
Gần đây, SUNF có nghe một số anh chị em phàn nàn về việc bài viết về Kiểm soát nội bộ đang hay bỗng nhiên bị đứt đoạn. Để góp sức với bà con tiếp tục một chủ đề khá là nóng, SUNF xin tóm tắt một số thông tin SUNF có, chủ yếu thông qua một cuộc điều tra về kiểm soát doanh nghiệp (Chả biết dịch thế có đúng không, nguyên bản tiếng anh SUNF có đề rồi đó, Corporate Governance) trong các doanh nghiệp Việt nam. Chủ yếu là khối doanh nghiệp tư nhân. Thông tin SUNF đưa ra ở đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mời anh chị em tham gia cho ý kiến.
Phần I - CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
Cái này chắc bà con ai cũng biết. Có ba loại hình chính:
1. Công ty tư nhân và công ty Trách nhiệm Vô hạn
2. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
3. Công ty Cổ phần
Trong đó, trung bình, vốn trên đầu người của công ty Cổ phần là khoảng 60 Triệu VND, và trung bình vốn trên đầu người của công ty TNHH được ước tính vào khoảng 42 Triệu VND (Thống kê năm 2002).
Tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất là các công ty tư nhân, khoảng 25% một năm. Công ty TNHH có mức tăng trưởng khoảng 19%, và các công ty Cổ phần tăng trưởng khoảng 10% một năm.
Theo đánh giá, một trong những điểm ràng buộc lớn nhất làm chậm lại tốc độ tăng trưởng chung của khối doanh nghiệp Việt nam là thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Để được "lên sàn", các công ty cần có số vốn pháp định tối thiểu là 10 Tỷ VND. Hiện tại, số lượng các công ty đăng ký vốn pháp định đạt tiêu chuẩn chiếm không quá... 5% số lượng doanh nghiệp Việt nam.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt nam là phương pháp huy động vốn không thông qua các tổ chức tài chính. Khoảng 3% doanh nghiệp TNHH có huy động vốn từ các tổ chức tài chính, và đối với công ty Cổ phần, con số này được ước tính vào khoảng 16%.
Riêng tính về huy động vốn, rõ ràng, các công ty Cổ phần có lợi thế hơn nhiều so với các loại hình khác. Khả năng vay vốn trung và dài hạn của các công ty cổ phần bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với hai loại hình còn lại.
(Còn tiếp: Phần II - Kiểm soát nội bộ)
Phần I - CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
Cái này chắc bà con ai cũng biết. Có ba loại hình chính:
1. Công ty tư nhân và công ty Trách nhiệm Vô hạn
2. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
3. Công ty Cổ phần
Trong đó, trung bình, vốn trên đầu người của công ty Cổ phần là khoảng 60 Triệu VND, và trung bình vốn trên đầu người của công ty TNHH được ước tính vào khoảng 42 Triệu VND (Thống kê năm 2002).
Tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất là các công ty tư nhân, khoảng 25% một năm. Công ty TNHH có mức tăng trưởng khoảng 19%, và các công ty Cổ phần tăng trưởng khoảng 10% một năm.
Theo đánh giá, một trong những điểm ràng buộc lớn nhất làm chậm lại tốc độ tăng trưởng chung của khối doanh nghiệp Việt nam là thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Để được "lên sàn", các công ty cần có số vốn pháp định tối thiểu là 10 Tỷ VND. Hiện tại, số lượng các công ty đăng ký vốn pháp định đạt tiêu chuẩn chiếm không quá... 5% số lượng doanh nghiệp Việt nam.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt nam là phương pháp huy động vốn không thông qua các tổ chức tài chính. Khoảng 3% doanh nghiệp TNHH có huy động vốn từ các tổ chức tài chính, và đối với công ty Cổ phần, con số này được ước tính vào khoảng 16%.
Riêng tính về huy động vốn, rõ ràng, các công ty Cổ phần có lợi thế hơn nhiều so với các loại hình khác. Khả năng vay vốn trung và dài hạn của các công ty cổ phần bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với hai loại hình còn lại.
(Còn tiếp: Phần II - Kiểm soát nội bộ)