Kiểm soát doanh nghiệp - Corporate Governance

  • Thread starter SUNF
  • Ngày gửi
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Gần đây, SUNF có nghe một số anh chị em phàn nàn về việc bài viết về Kiểm soát nội bộ đang hay bỗng nhiên bị đứt đoạn. Để góp sức với bà con tiếp tục một chủ đề khá là nóng, SUNF xin tóm tắt một số thông tin SUNF có, chủ yếu thông qua một cuộc điều tra về kiểm soát doanh nghiệp (Chả biết dịch thế có đúng không, nguyên bản tiếng anh SUNF có đề rồi đó, Corporate Governance) trong các doanh nghiệp Việt nam. Chủ yếu là khối doanh nghiệp tư nhân. Thông tin SUNF đưa ra ở đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mời anh chị em tham gia cho ý kiến.

Phần I - CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Cái này chắc bà con ai cũng biết. Có ba loại hình chính:
1. Công ty tư nhân và công ty Trách nhiệm Vô hạn
2. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn
3. Công ty Cổ phần

Trong đó, trung bình, vốn trên đầu người của công ty Cổ phần là khoảng 60 Triệu VND, và trung bình vốn trên đầu người của công ty TNHH được ước tính vào khoảng 42 Triệu VND (Thống kê năm 2002).

Tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất là các công ty tư nhân, khoảng 25% một năm. Công ty TNHH có mức tăng trưởng khoảng 19%, và các công ty Cổ phần tăng trưởng khoảng 10% một năm.

Theo đánh giá, một trong những điểm ràng buộc lớn nhất làm chậm lại tốc độ tăng trưởng chung của khối doanh nghiệp Việt nam là thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Để được "lên sàn", các công ty cần có số vốn pháp định tối thiểu là 10 Tỷ VND. Hiện tại, số lượng các công ty đăng ký vốn pháp định đạt tiêu chuẩn chiếm không quá... 5% số lượng doanh nghiệp Việt nam.

Ngoài ra, một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt nam là phương pháp huy động vốn không thông qua các tổ chức tài chính. Khoảng 3% doanh nghiệp TNHH có huy động vốn từ các tổ chức tài chính, và đối với công ty Cổ phần, con số này được ước tính vào khoảng 16%.

Riêng tính về huy động vốn, rõ ràng, các công ty Cổ phần có lợi thế hơn nhiều so với các loại hình khác. Khả năng vay vốn trung và dài hạn của các công ty cổ phần bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với hai loại hình còn lại.

(Còn tiếp: Phần II - Kiểm soát nội bộ)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Phần II - Kiểm soát nội bộ

Một trong những chủ đề đã từng rất sôi nổi mấy tháng trước đây là vấn đề Kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, chủ đề SUNF viết trên đây lại nói về Kiểm soát doanh nghiệp. Vậy, Kiểm soát nội bộ và Kiểm soát doanh nghiệp liệu có gì khác nhau? Chắc chắn là có rồi.

Kiểm soát nội bộ tiếng anh là "Internal Control", còn Kiểm soát doanh nghiệp là "Corporate Governance". Theo định nghĩa chung, Kiểm soát nội bộ là một hệ thống các phương pháp, và các quy trình, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu quản lý của nó. Theo tài liệu của Mekong Capital, về thực chất, hệ thống Kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm phòng tránh những rủi ro, gian lận có thể xẩy ra trong doanh nghiệp, giảm thiểu các lỗi lầm, tăng tính hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Một hệ thống kiểm soát nội bộ có thể giúp bạn:

  • Đảm bảo tính chính xác về dữ liệu kế toán, cũng như báo cáo tài chính của công ty
  • Giảm thiểu rủi ro về gian lận của các đối tác, cũng như của nhân viên
  • Giảm thiểu các lỗi lầm không đáng có của nhân viên
  • Giảm thiểu các vi phạm về nội quy, quy chế của công ty
Còn Kiểm soát doanh nghiệp, cũng theo Mekong Capital, đó là tập hợp các cơ chế nhằm điều khiển và kiểm soát một công ty. Hệ thống kiểm soát doanh nghiệp phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên trong công ty, bao gồm Các Cổ đông, Hội đồng Quản trị, các cán bộ quản lý và các bên có quyền lợi liên quan khác. Hệ thống Kiểm soát doanh nghiệp cũng thiết lập các quy tắc và quy trình cho việc ra các quyết định về các vấn đề của công ty. Mục tiêu chính của Kiểm soát Doanh nghiệp là bảo vệ đầy đủ những lợi ích tốt nhất và sự đối xử công bằng đối với các cổ đông của công ty, vì mục tiêu của công ty nên là tối đa hoá giá trị cổ đông cho tất cả các cổ đông, kể cả cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài. Kiểm soát Doanh nghiệp không liên quan đến công việc quản lý hàng ngày của công ty, ngoại trừ việc xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ quản lý.

Và như vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng đối tượng mục tiêu của Kiểm soát nội bộ và Kiểm soát doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Ngắn gọn, Kiểm soát nội bộ hướng tới việc hỗ trợ, kiểm soát công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Còn Kiểm soát doanh nghiệp là khái niệm hướng tới việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan tới doanh nghiệp, đặc biệt là các cổ đông. Tuy nhiên, Kiểm soát nội bộ cũng đóng một vai trò khá quan trọng, hỗ trợ cho việc Kiểm soát doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.

Tóm lại, kiểm soát doanh nghiệp khác với kiểm soát nội bộ. Và lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ có hàng loạt câu hỏi được đặt ra:

  • Làm thế nào để kiểm soát nội bộ doanh nghiệp được hiệu quả?
  • Ai là người chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp?
  • Làm thế nào để có được một hệ thống kiểm soát doanh nghiệp hiệu quả nhất?
  • Và còn nhiều câu hỏi khác nữa.
Các bạn có kinh nghiệm gì về các vấn đề nêu trên, xin tham gia cho ý kiến.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các biện pháp kiểm soát nội bộ

== Trích từ tài liệu của Mekong Capital ==

Việc thực hiện thành công các biện pháp kiểm soát nội bộ đòi hỏi một số nguyên tắc chung:

  • Một môi trường văn hoá nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công trách nhiệm rõ ràng;
  • Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty;
  • Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa những nhân viên khác nhau;
  • Tất cả các giao dịch phải được thực hiện với sự uỷ quyền thích hợp;
  • Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ;
  • Trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng;
  • Định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập;
  • Mọi giao dịch quan trọng phải được ghi lại dưới dạng văn bản;
  • Định kỳ phải kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Khái niệm corporate governance Mekong Capital định nghĩa có vẻ hơi hẹp nhỉ. Theo tớ được biết, corporate governance nên hiểu rộng hơn, đối tượng của nó là stakeholder chứ không chỉ là shareholder. Yếu tố cốt lõi như Mekong đã định nghĩa, là xác định được responsibilities trong hệ thống đó. Khái niệm corporate governance về bản chất gắn liền với khái niệm Ethics, có thể hiểu rằng sự thành công của 1 DN không chỉ là cho bản thân nó, cho 1 nhóm người nào đó, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, và cá nhân. Có nhiều quan điểm cho rằng mục đích tối đa hóa earning per share của business nhiều khi là ích kỷ khi nhìn dưới góc độ toàn xã hội. Dù cho việc run business trong boundaries của luật pháp cũng vẫn bị coi là chưa đủ. Ý kiến phản bác cũng nhiều, đến giờ chưa ngã ngũ và chắc nó sẽ chẳng ngã ngũ được.

Một cách chung nhất (lý tưởng nhất), formula của corporate governance được diễn giải như sau :

Ethics(1) - Technology(2) -Administration(3)

Có bác nào hứng thú thì cùng bàn luận tiếp sau.
 
Sửa lần cuối:
S

sontran73

Sĩ Khùng
6/7/04
98
0
6
Hà Nội &.....
Em đã đọc tất cả các bài của mọi người nhưng van chưa hiểu lắm vì em không phải là dân kế toán. Nhưng em muốn hỏi các bác vậy muốn kiểm soát một doanh nghiệp thi hàng tháng người chủ doang nghiệp cần những thông tin gi từ kế toán. Tại vì hiện tại em cũng đang tập tọe quản lý một cái Công ty nên con rất it kinh nghiệm về mặt kế toán nên muốn học hỏi thêm kinh nghiệm. Còn bác nào cần thông tin gi về IT hoặc Automation cứ mail cho em.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
sontran73 nói:
em muốn hỏi các bác vậy muốn kiểm soát một doanh nghiệp thi hàng tháng người chủ doang nghiệp cần những thông tin gi từ kế toán
Không phải là hàng tháng, mà chủ doanh nghiệp luôn luôn cần đến thông tin: "Hôm nay lãi bao nhiêu" hoặc "chừng nào thì phá sản" ????!!!!

Thông tin này được thể hiện trên rất nhìều báo cáo khác nhau.
Vấn đề là Chủ DN cần thông tin gì, khi nào, hàm lượng bao nhiêu để phục vụ ngay tại thời điểm mà chủ DN cần tham khảo thông tin để đưa ra một quyết định nào đó. Vì vậy, thông tin gì là phụ thuộc vào việc chủ DN cần thông tin để quyết định vấn đề gì mà thôi. Cái này thì không thể nào kể hết ra được.
 
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
ketoangiachat nói:
Không phải là hàng tháng, mà chủ doanh nghiệp luôn luôn cần đến thông tin: "Hôm nay lãi bao nhiêu" hoặc "chừng nào thì phá sản" ????!!!!

Thông tin này được thể hiện trên rất nhìều báo cáo khác nhau.
Vấn đề là Chủ DN cần thông tin gì, khi nào, hàm lượng bao nhiêu để phục vụ ngay tại thời điểm mà chủ DN cần tham khảo thông tin để đưa ra một quyết định nào đó. Vì vậy, thông tin gì là phụ thuộc vào việc chủ DN cần thông tin để quyết định vấn đề gì mà thôi. Cái này thì không thể nào kể hết ra được.
Cũng như lời bác ketoangiachat nói thì DN không những chỉ biết hiện tại DN có bao nhiêu tài sản, bao nhiêu tiền trong Ngân hàng,bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu hàng trong kho? Mà cần phải xác định DN sẽ có bao nhiêu lợi nhuận, bao nhiêu lãi trong tháng, trong Quý, và trong một năm ...phải không ạh?
 
P

President

Guest
27/9/04
3
0
0
Hanoi
minihome.caigi.com
Corporate Governance

Chao ban SUNF,

Tôi cho rằng khái niệm "Corporate Governance" của bạn là kiểm soát doanh nghiệp có vẻ hơi chưa chính xác. Vì theo cuộc hội thảo ngày 6/12/2004, tại Hà Nội, Bộ Tài chính với chức năng nhiệm vụ được giao đã phối hợp với OECD, IFC tổ chức Hội nghị tư vấn quốc tế về Quản trị Doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi kinh tế và tích cực chuẩn bị cho xu thế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, việc cải cách doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng. Cải cách doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, trong đó quản trị doanh nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đã trình bày tham luận với nhiều khía cạnh xoay quanh một số nội dung chính như:

  • Các định nghĩa về quản trị Doanh nghiệp.
  • Tầm quan trọng của quản trị Doanh nghiệp
  • Quản trị Doanh nghiệp tại Việt nam: (Thực trang; Cơ hội, và thách thức; nghiên cứu sơ bộ với các Doanh nghiệp Nhà nước ; với các Ngân hàng, với các Công ty niêm yết,... triển vọng của các nhà đầu tư nước ngoài..)
  • Quản lý Nhà nước Cổ phiếu Công ty ...
Khái niệm và các nguyên tắc quản trị Doanh nghiệp không phải là mới ( trên thế giới bắt đầu từ năm 1920), nhưng việc nhận thức đầy đủ về nó sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp quản trị Doanh nghiệp hiện đại và phù hợp, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam.

Hi vọng sẽ tiếp tục trao đổi với bạn về khái niệm nay bởi vấn đề quản trị doanh nghiệp trên thực tế có rất nhiều vấn đề phải trao đổi thêm.
 
B

bahaimot

Guest
18/5/05
3
0
0
46
HCM
Mặc dù topic này không được update cũng khá lâu. Nhưng vì gần đây có xảy ra việc giám đốc công ty PJICO ăn hối lộ là 1 ví dụ rõ ràng giải thích cho khái niệm Corporate Governance nên tôi viết vài dòng giải thích cho mọi người nắm.

Khi nói đến Corporate Governance thì người ta thường đề cập đến Internal Control vì đây là những thủ tục được thiết lập nhằm bảo đảm công ty đạt được mục tiêu hoạt động của nó. Corporate Governance bao gồm những thụ tục về kiểm soát nội bộ và khái niệm về Corporate Governance được đề cập đến nhiều hơn sau khi xảy ra hiện tượng 1 loạt các công ty lớn của Mỹ bị phá sản (Andersen, Enron, Worldcom...) gây ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ cho cổ đông mà cho cả nền kinh tế của Mỹ.

Nói đơn giản ra là 1 system với "good corporate governance structure" sẽ giúp tránh đuợc sự xụp đổ như các công ty trên.

Công ty PJICO là điển hình cho real bad corporate governance. Giám đốc ăn hối lộ bị phát hiện rất có thể đây đã là lần thứ n rồi mới bị phát hiện. Khi phỏng vấn chủ tịch hội đồng thành viên thì được trả lời là do tất cả các thành viên trong hội đồng quản trị đều làm việc trên cơ sở kiêm nhiệm nên hoàn toàn mù tịt về việc điều hành của ban giám đốc. Nếu đây là một công ty public listed ở một nước phát triển thì có thể toàn thể hội đồng quản trị sẽ phải "về vườn" do các shareholders sẽ không chấp nhận được lời giải thích này.

Good corporate governance luôn luôn đi kèm bởi sự thành lập của các committee và quan trọng nhất là audit committee nên do các non executive directors quản lý và chịu trách nhiệm. Mục tiêu hoạt động của audit committee là tạo ra các thủ tục, kiểm soát hoạt động của ban giám đốc, recommend external auditor to shareholders for approval... Chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề về kiểm soát cho hội đồng quản trị.

Ngoài ra còn có các committe khác như nomination committee và remuneration committe... để nhằm chọn các thành viên có năng lực vào hội đồng quản trị và xem xét các khoản tiền lương và lợi ích trả cho các thành viên của HĐQT.
 
L

logistics.Cay

Guest
3/9/04
27
0
0
47
TP.HCM
Một HTKSNB hữu hiệu sẽ giúp ban lãnh đạo DN giảm bớt những tâm trạng bất an về những rủi ro nhất là về tài sản và con người. Nó giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp giảm bớt những công việc sự vụ hàng ngày, mà tập trung vào vấn đề chiến lược cho công ty. Nó giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa vấn đề quản lý và điều hành, cụ thể:
- Doanh nghiệp được quản lý một cách khoa học chứ không phải bằng cảm tính (kinh nghiệm và trực giác).
- Doanh nghiệp được quản lý bằng các cơ chế, quy chế chứ không phải dựa vào lòng tin.

Để tiếp cận và xây dựng HTKSNB cho DN chúng ta phải hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp. Và sau đó là những rủi ro và nguy cơ của doanh nghiệp?

(Còn tiếp)
 
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Mình thấy bahaimot nên chọn một trong hai ngôn ngữ để trình bày baì viết của bạn , cụ thể trong bài viết trên ngôn ngữ tiếng Việt có thể hoàn toàn chuyển tải được những từ mà bạn viết bằng tiếng Anh, ở đây mình không dám bàn về chất lượng bài viết của bạn nhưng cách sử dụng từ ngữ nữa Tây nữa ta của bạn làm mình rất dị ứng.
 
L

logistics.Cay

Guest
3/9/04
27
0
0
47
TP.HCM
Hệ thống mục tiêu của DN gồm:
- Tầm nhìn
- Sứ mệnh
- Mục đích
- MỤc tiêu
+ Mục tiêu
+ Chiến lược
+ Kế hoạch
+Nhiệm vụ cụ thể
- Mục tiêu của DN gồm mục tiêu tài chính (lợi nhuận, khả năng thanh toán) và mục tiêu phi tài chính (thị phần, thương hiệu, văn hóa DN...)
- Rủi ro của DN là các yếu tố (nguyên nhân) làm cho DN không đạt được mục tiêu của mình.
- Rủi ro của DN được chia làm 3 loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Rủi ro kinh doanh (từ môi trường bên ngoài)
+ Rủi ro hoạt động ( từ bên trong DN)
+ Rủi ro tuân thủ (từ việc tuân thủ pháp luật)
- Chúng ta phải ứng xử như thế nào đối với rủi ro: từ chối rủi ro, chấp nhận rủi ro, chuyển giao rủi ro, hạn chế rủi ro ----do đó phải thiết lập HTKSNB
HTKSNB là hệ thống các cơ chế kiểm soát trong DN được cụ thể hóa bằng các quy chế quản lý do ban lãnh đạo ban hành nhằm hạn chế những rủi ro làm cho DN không đạt được mục tiêu của mình.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Mời mọi người vào đường link này để tham khảo tài liệu chính thống về CG. Thông thường khi nhắc đến Corporate Governance, mọi người thường hay tham chiếu tới các thông lệ tốt nhất của khối OECD. Khối này có hẳn một bộ phận chuyên nghiên cứu về các nguyên tắc CG. Mặc dù không phải là chuẩn mực (giống như là Chuẩn mực kế toán hay kiểm toán) các nguyên tắc này thường được các doanh nghiệp tham khảo khi xây dựng các quy chế Corporate Governance cho mình.

http://www.oecd.org/dataoecd/32/18/31557724.pdf
 
N

nguoingoaihanhtinh

Guest
31/10/05
17
0
0
Sao Thổ
Kế Toán

Các bác ơi? em ko phải là dân kế toán nên em như vịt nghe sấm ây các bác ah! Nhưng cứ lại thích tìm hiểu về kế toán mới củ chuối chứ! Em cũng chi bắt đầu tìm hiểu thôi!Xin tham gia cùng các bác cho vui nha vui cửa một chút thôi! các bác ơi ? đã có phần mềm kế toán quản trị chưa vây? em dang quan tâm, nhừ bác nào biết chỉ dum em nhe!
 
A

accastudent

Guest
1/4/04
53
0
0
Gửi người ngoài hành tinh.
Nếu bạn đã biết định nghĩa Kế toán quản trị thì bạn sẽ biết rằng bất kỳ phần mềm kế toán nào cũng có ít nhiều tính quản trị đấy. Đó chính là tính chất hỗ trợ cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp thôi mà. Chỉ có điều các ERP hiện nay có tính quản trị cao hơn các phần mềm thông thường mà thôi.
 
R

ricojohny

Guest
12/8/08
1
0
0
VN
Không biết các bạn có tài liệu về kiểm soát nội bộ? Vì nói chung việc tiến hành xây dựng rất khó khăn và hầu như vấp phải các phản đối từ phía nhân viên(có lẽ đụng tới lợi ích cá nhân hay do ko mất tự do...)
Rất mong được các anh chị cùng thảo luận.
 
Lostly

Lostly

Trung cấp
Em đã đọc tất cả các bài của mọi người nhưng van chưa hiểu lắm vì em không phải là dân kế toán. Nhưng em muốn hỏi các bác vậy muốn kiểm soát một doanh nghiệp thi hàng tháng người chủ doang nghiệp cần những thông tin gi từ kế toán. Tại vì hiện tại em cũng đang tập tọe quản lý một cái Công ty nên con rất it kinh nghiệm về mặt kế toán nên muốn học hỏi thêm kinh nghiệm. Còn bác nào cần thông tin gi về IT hoặc Automation cứ mail cho em.

Hoạt động của một doanh nghiệp nói riêng và một chính phủ nói chung bao gồm những mắt xích có liên quan đến nhau tạo thành một vòng tròn và các bộ, ban, nghành hoặc các phòng ban chức năng của một doanh nghiệp được lập ra để thực hiện các công việc chuyên môn và giám sát lẫn nhau dựa trên chuẩn mực là các đạo luật, hiến pháp, qui định, qui chế ...
Đặc thù của một doanh nghiệp là việc kinh doanh được thực hiện bởi không chỉ một người và người chủ doanh nghiệp sẽ muốn giải đáp những câu hỏi như: Tôi muốn biết tiền của tôi có bao nhiêu? Nó đang ỏ đâu? làm sao để không bị mất tiền? Nếu cả kế toán lẫn thủ kho thông đồng lấy hàng của tôi đem bán thì có cách nào phát hiện ra? Nếu tôi thực hiện dự án này thì có được không...
Câu trả lời chung cho các câu hỏi đó là phải có một hệ thống các phòng ban chức năng với các qui định, nội qui, qui trình nhiệm vụ phù hợp.Những phòng ban này sẽ trả lời cho người chủ doanh nghiệp biết nếu kế toán + thủ kho lấy hàng thì dấu vết sẽ còn lưu lại ỏ Công nợ ngưòi bán, người mua, không muốn mất tiền thì khi đưa tiền cho thủ quĩ phải ký phiếu thu, Bộ phận kinh doanh sẽ cho biết kế hoạch doanh số của dự án, bộ phận kế toán sẽ cho biết có bao nhiêu tiền hiện tại để thực hiện dự án đó...
Tổng hợp và hệ thống các thông tin đó sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp để kiểm soát hoạt động của nó.
Thông tin cần thiết từ bộ phận kế toán thì có nhiều VD:
A.
- Tiền tồn quĩ, ngân hàng
- Công nợ khách hàng, nợ vay, thuế phải trả
- Hoàng hoá tồn kho
- Doanh số trong kỳ
- Chi phí trong kỳ
- Lãi lỗ trong kỳ
- Kế hoạch thu, chi trong kỳ .. tuỳ theo mục đích cần phục vụ
 
S

songadu

Guest
18/11/09
4
0
0
41
Da Nang
Mình thấy đây là topic rất hay, nhất là dành cho người làm thành viên Ban kiểm soát ( Kiểm soát viên) ở các Công ty. Rõ ràng, đối tượng kiểm soát là các hoạt động tài chính rồi, cho nên người Kiểm soát viên phỉ là dân kế toán chính hiệu thì mới làm nỗi.

Tuy nhiên, vạch ra được chương trình giám sát cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp mới là chuyện đáng bàn phải không các bạn. Mong các bạn cùng xây dựng topic này ngày càng phong phú.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA