điều này gọi là Non Arbitrage Principle.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Hi Jonicute. 2 trang mà bạn post là bàn về Floater va Inverse Floater. Floater = Floating rate bond. Cái này là derivative product. Floating rate bond co liên quan đến interest rate swap. Trong Interest rate swap, ta thường thấy người ta tráo đổi 1 luồng fixed cash flows (cash flow cố định) lấy 1 luồng floating cash flows (cash flows không cố định).
fixed cash flows = fixed rate * Principal Value
floating cash flows = Benchmark rate * Principal Value (Benchmark rate = LIBOR rate)

Swap về mặt bản chất, là một portfolio (tập hợp) của 1 fixed rate bond và 1 floating rate bond. 2 trang mà bạn post là nói về cái floating rate bond, gọi tắt là floater.

Hihi...bạn ấy ơi, cám ơn bạn vì đã giải thích tớ cặn kẽ nhưng góp ý bạn chút là cố gắng Việt hoá những thuật ngữ mà mình đang ko hiểu và giải thích dùng từ dễ hiểu hơn. Floater và Inverse Floater thì tớ hiểu rồi nhưng giờ bạn thêm cái swap vào đâm ra lại .... thấy say say như người uống rượu, ko hiểu. Hi, okie có gì bạn post tiếp bài kỹ hơn về interest rate swap sau nhé!

Floater và inverse floater về bản chất, đều là trái phiếu (bond). 1 công ty hay 1 tổ chức phát hành trái phiếu là để huy động vốn cho 1 dự án. Bất kỳ 1 dự án đầu tư nào (xây dựng, cửa hàng, công thương,...) đều phải sinh lời để trả công cho chủ (shareholders) và người cho vay vốn (bondholders). Sinh lời của dự án này, ta có thể hiếu nó chính là collateral (thế chấp) để vay được vốn.

Bạn giải thích giúp mình rõ hơn phần chữ gạch đỏ béo, theo như nội dung sách mình post thì có vẻ không phải thế, collateral. Trong ví dụ sách thì 100 tỷ đô mệnh giá par value là collateral và chia làm 2 phần, 50 tỷ phát hành cho floater và 50 tỷ còn lại phát hành cho inverse floater.

Trong ví dụ của bạn, người ta giả sử 1 tổ chức phát hành cùng 1 lúc floater và inverse floater để vay vốn. Lãi suất để trả cho người mua 2 loại bond này được lấy từ 1 nguồn thu cố định có lãi suất là 7,5%, cái này gọi là Asset Backed Securities. Cái nguồn thu cố định này (fixed income bond) cũng là 1 dạng dự án đầu tư có lợi suất là 7,5%, và tiền thu được từ lợi suất 7,5% này phải trả cho các bondholders đã cho vay vốn để đầu tư.

Theo mình hiểu thì 7,5% này chỉ là mức lãi suất phải được cố định trong ngữ cảnh cần đảm bảo an toàn cho việc chi trả lãi coupon của floater và inverse floater thôi (nghĩa là trả cho bondholder thôi) chứ ko hề liên quan gì đến shareholder cả. Nếu có shareholder như bạn nói thì rate giành cho họ là = 0. Thực ra thì 7,5% là mức an toàn nhất, kết hợp với mức lãi trần và lãi sàn đặt ra cho inverse floater.

Như vậy:
Cần trả cho floater bondholder: LIBOR + 1% ( interest rate càng lên cao thì bondholder càng hưởng lợi -> bản chất của floating rate bond)
Trả cho inverse floater bondholder: 14% - LIBOR (interest rate càng xuống thấp thì bondholder càng hưởng lợi và ngược lại).

Giả sử có 50% floater và 50% inverse floater, như vậy, tổng số lãi suất cần phải trả cho floater và inverse floater
= 0.5(LIBOR + 1%) + 0.5*(14% - LIBOR) = 7.5%
Như vậy, ta đã chia đều và đảm bảo tính cân bằng.

Vấn đề là LIBOR + 1% tiến đến vô cùng, và vượt quá 7.5% (vượt quá khả năng trả), nên cần phải đặt 1 giới hạn lên floater. Giới hạn lãi suất tối đa trả gọi là cap. Cap = 15%, tức là chỉ trả tối đa là 15% trên floater kể cả LIBOR vượt quá 14%.

Trên inverse floater, ta cũng thấy rằng 14% - LIBOR tiến đến < 0 khi LIBOR tăng cao. Về mặt ý nghĩa, khi 14% - LIBOR < 0 thì cũng nghĩa là ta yêu cầu bondholder phải trả tiền cho ta. Điều này là không có nghĩa nên phải đặt giới hạn,giới hạn nhỏ nhất này gọi là floor. Floor = 0%, nghĩa là khi LIBOr tăng cao quá 14% thì coi như không phải trả đồng nào.
Như vậy, floor = giới hạn dưới
cap = giới hạn trên.
Tổng hợp lại, ta vẫn có được cân bằng 7.5% chia đều.

Cái này khá dễ hiểu và logic.

Trong kinh tế, các điều kiện và trạng thái cân bằng là rất quan trọng; Điều này gọi là Non Arbitrage Principle.

Sao tự nhiên lại nói câu này? Mình không hiểu? Bạn giải thích rõ hơn nhé! Thực tế thì đây là hình thức để giảm rủi ro cho nhà đầu tư trái phiếu cũng như chủ nợ khi huy động vốn từ trái phiếu trước các biến động lãi suất của thị trường nói chung. Nhưng mình có một câu hỏi quanh cái floater và inverse floater đó như sau:

1/ Phía tổ chức phát hành: Floater và inverse floater này là 2 công cụ tài chính huy động vốn của 1 tổ chức? Và khi họ phát hành để huy động vốn thì họ nên/phải phát hành song hành 2 loại bond này hay 1 tổ chức có thể phát hành floater còn tổ chức khác phát hành invese floater?

2/ Phía nhà đầu tư trái phiếu: không hiểu Tây họ giao dịch cái floater và inverse floater này thế nào nhỉ? Và họ sử dụng nó như công cụ giảm thiểu rủi ro ntn?

Giống cổ phiếu, nếu bán khống là cách đầu tư tốt ở xu thế BÒ (Bull Market) thì inverse floater bond là đầu tư tốt khi lãi suất tham chiếu giảm. Nếu xu thế GẤU (Bear Market) thì floater bond là tốt trong xu thế lãi suất tăng. Chúng hỗ trợ nhau!

3/ Vấn đề là tỷ trọng đầu tư phân bổ thế nào vào floater và còn lại cho inverse floater?

Okie, nhìn chung phần này sách họ chỉ giới thiệu các loại bond đang lưu hành nên mình nghĩ hiểu thế này là đã đủ so với sách! Nhưng nếu bạn có tham khảo nhiều về floater thì share nhé! (NHỚ: nói tiếng Việt)

Tks!
 
T

tunganhtr

Guest
9/5/08
7
0
0
40
Hanoi
Thứ nhất, nói về cái collateral, collateral là vật làm tin, dùng vật này mới có thể vay được đồ, đảm bảo được cho vay. Ở trong bài của bạn, collateral là cash flows được tạo ra từ 1 trái phiếu (bond) có lãi suất là 7,5%. Vì chứng minh được rằng mình có thu nhập từ cái cash flows 7,5% này nên các chủ vốn mới cho vay. Ở đây chủ vốn là những người mua floater và inverse floater. Mình lấy ví dụ về các project đầu tư là chỉ để đơn giản hóa và làm dễ hiểu vấn đề, còn về bản chất là như nhau. Cash flows thu được từ bond 7,5% chính là 1 dạng đầu tư.

Về shareholder, thì như bạn nói, phần cho họ ở đây = 0. Nhẽ ra mình không nên nói thêm shareholder vào, nhưng như trong bất kỳ dự án đầu tư kiếm tiền nào, luôn có người chủ dự án và người cho vay. Ở trong cái ví dụ, họ muốn đơn giản nên không có shareholder, hoặc coi như 7,5% là tất cả những gì chia cho bondholder sau khi đã chia cho shareholder. Ở đây là nói về trái phiếu (bond) nên ta không bàn đến shareholder làm gì.

Ta có thể dùng cả floater và inverse floater để hạn chế rủi ro hoặc đầu cơ. Nếu đoán rằng lãi suất sẽ lên cao thì dùng floater, mà sợ lãi suất sẽ xuống thấp thì dùng inverse floater. 2 cái này thường không sử dụng riêng mà được đưa vào swap. Swap về bản chất là 1 loại tài chính OTC (over the counter), chỉ ký riêng các điều khoản giữa 2 bên (1 bên là ngân hàng, 1 bên là các tổ chức cá nhân), chứ không trade trên sàn. Trên thế giới, trong fixed income thì swap là 1 trong những thị trường lớn nhất.

Cái câu cuối cùng, Non Arbitrage Principle, là vì ý mình rằng cái ví dụ trong sách, nó là 1 ví dụ mang tính lý thuyết. Trong các lý thuyết kinh tế, cũng giống trong vật lý, cơ khí hóa học.... luôn luôn phải đảm bảo các phương trình và các đẳng thức. 7,5% ở đây là 1 đẳng thức để đảm bảo cân bằng. Sau này bạn sẽ hiểu hơn.

Về vấn đề Việt hóa, thì mình nghĩ không nên. Tài chính có rất nhiều thuật ngữ, còn nhiều hơn trong Tin học. Có ai việt hóa cái từ Windows, World, Excel, Acces, web ra tiếng Việt không ? Mỗi một thuật ngữ bên trong nó là cả 1 khái niệm có khi phải nói cả trang, mình nghĩ cứ để như vậy cho quen, từ nào không hiểu còn có thể tra cứu trên internet được.
Mình sẽ tìm 1 số bài về swap và chia sẻ.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Về vấn đề Việt hóa, thì mình nghĩ không nên.

Nên! Nên! Hihi... vì một khi đã post nên đây là mình đã Gugờ rồi và đọc tài liệu khác rồi mà chưa hiểu! Chắc là mình chỉ chấp nhận những từ mượn kiểu như Bulông, Pê-đan xe đạp, Oẳn tù tì (one two three), Xì căng đan hoặc pizza và bánh mì ba tê gì gì đó thôi! Ý mình: lần đầu gthích sẽ gthích Việt cho hiểu, hiểu xong rồi thì cứ English mà phết thôi! Tuy nhiên về văn phong thì thấy cái forum hơi buồn cười "tiếng Anh bí quá lại đá tiếng Việt" đâm ra lủng củng!

Mình cũng có thảo luận một ít về định giá trái phiếu ở thread này nhưng trong quá trình thảo luận có phát sinh một vấn đề mà lannhu nói đó là phần bù rủi ro trái phiếu!

Lúc đầu thì mình nghĩ cái phần bù rủi ro theo thuật ngữ VN hay dùng là cái inverse floater này! Nhưng ko sure lắm! Nhờ bạn confirm giúp luôn!

Hoặc nếu có thêm ý kiến gì của riêng bạn! Bạn có thể xem ý lannhu thảo luận về phần bù rủi ro trong thread mình link đây. Click chuột vào đây!

One more time thank you!

P.S: bạn hành văn khá dễ hiểu, có nhiều người "hành" văn mà mình đọc mãi không hiểu :eek:know:
 
G

gaucon

Trung cấp
10/7/04
191
0
0
Joni nghien cuu nhieu nhi, minh thu xep mai ma cung chi doc kip vai trang thoi, cong viec bon be wa kg thu xep duoc. Joni post nhieu y kien len nha, minh doc ke cung vo ra duoc nhieu dieu lam do.

P/S danh tieng Viet kg dau, kg hieu sao tu nhien cai may o nha kg bat Unikey len duoc.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Jonicute nói:
mình thấy đoạn này hình như đề cập đến cái gì đó giống giống phần bù rủi ro
Cái giống giống đấy nó là cái spread, ko phải inverse-floater, Jonicute ah.
 
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Joni nghien cuu nhieu nhi, minh thu xep mai ma cung chi doc kip vai trang thoi, cong viec bon be wa kg thu xep duoc. Joni post nhieu y kien len nha, minh doc ke cung vo ra duoc nhieu dieu lam do.

Ui, mình cũng đầu tắt mặt tối, toàn rình rình đọc trong giờ hành chính đấy! Tự tăng lương cho mình bằng cách rút ngắn thời gian cống hiến cho công ty!

Cái giống giống đấy nó là cái spread, ko phải inverse-floater, Jonicute ah.

Thực ra từ hôm đó giờ mình vẫn chưa hiểu cái này, nhưng vì sợ bàn thêm tí lại mất thời gian! Lúc nào rảnh lannhu làm kỹ hơn nhé! Thank you!

Yawnnnnnnn.........
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA