Hóa đơn giá thấp

  • Thread starter Bekis
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Bekis

Bekis

Cao cấp
19/5/08
228
3
18
thanh thai
Các Anh Chị cho minh hỏi chút nhé:

Cty mình có xuất rất nhiều hóa đơn giá bán thấp hơn giá vốn thì có bị phạt không?Giá bán giảm bao nhiêu % so với giá vốn thì bị phạt????Mặt dù hàng hóa không có bị hư gì cả.

Em nghe nói nếu giá bán giảm quá 19% so với giá vốn thì bị phạt có đúng không?
Có phạt thì bị phạt như thế nao????Anh chị nào biết chỉ em với. Xin cảm ơn!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NamLamSon

Gà vùng cao
19/4/08
150
0
16
Thanh Hoá
www.webketoan.com
giá bán thấp hơn giá vốn + hàng hoá không có bị hư hại gì cả = trốn thuế (đồng nghĩa với việc PHAT)
Trường hợp này không bị phạt trong trường hợp giá bán theo quy định của nhà nước (vd: Xăng, Dầu,...). Khi có thay đổi giá thì phải làm biên bản kiểm tra kho.
 
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
Nếu bạn bán hàng ghi hoá đơn đúng giá bán thực tế thì bình thường, không có gì cả. Nếu ghi hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế thì là trốn thuế.
Không có quy định nào "giá bán giảm quá 19% so với giá vốn thì bị phạt"
Chào
 
Bekis

Bekis

Cao cấp
19/5/08
228
3
18
thanh thai
Tất cả các HD đều ghi theo giá bán của bộ phận kinh doanh đưa qua.Có 1 số HD ghi giá rất cao so voi giá vốn. Cuối năm Cty vẫn có lời.
Có quy định nào cho vấn đề nay không các Bác, cho em xin với.Cảm ơn!!
 
Sửa lần cuối:
M

MariaHien

Guest
Chẳng có quy định nào yêu cầu giá bán luôn luôn lớn hơn giá vốn cả.
- Doanh nghiệp mua hàng hoá về nhưng 1 thời gian không bán được hoặc là hàng bị lỗi mốt hoặc hàng bị ế ẩm. Để bán được hàng thì có cách duy nhất là phải giảm giá... có khi bán lỗ ... Vậy bán được giá nào thì viết hoá đơn giá đó thôi.
Không thể mua hàng 100 ngàn, bán cho khách 80 ngàn.. mà lại phải viết hoá đơn lớn hơn 80 ngàn được ... Như vậy cũng là gian lận rồi ( nhưng gian lận có lợi cho nhà nước và có hại cho Doanh nghiệp ) -> Vô lý.
Vì thế làm kế toán các bạn nên thực tế 1 chút,,, đừng thụ động quá,,, miễn sao phản anh sổ sách báo cáo Thuế đúng tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp la OK rồi.
 
kunkun

kunkun

(_ __')
18/9/07
467
0
16
Hồ Chí Minh
làm thương mại : việc hàng ko bán được rùi phải "đại hạ giá" là chuyện thường ngày ở huyện..không có gì mà phải sợ.mình làm ăn chân chính muh. trừ khi nào mua gian bán lận thì mới sợ bạn àh....
và khi nào "đại hạ giá" nhìu wá thì mấy anh quản lý thị trường mới hỏi thăm thui...
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Các Anh Chị cho minh hỏi chút nhé:

Cty mình có xuất rất nhiều hóa đơn giá bán thấp hơn giá vốn thì có bị phạt không?Giá bán giảm bao nhiêu % so với giá vốn thì bị phạt????Mặt dù hàng hóa không có bị hư gì cả.

Em nghe nói nếu giá bán giảm quá 19% so với giá vốn thì bị phạt có đúng không?
Có phạt thì bị phạt như thế nao????Anh chị nào biết chỉ em với. Xin cảm ơn!!!!
Nếu hàng bị kém phẩm chất hoặc bị lỗi mốt thì là chuyện bình thường. Còn có ý đồ gian dối thì hãy coi chừng các cơ quan quản lý chức năng !
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Vụ này hay à nha.
Trước đây tớ cũng đã gặp phải trường hợp này rùi.
Thật ra thì chẳng có văn bản nào qui định giá bán phải cao hơn giá vốn cả.
Chính sách giá là do doanh nghiệp tự đặt ra. Chẳng ai muốn bán giá thấp để lỗ hết.
Nhưng cũng có trường hợp giá bán mà thấp hơn giá vốn triền miên dẫn đến thua lỗ hòai thì chắc chắn cơ quan thuế sẽ chú ý thôi, lúc ấy giải trình rườm rà.
Thường thì chỉ liên quan đến hàng xuất khẩu mới hay bị để ý.
Còn hàng xuất bán trên thị trường trong nước thì vô tư đi bạn
 
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Các Anh Chị cho minh hỏi chút nhé:

Cty mình có xuất rất nhiều hóa đơn giá bán thấp hơn giá vốn thì có bị phạt không?Giá bán giảm bao nhiêu % so với giá vốn thì bị phạt????Mặt dù hàng hóa không có bị hư gì cả.

Em nghe nói nếu giá bán giảm quá 19% so với giá vốn thì bị phạt có đúng không?
Có phạt thì bị phạt như thế nao????Anh chị nào biết chỉ em với. Xin cảm ơn!!!!

- Cty bạn muốn bán gía bao nhiêu thì bán, không ai cấm bán rẻ cả. Miễn như Cty bạn chấp hành đúng pháp luật.

- Nếu bán rẻ nhằm mục đích thanh lý, khuyến mại hay quảng cáo thì không có gì. Nó cũng chỉ có 1 khoảng thời gian. Ngược lại bán hàng giá đắt, ghi hóa đơn giá thấp hơn thực tế nhằm mục đích trốn thuế, thì khi bị phát hiện ra, Cty bị phạt cũng là chuyện bình thường mà.
 
N

nguyenhung1978

Guest
6/5/08
10
0
0
Ha noi
Đọc bài viết của các bạn, mình thấy có một số vấn đề muốn trao đổi thêm.

1. Quyền tự do xác định giá trong giao dịch là 1 trong số các quyền tự do kinh doanh của một nền kinh tế thị trường. Nhà nước VN tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật (điều 2 Pháp lệnh giá).

Doanh nghiệp được bảo hộ quyền tự do định giá nếu không vi phạm các qui định của pháp luật. Ví dụ:
- Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
- Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ;
- Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
- Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình;
- Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ;
- Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá;
- Các hành vi khác do pháp luật quy định.
(điều 28 Pháp lệnh giá)
- Giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
(điều 6 Nghi định 37/2006/NĐ-CP)



2. Tuy nhiên, chúng ta thường quên mất một nguyên tắc khác: theo qui định của pháp luật thuế (quản lí thuế, GTGT, TTĐB, TNDN, XNK...), giá mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ ghi nhận để xác định thuế phải đúng thực tế, phù hợp với giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm phát sinh cũng như đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thị trường trong định giá.


Như vậy, nếu doanh nghiệp không vi phạm các qui định của pháp luật về định giá (trừ pháp luật thuế) thì doanh nghiệp chẳng lo gì chuyện bị xử phạt do vi phạm pháp luật về quản lí giá (trừ pháp luật thuế).

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xác định nghĩa vụ thuế dựa vào các mức giá trái nguyên tắc số 2 thì có thể sẽ bị xử lí theo nhóm hành vi gian lận thuế.

VD1: Cty A (chuyên nhập khẩu hàng để bán buôn) nhập khẩu một lô hàng, kế toán xác định vốn là 1 tỷ đồng. Cty A bán lô hàng này cho Cty B (chuyên bán lẻ) với giá 1,21 tỷ đồng (bao gồm 0,11 tỷ đồng thuế GTGT).

Tuy nhiên, trên thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch này, với giao dịch giữa DN nhập khẩu và DN bán lẻ, với lô hàng tương tự, với các điều kiện khác tương tự, giá bán trung bình là 1,65 tỷ đồng (bao gồm 0,15 tỷ đồng thuế GTGT).

Như vậy, cơ quan thuế có quyền xác định lại doanh thu của Cty A là 1,5 tỷ, thuế GTGT hàng bán ra là 0,15 tỷ. Ngoài ra, cơ quan thuế còn có thể xử phạt Cty A. Tuy nhiên, 99,99%, Cty B không bị vấn đề gì về thuế đối với giao dịch mua hàng này => cơ quan thuế "khôn" quá nhỉ.


VD2: Cty X (đại lí cấp 2) mua vào một lô vải với giá 550 triệu đồng (bao gồm 50 triệu đồng thuế GTGT) từ Cty Y là đại lí cấp 1.

Tuy nhiên, trên thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch này, với 1 giao dịch giữa đại lí cấp 1 và đại lí cấp 2, với lô vải tương tự, với các điều kiện khác tương tự, giá bán trung bình chỉ là 330 triệu đồng (bao gồm 30 triệu đồng thuế GTGT).

Như vậy, cơ quan thuế có quyền xác định lại giá vốn lô vải của Cty X trên cơ sở 300 triệu đồng và có quyền chỉ chấp nhận cho khấu trừ 30 triệu đồng thuế GTGT. Đồng thời, Cty X cũng có thể bị phạt. Tuy nhiên, 99,99%, Cty Y thì chẳng bị vấn đề gì => một lần nữa, cơ quan thuế lại chơi "khôn".



Hy vọng với phân tích của tôi, các bạn có thể hiểu hơn về qui định của pháp luật cũng như cách xử lí của cơ quan thuế trong những vấn đề liên quan đến giá (nhưng chưa phải là tất cả đâu nhé)
 
Sửa lần cuối:
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Đọc bài viết của các bạn, mình thấy có một số vấn đề muốn trao đổi thêm.

1. Quyền tự do xác định giá trong giao dịch là 1 trong số các quyền tự do kinh doanh của một nền kinh tế thị trường. Nhà nước VN tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật (điều 2 Pháp lệnh giá).

Doanh nghiệp được bảo hộ quyền tự do định giá nếu không vi phạm các qui định của pháp luật. Ví dụ:
- Cấu kết với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác để liên kết độc quyền về giá, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
- Bán phá giá hàng hoá, dịch vụ;
- Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước;
- Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình;
- Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch vụ;
- Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá;
- Các hành vi khác do pháp luật quy định.
(điều 28 Pháp lệnh giá)
- Giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại vưọt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
(điều 6 Nghi định 37/2006/NĐ-CP)



2. Tuy nhiên, chúng ta thường quên mất một nguyên tắc khác: theo qui định của pháp luật thuế (quản lí thuế, GTGT, TTĐB, TNDN, XNK...), giá mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ ghi nhận để xác định thuế phải đúng thực tế, phù hợp với giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm phát sinh cũng như đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thị trường trong định giá.


Như vậy, nếu doanh nghiệp không vi phạm các qui định của pháp luật về định giá (trừ pháp luật thuế) thì doanh nghiệp chẳng lo gì chuyện bị xử phạt do vi phạm pháp luật về quản lí giá (trừ pháp luật thuế).

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xác định nghĩa vụ thuế dựa vào các mức giá trái nguyên tắc số 2 thì có thể sẽ bị xử lí theo nhóm hành vi gian lận thuế.

VD1: Cty A (chuyên nhập khẩu hàng để bán buôn) nhập khẩu một lô hàng, kế toán xác định vốn là 1 tỷ đồng. Cty A bán lô hàng này cho Cty B (chuyên bán lẻ) với giá 1,21 tỷ đồng (bao gồm 0,11 tỷ đồng thuế GTGT).

Tuy nhiên, trên thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch này, với giao dịch giữa DN nhập khẩu và DN bán lẻ, với lô hàng tương tự, với các điều kiện khác tương tự, giá bán trung bình là 1,65 tỷ đồng (bao gồm 0,15 tỷ đồng thuế GTGT).

Như vậy, cơ quan thuế có quyền xác định lại doanh thu của Cty A là 1,5 tỷ, thuế GTGT hàng bán ra là 0,15 tỷ. Ngoài ra, cơ quan thuế còn có thể xử phạt Cty A. Tuy nhiên, 99,99%, Cty B không bị vấn đề gì về thuế đối với giao dịch mua hàng này => cơ quan thuế "khôn" quá nhỉ.


VD2: Cty X (đại lí cấp 2) mua vào một lô vải với giá 550 triệu đồng (bao gồm 50 triệu đồng thuế GTGT) từ Cty Y là đại lí cấp 1.

Tuy nhiên, trên thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch này, với 1 giao dịch giữa đại lí cấp 1 và đại lí cấp 2, với lô vải tương tự, với các điều kiện khác tương tự, giá bán trung bình chỉ là 330 triệu đồng (bao gồm 30 triệu đồng thuế GTGT).

Như vậy, cơ quan thuế có quyền xác định lại giá vốn lô vải của Cty X trên cơ sở 300 triệu đồng và có quyền chỉ chấp nhận cho khấu trừ 30 triệu đồng thuế GTGT. Đồng thời, Cty X cũng có thể bị phạt. Tuy nhiên, 99,99%, Cty Y thì chẳng bị vấn đề gì => một lần nữa, cơ quan thuế lại chơi "khôn".



Hy vọng với phân tích của tôi, các bạn có thể hiểu hơn về qui định của pháp luật cũng như cách xử lí của cơ quan thuế trong những vấn đề liên quan đến giá (nhưng chưa phải là tất cả đâu nhé)

Đọc cơ sở của bạn cũng hay, nhưng có chổ này mình chưa thông.

1. Cơ sở nào cơ quan thuế có quyền áp lại giá mua của đơn vị khi đơn vị chưa có dấu hiệu vi phạm?

2. Cơ quan thuế chơi khôn chổ nào thế?
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
OK nhận được tin nhắn, tớ cũng bàn với cậu một số vấn đề mà cậu cho là bất đồng quan điểm nhé.

Thứ nhất: Như bài trên của tớ, tớ đã nêu rõ quan điểm trên thị trường nội địa thì vô tư, chỉ khi liên quan đến xuất nhập khẩu thì mới có tí lăn tăn về một số vấn đề về chống bán phá giá mà thôi

Thứ hai: Bàn về các ví dụ của cậu nhé.
VD1: Cty A (chuyên nhập khẩu hàng để bán buôn) nhập khẩu một lô hàng, kế toán xác định vốn là 1 tỷ đồng. Cty A bán lô hàng này cho Cty B (chuyên bán lẻ) với giá 1,21 tỷ đồng (bao gồm 0,11 tỷ đồng thuế GTGT).

Tuy nhiên, trên thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch này, với giao dịch giữa DN nhập khẩu và DN bán lẻ, với lô hàng tương tự, với các điều kiện khác tương tự, giá bán trung bình là 1,65 tỷ đồng (bao gồm 0,15 tỷ đồng thuế GTGT)
Như vậy, cơ quan thuế có quyền xác định lại doanh thu của Cty A là 1,5 tỷ, thuế GTGT hàng bán ra là 0,15 tỷ. Ngoài ra, cơ quan thuế còn có thể xử phạt Cty A. Tuy nhiên, 99,99%, Cty B không bị vấn đề gì về thuế đối với giao dịch mua hàng này => cơ quan thuế "khôn" quá nhỉ.
Với ví dụ này tớ đố ông nào xác định được cái dòng đỏ đỏ.
- Thế nào là lô hàng tương tự <== Có thể xác định nhưng rất khó.
- Thế nào là các điều kiện tương tự <== Bó tay chấm com nhé

Vẫn là quan điểm cũ. Chính sách giá là do doanh nghiệp tự xây dựng.
Nhà nước không can thiệp vào họat động của doanh nghiệp và đặc biệt là không định giá sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhà nước chỉ quản lý một số mặt hàng độc quyền hoặc có liên quan đến thể chế chính trị hoặc kinh tế của quốc gia thông qua một số văn bản qui định và pháp lệnh chống bán phá giá là một trong số đó.
 
T

thienkhoi1583

Guest
4/2/08
14
0
0
HCM
Không xác định đựơc thì mới gọi là 99.9% đấy. còn 0.01% nửa còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó nếu nói tích cực là năng lực của người làm kế toán.
 
N

nguyenhung1978

Guest
6/5/08
10
0
0
Ha noi
To tiger2774:

1. Bạn hỏi: Cơ sở nào cơ quan thuế có quyền áp lại giá mua của đơn vị khi đơn vị chưa có dấu hiệu vi phạm?

Mình xin trả lời như sau:

Hiện nay, theo qui định tại Điểm 2.2 Mục XII Phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC:

"Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thỏa thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp
."

Trước đây, trước khi Luật quản lí thuế có hiệu lực, các văn bản QPPL về thuế khác ngoài nội dung chính sách luôn lồng ghép nội dung quản lí thuế thì trong nội dung về quyền hạn của cơ quan thuế luôn nêu rõ quyền ấn định của cơ quan thuế trong trường hợp ĐTNT kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được căn cứ tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế
(căn cứ tính thuế chắc không thể không có yếu tố giá mua bán phải không bạn???).

Ví dụ: Thuế TNDN, trong Thông tư 128/2003/TT-BTC, tại điểm 7 Mục II Phần D đã qui định: "Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh."

Và tại Điểm 6 Mục IV Phần D qui định: "Cơ quan thuế có quyền xác định lại giá mua, giá bán theo giá thị trường trong nước và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác của cơ sở kinh doanh không đúng với giá cả thị trường và các chi phí thực tế phát sinh."

Đối với các loại thuế khác như GTGT, TTĐB, XNK... các bạn đọc lại sẽ thấy tương tự.

Ngoài ra, khi đọc chính sách thuế nếu chịu khó suy luận cũng sẽ thấy nội dung giá được lồng ghép trong rất nhiều chỗ (VD: đại lí bán đúng giá nhưng bán thấp hơn giá qui định thì thuế GTGT hàng bán ra vẫn tính trên mức giá qui định, còn bán cao hơn thì theo mức giá cao hơn...)

2. Bạn hỏi: Cơ quan thuế chơi khôn chổ nào thế?

Mình xin trả lời:

Bạn không thấy trong VD của mình chỉ có những DN bán giá thấp (làm giảm thuế GTGT, giảm doanh thu làm giảm thuế TNDN) hoặc mua giá cao (làm tăng thuế GTGT khấu trừ, tăng chi phí làm giảm thuế TNDN) thì bị xử lí; còn DN mua giá thấp (khấu trừ ít thuế GTGT, ghi nhận chi phí thấp làm tăng thuế TNDN) hoặc bán giá cao (tăng thuế GTGT đầu ra, tăng doanh thu làm tăng thuế TNDN) thì 99,99% không bị xử lí hoặc được điều chỉnh thì NSNN có lợi quá còn gì => CƠ QUAN THUẾ "KHÔN" phải không bạn?
 
N

nguyenhung1978

Guest
6/5/08
10
0
0
Ha noi
To hồngtrường:

1. Bạn viết: "Chính sách giá là do doanh nghiệp tự xây dựng.
Nhà nước không can thiệp vào họat động của doanh nghiệp và đặc biệt là không định giá sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhà nước chỉ quản lý một số mặt hàng độc quyền hoặc có liên quan đến thể chế chính trị hoặc kinh tế của quốc gia thông qua một số văn bản qui định và pháp lệnh chống bán phá giá là một trong số đó."

Mình xin trả lời:

Bạn nên đọc thêm phần mình viết đầu tiên, để thấy quyền định giá không vi phạm pháp luật là của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ xác định nghĩa vụ thuế dựa vào mức giá thị trường.



2. Bạn viết: "Như bài trên của tớ, tớ đã nêu rõ quan điểm trên thị trường nội địa thì vô tư, chỉ khi liên quan đến xuất nhập khẩu thì mới có tí lăn tăn về một số vấn đề về chống bán phá giá mà thôi"

Mình xin trả lời:

Bạn đọc bài viết mình trả lời tiger2774 nhé. Không chỉ liên quan đến XNK thì mới " có tí lăn tăn" đâu. Trong nước và các loại thuế nội địa như TNDN... cũng "lăn tăn" không ít



3. Bạn viết: "Với ví dụ này tớ đố ông nào xác định được cái dòng đỏ đỏ.
- Thế nào là lô hàng tương tự <== Có thể xác định nhưng rất khó.
- Thế nào là các điều kiện tương tự <== Bó tay chấm com nhé"

Mình xin trả lời:

- Lô hàng tương tự: tương tự về chủng loại, chất lượng, tính chất chuyển giao... chẳng nhẽ quá khó tìm??? Chẳng nhẽ Cty A, B, X, Y trong ví dụ mình nêu mua bán chất phóng xạ hay đồ cổ đơn chiếc nên khó tìm lô hàng tương tự đến mức như bạn kêu???

Mặt khác, khi không thể tìm thấy lô hàng tương tự, trong đa số các trường hợp vẫn có thể đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu để tạo nên tính "có thể so sánh" mà. Xin lưu ý, trong kĩ thuật quản lí thuế hiện đại, việc điều chỉnh này được chấp nhận rất phổ biến trên thế giới bạn à.

- Các điều kiện tương tự: tương tự về điều kiện hợp đồng (giao hàng, trả ngay hay trả chậm; bảo hành hoặc không bảo hành...), điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch (mức độ cạnh tranh của sản phẩm...) chẳng nhẽ luôn là "bó tay.com" sao???

Và ngay cả khi không thể có điều kiện tương tự, trong đa số các trường hợp vẫn có thể đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu để tạo nên tính "có thể so sánh" mà.

VD: Cty N bán cho Cty M tại kho của Cty N; còn Cty P bán cho hàng tại chân công trình cho Cty Q; các yếu tố khác không khác biệt. Để có "điều kiện tương tự", ta chỉ cần loại trừ chi phí vận chuyển hàng của Cty P là "tương tự" ngay


Mình tin là với trình độ không quá kém và nếu không ngại suy nghĩ thì 2 vấn đề "rất khó" và "bó tay.com" sẽ được giải quyết với xác xuất 95% (mà trong 1 phép thử, với xác suất như thế có nghĩa là chắc chắn xảy ra mà)




PS: bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 117/2005/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh nhé. Hi vọng nó sẽ giúp bạn hiểu thêm cách hành xử về vấn đề định giá của cơ quan thuế trong tương lai
 
Sửa lần cuối:
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
Trao đổi vài lời.
Lấy nguyên tắc trên cơ sở quy định của pháp luật. Không nên lấy quan điểm.
Nếu bán thấp hơn giá vốn và cơ sở đều đó là đúng (ví dụ hàng kém phẩm chất, hàng lỗi thời...) phù hợp giá cả thị trường thì ổn cả.
Nếu giá bán thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường => Điều này thể hiện tính không hợp lý trong giá bán => Cơ quan thuế ấn định giá để tính thuế theo quy định Luật quản lý thuế được hướng dẫn tại NĐ 85/2007/NĐ-CP (Điều 26 Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp) và TT 60/2007/TT-BTC.
"Điều 26. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan quản lý thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đủ hoặc chưa đúng các yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế."
Giá là một trong những yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp
Và đương nhiên ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp theo trình tự và thủ tục pháp lý. Chứ không phải cán bộ thuế cảm thấy không đúng giá là ấn định . Cảm thấy và suy diễn mà áp dụng thì.... chết doanh nghiệp.
Chào
 
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Mình xin trả lời:

Bạn nên đọc thêm phần mình viết đầu tiên, để thấy quyền định giá không vi phạm pháp luật là của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ xác định nghĩa vụ thuế dựa vào mức giá thị trường.
Đồng ý với quan điểm này của bạn và cũng xin nói thêm là doanh nghiệp đã tự quyết định giá thì đương nhiên thực hiện nghĩa vụ thuế trên giá mà doanh nghiệp đã xây dựng (loại trừ trường hợp vi phạm pháp luật)
Mình xin trả lời:

- Lô hàng tương tự: tương tự về chủng loại, chất lượng, tính chất chuyển giao... chẳng nhẽ quá khó tìm??? Chẳng nhẽ Cty A, B, X, Y trong ví dụ mình nêu mua bán chất phóng xạ hay đồ cổ đơn chiếc nên khó tìm lô hàng tương tự đến mức như bạn kêu???

Mặt khác, khi không thể tìm thấy lô hàng tương tự, trong đa số các trường hợp vẫn có thể đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu để tạo nên tính "có thể so sánh" mà. Xin lưu ý, trong kĩ thuật quản lí thuế hiện đại, việc điều chỉnh này được chấp nhận rất phổ biến trên thế giới bạn à.

- Các điều kiện tương tự: tương tự về điều kiện hợp đồng (giao hàng, trả ngay hay trả chậm; bảo hành hoặc không bảo hành...), điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch (mức độ cạnh tranh của sản phẩm...) chẳng nhẽ luôn là "bó tay.com" sao???

Và ngay cả khi không thể có điều kiện tương tự, trong đa số các trường hợp vẫn có thể đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu để tạo nên tính "có thể so sánh" mà.

VD: Cty N bán cho Cty M tại kho của Cty N; còn Cty P bán cho hàng tại chân công trình cho Cty Q; các yếu tố khác không khác biệt. Để có "điều kiện tương tự", ta chỉ cần loại trừ chi phí vận chuyển hàng của Cty P là "tương tự" ngay
Còn quan điểm này thì vẩn còn tí lăn tăn.
Trở lại ví dụ của bạn nhé.
Cty N bán cho Cty M tại kho của Cty N; còn Cty P bán cho hàng tại chân công trình cho Cty Q; các yếu tố khác không khác biệt. Để có "điều kiện tương tự", ta chỉ cần loại trừ chi phí vận chuyển hàng của Cty P là "tương tự" ngay.
Vậy trong trường hợp bạn loại trừ này cơ quan thuế có quyền ấn định thuế theo giá giao dịch trên thị trường khi thấy có sự chênh lệch về giá của 2 công ty sao ?
Cái quan trọng cần tham khảo chính là cái các yếu tố khác không khác biệt của bạn đấy
Bạn thử nghĩ xem trên thị trường có bao nhiêu chủng lọai sản phẩm cùng loại lưu hành trên thị trường.
Một loại sản phẩm gạch xây dựng có hàng chục công ty và hằng chục ngàn mẫu mã. Mỗi một mẫu là giá lại khác nhau.
Cho là cùng một điều kiện giao dịch nhưng sự chênh lệch về giá là không tránh khỏi.

Sự chênh lệch này còn tùy thuộc và nhiều yếu tố.
- Qui trình sản xuất hiện đại
- Quản lý sử dụng nhân công hợp lý
- Thậm chí là cả về khả năng đàm phán hợp đồng với đối tác.

Cho là cùng một sản phẩm gạch có kích cỡ 20*20 như nhau đi. Cùng bán cho một công trường tại một địa điểm, cùng có chi phí vận chuyển như nhau. Có nhiều cái như nhau thế mà giá vẫn chênh lệch một trời một vực. ==> Cơ quan thuế cũng thực hiện biện pháp loại trừ và ấn định thuế theo giá thị trường hay sao ? Bạn có thấy như thế là vô lý vô cùng hay không.

Những điều bạn trích dẫn trong TT60 đều đúng nhưng nó chỉ là các biện pháp chế tài nếu doanh nghiệp làm sai qui định hoặc không giải trình được những số liệu của mình cho cơ quan thanh kiểm tra.

Quyền tự quyết vẫn thuộc về doanh nghiệp. Khi và chỉ khi doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm và không thể giải trình hoặc giải trình không hợp lý thì cơ quan thuế mới áp dụng các điều mà bạn trích dẫn. Liều mạng áp bừa doanh nghiệp họ kiện cho tơi tả luôn đấy

P/s: Bạn không nên trích dẫn TT128 vì nó đã hết hiệu lực thi hành.
Rất vui vì được tham khảo quan điểm này của bạn hehe :dance2:
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenhung1978

Guest
6/5/08
10
0
0
Ha noi
To hồngtrường:

Vậy trong trường hợp bạn loại trừ này cơ quan thuế có quyền ấn định thuế theo giá giao dịch trên thị trường khi thấy có sự chênh lệch về giá của 2 công ty sao ?
Cái quan trọng cần tham khảo chính là cái các yếu tố khác không khác biệt của bạn đấy
Bạn thử nghĩ xem trên thị trường có bao nhiêu chủng lọai sản phẩm cùng loại lưu hành trên thị trường.
Một loại sản phẩm gạch xây dựng có hàng chục công ty và hằng chục ngàn mẫu mã. Mỗi một mẫu là giá lại khác nhau.
Cho là cùng một điều kiện giao dịch nhưng sự chênh lệch về giá là không tránh khỏi.

Sự chênh lệch này còn tùy thuộc và nhiều yếu tố.
- Qui trình sản xuất hiện đại
- Quản lý sử dụng nhân công hợp lý
- Thậm chí là cả về khả năng đàm phán hợp đồng với đối tác.

Cho là cùng một sản phẩm gạch có kích cỡ 20*20 như nhau đi. Cùng bán cho một công trường tại một địa điểm, cùng có chi phí vận chuyển như nhau. Có nhiều cái như nhau thế mà giá vẫn chênh lệch một trời một vực. ==> Cơ quan thuế cũng ấn thực hiện biện pháp loại trừ và ấn định thuế theo giá thị trường hay sao. Bạn có thấy như thế là vô lý vô cùng hay không.

Mình xin trả lời như sau:

- Có thể hơi chủ quan nhưng mình thấy bạn chỉ đứng ở góc độ doanh nghiệp với cách tư duy kiểu AQ khi nói về vấn đề giá, không chịu mở rộng suy nghĩ hoặc không dám bỏ đi những suy nghĩ cũ của mình hoặc chưa nhìn ra thế giới. Ở các nước mà quyền tự do (trong đó có tự do kinh doanh, tự do định giá…) được coi là một trong những quyền quan trọng nhất (như Mỹ, Tây Âu, Úc…), luật pháp vẫn cho phép các cơ quan thuế sử dụng công cụ giá (trực tiếp hoặc gián tiếp) để chống gian lận thuế. Và các cơ quan thuế này đã xử lí khá hiệu quả.

- Từ năm 1997 đến nay, OECD, IMF, WB, ATO (Cơ quan thuế Úc) và các nhà tài trợ khác đã và đang giúp Việt Nam xây dựng các qui định, qui trình, đào tạo cán bộ thuế để chống gian lân thuế qua giá

- Bạn nên đọc ngay Thông tư 117/2005/TT-BTC mà mình đã giới thiệu, những vấn để bạn nêu (sự khác biệt về qui trình sản xuất, quản lý sử dụng nhân công hợp lý, đàm phán hợp đồng hay thậm chí là cả ví dụ về gạch của bạn) đã được giải quyết về mặt cơ bản trong đó.


Những điều bạn trích dẫn trong TT60 đều đúng nhưng nó chỉ là các biện pháp chế tài nếu doanh nghiệp làm sai qui định hoặc không giải trình được những số liệu của mình cho cơ quan thanh kiểm tra.

Quyền tự quyết vẫn thuộc về doanh nghiệp. Khi và chỉ khi doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm và không thể giải trình hoặc giải trình không hợp lý thì cơ quan thuế dám áp dụng các điều mà bạn trích dẫn. Liều mạng áp bừa doanh nghiệp họ kiện cho tơi tả luôn đấy
Mình xin trả lời:

- Điểm 2.2 Mục XII Phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC mà mình trích dẫn áp dụng trong trường hợp “Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường” chứ không chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm sai qui định hoặc không giải trình được những số liệu như bạn nói (theo ý mình, bạn nên đọc kĩ lại cả Thông tư 60/2007/TT-BTC).

- Mình đồng ý với ý bạn nói bạn sẽ phải giải trình với cơ quan thuế nhưng bạn có biết mình sẽ phải giải trình như thế nào để thuyết phục không??? Để thuyết phục thì bắt buộc phải có số liệu, về điều kiện liên quan, phương pháp định giá, căn cứ định giá… để giải trình chứ không thể cãi xuông như bạn đâu

- Còn về việc bị kiện tơi tả thì mình cũng thấy bình thường, muốn thắng kiện, bạn sẽ phải chứng minh việc làm trái pháp luật của cơ quan thuế và chứng minh việc mình định giá như thế là hợp lí, đúng nguyên tắc thị trường (mặt số liệu, phương pháp xác định giá…).

P/s: Bạn không nên trích dẫn TT128 vì nó đã hết hiệu lực thi hành

Mình xin trả lời như sau:

- Chắc bạn chưa đọc kỹ bài của mình, mình nêu TT 128 ở góc độ lịch sử để bạn thấy việc này không phải mới có nhé

- hơn nữa dù TT 128 đã hết hiệu lực nhưng chẳng nhẽ 100% doanh nghiệp ở VN đã được kiểm tra quyết toán thuế cho giai đoạn trước 2007 (giai đoạn TT 128 còn hiệu lực) hả bạn???
 
N

nguyenhung1978

Guest
6/5/08
10
0
0
Ha noi
Trao đổi vài lời.
Lấy nguyên tắc trên cơ sở quy định của pháp luật. Không nên lấy quan điểm.
Nếu bán thấp hơn giá vốn và cơ sở đều đó là đúng (ví dụ hàng kém phẩm chất, hàng lỗi thời...) phù hợp giá cả thị trường thì ổn cả.
Nếu giá bán thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường => Điều này thể hiện tính không hợp lý trong giá bán => Cơ quan thuế ấn định giá để tính thuế theo quy định Luật quản lý thuế được hướng dẫn tại NĐ 85/2007/NĐ-CP (Điều 26 Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp) và TT 60/2007/TT-BTC.
"Điều 26. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan quản lý thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đủ hoặc chưa đúng các yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế."
Giá là một trong những yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp
Và đương nhiên ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp theo trình tự và thủ tục pháp lý. Chứ không phải cán bộ thuế cảm thấy không đúng giá là ấn định . Cảm thấy và suy diễn mà áp dụng thì.... chết doanh nghiệp.
Chào

Mình xin trao đổi với bạn như sau:

- Thứ nhất, những thứ mình nêu đều có căn cứ pháp lí chứ không phải chỉ là quan điểm đơn thuần.

Tuy nhiên, cũng vì là trao đổi, mình thường thích nói dưới dạng quan điểm với mục đích cầu thị


- Thứ 2, mình xin khẳng định, việc ấn định giá hay ấn định thuế phải thực hiện theo 1 qui trình chặt chẽ. Mà bạn có biết ở bước thứ 2 của qui trình đó, DN phải chứng minh một cách thuyết phục về việc mình định giá không trái qui định của pháp luật thuế để không bị ấn định không? (tham khảo thêm bài mình trả lời HỒNGTRƯỜNG). Nếu DN chứng minh được bằng số liệu, qui trình, phương pháp cụ thể... thì cơ quan thuế không có quyền ấn định đâu (pháp luật cũng sẽ bảo vệ DN bạn trong trường hợp này).


- Thứ 3, chỉ có những cán bộ thuế "dốt" mà lại muốn "làm tiền doanh nghiệp" hoặc muốn "thu bừa" mới "cảm thấy và suy diễn" để ấn định thuế nhất là ấn định giá tính thuế. Nếu họ có kiến thức về định giá, chống gian lận thuế qua giá thì họ sẽ không thiếu căn cứ pháp lí để hạ DN đâu bạn ạ.
 
Sửa lần cuối:
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
To hồngtrường:
Mình xin trả lời như sau:

- Có thể hơi chủ quan nhưng mình thấy bạn chỉ đứng ở góc độ doanh nghiệp với cách tư duy kiểu AQ khi nói về vấn đề giá, không chịu mở rộng suy nghĩ hoặc không dám bỏ đi những suy nghĩ cũ của mình hoặc chưa nhìn ra thế giới. Ở các nước mà quyền tự do (trong đó có tự do kinh doanh, tự do định giá…) được coi là một trong những quyền quan trọng nhất (như Mỹ, Tây Âu, Úc…), luật pháp vẫn cho phép các cơ quan thuế sử dụng công cụ giá (trực tiếp hoặc gián tiếp) để chống gian lận thuế. Và các cơ quan thuế này đã xử lí khá hiệu quả.
Đọc xong mấy câu trên tớ bắt đầu thấy hình như bạn đi xa tranh luận mà bắt đầu cãi cùn rồi đây :wall:
- Từ năm 1997 đến nay, OECD, IMF, WB, ATO (Cơ quan thuế Úc) và các nhà tài trợ khác đã và đang giúp Việt Nam xây dựng các qui định, qui trình, đào tạo cán bộ thuế để chống gian lân thuế qua giá
- Bạn nên đọc ngay Thông tư 117/2005/TT-BTC mà mình đã giới thiệu, những vấn để bạn nêu (sự khác biệt về qui trình sản xuất, quản lý sử dụng nhân công hợp lý, đàm phán hợp đồng hay thậm chí là cả ví dụ về gạch của bạn) đã được giải quyết về mặt cơ bản trong đó.
Tớ không phủ nhận chính sách giá của nhà nước nhé. Càng không phủ nhận sự quản lý của cơ quan công quyền.
Tớ chỉ nêu lên những bất cập mà doanh nghiệp mắc phải mà thôi.
Bạn không thể viện chứng những điều mà bạn cho cần thiết để quản lý hiệu quả chính sách giá. Chính sách nào cũng đều đặt quyền lợi của doanh nghiệp lên hàng đầu.( Dĩ nhiên là khi doanh nghiệp đó không vi phạm pháp luật)
Bạn nên đọc lại Hiến Pháp 92 để hiểu rõ thêm về quyền của cá nhân cũng như các thành phần kinh tế trước khi phán người khác không mở rộng suy nghĩ và AQ
Mình xin trả lời:

- Điểm 2.2 Mục XII Phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC mà mình trích dẫn áp dụng trong trường hợp “Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường” chứ không chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm sai qui định hoặc không giải trình được những số liệu như bạn nói (theo ý mình, bạn nên đọc kĩ lại cả Thông tư 60/2007/TT-BTC)

Mình đồng ý với ý bạn nói bạn sẽ phải giải trình với cơ quan thuế nhưng bạn có biết mình sẽ phải giải trình như thế nào để thuyết phục không??? Để thuyết phục thì bắt buộc phải có số liệu, về điều kiện liên quan, phương pháp định giá, căn cứ định giá… để giải trình chứ không thể cãi xuông như bạn đâu
Kể cả khi doanh nghiệp cố tình làm sai thì cơ quan thanh kiểm tra vẫn phải qua một bước là yêu cầu doanh nghiệp giải trình.

Và vấn đề giải trình thế nào và ra sao thì còn tùy vào các chứng từ luân chuyển cũng như sự am hiểu luật pháp như thế nào của chủ doanh nghiệp.
Không phải cứ trích dẫn TT60 hay là cái gì gì đó ra là bắt buộc người khác phải phục tùng đâu thưa bạn.

Cơ quan thuế cứ cảm thấy giá chưa hợp lý mà áp đặt rùi ấn định thuế linh tinh mà không chịu nghe giải trình thì có mà chết doanh nghiệp à. ( Nói đến đây lại nhớ chế độ bao cấp, phát tem phiếu lãnh gạo .... :wall: )

Khi nào bạn không biết giải trình trong trường hợp này thì liên hệ với tớ.
Tớ sẽ chứng minh cho bạn thấy tớ không cãi xuông như cách mà bạn đang làm đâu

Còn vẫn quan điểm thuế là cha mẹ như thế (nằm xuống đưa mông ra cho bố đánh.. ) thì đừng nghĩ đến WTO nữa thì hay hơn. Quay về thời tự cung tự cấp và phát hành tem phiếu là chuẩn nhất :wall:
Mình xin trả lời như sau:

- Chắc bạn chưa đọc kỹ bài của mình, mình nêu TT 128 ở góc độ lịch sử để bạn thấy việc này không phải mới có nhé

- hơn nữa dù TT 128 đã hết hiệu lực nhưng chẳng nhẽ 100% doanh nghiệp ở VN đã được kiểm tra quyết toán thuế cho giai đoạn trước 2007 (giai đoạn TT 128 còn hiệu lực) hả bạn???
Vụng chèo khéo chống.

Tớ chỉ nhắc bạn nên dùng những văn bản đang có hiệu lực thì hay hơn thôi, không bàn về hồi tố.

Nếu bạn còn tranh luận kiểu cùn như thế này thì tôi xin kiếu. :wall:
Bạn nói một mình đi vậy
Chúc vui
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA