Khoán chi phí - phương án tối ưu trong quản lý???

  • Thread starter HyperVN
  • Ngày gửi
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trong quản lý doanh nghiệp người ta không thể bỏ qua các công thức khoán: khoán chi phí nhiên liệu xăng xe, khoán chi phí điện thoại cá nhân, khoán chi phí tiếp thị, khoán chi phí đi lại vv... vậy theo các bạn phương án khoán cho từng loại chi phí thế nào là phù hợp nhất, nói thêm với các DN Vừa và nhỏ thì việc khoán chi phí còn là hình thức tăng chi phí chịu thuế TNDN một cách khéo léo, vậy cần có những thủ tục gì để đảm bảo chi phí khoán đó là chi phí hợp lý hợp lệ và không bị loại ra khỏi chi phí chịu thuế TNDN khi quyết toán thuế ??????

Ví dụ như đơn vị tôi khoán tất cả các chi phí phát sinh tại cửa hàng bán lẻ theo doanh thu: bao gồm: chi phí điện, nước, điện thoại, chi lương, chi tiếp khách tiếp thị, thị, chi khác vv... và chẳng bao giờ yêu cầu hóa đơn tài chính để hợp thức các khoản chi khoán này (do bộ phận được khoán hoàn toàn chủ động chi các khoản này mà chỉ phải giải trình khi chi vượt), các cán bộ thuế kiểm tra cũng không có ý kiến, nhưng đây là ở một DNNN có quy mô lớn, đem áp dụng với các DN ngoài quốc doanh thì chắc không còn được như vậy!!???!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Theo mình việc doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chưa có các qui định cụ thể về vấn đề này, phần lớn chế độ chính sách vẫn dựa theo chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một bất cập lớn mà chưa giải quyết được, vì vậy nhiều khi việc xác định ra sao vẫn mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý nhà nước từng nơi.
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
Đấy là doanh nghiệp nhà nước mới thế chứ, mà phải là doanh nghiệp có quy mô lớn mới vậy chứ. Các doanh nghiệp nhỏ hoặc ngoài quốc doanh mà như vậy thì nghẻo ngay. Làm gì có cái quy định nào về cái này, cái này chỉ mang tính chất quản lý nôi bộ thôi chứ. Mà không có hóa đơn tài chính thì các đơn vị ngoài quốc doanh ngáp rồi còn gì.
Thưc ra mình hiểu thì đối với cơ chế khoán thì phải quy mô lớn, lực lượng phải tương đối mạnh, vì tính độc lập của nó cao (độc lập giữa bộ phận này với bộ phận kia). Cũng vì thế mà các lợi ích của nó cũng trở nên hoàn toàn độc lập, vì vậy cơ chế này thiếu đoàn kết lắm.
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
DN ngoài quốc doanh và nhỏ thì không thể thực hiện được vì HĐTC là qun trọng nhất, không có nó thì chắc chắn là sẽ không được chấp nhận; định ra mức khoán là một vấn đề khó khăn.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Ví dụ thế này: một Công ty TNHH kinh doanh vận tải sông biển, dĩ nhiên có tàu lưu hành, không khoán các chi phí sinh hoạt, chi phí nhiên liệu chạy máy và các chi phí khác thì kiểm soát bằng cách nào đây????? Chắc chắn là có được phép khoán chứ.
 
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
Các DN ngoài QD hoàn toàn áp dụng được, tuy nhiên phải nói đúng đây là một sự vận dụng khéo léo và uyển chuyển. Cách làm như sau :
Giám đốc công ty ra quyết định khoán chi phí, trong quýet định nói rõ căn cứ để khoán, đối tượng được khoán, mức khoán, đồng thời chỉ ra chi phí đó được hạch toán vào đâu.
Đơn cử : Phòng kế toán có một nhân viên chuyên hàng ngày phải đi lại giao dịch với ngân hàng và quan hệ với khách hàng (Thu hoặc trả nợ v.v...) điều kiện để được khoán là số ngày phải đi lại trong tháng là trên 15 ngày, luôn phát sinh các chi phí về xăng xe, vé cầu phà , tiền gửi xe.v..v...vậy là thay vì nhân viên đó phải tập hợp chi phí Giám đốc ra quyết dịnh khoán các chi phí đó cho nhân viên ấy với mức chi là 100.000đ/tháng.
Tương tự như thế với các trường hợp khác. Vấn đề này không phải làm tùy tiện đâu, mà hoàn toàn theo qui định đấy.
 
A

anhvu

Cao cấp
11/10/03
213
0
16
Truy cập trang
À, giống chỗ mình quá, có một thứ gọi là hao mòn xe đạp , hàng quý đi giao dịch cũng được mấy tăm nghìn tiêu vặt, cũng thinh thích...
Nhưng khoán loại này thì chỉ được với những chi phí nhỏ, lẻ thôi, chứ Hyper muốn nói khoán tất tần tật hay sao ấy chứ ? Cái đó thì quả thật là khó lắm,
 
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
Đương nhiên có những chi phí không được chấp nhận ở hình thức khoán, buộc phải tập hợp chi phí. hoặc chỉ được phép khoán theo định mức, chứ không được khoán gọn.
Ví dụ :
1. Chi phí nhiên liệu được phép khoán theo định mức tiêu hao hoặc theo cung chặng đường cụ thể. Nhưng khi hạch toán thì phải căn cứ trên các hoạt động tạo ra doanh thu, chứ không thể khoán gọn là mỗi tháng đầu xe A được khoán là n lít nhiên liệu...
2. Khi kinh doanh ăn uống thực tế có thể khoán tiền cho nhân viên tiếp phẩm, nhưng bạn đừng đưa cái khoán đó vào để hạch toán, sẽ rát khó để được chấp nhận (Bản thân mình cũng thấy khó hiẻu tại sao vậy??). Và do đó hãy chịu khó tập hợp chi phí mua bán hàng ngày, khi hạch toán đôi khi lại có lợi đấy
 
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Theo tôi việc khoán chi phí này chỉ là việc quản trị nội bộ của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả & có lợi nhất cho DN. Chỉ lưu ý với các bạn rằng : đối với cơ quan thuế thì bạn phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ thì mới được hạch toán vào chi phí.
 
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
boihoangvt nhầm rồi, khoán chi phí là hoàn toàn hợp lý hợp lệ và đương nhiên bên thuế châp nhận.
Thực tế bên Cq tôi mỗi tháng hạch toán riêng khoán chi phí cho NV phòng KT công tác trong nội tỉnh là 1500.000đ mà hoàn toàn được chấp nhận.
 
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Mỗi tháng được khoán chi 1.500.000 đ nghe thấy ham quá ! Cho hỏi thêm HaiAu môt chút : DN của bạn đã được cơ quan thuế kiểm tra tại DN lần nào chưa ?
 
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
Đương nhiên năm nào DN mình cũng kiểm tra QT toán thuế, mỗi lần khoảng 3 ngày. nhưng các khoản mà DN mình đã khoán chi thì hoàn toàn OK.
 
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Cho mình hỏi thêm : chi phí lúc thực hiện khoán chi cao hơn hay thấp hơn lúc chưa thực hiện khoán chi ?
 
HaiAu

HaiAu

Trung cấp
2/10/03
139
0
16
61
Quảng Ninh
www.bienngoc.com
Đương nhiên khồng thể cao hơn.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Có thể bàn thêm về việc khoán các chi phí cho chuyên viên tiếp thị không? các chi phí xăng xe, chi phí vặt thì chắc chắn khoán sẽ là tối ưu.
 
T

ThangThin

Guest
30/5/08
2
0
0
THU DUC
khoán chi phí

Chào các bạn.
Mình cũng rất muốn hiểu rõ hơn về khoán chi phí.

Cơ quan mình hoạt động trong lĩnh vực khảo sát. Thực hiện khoán sản phẩm (chi phí) cho các đơn vị sản xuất theo quy chế khoán nội bộ. Như vậy các đội sản xuất có cần tập hợp đầy đủ hóa đơn chứng từ phát sinh liên quan đến chi phí của đội không? Cơ quan thế có chấp nhận phần khối lượng thanh toán cho đội là chi phí hợp lý, hợp lệ để thực hiện quyết toán thuế TNDN không?

Mong các bạn giúp đỡ.
Cảm ơn.
 
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,212
12
38
35
In the blue Air
Các DN quản lý chi phí bằng cách khoán là rất hữu hiệu, tuy nhiên mỗi DN thực hiện ở một mức khác nhau, tuỳ theo tình hình của DN. Về thủ tục cho hình thức khoản này phải được thể chế bằng các qui định, qui chế, quyết định...nó chính là định mức nội bộ của DN, tất nhiên khi thanh toán phải gắn liền với hoá đơn chứng từ theo qui định. VD khoán điện thoại cho CNVC, khi thanh toán phải có Hđơn kèm theo, nếu vượt thì chấp nhận theo mức khoản, tuy nhiên nếu ít hơn thì tính theo hoá đơn....
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA