Kiểm toán nội bộ & kiểm soát nội bộ

  • Thread starter thunta
  • Ngày gửi
T

thunta

Guest
17/4/08
24
0
1
39
Quy Nhon
Em thấy 2 chú này cứ làm mọi người nhầm lẫn lung tung cả lên. Pác nào biết rõ thì phân biệt dùm em với nhé. :beer:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanquyen

tranvanquyen

Tổ bán báo xa người yêu..
kiểm toán nội bộ bao hàm rộng hơn kiểm soát nội bộ. Thường thì kiểm soát nội bộ chỉ diễn ra tại 1 khâu, 1 phần hành nào đó..
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
kiểm toán nội bộ bao hàm rộng hơn kiểm soát nội bộ. Thường thì kiểm soát nội bộ chỉ diễn ra tại 1 khâu, 1 phần hành nào đó..


Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả việc kiểm toán nội bộ.

Ý mình ngược lại với bạn rồi. :1nono::005:

Để lúc nào rảnh mình tìm cái định nghĩa cho sát hen.
 
V

vubachdieptn

Guest
5/5/08
2
0
0
36
thainguyen
mình có cùng ý kiến vơi Thien Thanh và haitvonline
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức

TS. Phạm Anh Tuấn
Tạp chí Nhà quản lý


Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Cũng trên nguyên tắc này, các hệ thống quản lý khác nhau có chuẩn mực quốc tế như ISO, TQM, QA/QC đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của một tổ chức đã được xây dựng.
Sự cần thiết và lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần).
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát nội bộ
Tùy vào loại hình hoạt động mục tiêu và quy mô của tổ chức mà hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả, hệ thống này cần óc đủ năm thành phần:
Môi trường kiểm soát: là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Ví dụ, nhận thức của ban giám đốc thế nào về tầm quan trọng của liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc cần tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phải phân công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc phải ban hành bằng văn bản các nội quy, quy chế, quy trình SXKD... Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

  • Đánh giá rủi ro: Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động.
  • Các yếu tố bên trong. Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở. Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho quản lý và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp hoặc do xa Công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm...
  • Các yếu tố bên ngoài. Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành. Thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời. Xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị phần. Sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức...
Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng.
Các hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra được thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức. Ví dụ: kiểm soát phòng ngừa và phát hiện sự mất mát, thiệt hại của tài sản, kiểm soát xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực mà tổ chức đã quy định, theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành…
Hệ thống thông tin và truyền thông cần được tổ chức để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền.
Hệ thống giám sát và thẩm định: là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, được điều chỉnh khi môi trường thay đổi, được cải thiện khi có khiếm khuyết. Ví dụ thường xuyên rà soát, kiểm tra và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức sau khi ký cam kết hay không.
Làm thế nào để hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả?
Ban giám đốc có trách nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Để hệ thống này vận hành tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi. Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá rõ ràng và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức. Xác định rõ các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản. Bất kỳ thành viên nào của tổ chức cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ. Quy định rõ ràng trách nhiệm kiểm tra và giám sát. Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập. Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiêm soát nội bộ.
Doanh nghiệp Việt Nam và kiểm soát nội bộ
Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiềm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

------------
Sói sưu tầm thôi nhé.
Các bác có ý kiến gì thì đưa ra cùng trao đổi nhé!
 
L

ledinhhanh2008

Guest
13/9/08
1
0
0
44
Tp Hồ Chí Minh
Chào các bạn theo mình nhận thấy sự khác nhau giữa kiểm soát và kiểm toán nội bộ đó là hoạt động kiểm tra của Kiểm soát và Kiểm Toán nội bộ, KTNB là kiểm tra kết quả hoạt động của đơn vị phòng ban có tuân thủ hay không, còn Kiểm soát nội bô là kiểm tra trong quá trình hoạt động của đơn vị phòng ban cho đúng với quy trình hoạt động
 
P

Phalephalephale

Guest
3/11/08
4
0
0
q.11
Em thấy 2 chú này cứ làm mọi người nhầm lẫn lung tung cả lên. Pác nào biết rõ thì phân biệt dùm em với nhé. :beer:

Kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ những tác nghiệp giúp doanh nghiệp kiểm soát tình hình tài chính, sản xuất, hoạt động kinh doanh..... Công tác kiểm soát nội bộ rất đa dạng và phụ thuộc rất lớn vào đặc trưng doanh nghiệp. Mổi tác nghiệp trong kiểm soát nội bộ nhìn chung bao gồm 4 bước lớn: Hoạch định, xử lý và kiểm tra và xử lý

Kiểm toán nội bộ là bước chủ yếu của công tác kiểm tra trong việc kiểm soát doanh nghiệp: Công việc kiểm toán nội bộ đường được hoạch định và tiến hành theo nhu cầu của doanh nghiệp.
 
T

tientan

Guest
24/2/06
4
0
0
Ha noi
Em thấy 2 chú này cứ làm mọi người nhầm lẫn lung tung cả lên. Pác nào biết rõ thì phân biệt dùm em với nhé. :beer:
Mình đã làm KSNB gần được 2 năm, đúng theo những gì mình đang làm thì KTNB là một trong những hoạt động của KSNB.
Có thể hiểu thế này:
+ KTNB: nhằm đảm bảo số liệu trên BCTC là chính xác.
+ KSNB: rất rộng, liên quan đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như kiểm soát tuân thủ quy định tài chính hiện hành của nhà nước, của doanh nghiệp, tuân thủ quy trình iso (nếu có),..., ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng quy trình, quy định liên quan đến hoạt động của công ty.

Bạn nào có nhu cầu trao đổi chuyên sâu, chi tiết hơn có thể mail cho mình theo địa chỉ: tientan83@yahoo.com
 
T

thanhhung

LQT
Mình đã làm KSNB gần được 2 năm, đúng theo những gì mình đang làm thì KTNB là một trong những hoạt động của KSNB.
Có thể hiểu thế này:
+ KTNB: nhằm đảm bảo số liệu trên BCTC là chính xác.
+ KSNB: rất rộng, liên quan đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như kiểm soát tuân thủ quy định tài chính hiện hành của nhà nước, của doanh nghiệp, tuân thủ quy trình iso (nếu có),..., ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng quy trình, quy định liên quan đến hoạt động của công ty.

Bạn nào có nhu cầu trao đổi chuyên sâu, chi tiết hơn có thể mail cho mình theo địa chỉ: tientan83@yahoo.com

Cho mình hỏi lại 2 ý:

- Số liệu trên BCTC có bao giờ là chính xác?!

- Kiểm toán NB chỉ kiểm BCTC ?
 
T

tientan

Guest
24/2/06
4
0
0
Ha noi
Theo như công việc mình đang làm hiện tại, thì việc kiểm toán thực hiện ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối nửa năm, cuối năm (thực hiện sau việc chổt sổ của kế toán) => Kiếm toán số liệu trên BCTC.

=> Kiếm toán nội bộ là một phần hành của Kiểm soát nội bộ (theo đánh giá cá nhân của mình), vì hiện tại mình đang làm nhiều CV khác ko chỉ liên quan đến kiểm toán BCTC.

Tuy nhiên cũng xin nói thêm là do cách gọi, cách định nghĩa của từng Cty thì kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác ngoài việc kiểm toán BCTC.

Một vài ý kiến cá nhân.
 
H

harrykism

Guest
7/12/05
8
1
0
Hanoi
Thực ra 2 cái này phải độc lập nhau.

Kiểm soát nội bộ (internal control) là một cộng cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý. Việc này do ban Giám đốc thực hiện.

Kiểm toán nội bộ (internal audit) là một công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không. Việc này do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.

Hiện nay, nhiều người mới chỉ hiểu KTNB hay KSNB là các hoạt động trong việc ra báo cáo tài chính. Tuy nhiên phạm vi của KSNB và KTNB thì rộng hơn rất nhiều: Tài chính, vận hành, Công nghệ thông tin...

Hiện ở Việt Nam các công ty kiểm toán và tư vấn Quốc tế (ví dụ KPMG) có cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng xây dựng hệ thống KSNB và giúp doanh nghiệp thực hiện KTNB không chỉ về tài chính mà cả về Công nghệ thông tin.
 
B

BinhVT68

Sơ cấp
23/12/08
5
0
0
HN
Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả việc kiểm toán nội bộ.

Về tổng thể thì đúng như thế. Khi nói đến Kiểm soát nội bộ, người ta thường nói về cả một hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các cơ chế, quy trình, thủ tục, tổ chức và phân nhiệm, và có thể có một cấu phần chuyên trách bằng xương bằng thịt đó là bộ máy kiểm soát nội bộ và/hoặc bộ máy kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên việc hay nhầm lẫn ở đây lại thường xảy ra khi phân định chức năng, nhiệm vụ của những người làm kiểm toán nội bộ và những người làm kiểm soát nội bộ. Và với 1 doanh nghiệp có đồng thời 2 bộ máy KTNB và KSNB thì hay nhầm lẫn và chồng chéo khi thực hiện kiểm soát tuân thủ.
Ban nào có ý kiến làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách KSNB và KTNB thì cho anh em tham khảo với nhé.
 
T

thuylancd

Guest
15/6/09
2
0
0
thanh ba - phu tho
em dang lam luân văn cao học đề tài nghiên cuu ,hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại truong cao đẳng nghê thuộc đon vi HCSN , em đang rất cần các tài liệu về kiểm soát nội bộ , ai biết ỏ đâu có tài liệu hoặc có cho em xin vói
 
N

Ng Toan Thang

Guest
19/6/09
1
0
0
41
tp buon ma thuot
gio em dang lam bai tieu luan kiem toan von bang tien. anh chi nao co the cap cho e 1 bai tieu luan von bang tien duoc ko?
 
T

tungtt10

Guest
29/11/04
33
0
0
43
Hanoi
Tôi đồng ý với harrykism và có thêm vài ý kiến sau:
- Các công cụ của Hệ thống kiểm toán nội bộ là các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, quy chế của Nhà nước, của doanh nghiệp đề ra để doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội (thể hiện bằng văn bản) như việc quản lý vốn bằng tiền, quản lý chi phí, giá thành ...
- Kiểm toán nội bộ là một phần hành của hệ thống tổ chức bộ máy doanh nghiệp giúp ban quản lý doanh nghiệp kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc xem liệu họ có làm đúng các quy định hay không? Các nội dung cần kiểm toán nội bộ là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Tuỳ theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà quy định chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ (có thể thực hiện hết các hình thức kiểm toán trên hoặc chỉ một phần).
Hiện tại công việc kiểm toán nội bộ tôi đang làm là cả 3 hình thức trên, hoạt động trực thuộc giám đốc công ty (vì không có HĐQT hay Ban kiểm toán).
Mong nhận được thêm ý kiến mọi người!
 
C

chitt

Guest
11/9/09
2
0
0
Hanoi
Theo như công việc mình đang làm hiện tại, thì việc kiểm toán thực hiện ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối nửa năm, cuối năm (thực hiện sau việc chổt sổ của kế toán) => Kiếm toán số liệu trên BCTC.

=> Kiếm toán nội bộ là một phần hành của Kiểm soát nội bộ (theo đánh giá cá nhân của mình), vì hiện tại mình đang làm nhiều CV khác ko chỉ liên quan đến kiểm toán BCTC.

Tuy nhiên cũng xin nói thêm là do cách gọi, cách định nghĩa của từng Cty thì kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác ngoài việc kiểm toán BCTC.

Một vài ý kiến cá nhân.
Mình đồng ý với ý kiến của bạn này ,kiểm soát nội bộ sẽ kiểm soát rất nhiều thứ khác ngoài BCTC ,va nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ còn tuỳ thuộc vào từng quy định của từng DN .Mọi hoạt động của cty đều phải qua sự rà soát của KSNB rồi mới đuợc tiến hành.Theo mình ,một cty cổ phần rất cần ban kiểm soát ,do hội đồng quản trị bổ nhiệm để giám sát moi hoạt động của cty ,báo cáo lên hôi đồng quản trị và giám đốc .
 
Sửa lần cuối:
T

tomitsu

Guest
23/2/08
22
0
1
46
Mynoi-Bachong-Donganh-Hanoi
Mình đã làm KSNB gần được 2 năm, đúng theo những gì mình đang làm thì KTNB là một trong những hoạt động của KSNB.
Có thể hiểu thế này:
+ KTNB: nhằm đảm bảo số liệu trên BCTC là chính xác.
+ KSNB: rất rộng, liên quan đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như kiểm soát tuân thủ quy định tài chính hiện hành của nhà nước, của doanh nghiệp, tuân thủ quy trình iso (nếu có),..., ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng quy trình, quy định liên quan đến hoạt động của công ty.

Bạn nào có nhu cầu trao đổi chuyên sâu, chi tiết hơn có thể mail cho mình theo địa chỉ: tientan83@yahoo.com
Chào tientan83,
Mình cũng đang làm KTNB, nhưng có vẻ cũng đang lẫn giữa KTNB và KSNB. Có gì anh em trao đổi thêm nhé.
Gmail:truongan.truong@gmail.com
Website:www.taichinh247.com
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA