PP bình quân gia quyền

  • Thread starter cathy
  • Ngày gửi
C

cathy

Guest
15/9/07
5
0
1
Hà Đông-Hà Tây
Chào các bác:
Em không rõ lắm về PP bình quân gia quyền.
Nhờ các bác chỉ giáo cho em với.
Thanks
:wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

dang vien

Cao cấp
22/7/08
324
1
18
DN
Trời ạ, Mở sách ktoán thôi.
PP BQ gia quyền
1 BQ thời điểm: BQ di động: Cứ sau mối lần nhập xuất thì tính giá mới
2 BQ cuối tháng: Cuối tháng cộng bquân và lấy giá xuất.
 
H

HoaiThu07

Guest
23/5/08
5
0
0
Nam Định
Để cho rễ hiểu một cách đơn giản nhất :
Bạn lấy (tổng số tiền của tồn đầu kỳ + tổng số tiền của nhập trong kỳ)/(tổng số lượng tồn đầu kỳ + tổng số lượng của nhập trong kỳ)= đơn giá bq xuất kho.
 
D

donjuan_acc

Guest
30/11/04
37
1
6
TP HCM
Đối với các phương pháp tính giá bình quân gia quyền, ở Việt Nam thường chỉ dùng đến 2 phương pháp như Bác dang vien đã đề cập: bình quân thời điểm và bình quân cuối kì.

Ngoài ra, quốc tế còn có 2 phương pháp tính giá bình quân nữa, mình đưa ra đây để mọi người tham khảo:
- Phương pháp PWAC (Period Weighted Average Cost): công thức tính giá này sẽ loại toàn bộ số liệu đầu kì ra, chỉ có những phát sinh trong kì mới tham gia tính giá. PWAC = (Sum of Transaction Quantity * Price) / (Sum of Transaction Quantity). Tạm dịch đây là phương pháp bình quân trọng số.
- Phương pháp PPAC (Perpetual Weighted Average Cost) : tương tự PWAC, ở phương pháp này, số đầu kì cũng không tham gia tính giá bình quân, chỉ có những phát sinh trong kì mới tham gia vào công thức tính. Tuy nhiên, kì ở đây không còn là khái niệm 1 tháng nữa, mà kì ở đây có thể là 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng ... tuỳ người sử dụng khai báo. Có thể kì 1 có 3 tháng, kì 2 có 5 tháng đều được. Tạm dịch đây là phương pháp bình quân trọng số liên kì.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA