Công tác phí khoán

  • Thread starter nhithu
  • Ngày gửi
N

nhithu

Guest
22/4/08
22
0
0
Yên Bái
Bạn nào đã từng làm công tác phí khoán cho mình hỏi: để thanh toán đảm bảo hợp lý không bị xuất toán thì cần những thủ tục gì. Cơ quan mình đã xây dưng qui chế chi tiêu nội bộ cho nhân viên kế toán, văn thư 200.000 một tháng
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Nếu đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ rồi thì bạn chỉ cần lập danh sách rồi cấp theo quy chế thôi (có thể nhỏ hơn trong quy chế quy định chứ không được cao hơn). Sẽ không có ai xuất toán được cả, bạn cứ yên tâm.
 
N

nhithu

Guest
22/4/08
22
0
0
Yên Bái
Nếu đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ rồi thì bạn chỉ cần lập danh sách rồi cấp theo quy chế thôi (có thể nhỏ hơn trong quy chế quy định chứ không được cao hơn). Sẽ không có ai xuất toán được cả, bạn cứ yên tâm.
nhưng không cần chứng từ gốc kèm theo à ví dụ như giấy đi đường có đóng dấu chứng nhận. hoặc bảng kê khai
 
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Đã gọi là "khoán" thì không cần chứng từ gốc nào nữa cả bạn thân mến ạ. Đấy là "khoán", còn nếu có giấy mời, có giấy đi đường, có dấu và các thủ tục đầy đủ thì vẫn phải thanh toán thông thường. (Thông thường người ta hiểu công tác phí khoán là dành cho đi ở đoạn đường gần, đi trong các trường hợp không có giấy mời,...)
 
  • Like
Reactions: lapbitas
D

dalatnho

Guest
17/3/08
12
0
0
38
vungtau
Cho em hỏi ké với nhe!
Chỉ ở những đơn vị tự chủ, nguồn kinh phí khóan mới được quyền khóan công tác phí phải không ạh.
 
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Cho em hỏi ké với nhe!
Chỉ ở những đơn vị tự chủ, nguồn kinh phí khóan mới được quyền khóan công tác phí phải không ạh.

Cũng không hẳn là vậy. Theo tôi được biết, ở một số cơ quan Đảng thì không cần có quy chế chi tiêu nội bộ, cũng không cần biết là kinh phí khoán hay không. Và ở một số địa phương, đơn vị cũng không cần phải có quy chế, chỉ căn cứ vào mức chi công tác phí khoán không được vượt quá quy định của nhà nước thôi ( hiện tại là thông tư 23). Tuy vậy, nguồn hình thành công tác phí khoán phải là nguồn kinh phí cấp từ đầu năm, chứ không phải là cấp bổ sung.
 
N

nhithu

Guest
22/4/08
22
0
0
Yên Bái
Ban nào co văn bản hướng dẫn về chế độ công tác phí không nhỉ
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Má ơi hướng dẫn kiểu này chết con nhà người ta.

Tuy nói rằng khoán nhưng mà là khoán cái gì thì đều phải có cơ sở.
VD : Khoán tiền ngủ tại 1 tỉnh a: 150.000đ/ngày; tiền phụ cấp lưu trú tỉnh a là : 60.000đ/ngày thì căn cứ vào đâu để thanh toán đây.
Căn cứ để thanh toán chính là công lệnh đi đường có đầy đủ dấu má chữ ký, giấy mời dự hội nghị ( nếu có) chứ nếu không ai mà công nhận là đi công tác bao giờ.
Văn thư, thủ quĩ thì không cần giấy gì cả chỉ cần bảng kê nhận tiền hàng tháng là xong.
 
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Nếu như Phihungvn nói thì đó không phải là khoán mà là "định mức". Khoán tức là khoán thẳng theo tháng, quý mà thôi. Nghĩa là khoán để cán bộ đi loanh quanh, đi nộp báo cáo, ...
Còn nữa, định mức còn theo quy định của từng tỉnh nữa chứ không nhất nhất theo thông tư 23.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
B

bLang

Cao cấp
16/3/06
382
5
18
HD
Vậy ý ban đầu của bạn hỏi là khoán công tác phí hay là khoán kiểu cán bộ đi loanh quoanh nhỉ. Theo mình thì thế này, nếu bạn khoán cho văn thư hoặc thủ quỹ đi loanh hoanh nộp báo cáo thì cũng không có căn cứ đâu. Chuyện nộp báo cáo loanh hoanh lòng vòng đó là chuyện phải làm mà. Cái này thì mình có thể khoán bằng cách cấp mỗi tháng bao nhiêu lít xăng cho họ thì hợp lý hơn.
Còn nếu đi công tác ngoài tỉnh hoặc xa hơn KM mà công văn quy định (cái này thì tùy theo quy định của từng tỉnh, TP) thì bạn phải hiểu khoán là khoán về chỗ ngủ, tiền ăn cho họ.
Mình vd: nếu bạn ở Kiên Giang thì khi có cán bộ đi công tác tại Sài Gòn chẳng hạn thì theo quy định của Tỉnh là phụ cấp tiền ngủ 1 ngày là 300.000đ (có hóa đơn), còn 150.000 (không cần hóa đơn. Tiền lưu trú 1 ngày là 60.000đ. Theo đó bạn có thể xây dựng quy chế CTNB của đơn vị bằng hoặc cao hoặc thấp hơn mức đó. Và cưứng từ bắt buộc là giấy đi đường có ký xác nhận nơi đi, nơi đến.
Chỉ là khoán tiền ngủ (có thể cần hóa đơn hoặc không cần hóa đơn theo quy chế CTNB của mình) và tiền ăn. Chứ nếu khoán trắng hẳn từng tháng, quý thì nếu họ không đi công tác cũng được nhận tiền à. Cái này thì sao mà quản lý nổi. Và chứng từ bắt buộc để thanh toán khoán hay không khoán gì đó cũng phải có giấy đi đường kèm theo bạn à. Không thể nào họ đi công tác về, nói tôi mới đi công tác về là bạn lập chứng từ cho họ nhận tiền là xong. Nghe có vẻ đơn giản quá hả bạn.
 
Sửa lần cuối:
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Ví dụ của bạn là "định mức" chứ không phải là "Khoán". Khoán ở đây để dành cho đi công tác gần đơn vị, không có giấy mời, công văn, không dùng công lệnh. Ví dụ như bạn đi loanh quanh lấy số liệu, khoán là khoán vậy. Còn tiền ngủ tối đa, tiền phụ cấp công tác phí tối đa kia có thể 1 ngày, 2 ngày hoặc nhiều ngày kia mà. Nó lại được quy định riêng chứ.
 
tookblack

tookblack

Gạo, Dầu, Cầu, Cờ.
Đối với việc khoán công tác phí, theo tôi bác PHIHUNGVN hướng dẫn là đúng. Ở đây có thể bạn hoanghuytu hiểu nhầm giữa quy định riêng của địa phương bạn và vấn đề chung mà mọi người đang hỏi.
 
N

nhithu

Guest
22/4/08
22
0
0
Yên Bái
Vấn đề tôi muốn hỏi là công tác phí khoán " không có giấy mời, công văn, không dùng công lệnh' dùng để kế toán văn thư đi loanh quanh nếu cứ chi tiền với chứng từ gốc là bảng kê nhận tiền có ổn không
 
longgianghnvn

longgianghnvn

Cháu ngoan Bác Hồ
24/8/06
235
2
18
Quận Ba Đình, Hà Nội
Vấn đề tôi muốn hỏi là công tác phí khoán " không có giấy mời, công văn, không dùng công lệnh' dùng để kế toán văn thư đi loanh quanh nếu cứ chi tiền với chứng từ gốc là bảng kê nhận tiền có ổn không

Chứng từ thanh toán công tác phí khoán chỉ cần lập Bảng thanh toán tiền công tác phí khoán và có ký nhận của người nhận tiền. Để đảm bảo thủ tục bạn nên xây dựng cụ thể trong quy chế CTNB rõ đối tượng nào được hưởng và mức khoán là bao nhiêu!
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Thông tư 23 qui định ở đây đó chính là khoán tiền ngủ và lưu trú thôi chứ chưa mở rộng đến các nội dung khác, đối với các nội dung khác thì cần phải có chứng từ chứng minh là đi công tác. Ngay cả việc chứng minh người đó đi bao nhiêu ngày để tính tiền trả người ta cũng phải có có sở chứ, nếu không người ta đi chơi cả tháng rồi về nói tôi vừa đi công tác yêu cầu trả tiền tính sao.
Nói chung là khi thuế thu nhập cá nhân đi vào từng người trong khối hành chính sự nghiệp thì lúc đó người đi công tác tự động có chứng từ chứ chẳng cần bạn phải yêu cầu.
 
Sửa lần cuối:
longgianghnvn

longgianghnvn

Cháu ngoan Bác Hồ
24/8/06
235
2
18
Quận Ba Đình, Hà Nội
Thông tư 23 qui định ở đây đó chính là khoán tiền ngủ và lưu trú thôi chứ chưa mở rộng đến các nội dung khác, đối với các nội dung khác thì cần phải có chứng từ chứng minh là đi công tác. Ngay cả việc chứng minh người đó đi bao nhiêu ngày để tính tiền trả người ta cũng phải có có sở chứ, nếu không người ta đi chơi cả tháng rồi về nói tôi vừa đi công tác yêu cầu trả tiền tính sao.
Nói chung là khi thuế thu nhập cá nhân đi vào từng người trong khối hành chính sự nghiệp thì lúc đó người đi công tác tự động có chứng từ chứ chẳng cần bạn phải yêu cầu.

Bác PHIHUNGVN à, theo tôi hiểu việc khoán chúng ta đang bàn ở đây là khoán theo tháng chứ không phải là khoán đối với trường hợp được cử đi công tác (có giấy đi đường). Theo quy định tại điểm 11, phần I TT23, hiện cơ quan tôi áp dụng cho đối tượng là văn thư, kế toán giao dịch kho bạc, dược sỹ phụ trách cung ứng thuốc tại một số bệnh viện.
 
B

banoi

Guest
13/6/08
10
1
0
53
nhờ
Theo tui nghĩ có 2 trường hợp khoán CTP :
- Khoán CTP theo nhiệm vụ cụ thể : Căn cứ vào GĐĐ có đầy đủ chữ ký, dấu; công văn cử người đi công tác
- Khoán CTP cho những người thường xuyên đi công tác : Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ cần có quyết định của thủ trưởng đơn vị cho những người nào, sau đó hàng tháng lập danh sách chi tiền
 
  • Like
Reactions: lapbitas
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Bác PHIHUNGVN à, theo tôi hiểu việc khoán chúng ta đang bàn ở đây là khoán theo tháng chứ không phải là khoán đối với trường hợp được cử đi công tác (có giấy đi đường). Theo quy định tại điểm 11, phần I TT23, hiện cơ quan tôi áp dụng cho đối tượng là văn thư, kế toán giao dịch kho bạc, dược sỹ phụ trách cung ứng thuốc tại một số bệnh viện.

KHoán những nộ dung này thì đâu cần bàn luận nhiều thế này đâu nhỉ. Trong thông tư 23 và thậm chí các thông tư trước đây cũng đã nêu rõ rồi mà. Ở đây công việc của chúng ta chỉ làm mỗi 1 nhiệm vụ đó là xác định các chức danh được giao khoán để đưa vào qui chế hoặc ban hành quyết định chức danh giao khoán là xong( vì TT đã qui định những người có thời gian đi lại đạt bao nhiêu mới được đưa vào nhóm đối tượng rồi mà). Còn việc chi hàng tháng thì cũng chỉ có nhiệm vụ làm bảng kê danh sách nhận tiền mà thôi. Chứ lúc này lại làm động tác công lệnh nữa thì quá là tự gây phiền hà cho mình và người khác sao.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA