Chi phí lương cho công nhân đang đi đào tạo tại nước ngoài

  • Thread starter minhtam23973
  • Ngày gửi
M

minhtam23973

Guest
Chào các anh chị và các bạn trong Diễn đàn !
Em đang có một vấn đề chưa rõ, mong các anh chị và các bạn trong diễn đàn giúp đỡ :

Hiện tại, Công ty em đã nhận được giấy phép đầu tư, đã có bộ phận văn phòng đang hoạt động. Dự kiến, đến tháng 6/2009 thì Công ty mới bắt đầu đi vào sản xuất chính thức. Công ty em đang trong giai đoạn trước hoạt động.

Vì loại sản phẩm của Công ty là loại đặc biệt, nên công nhân bắt buộc phải đưa đi đào tạo ở nước ngoài.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Công ty em đã tuyển dụng công nhân cho Bộ phận Sản xuất, đào tạo ngoại ngữ (tại Việt Nam) và đưa ra nước ngoài để đào tạo kỹ thuật và sẽ quay về Việt Nam vào tháng 6/2009 để chính thức vận hành dây chuyền sản xuất.
Trong quá trình đào tạo ngoại ngữ (phục vụ cho việc đi đào tại ở nước ngoài) tại Việt Nam và đào tạo kỹ thuật tại nước ngoài, những người công nhân này được nhận lương tại Việt Nam (theo hợp đồng lao động ký kết với công ty) và nhận trợ cấp học tập tại nước ngoài.
(Công ty đã có một phụ lục hợp đồng lao động quy định về vấn đề đào tạo này, quy định rõ : Chi phí đào tạo (training expenses) bao gồm : được nhận lương tại Việt Nam, nhận trợ cấp học tập tại nước ngoài )
Vì vậy, những chi phí dành cho đào tạo ( đối với công ty em đang trong giai đoạn trước hoạt động ) , đương nhiên được hạch toán và TK 242 và sẽ tiến hành phân bổ dần vào sản xuất khi chính thức sản xuất.

Tuy nhiên, đối với chi phí lương trả tại Việt Nam và chi phí Bảo Hiểm xã hội cho những người công nhân của Bộ phận sản xuất đang đi đào tạo tại nước ngoài, em cũng vẫn hạch toán vào TK 242, như sau :

Nợ Tk 242 : Tổng chi phí lương và bảo hiểm
Có TK 334 : Chi phí lương cua công nhân
Co TK 338(3) : Chi phí bảo hiểm của công nhân

Em dự kiến, khi Công ty đi vào hoạt động chính thức thì em sẽ tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất.

Xin hỏi các anh chị và các bạn trong Diễn đàn, việc hạch toán của em như trên có sai không ạ ( nếu có văn bản pháp luật quy định, mong anh chị chỉ giúp), và nếu tổng cộng cả lương (nhận ở Việt Nam) và phụ cấp (nhận ở nước ngoài) của những người công nhân này lớn hơn 5.000.000 thì có chị thuế TNCN không ?

Xin chân thành cảm ơn !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
việc hạch toán của em như trên có sai không ạ ( nếu có văn bản pháp luật quy định, mong anh chị chỉ giúp)
Công nhân là những người trực tiếp sản xuất nên chi phí lương của họ trong giai đoạn trước khi đi vào sản xuất được bạn hạch toán sang tài khoản chi phí trả trước dài hạn, chờ khi nào bắt đầu sản xuất thì mới tiến hành phân bổ là hợp lý vì nó tuân thủ theo nguyên tắc kế toán "phù hợp": chi phí để tính lãi, lỗ, kết quả phải phù hợp với doanh thu ở kỳ của doanh thu được ghi nhận.

và nếu tổng cộng cả lương (nhận ở Việt Nam) và phụ cấp (nhận ở nước ngoài) của những người công nhân này lớn hơn 5.000.000 thì có chị thuế TNCN không ?
Cái này hỏi các bác thuế hộ tớ. Tớ không biết.
 
M

minhtam23973

Guest
Em cảm ơn chị nhiều !

Tuy nhiên, Kiểm toán viên tư vấn của Công ty em lại nói, chi phí lương cho công nhân trong giai đoạn này phải đưa vào TK 642 để tính ngay lãi lỗ trong kỳ. Em thấy không hợp lý, nhưng mà sếp em ( là người nước ngoài ) lại chỉ có tin kiểm toán thôi (vì họ là hãng có tên tuổi).
Em phải làm gì bây giờ :wall::wall:
Các anh chị giúp em với !!!!!!!!!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Có hai cách lý luận cho vấn đề này:

Thứ 1: Những công nhân này là nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất; hoặc nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất nên chi phí lương và các khoản trích theo lương của họ sẽ được hạch toán vào chi phí trực tiếp: TK 622, TK 6271, rồi chuyển sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154. Tại đây, khi nào doanh thu có thì mới chuyển giá trị từ TK 154 sang TK 632 để xác định giá vốn. Như vậy, khi nào có doanh thu thì mới được kết chuyển giá vốn, còn không thì chi phí trực tiếp buộc phải treo lại trên TK 154. Trường hợp của bạn có hơi khác một chút là chi phí trực tiếp đang treo lại trên TK chi phí trả trước dài hạn TK 242 thì cũng không có gì khác biệt về lý luận cả.

Thứ 2: Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, có: chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.

Bạn có thể làm việc lại với kiểm toán về vấn đề này: họ có lý luận của họ thì mình cũng có lý luận của mình. Tuy nhiên, nếu bên kiểm toán vẫn giữ quan điểm của họ và sếp đồng ý với quan điểm ấy thì bạn cứ điều chỉnh theo cho đỡ mệt đầu.
 
M

minhtam23973

Guest
Em cảm ơn chị Tú Anh nhiều lắm ạ.
Nhờ những lý luận của chị hướng dẫn cho em, bên công ty kiểm toán họ đã chấp nhận cách hạch toán của em rồi chị ạ.
Em cảm ơn chị nhé,
----------------------------------------
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA