Tạo phần mềm kế toán bằng MS Access

  • Thread starter tranvanhung
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Phần mềm kế toán bằng Access !

Hiện tại tôi đang có 1 phần mềm kế toán bằng access do bác nh p viết. Bạn nào muốn lấy thì hãy gởi mail cho tôi tvhacc@hcm.vnn.vn tôi sẽ gởi lại cho (do không thể upload lên diễn đàn vì dung lượng khoảng 1,2 Mb sau khi nén).
Phần mềm này khá hoàn chỉnh và chạy tốt. Các báo cáo hoàn toàn tự động....
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hbb

Guest
16/7/04
10
0
0
42
Ha Noi
Tìm phần mềm kế toán bằng ACCESS

Mình là dân kinh tế nhưng lại đang có việc phải dụng đến kế toán .. bạn nào có phần mềm kế toán viết bằng ACCESS làm ơn cung cấp cho mình một bản... Mình chỉ cần phần mềm đơn giản thôi.. có định khoản, lập sổ cái và các báo cáo là đủ..

Thank advance

lhandb@yahoo.com
 
X

X-men

Guest
19/8/04
25
1
0
Vườn táo
Túm lại là bác cần phần mềm kế toán để làm gì.
- Nếu bác cần tham khảo thì đi kiếm một cái đĩa kế toán 8.000
- Nếu cần tìm một bản Demo về giới thiệu cho sếp để mua thì trên web kế toán có rất nhiều công ty cho phép bạn lấy Demo SAS,CompasX, Gcam....
- Nếu bác cần phần mềm để tham khảo code thì đi mua một quyển sách dạy Access.

P/S: Dân kinh tế thì chắc chắn phải đụng đến kế toán rồi. Bác làm sao vậy.
 
N

Nguyen Ha Lien

Guest
11/10/06
21
0
0
Dinh Cong
Bạn kêtoanaccess cám ơn bạn về trang web nhé, nhưng nó chưa đầy đủ các chương bạn nhỉ, hay mình không xem hết được
 
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Vì là một ứng dụng kế toán hoàn chỉnh dủ các chức năng căn bản nên khá dài, sẽ post lên từ từ.
 
N

Nguyen Ha Lien

Guest
11/10/06
21
0
0
Dinh Cong
Chào Bạn ketoanaccess cho mình hỏi với sao mình tạo tblPHIEUTHU và tbl phieuthu chi tiet lại không tạo dược quan hệ 1- nhiều. VD như tbldanhmuckhachhang và tbl danh muccongno khachhang tạo được quan hệ 1-nhiều, nhưng đây mình thấy ở tblPHIEUTHU và tbl phieuthu chi tiet không có chi tiết tạo được quan hệ đó, mình làm như bạn chỉ nhưng chỉ tạo được quan hệ giữa các bảng là 1-1. Kiến thức về access và cả về kế toán mình còn kém lắm nên mong được chỉ giáo
 
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Có thể là trong tblPhieuThuChiTiet cột MaChungTu đã được đặt khóa chính rồi nên không đặt được quan hệ một - nhiều từ bảng tblPhieuThu qua tblPhieuThuChiTiet. Nếu vậy phải bỏ khóa chính trong bảng tblPhieuThuChiTiet. Còn nếu muốn đặt khóa chính trên bảng tblPhieuThuChiTiet thì phải đặt thêm trên một cột nữa, thí dụ tạo thêm một cột tên SoThuTu rồi đánh dấu cả hai cột MaChungTu và SoThuTu, xong bấm vô nút chìa khóa để đặt khóa trên 2 cột đó.
Chú ý nếu làm theo hướng dẫn trong bài thì phải đặt tên các bảng hay những gì khác cho đúng vì sẽ tham chiếu các tên đó về sau, thí dụ tblPhieuThuChiTiet thì phải viết liền nhau không cắt rời. Nếu tên gọi không nhất quán thì sẽ phát sinh rất nhiều lỗi.
 
N

Nguyen Ha Lien

Guest
11/10/06
21
0
0
Dinh Cong
Help me! Bạn ketoanaccess ơi! Mình đã kiểm tra lại rồi mình viết tên gọi rất là nhất quán, ấy vậy mà 2 tblphieuthu và tblphieuthuchitiet lại không thể tạo quan hệ 1 nhiều. Theo mình hiểu nhé quan hệ này chỉ tạo ra nếu nó có quan hệ như Ví dụ này nhé:một giáo viên dạy nhiều lớp, bảng giáo viên sẽ có quan hệ 1 nhiều với bảng các lớp học, nhưng ở tblphieuthu thì rõ ràng mỗi một chứng từ có một mã và ở tblphieuthuchitiet mã chứng từ này cũng chỉ có một mà thôi. Vậy làm sao nó tạo được quan hệ 1 nhiều?????????.Bạn chỉ giúp xem mình hiểu sai và làm sai ở đâu nhé và rất cảm ơn bạn đã cho mình một trang web rất bổ ích
 
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Trong một phiếu thu có thể có nhiều số tiền định khoản khác nhau. Thí dụ thu vừa thu tiền hàng vừa thu tiền thuế GTGT. Do đó trong bảng tblPhieuThuChiTiet có 2 bút toán một cho tiền hàng định khoản Nợ 111 - Có 511, một cho tiền thuế định khoản Nợ 111 - Có 3331. Hai bút toán đó có cùng mã chứng từ với mã chứng từ của mẫu tin trong bảng tblPhieuThu (ghi ngày, số, tên người nộp tiền, diễn giải...). Như vây trong bảng tblPhieuThu đặt khóa chính trên cột MaChungTu, còn bảng tblPhieuThuChiTiet thì không đặt khóa trên cột nào hết. Nếu muốn đặt thì phải thêm một cột nữa tên SoThuTu rồi đặt khóa trên 2 cột MaChungTu và SoThuTu. Nếu vẫn không đặt được thì xin gởi mail cho tôi kèm theo file mdb.
 
N

Nguyen Ha Lien

Guest
11/10/06
21
0
0
Dinh Cong
Bạn ketoanaccess ơi sao mình không mở được bài mẫu của bạn vậy. Mình down về thấy nó có khóa và mở nó cứ hiện dòng chữ :"The Visua Basic for Applicontions project in database is corrup".
Mình đang tập làm theo bạn nhưng nhiều chỗ thắc mắc lắm, nhưng chả nhẽ cứ chỗ nào không được là gửi mail cho bạn, để bạn chỉ chỗ sai thì ngại quá, nên nếu bạn lúc nào bạn có thời gian thì check mail và trả lời giùm mình với nhé.
 
T

thienkhoi1583

Guest
4/2/08
14
0
0
HCM
bạn ketoanaccess thân mên!
tài liêu này hay lăm, mình đã làm theo rât dể, nêu co thời gian bạn update tiêp bạn nhe. Mình rât nong lòng xem nó hoạt động như thế nào. Nếu có thể bạn cho mình xin tiếp phần lý thuyết còn lại bạn nhé(phần tiếp theo ban đa giới thiệu ở trang đầu), Email của mình thienkhoi15832004@yahoo.com. Mình tìm khoá học để viết phần mềm kế toán mà ko nơi nào dạy hết ( bất kể ngôn ngữ lập trình nào). nếu có thì người ta lại lòng ghép những môn khác vào rất mất thời gian.
Rất may tìm được tài liệu này, cảm ơn bạn nhiều lắm. Mình nghĩ với tài liệu này cộng với một chút lập trình VB nó sẽ là một công cụ tương đối cho kế toán chúng ta đở phải vất vã với tập tin excel.
 
T

tranxuanthien

Guest
27/3/05
99
0
0
Tam Ky
Rất hay. Trước đây do kiến thức về Access nói chung có hạn nên mình không biết thiết kế query thế nào để truy xuất dữ liệu ra các báo biểu, do đó phải dùng đến Access Basic nhiều. Thêm nữa các table làm ra cũng không tối ưu > trích xuất dữ liệu hơi bị mệt. Nay có những chỉ dẫn về bảng, truy vấn và giao diện, mình sẽ bắt tay vào làm ngay. Mong bạn Up tiếp các chương còn lại. Ờ mà có làm được biểu thuyết minh báo cáo tài chính không bạn
 
Sửa lần cuối:
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Cám ơn những nhận xét tích cực của các bạn.

Tất cả các chương nêu ra trong bài giới thiệu đã được soạn xong, lần lượt sẽ được chuyển vô trang web. Trước đây tôi định xuất bản ra sách nhưng chưa có liên lạc nhà xuất bản nào nên chưa in được. Bạn nào có quen biết nhà xuất bản nào xin giới thiệu để có thể thực hiện ý trên.

Mục đích là muốn giới thiệu với những người làm kế toán cũng như những ai quan tâm đến phần mềm kế toán một cách làm ứng dụng cho kế toán mà không phần phải lập trình. Qua bài mẫu cũng như phần hướng dẫn thực hiện chúng ta thấy để ra các sổ sách, báo cáo kế toán các thao tác phải làm là: lưu trữ số liệu gốc bằng các bảng, xử lý số liệu bằng các query, thể hiện số liệu gốc hay kết quả trên màn hình bằng các biểu mẫu, tạo báo cáo để in bằng các report và điều khiển các chức năng bằng các tập lệnh. Những trường hợp xử lý phưc tạp hơn thí dụ như tình giá thành trong kế toán doanh nghiệp sản xuất: tập hợp và phân bổ chi phí cho từng thành phẩm, ghi giá vốn khi nhập kho, ghi giá vốn bình quân khi xuất kho với số liệu khớp nhau không được lệch một đồng thì mới cần lập trình bằng ngôn nhữ VBA.

Khi thực hiện theo hướng dẫn nếu các bạn thấy có lỗi xin cho tôi biết để chỉnh sửa cho chính xác.

Về biểu thuyết minh báo cáo cáo tài chính tôi nghĩ có thể làm được với dạng một biểu báo chính trong đó có lồng nhiều biểu báo phụ. Nếu cần xin cho biết nội dung của báo cáo như vậy tôi sẽ huớng dẫn cách làm, số liệu đã có sẵn hết vấn đề là trình bày ra thôi.

Nếu các bạn quan tâm sau khi xong phần kế toán tổng hợp chúng ta sẽ tiếp tục với kế toán kho, khai thuế, kế toán giá thành, khấu hao TSCĐ và phân bổ công cụ dụng cụ, phân tích chi phí...
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
@ketoanaccess: Bạn có thể hướng dẫn mình cách tính giá vốn tức thời trên từng chứng từ được ko? Đặc biệt, khi người dùng xóa, sửa ngày chứng từ, thêm, bớt mặt hàng trên chứng từ, sửa số lượng, giá trị của mặt hàng, sửa chứng từ (sorry, sai luật kế toán nhưng ở VN thì đó là chuyện thường xuyên) thì khi đó giá vốn sẽ thế nào (nhất là chứng từ đó nằm trong kỳ đã khóa sổ)? Mình đang cần cách làm đó lắm (hiện phải xử lý cho dữ liệu với khoảng 3 triệu dòng hàng cho mọi chứng từ). Bạn giúp mình nhé.

Trong trường hợp bạn làm phiếu thu tiền khách hàng thanh toán, giả sử KH đó thanh toán đợt đó cho toàn bộ 1 chứng từ có số là "HD001" và 1 phần của chứng từ "HD002". Sau đó, người dùng sửa làm tăng/giảm giá trị của chứng từ "HD001" và/hoặc HD002 hoặc xóa 2 chứng từ đó thì mình phải làm thế nào mà ko cần lập trình nhiều mà chương trình có thể cảnh báo được sự quan hệ giữa phiếu thanh toán với chứng từ "HD001" khi người dùng xóa chứng từ "HD001" đó mà ko phải lập trình gì cả. Giúp mình nhé. Mình cần gấp lắm.

Bên cạnh đó, mình cần làm 1 chức năng hiển thị các chứng từ chưa thanh toán theo tuổi nợ (dựa trên hạn thanh toán và điều khoản thanh toán), bạn hướng dẫn giúp mình cách "kéo và thả", viết query trên Access mà ko cần phải lập trình nhiều với nhé. Mình đang vướng mắc chuyện đó đấy.

Tạm thời như vậy, trong quá trình thực tập về Access, nếu mình còn vướng mắc gì thì mình sẽ hỏi bạn thêm. (có lẽ sẽ hỏi thêm 1 chút về phần tính giá thành, phần lắp ráp, tháo dỡ,... sao cho việc tính giá thành cho sản phẩm sản xuất nhiều công đoạn với tốc độ cao)

Thanks in advance!
 
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Xin chào anh hai2hai.

Cám ơn anh đã nêu ra nhiều vấn đề rất lý thú và thực tế. Xin phúc đáp những vấn đề trên như sau:

1/ Cách tính giá vốn tức thời trên từng chứng từ
Theo tôi hiểu thì như vậy có nghĩa là khi cho xuất một mặt hàng và đã nhập số lượng muốn xuất thì sẽ có ngay trên chứng từ đơn giá và thành tiền xuất. Nếu hiểu như vậy thì tôi có trình bày cách làm trong chương 5 về Tính giá vốn khi xuất hàng. Trong chương này phương pháp tính giá vốn là phương pháp chọn đích danh lô hàng xuất. Sau khi nhập mã hàng và số lượng xuất thì cho hiện ra bảng kê các lô hàng còn tồn của mã hàng đó, bấm hai lần vô lô hàng được chọn thì đơn giá của lô đó sẽ chuyển vô phiếu xuất và tính thành tiền xuất. Chọn lô hàng xuất từ trên xuống thì là nhập trước xuất trước. Nếu muốn tính giá xuất theo phương pháp bình quân thì cũng làm một số query để có số lượng và thành tiền tồn của những mặt hàng còn tồn kho tới thời điểm xuất. Như vậy ta lấy được đơn giá của mặt hàng xuất và tính được thành tiền ngay khi chọn mã hàng và nhập số lượng xuất. Có thể tôi sẽ gởi lên trang web một bài về phương pháp tính giá xuất bằng phương pháp bình quân.

2/ Đặc biệt, khi người dùng xóa, sửa ngày chứng từ, thêm, bớt mặt hàng trên chứng từ, sửa số lượng, giá trị của mặt hàng, sửa chứng từ (sorry, sai luật kế toán nhưng ở VN thì đó là chuyện thường xuyên) thì khi đó giá vốn sẽ thế nào (nhất là chứng từ đó nằm trong kỳ đã khóa sổ)?

Khi có thay đổi về dữ liệu nhập hàng thì các giá xuất tính trước đây sẽ bị lệch, phải cho tính lại. Với số lượng phải xử lý là hàng triệu dòng như vậy thì không có cách nào khác ngoài điều khiển tính lại giá xuất bằng lập trình, không thể chỉnh bằng query và macro được, dù là nhập trước xuất trước hay bình quân. Anh đã gặp và chắc anh đã xử lý trường hợp này rồi.

3/Trong trường hợp bạn làm phiếu thu tiền khách hàng thanh toán, giả sử KH đó thanh toán đợt đó cho toàn bộ 1 chứng từ có số là "HD001" và 1 phần của chứng từ "HD002". Sau đó, người dùng sửa làm tăng/giảm giá trị của chứng từ "HD001" và/hoặc HD002 hoặc xóa 2 chứng từ đó thì mình phải làm thế nào mà ko cần lập trình nhiều mà chương trình có thể cảnh báo được sự quan hệ giữa phiếu thanh toán với chứng từ "HD001" khi người dùng xóa chứng từ "HD001" đó mà ko phải lập trình gì cả

Vấn đề anh nói theo tôi hiểu là thanh toán công nợ theo hóa đơn. Khi khách hàng mang tiền trả thì số tiền đó sẽ được phân bổ trả cho các hóa đơn còn nợ. Nhiều doanh nghiệp muốn theo dõi như vậy để chiết khấu cho khách hàng nếu trả trước thời hạn đã đăng ký hay phạt bằng hình thức nào đó nếu trả quá hạn. Tôi nghĩ là khi đã phân bổ được tổng số tiền thu cho các hóa đơn rồi thì ta có thể thiết kế một số query để cho ra một bảng tổng hợp đối chiếu tổng số tiền trên hóa đơn hiện đang lưu với những đợt đã thanh toán cho hóa đơn đó. Vấn đề này thì không cần sử dụng lập trình.

4/ Bên cạnh đó, mình cần làm 1 chức năng hiển thị các chứng từ chưa thanh toán theo tuổi nợ (dựa trên hạn thanh toán và điều khoản thanh toán), bạn hướng dẫn giúp mình cách "kéo và thả", viết query trên Access mà ko cần phải lập trình nhiều với nhé

Tôi nghĩ bài toán này tương tự như bài toán tính giá xuất hàng theo phương pháp chọn đích danh hay phương pháp nhập trước xuất trước. Trong cả hai phương pháp này trước hết cần phải cho ra bảng kê các lô hàng còn tồn của mã hàng định xuất. Trường hợp theo dõi thanh toán các hóa đơn thì là bảng kê các hóa đơn chưa thanh toán hay đã thanh toán một phần. Bảng kê này có thể hiện ngày cuối trả tiền (nếu đã có thanh toán một phần) hay ngày phát hành hóa đơn nếu chưa thanh toán lần nào, để đối chiếu với hạn chót phải thanh toán. Làm bảng kê này cũng giống như làm bảng kê các lô hàng còn tồn và có thể bằng các query. Khi đã có bảng kê này thì sau đó cho phân bổ tổng số tiền thu nợ cho những hóa đơn trong bảng. Trong phương pháp nhập trươc xuất trước thì số lượng xuất không được quá số lượng tồn của lô hàng có thâm niên nhất, nếu xuất nhiều hơn thì phải cắt ra và xuất tiếp từ lô kế đó. Trong vấn đề theo dõi thanh toán thì không cần cắt tổng số tiền thu ra mà cho phân bổ tiếp tục tới khi nào đủ số tiền thì thôi. Để phân bổ cũng có thể chọn đích danh hóa đơn hay theo thứ tự thời gian.

Trên đây tôi chỉ nêu ra ý kiến có thể giải quyết một số vấn đề anh đặt ra bằng query không phải lập trình, chưa có cái gì cụ thể hết. Muốn cụ thể phải mô tả chi tiết và có một file mdb với một số dữ liệu minh họa. Tôi đã thử giải quyết nhưng vấn đề trên nhưng chỉ làm cho người khác xài. Trình bày lại để người đọc nắm thì cần phải có thời gian nhiều hơn.

Thật ra tôi không phải là nhà lập trình hay người làm kế toán mà trước đây chỉ là giáo viên dạy Toán. Vì thấy Access có những công cụ đồ họa có thể giúp thiết kế nhanh một ứng dụng nên thử áp dụng cho kế toán. Qua các anh và diễn đàn này tôi đã học rất nhiều về nghiệp vụ kế toán và cách xử lý bằng Access. Xin thành thật cám ơn.
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
2/ Đặc biệt, khi người dùng xóa, sửa ngày chứng từ, thêm, bớt mặt hàng trên chứng từ, sửa số lượng, giá trị của mặt hàng, sửa chứng từ (sorry, sai luật kế toán nhưng ở VN thì đó là chuyện thường xuyên) thì khi đó giá vốn sẽ thế nào (nhất là chứng từ đó nằm trong kỳ đã khóa sổ)?

Khi có thay đổi về dữ liệu nhập hàng thì các giá xuất tính trước đây sẽ bị lệch, phải cho tính lại. Với số lượng phải xử lý là hàng triệu dòng như vậy thì không có cách nào khác ngoài điều khiển tính lại giá xuất bằng lập trình, không thể chỉnh bằng query và macro được, dù là nhập trước xuất trước hay bình quân. Anh đã gặp và chắc anh đã xử lý trường hợp này rồi.

Xin ketoanaccess cho biết việc "tính lại" sẽ thực hiện như thế nào? Tính lại với tất cả hàng hóa cho mọi kho hàng và từ thời điểm nào?

Thêm nữa, việc xóa/sửa chứng từ nó ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác như công nợ, tồn kho (lượng, giá trị), v.v.... Việc "TỰ ĐỘNG TÍNH LẠI" một cách tức thời sẽ như thế nào để cho KH ko nhận biết về tốc độ tính toán (vì nếu tính lại từ đầu với mọi mặt hàng, v.v.... thì có lẽ sẽ mất mấy tiếng đồng hồ).

Ghi chú:
1. Tại sao lại phải tự động tính lại? Vì trong thực tế, có rất nhiều người sử dụng phần mềm không hề biết việc sửa/xóa chứng từ nó lại ảnh hưởng thế nào tới những dữ liệu khác. Và sau khi sửa/xóa xong, nếu việc "tính lại" không được thực hiện thì sẽ dẫn tới kết quả một số báo cáo sai --> Họ hiểu là PM bị sai. Chính vì vậy, cần phải TỰ ĐÔNG tính lại một cách tức thời.
2. OK, đồng ý là sẽ tự động tính lại. Nhưng làm thế nào để tính 1 cách nhanh chóng? (nhất là trong môi trường chạy có nhiều users, có nhiều dữ liệu - có những đơn vị như bên VIAMI họ quảng cáo là KH của họ mỗi tháng có 1Gb dữ liệu phát sinh). Đây là vấn đề đặt ra mà ko phải đơn vị làm PM nào cũng làm được

Nếu việc tính BQGB tức thời ngay trên từng chứng từ mà cứ tính theo cách cổ điển là tổng giá trị rồi chia tổng số lượng thì chắc chắn sẽ là quá chậm (nhất là trong trường hợp client chạy online trên Internet). Liệu còn có cách nào tối ưu hơn không? (ketoanaccess học Toán thì chắc chắn sẽ nghĩ ra được cách xử lý trường hợp này giúp anh em)

3/Trong trường hợp bạn làm phiếu thu tiền khách hàng thanh toán, giả sử KH đó thanh toán đợt đó cho toàn bộ 1 chứng từ có số là "HD001" và 1 phần của chứng từ "HD002". Sau đó, người dùng sửa làm tăng/giảm giá trị của chứng từ "HD001" và/hoặc HD002 hoặc xóa 2 chứng từ đó thì mình phải làm thế nào mà ko cần lập trình nhiều mà chương trình có thể cảnh báo được sự quan hệ giữa phiếu thanh toán với chứng từ "HD001" khi người dùng xóa chứng từ "HD001" đó mà ko phải lập trình gì cả

Vấn đề anh nói theo tôi hiểu là thanh toán công nợ theo hóa đơn. Khi khách hàng mang tiền trả thì số tiền đó sẽ được phân bổ trả cho các hóa đơn còn nợ. Nhiều doanh nghiệp muốn theo dõi như vậy để chiết khấu cho khách hàng nếu trả trước thời hạn đã đăng ký hay phạt bằng hình thức nào đó nếu trả quá hạn. Tôi nghĩ là khi đã phân bổ được tổng số tiền thu cho các hóa đơn rồi thì ta có thể thiết kế một số query để cho ra một bảng tổng hợp đối chiếu tổng số tiền trên hóa đơn hiện đang lưu với những đợt đã thanh toán cho hóa đơn đó. Vấn đề này thì không cần sử dụng lập trình.

Vấn đề này bạn hiểu sai ý tôi rồi.

Chính xác là trường hợp "thanh toán công nợ theo hóa đơn" nhưng vấn đề tôi đang đề cập là về việc sau khi tạo phiếu thanh toán cho các chứng từ hóa đơn đó thì sau 1 thời gian, việc sửa/xóa chứng từ gốc làm thay đổi lượng/tiền (hic, lại là vấn đề xóa/sửa chứng từ) sẽ như thế nào nếu đã có chứng từ phái sinh. Cụ thể là:

Hóa đơn H001 (chứng từ dẫn xuất - hay còn gọi là chứng từ gốc của chứng từ phái sinh) có liên quan tới 2 phiếu thu PC001, PC002 (chứng từ phái sinh)

Vậy khi ta quay lại sửa (phần dòng chứng từ)/xóa hóa đơn H001 đi thì vấn đề gì xảy ra?

Trong 1 hệ thống, ko chỉ có 2 chứng từ có liên quan lẫn nhau mà có hàng loạt các chứng từ có "dây mơ dễ má" với nhau. Vậy khi sửa/xóa 1 trong các chứng từ đó (cả dẫn xuất và phái sinh) thì vấn đề gì xảy ra? Liệu có phải lập trình không hay chỉ viết query (ở các methods Invoice.Save() hoặc Invoice.Delete() chẳng hạn). Ở đây ko nói chuyện không được sửa/xóa chứng từ nhé.

Tôi nghĩ là khi đã phân bổ được tổng số tiền thu cho các hóa đơn rồi thì ta có thể thiết kế một số query để cho ra một bảng tổng hợp đối chiếu tổng số tiền trên hóa đơn hiện đang lưu với những đợt đã thanh toán cho hóa đơn đó. Vấn đề này thì không cần sử dụng lập trình.

Kể cả là như trên thì theo tôi nghĩ cũng ko đơn giản như vậy, trên màn hình chi tiết thanh toán, KH có thể chọn rồi thay đổi những hóa đơn thanh toán theo ý thích của họ.

Ví dụ: Khi tạo phiếu TT với số tiền 5tr VNĐ, họ chọn hóa đơn HH001, sau đó họ chọn HH002, v.v.... Một phiếu TT có thể thanh toán cho 1 hoặc nhiều hóa đơn (và về lý thuyết thì không nhất phải thanh toán hết cho những hóa đơn đó). Dĩ nhiên làm gì thì cũng phải SQL cả thôi nhưng ở đây tôi nói đến tính tinh tế trong việc xử lý khi nhập liệu (KH - mà cụ thể là những người test SP bên tớ họ không thích nhập theo thứ tự hay nghiệp vụ nào đâu. Họ sẽ test kiểu ... làm thế nào để có thể gây ra lỗi nhất để đến khi SP tới tay KH cuối cùng thì sẽ ko sợ lỗi nữa). Sau khi chọn các hóa đơn cần thanh toán, thay đổi hóa đơn cần thanh toán thì việc cần phải biết trạng thái thanh toán của hóa đơn cũng là 1 vấn đề. Việc theo dõi trạng thái thanh toán của các hóa đơn đó ngay trên chứng từ (lúc mở hóa đơn) như thế nào?

Trên đây tôi chỉ nêu ra ý kiến có thể giải quyết một số vấn đề anh đặt ra bằng query không phải lập trình, chưa có cái gì cụ thể hết. Muốn cụ thể phải mô tả chi tiết và có một file mdb với một số dữ liệu minh họa. Tôi đã thử giải quyết nhưng vấn đề trên nhưng chỉ làm cho người khác xài. Trình bày lại để người đọc nắm thì cần phải có thời gian nhiều hơn.

Không cần trình bày quá chi tiết dạng viết sách, chỉ cần nói về hướng là OK rồi. :)

Nói tóm lại, khi tạo ra 1 phần mềm dùng cho mọi doanh nghiệp, bao giờ ta cũng phải nghĩ đến mọi tình huống xảy ra, vét cạn mọi trường hợp (nhất là vụ sửa/xóa chứng từ - phải tính cả những trường hợp người sử dụng không hề hiểu rõ nghiệp vụ mà họ chỉ biết nhập/sửa chứng từ và lên xem báo cáo thôi). Chính vì vậy, ở một thời điểm nào đó, có thể 1 phần mềm chưa đáp ứng hết mọi tình huống xảy ra, chưa có nhiều tính năng thuận tiện nhưng để có 1 phần mềm tốt thì hàng ngày những người làm PM phải liên tục trau truốt, căn ke tới từng ly, từng tý một liên quan tới sự thuận lợi trong sử dụng, nâng cao tính quản trị có ở mọi nơi trong chương trình, thậm chí thay đổi lại 1 vài tính năng chính của sản phẩm để SP ngày 1 tiến bộ. Đặc biệt, với một số nghiệp vụ cơ bản như tính giá vốn, giá thành, kết chuyển, chuyển kỳ, tra cứu tồn,... thì ngoài tính chính xác ra, tốc độ cũng là điều đáng để đề cập. Có người nói với tôi, trước kia SP của em tính giá vốn, tính giá thành tới vài chục phút, bây giờ em ngồi làm lại theo phương án mới chỉ tính theo giây. Đó chính là điều mà mình gửi nhắn tới các bạn: LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN
 
K

ketoanaccess

Guest
31/12/07
14
0
0
saigon
Cám ơn anh hai2hai đã nói rõ thêm một số ý.

Tôi xin nói thêm là tôi không không phải là chuyên gia về lập trình hay kế tóan nên trình độ rất có hạn. Tôi không làm việc cho một công ty nào nên không đụng chạm nhiều tới những vấn đề thực tế phức tạp. Có vài người bạn làm nghề kế toán nhờ tôi làm giúp phần mềm, tạm gọi như vậy, để quản lý số liệu của họ với những chức năng cơ bản nhất. Sau một thời gian nhận thấy với các công cụ của Access có thể làm được nhanh chóng mà không khó khăn gì nên tôi muốn giới thiệu cho những ai muốn áp dụng để nếu họ muốn tự làm thì có thể làm theo được. Khi họ làm được là họ bằng tôi rồi. Mong anh thông cảm nếu tôi không giải đáp được những vấn đề của anh nêu ra. Tôi chỉ nói được những điều tôi biết thôi.

Trở lại vấn đề thanh toán các hóa đơn nếu anh thấy nó giống như vấn đề xuất hàng theo phương pháp chọn đích danh thì xin anh xem Chương 5 về tính giá vốn khi xuất hàng, cách làm là sử dụng một vài query đơn giản ai cũng hiểu được. Nếu không cùng loại bài toán thì tôi chịu thua, xin nhờ các bạn có kinh nghiệm chỉ giúp.

Khi chỉnh sửa hay xóa một hóa đơn gốc sau khi đã có phân bổ cho hóa đơn đó trong một hay nhiều phiếu thanh toán thì phải chỉnh lại những phiếu thanh toán liên quan hóa đơn đó. Nếu giỉảm số tiền trên hóa đơn thì trừ bớt số tiền đã phân bổ cho hóa đơn đó, nếu xóa hóa đơn thì xóa luôn số tiền phân bổ, nếu tăng số tiền hóa đơn thì không cần làm gì, sẽ phân bổ số tăng này trong lần thanh tóan sau. Tất nhiên nếu số tiền trên phiếu thu trở nên dôi ra thì phải cho phân bổ tiếp cho đủ số tiền thanh toán Tôi nghĩ với kinh nghiệm của anh anh có thể điều khiển các thao tác này thi hành tự động dễ dàng và có lẽ anh cũng làm rồi vì nếu làm bằng tay thì phải làm như vậy, chúng ta điều khiển máy để làm nhanh hơn thôi.

Còn vấn đề dữ liệu có dây mơ rễ má thì nếu chúng ta biết các dây mơ rễ má đó như thế nào thì ta điều khiển điều chỉnh tiếp. Cụ thể nếu xuất hàng hóa bán thì giá vốn được định khoản 632, mà 632 sẽ kết chuyển vô 911, rồi 911 lại kết chuyển vô 4212. Như vậy nếu có thay đổi giá vốn hàng hóa thì phải cho kết chuyển doanh thu-chi phí lại. Nếu thay đổi giá vốn khi xuất nguyên vật liệu đưa vô sản xuất đã được định khoản 621 thì ảnh hưởng tới giá vốn thành phẩm, vậy phải tập hợp chi phí lại và tính giá thành, sau đó ghi giá vốn vô phiếu nhập thành phẩm, rồi phiếu xuất thành phẩm. Tóm lại phải chạy lại các chức năng có liên quan, chức năng nào thì người làm kế tóan biết.

Về khối lượng tính tóan như tôi đã nói tôi chỉ làm vài ứng dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Mỗi năm chỉ phát sinh vài trăm ngàn mẫu tin thôi, cách tôi làm là sau khi quyết toán thì khóa sổ chuyển số dư qua năm sau, muốn xem lại thì mở tập tin năm trước ra xem. Nếu không khóa sổ thì trong hai ba năm cũng không lên tới một triệu mẫu tin nên tôi không có kinh nghiệm về chuyện này. Còn chạy Access trên Internet thì tôi dốt đặc.

Tóm lại những kinh nghiệm của tôi, nếu có, chỉ hơn những người chưa biết thôi.

Xin cám ơn sự quan tâm của anh
 
T

tranxuanthien

Guest
27/3/05
99
0
0
Tam Ky
Ban ketoanvoiaccess ơi. Làm ơn hướng dẫn tiếp các chương về báo cáo đi.
 
T

ThichKT

Guest
Xin ketoanaccess cho biết việc "tính lại" sẽ thực hiện như thế nào? Tính lại với tất cả hàng hóa cho mọi kho hàng và từ thời điểm nào?

Thêm nữa, việc xóa/sửa chứng từ nó ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác như công nợ, tồn kho (lượng, giá trị), v.v.... Việc "TỰ ĐỘNG TÍNH LẠI" một cách tức thời sẽ như thế nào để cho KH ko nhận biết về tốc độ tính toán (vì nếu tính lại từ đầu với mọi mặt hàng, v.v.... thì có lẽ sẽ mất mấy tiếng đồng hồ).
------------------------------------------
Theo tôi nghĩ, muốn tính nhanh giá vốn thì phải ghi kết quả của lần tính toán trước vào một table trung gian. Mỗi mã hàng gắn với tổng giá trị, tổng khối lượng, giá bình quân=ghi vào table vào ngày nhất định. Khi một giá trị hay khối lượng liên quan đến mã hàng này thay đổi vào ngày trước ngày ấn định, thì dùng giá trị của lần tính toán trước để cộng / trừ với số thay đổi của lần này. Kết quả sẽ có tức thì.

Gắn kết các đối tượng lại với nhau thành một chuỗi liên hoàn quan hệ. Nếu một mắt xích trong chain bị xóa thì phải có bẫy lỗi kiểm tra, mối quan hệ bị đứt thì phải gắn nó vào một đối tượng khác thay thế, hoặc một đối tượng rỗng đang chờ kiểm tra. Sau đó chỉ cần list/report kiểm tra các đối tượng rỗng này. Việc kiểm tra là tự động, nhưng việc xóa, sửa là cố ý thì người xóa, sửa phải biết và giải quyết kết quả phái sinh. Người lập trình chỉ đưa công cụ giải quyết lên menu và buộc user phải giải quyết.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA