Kế toán quản trị dành cho DN sản xuất

  • Thread starter VNacc
  • Ngày gửi
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Cái box này rất hay nhưng mà cũng rất khó, tôi rất tâm đắc với các vấn đề liên quan kế toán quản trị dành cho DN sản xuất.
Em cũng là dân học mót về kê toán quản trị nhưng cũng xin được mở đầu những bài viết và trao đổi để cùng học hỏi nhé.
Để đề tài có đầu có cuối em xin được liệt kê các vấn đề liên quan và các bác nào rành về vấn đề gì thì post bài và đưa ý kiến nhé
1. Những vấn đề chung về kế toán quản trị
2. Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3. Khái niệm chi phí và các loại chi phí
4. Dự toán ngân sách
5. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh
6. Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ và lập báo cáo bộ phận
7. Kế toán trách nhiệm quản lý
8. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
9. Định giá sản phẩm
10. Thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn
11. Thông tin thích hợp cho quyết định đầu tư dài hạn
12. Phân tích báo cáo tài chính

Kế toán quản trị còn rất mới mẻ với Việt nam và đặc biệt mới với các vị GĐ doanh nghiệp ở Việt nam.

Với 12 đầu mục ở trên em tâm đắc nhất cái số 2 và cái số 12.

Từ từ rồi cùng bàn các bác nhỉ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
CẬu post cái sách kế toán quản trị lên đây thì bàn được gì ! Nhưng có một điều nói rằng Kế toán quản trị là mới mẻ ở mình thì có vẻ duy ý chí đấy ! Quả thực ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tất cả các loại hình đều có sự góp mặt của nó . KHông một cty nào mà không hoạch định kế hoạch tài chính năm, Hoặc các cty sản xuất sản phẩm thì nó không thể không có . Kèm theo là những nhà phân tích tài chính đại tài cỡ phãi có 2,3 year kinh nghiệm!
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Những cái cần bàn phải có tên tuổi chính xác chứ. Cái chính là các bác quan tâm đến những mục nào, có thể ví dụ từ những DN mình đã biết hoặc đã làm việc.
Còn bác hay làm việc với những DN cỡ nào, riêng các DN Việt nam em đã làm việc (>500 DN) hầu như chưa có ông GĐ nào biết Kế toán quản trị là cái gì. Đấy là sự thật.
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
VNacc nói:
riêng các DN Việt nam em đã làm việc (>500 DN) hầu như chưa có ông GĐ nào biết Kế toán quản trị là cái gì. Đấy là sự thật.
Oa`! Ghe^ that! Cau chia se mot chut kinh nghiem di! Co' ong chua biet ke toan QT la` gi` thi` dung chu ca 500 ong thi` chan that nhi? Qua that ho thuong la` nhung nha` nghien cuu luat thi` dung hon ! Nhung doi voi DN lon thi` ho co giam doc tung bo phan phu trach chu . Va toi duoc biet ho la` nhung nguoi cuc gioi, la` nhung nguoi nong` cot khong the thieu ! Neu nhu mot ngay` nao ho ra di cty se tro nen dien dao? Thuc te da xay ra ! (Sory I don't typing Vietkey)
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Thực ra GĐ các cty SME khá giỏi về Kinh doanh và quan hệ, còn về kế toán, tài chính thì ... abc lắm. Cũng dễ hiểu thôi, họ đi từ KD, kỹ thuật đi lên chứ có phải mấy ai đi từ kế toán đi ra làm cty mấy đâu.

Gần đây có một thống kê vui vui 100 vị GĐ DN, 70% không đọc được BCTC.

Tớ có chuyện vui về một ông bạn GĐ chỉ chăm chăm vào điều hành các việc sản xuất, mua hàng hoá, vật tư, bán hàng, ... nhưng đa số không tính được hiệu quả của các việc đấy. Bởi ổng coi thường kế toán. Ổng bảo là kế toán tớ nhẩm cái cũng ra, đến lúc cashflow không nắm được, nợ đến hạn phải trả, tiền bán hàng không không thu được, may mà có ông bạn làm ngân hàng tốt bụng không thì đóng cửa. Mình bảo là ông kinh doanh mà tiền không nắm được thì KD làm gì. Đơn giản là T-H-T', ngắn gọn là T rồi đến T' nó như thế nào, ít ra thì cái T' phải lớn hơn T. Đến lúc đó ông GĐ bạn tớ mới lọ mọ nghiên cứu kế toán để hiểu cty mình đang ở đâu, ntn thực sự. Còn nhiều chuyện tương tự lắm. Cái quan niệm như vậy nhiều khi chết người đi được nhỉ.
Bác nào có gì vui vui kể đi.
 
Sửa lần cuối:
N

NHATVY

Guest
27/9/04
4
0
0
39
tphcm
Chào mọi người! v muốn tham khảo tài liệu chuyên sâu về kế toán quản trị, mọ i người chỉ v với. Vì năm sau v phải làm luận văn rồi, đang phân vân giữa đề tài về kế toán quản trị và kiểm toán. Mọi người cho v lời khuyên nhé!Thankssssssssssssssssssssssssss!
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
NHATVY nói:
Chào mọi người! v muốn tham khảo tài liệu chuyên sâu về kế toán quản trị, mọ i người chỉ v với. Vì năm sau v phải làm luận văn rồi, đang phân vân giữa đề tài về kế toán quản trị và kiểm toán. Mọi người cho v lời khuyên nhé!Thankssssssssssssssssssssssssss!

Bạn đưa ra khía cạnh nào đó đi. Vấn đề này khá hay bởi như bạn nói Kiểm toán và nó rất yêu nhau. Bạn mở màn đi nhé.
 
T

tarnum

Guest
Em là thành viên mới, mạn fép nói mấy câu, sai mong các vị tiền bối thông cảm!
1. Tổng quát về KTQT
- Đối tượng sử dụng là các nhà quản lý bên trong tổ chức
- Đặc điểm thông tin: chủ yếu hướng về tương lai đó là Kế hoạch và các số liệu dự đoán
- Phạm vi báo cáo: đu sâu vào từng bộ fanạ, từng khâu công việc của DN
- Kỳ báo cáo: báo cáo thường xuyên hơn, vào bất cứ lúc nào dành cho nhà qlý
2. Khái niệm về chi phí sản xuất: gồm 3 loại
- Nguyên liệu trực tiếp (direct material):
- Công lao động trực tiếp(direct labor):
- Chi phí SX chung (Manufacturing overhead): bao gồm các chi fí còn lại và các chi fí gián tiếp của DN
Công LĐ Trực tiếp + CPSCX= Chi fí chuyển đổi
Công LĐ Trực tiếp + NL Trực tiếp = Chi fí gốc
3. Tính giá thành sản phẩm: thường là những phương pháp sau:
* Tính giá theo công việc (job order costing)
* Tính giá theo quy trình sản xuất (The process costing)
* Theo trung tâm hoạt động
* Theo giá biến đổi
 
C

Chau Hong Anh

Guest
Mong mọi người chia sẽ kinh nghiệm kế toán quản trị trong ngành dịch vụ. Có gì khác biệt so với ngành sản xuất.
Thuế cho ngành tư vấn được tính như thế nào trong phần phân tích chi phí và dự báo biến động?
-----------------
"Mỗi người là một hạt cát trong bãi cát mêng mong"
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
45
Far from Thanh Hóa City.
Xin hỏi có ai có cách gì hay quản lý TSCĐ cũng như hàng tồn kho không. Quản lý bằng cách nào để sau khi kiểm kê cuối năm số chênh lệch phải điều chỉnh là nhỏ nhất.
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Tùy vào rất nhiều yếu tố nội bộ trong cty (management methodology như thế nào, bộ phận các phòng ban có chức năng gì, phối hợp với nhau như thế nào.....), mới có thể định ra được phương pháp quản lý TSCĐ cũng như hàng tồn kho thích hợp.

Dưới đây là 1 vd về việc chuyển đổi hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phân lọai inventory. Hope it helps.

Bước 1: Phân lọai hàng tồn kho thành những Segments riêng biệt & thiết lập các standards cho từng segments

Bước này được thực hiện để có thể thiết lập các standards of service khác nhau (vd standard cho việc bảo quản trong kho như thế nào, procedures xuất kho/nhập kho như thế nào, maintenance như thế nào, bảo quản inventory trong dây chuyền sx như thế nào, stock count như thế nào, .....) cho từng segments khác nhau. Nếu thiết lập chung các standards cho mọi inventory sẽ dẫn đến trường hợp các inventory cấp thấp có standards cao --> chi phí cao/tốn thời gian 1 cách vô ích, trong khi các inventory giá trị cao lại chó standards quá thấp --> không thể bảo quản tốt dẫn đến hư hỏng, mất mát.

Bước này đòi hỏi phải lập ra 1 danh sách các tiêu chuẩn phù hợp (vd như giá trị, số lượng, unique hay popular, phục vụ chính cho việc sx hay không, có interchangability hay không....) rồi phân lọai inventory thành từng nhóm theo các tiêu chuẩn này.

VD như phân lọai inventory thành 3 segments:
-A- items, -B- items, và –C items với các criteria và develop các standards/procedures đi kèm như sau:
-A- Items là những are items có giá trị lớn, số lượng nhỏ (nên quy ra tiêu chí cụ thể vd như giá trị cho từng –A- item là khỏang $100 trở lên chẳng hạn). -A- items đòi hỏi các standards từ cấp trung bình cho đến cao. Vd như cần nhiều shelving space hơn, giá trị cao nên cần được cất trong kho, chỉ khi nào cần sử dụng mới được xuất ra...

-B- Items là những items có giá trị trung bình, số lượng trung bình, (vd từ $15 đến $100/item). -B- items đòi hỏi các standards cấp trung bình. Vd: bộ phận sx có thể cất ngay nhà xưởng của cty nhưng cuối ngày phải báo cáo lên bộ phận kế tóan + bộ phận kho...

-C- Items là những are items có giá trị nhỏ, số lượng trung bình hay số lượng lớn, (Vd dưới $15/item) + với các hàng lặt vặt khác. C- items chỉ cần các standards cấp thấp. Vd: stock count thì không cần đếm part by part mà đếm theo từng bịch, từng hộp... Bộ phận kế tóan thì kết chuyển hết giá trị của –C- items thành chi phí. Bộ phận sx có thể giữ những items này ngay dây chuyền sx, cuối ngày chỉ cần báo cáo lại bộ phận kho mà không cần báo cáo bộ phận kế tóan vì giá trị nhỏ hay đã được chi phí hóa hết rồi.


Note: Khi đã thỏa thuận xong việc phân lọai inventory, cần lập ngay danh sách chính thức các inventory & phân lọai của nó cùng với các standards/procedures đi kèm cho từng segments.
.
Bước 2: Điều chỉnh phần mếm kế tóan, setup/adjust các procedures

Bước 3: Huấn luyện nhân viên các phòng ban về danh sách phân lọai và các standards & procedures đi kèm

Bước 4: Xem xét, chỉnh sửa lại danh sách phân lọai
Danh sách phân lọai cần được xem xét và chỉnh sửa lại sau khi tập hợp được các vấn đề phát sinh trong bước 2 & 3.

Lưu ý: Để chuyển đổi một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện tại thành 1 hệ thống quản lý khác đòi hỏi phải có một team bao gồm các nhân viên “tận tâm” đến từ tất cả phòng ban khác nhau của cty. Các kinh nghiệm phong phú của đại diện đến từ các bộ phận mua hàng, quản lý kho, sản xuất, thiết kế , kế tóan và IT cùng với sự ủng hộ của các sếp trên là rất cần thiết cho việc chuyển đổi thành công.
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
45
Far from Thanh Hóa City.
Cảm ơn những gợi ý của Lan-Giao.
Quả thực để thay đổi một hệ thống quản lý thật là khó, hơn nữa bọn mình toàn là những người chưa có kinh nghiệm nhiều trong quản lý kho. Bọn mình đã phân loại và quản lý theo từng segments như bạn nói tuy nhiên chưa được triệt để lắm và chưa có procedure cho từng segment.
Ý tưởng phân loại và quản lý theo segment và procedure của bạn rất hay. Cảm ơn bạn rất nhiều.
 
Sửa lần cuối:
M

mmx

Guest
23/10/04
6
0
0
44
Hanoi
VNacc nói:
Cái box này rất hay nhưng mà cũng rất khó, tôi rất tâm đắc với các vấn đề liên quan kế toán quản trị dành cho DN sản xuất.
Em cũng là dân học mót về kê toán quản trị nhưng cũng xin được mở đầu những bài viết và trao đổi để cùng học hỏi nhé.
Để đề tài có đầu có cuối em xin được liệt kê các vấn đề liên quan và các bác nào rành về vấn đề gì thì post bài và đưa ý kiến nhé
1. Những vấn đề chung về kế toán quản trị
2. Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3. Khái niệm chi phí và các loại chi phí
4. Dự toán ngân sách
5. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh
6. Phân bổ chi phí bộ phận phục vụ và lập báo cáo bộ phận
7. Kế toán trách nhiệm quản lý
8. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận
9. Định giá sản phẩm
10. Thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn
11. Thông tin thích hợp cho quyết định đầu tư dài hạn
12. Phân tích báo cáo tài chính

Kế toán quản trị còn rất mới mẻ với Việt nam và đặc biệt mới với các vị GĐ doanh nghiệp ở Việt nam.

Với 12 đầu mục ở trên em tâm đắc nhất cái số 2 và cái số 12.

Từ từ rồi cùng bàn các bác nhỉ.

Hiện tại công ty chúng tôi đang phát triển một phần mềm kế toán quản trị. Bạn nào có quan tâm thì liên hệ nhé: nguyennhuanh@gmail.com
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Ơ, bác nào recover lại cái thread này rồi, hay quá, vậy mà em lại tưởng nó "tiêu" rồi. Thanks bác admin nha.

Nhân có câu chuyện với 1 doanh nghiệp sản xuất xe máy em kể các bác nghe.
Công ty này sản xuất một phần các công đoạn như cơ khí, sơn, hàn còn lại là nhập khẩu về lắp ráp. Nghe thoáng qua thì thấy chẳng có vấn đề gì nhưng khi triển khai thực tế thì ...quá nhiều vấn đề. Cái hiện hữu có thể thấy ngay được là hàng tồn kho ê chề, mà vẫn tiếp tục "nhập", khi bán xe ra thị trường thì không biết giá thành chính xác của mình mà dựa vào "tính nhẩm" và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Nợ ngân hàng hàng tháng phải trả lãi lên đến tiền tỷ. Hoạt động công ty bắt đầu có những khó khăn trông thấy. Nguyên nhân do đâu???

Xin thưa với các bác rằng đó chính là bộ máy quản lý kế toán, tài chính không quản lý được. Kinh doanh và sản xuất phát triển cực nhanh, trong khi đó bộ máy để thống kê, tính toán, kế toán lại chưa phát triển theo kịp dẫn tới lãnh đạo thiếu thông tin chỉ đạo theo chủ quan. Giám đốc là người kinh doanh cực giỏi, nhưng nếu thiếu thông tin tài chính thì họ có tài thánh mới có thể quyết định được chính xác.

Cũng may, câu chuyện cũng chưa đến nỗi nào bởi họ dám "cách mạng" để cải tổ qui trình về quản lý và đặc biệt quan tâm đến vấn đề kế toán tài chính và kế toán quản trị để khi cần có thông tin điều hành phải có ngay nhằm hỗ trợ ra quyết định kịp thời. Đến thời điểm này có thể nói hõ đã làm chủ, điều hành được doanh nghiệp của mình chứ không bị doanh nghiệp "điểu khiển" họ nữa.
Thế mới thấy vai trò quan trọng của kế toán quản trị các bác nhỉ.
 
Sửa lần cuối:
L

logistics.Cay

Guest
3/9/04
27
0
0
47
TP.HCM
Công việc thiết lập, tổ chức kế toán quản trị phải bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Mối quan hệ giữa KTQT và KTTC? Nếu hệ thống kế toán tài chính chưa được tổ chức tốt (VD: chứng từ, sổ sách, hệ thống tài khoản) thì liệu có thực hiện được kế toán quản trị không?
Mối quan hệ giữa kế toán quản trị và các phòng ban chức năng khác được thiết lập như thế nào?

Xin các bác tiếp tục tham gia ý kiến và đóng góp để cho topic về kế toán quản trị được phát triển nhé!!! Thanks!
 
C

Chau Minh Tran

Guest
No sign!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

ThoiGian

Guest
29/7/05
10
0
0
56
Hà nội
logistics.Cay nói:
Công việc thiết lập, tổ chức kế toán quản trị phải bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Mối quan hệ giữa KTQT và KTTC?

Theo tôi, nhiệm vụ của kế tóan tài chính là đảm bảo cho việc “chia cái bánh” KQKD cho các bên có quyền lợi liên quan được đúng và đủ. Vì vậy chỉ cần tuân thủ đúng các qui định về chia bánh đã được các bên chấp nhận. Hệ thống thông tin, các biểu báo và nghiệp vụ KTTC do đó đơn giản và cố định.
Nhiệm vụ của kế tóan quản trị là cung cấp thông tin kế tóan kịp thời, chi tiết và thích hợp cho các quyết định hành động của doanh nghiệp (làm sao cho cái bánh to ra). Các QĐ này thì rất đa dạng và thay đổi thường xuyên, nên các biểu báo và nghiệp vụ của kế tóan quản trị cũng rất đa dạng tùy theo doanh nghiệp và khẩu vị của các nhà quản trị.
Đầu tiên, để biết cái bánh hiện nay là to hay nhỏ cần có một phương pháp đánh giá. Có các phương pháp đánh giá như sau:
1. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn: nhiệm vụ đầu tiên của KTQT là phải xây dựng được một hệ thống định mức chi tiết làm cơ sở cho việc đánh giá này (so sánh với tiêu chuẩn)
2. Phương pháp đánh giá hướng nội: nhiệm vụ đầu tiên của KTQT là phải thu thập được số liệu thống kê theo thời gian về “cái bánh”. Góc nào có xu hướng bị lõm dần, góc nào tạm thời không thay đổi... (so sánh với chính mình)
3. Phương pháp đánh giá hướng ngoại: nhiệm vụ đầu tiên của KTQT là phải thu thập được số liệu thống kê bình quân ngành về “cái bánh” (hoặc số liệu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp-so sánh với đối thủ).
Để ra quyết định hành động, doanh nghiệp cần:
a. lập kế hoạch, ra các QĐ xác định các hành động dự kiến thực hiện nhằm điều chỉnh trên cơ sở kết quả đánh giá trước đó
b. Ra quyết định hành động,
c. kiểm tra kết quả,
d. đánh giá và điều chỉnh -> quay trở lại b.
e. quay trở lại a.
Như vậy, tiếp theo kế tóan quản trị cần bắt đầu từ việc lập kế hoạch chi tiết. Để lập được kế hoạch chi tiết (chứ không phải chỉ dừng ở các chỉ tiêu kế hoạch tổng hợp), cần có trọng tâm, có hệ thống mức và có phương pháp phù hợp.
Ví dụ lấy quản trị chi phí làm trọng tâm. Cần phải có phương pháp xác định chi phí, hệ thống định mức chi phí phù hợp với từng hành động điều chỉnh. Nếu hành động điều chỉnh là tăng hoặc giảm sản lượng thì cần có phương pháp xác định đúng chi phí cố định và chi phí biến đổi, nếu hành động điều chỉnh là tối ưu hoạt động để giảm chi phí, giảm giá thành thì cần có phương pháp xác định chi phí theo công đoạn hoạt động (như phương pháp ABC). Nếu hành động điều chỉnh là lựa chọn phương án (khác) thì cần có phương pháp xác định các chi phí chìm, chi phí qui kết...
Tiếp theo KTQT cần ghi chép được số liệu về các hành động đã thực hiện và các số liệu về thị trường thực sự đã xảy ra (phục vụ công tác đánh giá kỳ tiếp theo).
Cuối cùng là xây dựng các biểu báo phân tích và đánh giá kết quả phù hợp với các hoạt động điều chỉnh kỳ tiếp theo.
Mối liên quan giữa KTQT và KTTC chỉ nằm ở các chỉ số tổng hợp trong dài hạn (như ROE, vòng quay vốn...)
Mời các bạn tham gia thêm
 
L

logistics.Cay

Guest
3/9/04
27
0
0
47
TP.HCM
ThoiGian nói:
2. Phương pháp đánh giá hướng nội: nhiệm vụ đầu tiên của KTQT là phải thu thập được số liệu thống kê theo thời gian về “cái bánh”. Góc nào có xu hướng bị lõm dần, góc nào tạm thời không thay đổi... (so sánh với chính mình)
Theo phương pháp hướng nội thì KTQT phải sử dụng thông tin từ KTTC. Nhưng những thông tin mà KTTC cung cấp cho KTQT có phù hợp hay không, lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức KTTC. Nếu như công tác KTTC chưa thực sự mạnh thì làm như thế nào để tổ chức KTQT? Không lẻ lúc này KTQT lại xây dựng 1 hệ thống thông tin riêng lẻ khác sau, mà đáng lẻ ra KTTC đã có thể cung cấp rồi.
Do đó chúng ta phải xây dựng hệ thống sổ sách kế toán chi tiết như thế nào để vừa có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch chi tiết, phân tích của KTQT, vừa phục vụ để lập các BCTC. Điều này đòi hỏi phải có 1 CFO có tầm nhìn rộng, bao quát.

Còn phương pháp đánh giá chuẩn, thực ra là phương pháp so sánh để phát hiện sự chênh lệch giữa kỳ này với kỳ khác, giữa thực hiện so với kế hoạch. Theo tôi công tác lập kế hoạch là cực kỳ khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Giả sử việc lập ngân sách nguyên vật liệu phải dựa vào kế hoạch sản xuất, tồn kho chuẩn. Để xác định mức tồn kho lại phải phụ thuộc vào công tác quản lý cung ứng.

Tất cả đây là mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận có liên quan trong qúa trình thực hiện hoạt động SXKD của DN.

Mời các bạn tham gia thảo luận các qui trình thực hiện công tác KTQT nhé.
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Chào mọi người !

Tôi thấy mọi người bàn luận về kế toán quản trị rất sôi nổi nên cũng mạn phép nhắc lại định nghĩa về kế toán quản trị trong một giáo trình nổi tiếng (Xin lỗi vì quên mất tên tác giả)
Kế toán quản trị - mục đích là dùng để cung cấp thông tin cần thiết, cho Manager cần thiết vào thời điểm cần thiết.
Như vậy, cho dù mô hình tổ chức có thể khác nhau, nhưng công việc đầu tiên của hệ thống kế toán quản trị là tập trung và ghi nhận các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tạo ra các báo cáo (tổng hợp và chi tiết) cho đối tượng sử dụng cần tới (lãnh đạo, Manager và những người quản lý khác) vào thời điểm cần đưa ra quyết định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.
Vai trò của kế toán quản trị thường chưa được đánh giá đúng mức, hoặc chưa được chú trọng trọng việc tổ chức. Thế nhưng dù muốn hay không muốn, kế toán quản trị đều đã được tổ chức trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, chỉ có điều là khác nhau ở cách thức tổ chức và hệ thống hoá việc này ở mức độ như thế nào thôi. Lấy ví dụ là đối với doanh nghiệp buôn bán, khi làm việc với những người cung cấp hàng hoá, ngoài việc thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết (do kế toán thuế đảm nhiệm) doanh nghiệp cần có số theo dõi dư nợ với từng đối tác, và đây chính là nhiệm vụ của kế toán quản trị.
Khác với kế toán thuế, khi mà các báo cáo tài chính được quy định rõ theo các biểu mẫu định trước, các báo cáo của kế toán quản trị có thể theo nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng.
Các phần mềm kế toán ở nước ta hiện nay viết ra vẫn chưa tách biệt hai phần kế toán: kế toán thuế và kế toán quản trị. Tôi đã có thời gian kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, cũng thấy rằng, các phần mềm của họ làm ra đã tính đến yếu tố tách biệt thành các hệ thống kế toán: thuế và quản trị. Khi tiến hành một giao dịch, thì giao dịch này sẽ tự động được ghi nhận vào hệ thống kế toán quản trị, và trong trường hợp cần thiết, ghi nhận vào hệ thống kế toán thuế (thực ra mà nói, kế toán thuế là một phần của kế toán quản trị)
Ở Việt nam, theo tôi, cùng với sự phát triển của lý thuyết và thực tế kế toán, các phần mềm kế toán cũng sẽ phân chia thành 2 mục: kế toán quản trị và kế toán thuế. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi tiến hành công tác kế toán theo chuẩn mực quốc tế (IAS), cũng sẽ nảy sinh ra yêu cầu chuyển đổi báo cáo, hoặc tiến hành kế toán song song. Lúc này, phần mềm kế toán đòi hỏi cần có khả năng thực hiện công tác kế toán theo 3 hướng:
- kế toán quản trị
- kế toán thuế
- kế toán theo chuẩn mực quốc tế

Trần Thắng.
 
T

trang84

Guest
15/9/05
1
0
0
39
HN
Hiện tại vấn đề so sánh KTQT và KTTC được bàn bạc rất sôi nổi. Tại sao mọi người ko thử bàn về chi phí SXKD dưới góc độ KTTC và KTQT nhỉ ? Em thấy vấn đề đó hay hay, vì đối với bất kỳ một DN nào vấn đề giảm thiểu tối đa chi phí bao giờ cũng là vấn đề đáng quan tâm nhiều nhất. Nhất là đối vói các cấp quản trị, CP lại đóng 1vai trò đặc biệt quan trọng. Như chúng ta cũng thấy, KTQT đề cập chủ yếu đến CP và giá thành. Hic, em mới chỉ là sinh viên nên cũng ko rành lắm, mong mọi người thông cảm nha!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA