Công tác phí khoán

  • Thread starter nhithu
  • Ngày gửi
Q

quynhtv

Trung cấp
26/6/08
119
0
0
hanoi
Khoán công tác phí hàng tháng cho 1 số đối tượng như văn thư, giao dịch kho bạc...( không cần chứng từ, chỉ cần bảng kê lĩnh tiền hàng tháng căn cứ vào qui chế chi tiêu nội bộ mà đơn vị bạn đã xây), còn khoán công tác phí đi công tác xa thì chứng từ hợp lệ phải có QĐ cử đi công tác kèm theo giấy đi đường,chi tiền khoán như tiền thuê phòng nghỉ, phụ cấp công tác căn cứ vào thông tư 23( nếu đã xây quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo qui chế)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hoanghuytu

hoanghuytu

Cao cấp
7/9/06
562
13
18
40
Thanh Hóa
Khoán công tác phí hàng tháng cho 1 số đối tượng như văn thư, giao dịch kho bạc...( không cần chứng từ, chỉ cần bảng kê lĩnh tiền hàng tháng căn cứ vào qui chế chi tiêu nội bộ mà đơn vị bạn đã xây), còn khoán công tác phí đi công tác xa thì chứng từ hợp lệ phải có QĐ cử đi công tác kèm theo giấy đi đường,chi tiền khoán như tiền thuê phòng nghỉ, phụ cấp công tác căn cứ vào thông tư 23( nếu đã xây quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo qui chế)

Hoàn toàn đồng ý, cùng cách suy nghĩ của đồng chí này. Và cũng đang thực hiện vậy.
 
L

lethuananh

Guest
25/7/08
11
0
0
Hà nội
Anh Phihungvn và các bạn thân mến, tôi đang soạn thảo Quy chế CTNB, ở phần công tác phí tôi đang bị mắc mớ một chút rất mong anh Phihungvn và các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ:
- Thứ nhất: nếu khoán vé tàu xe thì nên lấy căn cứ nào để khoán, chẳng hạn một người đi công tác vào TP.HCM, thì trong khoán có phải ghi rõ tiêu chuẩn nào thì được đi ghế cứng, ghế mềm, giường cứng, giường mềm... và phải lấy đơn giá nào để mà khoán, ví dụ như lấy giá thông báo trên trang điện tử của đường sắt VN chăng.
- Thứ hai: nếu người ta đến TP.HCM rồi và tiếp tục chặng đường đi công tác về các tỉnh, địa phương khác và bắt buộc phải sử dụng các phương tiện giao thông như xe khách, xe ôm... thì khoán kiểu gì đây?
- Thứ ba: vì đơn vị tôi là đơn vị báo chí, chẳng hạn để chụp được một kiểu ảnh thì phóng viên cũng phải làm công tác "dân vận" đối với người mẫu dù là nông dân, thì cái phần chi phí đó họ cũng phải bỏ tiền túi ra, có cách khoán nào để họ thực hiện được công việc mà không thiệt hại đến túi tiền không.
Rất mong các bạn có kinh nghiệm về khoán công tác phí, hoặc kinh qua thực tế rồi tư vấn giúp tôi để tôi hoàn thiện, hoàn chỉnh cái vụ này vì đơn vị tôi là cơ quan báo chí nên phóng viên một chuyến đi công tác phải đi rất nhiều địa phương một lúc
 
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Chi khoán là nội dung chi thường xuyên và đã có quy chế cụ thể cho phép chi.Như vậy phải có chứng từ duyệt. Còn chế độ công tác phí cho phép thanh toán tới mức nào thì minh thanh toán tới mức đó. Nếu không thanh toán đến mức cho phép thì cũng loại bỏ khỏi khoản chi. Tất cả các khoản không có chứng từ thì phải chi từ quỹ hoặc lợi nhhuận sau thuế......v.v. bạn nên nêu câu hỏi cụ thể hơn để có thể hướng dẫn chi tiết được. Thân
 
longgianghnvn

longgianghnvn

Cháu ngoan Bác Hồ
24/8/06
235
2
18
Quận Ba Đình, Hà Nội
Chi khoán là nội dung chi thường xuyên và đã có quy chế cụ thể cho phép chi.Như vậy phải có chứng từ duyệt. Còn chế độ công tác phí cho phép thanh toán tới mức nào thì minh thanh toán tới mức đó. Nếu không thanh toán đến mức cho phép thì cũng loại bỏ khỏi khoản chi. Tất cả các khoản không có chứng từ thì phải chi từ quỹ hoặc lợi nhhuận sau thuế......v.v. bạn nên nêu câu hỏi cụ thể hơn để có thể hướng dẫn chi tiết được. Thân

lethuananh đang muốn giải quyết là căn cứ để xác định và thanh toán khoán công tác phí đối với trường hợp tự túc phương tiện cá nhân, vấn đề bạn đưa ra cũng rất cụ thể rồi. Bạn dangvien nói vậy là chưa đúng đâu. Đã gọi là khoán thì không cần hoá đơn. Bạn muốn chi gì thì chi vẫn phải có chứng từ, kể cả chi từ quỹ nào đi nữa.
Tôi xin có ý kiến về 3 nội dung bạn lethuananh đưa ra.
Bạn có thể xây dựng khoán tiền tàu, xe trong trường hợp cán bộ được cử đi công tác như sau:
- Đối với những địa phương có đường sắt Bắc Nam đi qua áp dụng theo giá vé tàu Thống Nhất (loại tàu, loại ghế) tại thời điểm công tác. Bạn lập bảng thanh toán tiền khoán chi phí đi lại và in luôn đường dẫn trang web của Đường sắt ngày mà bạn tham khảo.
- Đối với những địa phương không có đường sắt TN đi qua, thanh toán theo đơn giá số tiền/1km. Cơ sở đưa ra mức khoán căn cứ vào đơn giá vận tải hành khách công cộng. Khi đơn giá đó thay đổi thì mình cũng thay đổi mức khoán trong QC.
Về công tác "dân vận" như bạn nói, được hiểu đó là chi phí nghiệp vụ chuyên môn rồi. Bạn có thể đưa chi phí đó vào sao cho hợp lý và quy định mức chi cụ thể trong QCCTNB. Khoản chi phí này là chi phí bồi dưỡng cho người được phỏng vấn. Và chứng từ thanh toán là bảng thanh toán có ký nhận của người được phỏng vấn. (Bạn đọc kỹ tiết đ, điểm 2, phần VII của Thông tư 71/2006 xem có áp dụng được không).
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Anh Phihungvn và các bạn thân mến, tôi đang soạn thảo Quy chế CTNB, ở phần công tác phí tôi đang bị mắc mớ một chút rất mong anh Phihungvn và các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ:
- Thứ nhất: nếu khoán vé tàu xe thì nên lấy căn cứ nào để khoán, chẳng hạn một người đi công tác vào TP.HCM, thì trong khoán có phải ghi rõ tiêu chuẩn nào thì được đi ghế cứng, ghế mềm, giường cứng, giường mềm... và phải lấy đơn giá nào để mà khoán, ví dụ như lấy giá thông báo trên trang điện tử của đường sắt VN chăng.
- Thứ hai: nếu người ta đến TP.HCM rồi và tiếp tục chặng đường đi công tác về các tỉnh, địa phương khác và bắt buộc phải sử dụng các phương tiện giao thông như xe khách, xe ôm... thì khoán kiểu gì đây?
- Thứ ba: vì đơn vị tôi là đơn vị báo chí, chẳng hạn để chụp được một kiểu ảnh thì phóng viên cũng phải làm công tác "dân vận" đối với người mẫu dù là nông dân, thì cái phần chi phí đó họ cũng phải bỏ tiền túi ra, có cách khoán nào để họ thực hiện được công việc mà không thiệt hại đến túi tiền không.
Rất mong các bạn có kinh nghiệm về khoán công tác phí, hoặc kinh qua thực tế rồi tư vấn giúp tôi để tôi hoàn thiện, hoàn chỉnh cái vụ này vì đơn vị tôi là cơ quan báo chí nên phóng viên một chuyến đi công tác phải đi rất nhiều địa phương một lúc

1 - Nếu khoán vé tầu xe theo tôi chỉ nên qui định trong qui chế chi tiêu nội bộ là tiêu chuẩn để được đi vé gường cứng, giường mềm thôi còn đừng khoán vé tầu xe đi lại, cái này nó còn là cơ sở để mình đối chiếu khi thanh toán tiền ngủ khoán. Riêng đối với xe ôm thì nên khoán mức khoán thì nên theo giá xe ôm ( khoảng từ 1.500đ/km đến 2000đ/km hoặc có thể cao hơn 1 chút) còn về theo mức giao thông công cộng thì quá khó để xác định vì hiện giờ bộ giao thông vân tải đã có qui định taxi cũng là phương tiện giao thông công cộng rồi.
Nư vậy vé tầu xe thanh toán theo vé thực tế và chỉ cần đối chiếu kiểm tra với tiêu chuẩn là xong.
2- Khoản chi mà bạn gọi là dân vận tốt hơn nhất là không đưa vào khoán mà để phóng viên tự lo lấy. Nguyên do là phóng viên viết bài được hưởng nhuận bút rồi thì việc chi phí để tạo ra nhuận bút cho chính họ cũng nên để họ tự lo lấy . ( đừng nghĩ rằng phóng viên viết bài đó chỉ đăng trên mỗi báo hoặc tạp chí của mình chắc bạn hiểu điều đó)
 
lapbitas

lapbitas

Cao cấp
24/1/11
365
37
28
40
Ha Noi
Chào cả nhà!
Mình cũng muốn khoán công tác phí trên bảng lương đối với cán bộ công nhân viên thường xuyên phải đi công tác 400k/ tháng thì khoản này có chịu thuế TNCN và có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Chứng từ: bảng lương, và quy chế nội bộ quy định về khoán này
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
Hướng dẫn về tiền khoán xăng xe
– Khoán chi tiền xăng hàng tháng có được trừ khi quyết toán thuế TNCN hay không?
– Văn bản nào quy định về vấn đề này?
– Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận được Công văn số 4361/VPCP-ĐMDN ngày 28/4/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị của Văn phòng đại diện Reifenhauser Private Ltd tại TP HCM liên quan đến khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên.

*Căn cứ:
1. Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“Thu nhập từ tiền lương, tiền công là tìm nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.”
*Theo đó:
– Căn cứ hướng dẫn nêu trên, việc xác định Văn phòng đại diện Reifenhauser Private Ltd tại TP HCM là văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài hay văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh thì đề nghị Văn phòng đại diện Reifenhauser Private Ltd tại TP HCM liên hệ với Sở Công thương TP HCM để được giải đáp.
– Trường hợp Văn phòng đại diện Reifenhauser Private Ltd tại TP HCM là văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài có khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục theo điểm đ.4.3 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
– Trường hợp Văn phòng đại diện Reifenhauser Private Ltd tại TP HCM trả khoản khoán chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên phục vụ cho việc đi lại của cá nhân thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.
*Như vậy:
1.Khoán chi xăng xe cho người lao động để đi lại của cá nhân thì chịuu thuế TNCN
2.Khoán chi để phục vụ công tác hoặc công việc của sản xuất kinh doanh thì không chịu thuế TNCN

*Nguồn:
Công văn 2192/TCT-TNCN ngày 25/5/2017 hướng dẫn về tiền khoán xăng xe của Tổng cục Thuế
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA