Mỗi tuần một chuyên đề

Xem bài "Giảm lãi suất và những tác động xấu"

  • Thread starter songcham
  • Ngày gửi
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Sáng hôm qua, 24/12/08 em có đọc một bài bình "Giảm lãi suất và những tác động xấu" của tác giả Đặng Khánh Dư đăng trên báo điện tử VnEconomy cùng ngày, em xin post lại:

"Ngày 19/12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ký các quyết định về việc điều chỉnh giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Không ai có thể phủ nhận những tác động tốt có thể đem lại cho nền kinh tế từ các quyết định này, mà nhiều bài viết trên VnEconomy đã phân tích. Tuy nhiên, tác giả lại muốn đề cập đến những tác động xấu có thể xảy ra, với hy vọng rằng các góc nhìn đa chiều sẽ góp phần giúp nhà quản lý lường trước những tác động không mong muốn, qua đó thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Áp lực lỗ, tăng nợ xấu, khó cho vay linh hoạt

Theo người viết, những tác động xấu của các quyết định hôm 19/12/2008 có thể kể đến trước hết là áp lực lỗ đối với hệ thống ngân hàng.

Trong thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đã phải chấp nhận huy động VND lãi suất cao để đảm bảo thanh khoản và lợi ích của người gửi tiền. Nay lãi suất trần cho vay giảm nhanh và mạnh (lần này từ 15%/năm xuống 12,75%/năm) chắc chắn sẽ gây áp lực thua lỗ lớn.

Thứ hai là nguy cơ tăng nợ xấu. Việc giảm dự trữ bắt buộc giúp các ngân hàng có nhiều tiền hơn để sử dụng. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại giảm, khiến việc xin viện trợ từ Ngân hàng Nhà nước trở nên rẻ hơn.

Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam dưới hình thức bắt buộc giảm từ 13%/năm xuống 4,5%/năm cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngân hàng rút tiền mua tín phiếu trước hạn. Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng giảm từ 9%/năm xuống 8,5%/năm (như vậy lợi suất từ khoản dự trữ bắt buộc bị giảm xuống).

Tất cả những điều đó có thể dẫn đến tình trạng các ngân hàng các vay một cách tràn lan, coi nhẹ việc thẩm định, dẫn đến cho vay cả những khách hàng không có khả năng trả nợ (nhất là khi đã phải chịu áp lực lỗ kể trên).

Thứ ba, với mức lãi suất cho vay trần, các ngân hàng không thể áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt với từng khách hàng.

Chính sách lãi suất trần buộc các ngân hàng phải cho vay các khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau với cùng lãi suất không vượt quá 12,5%. Chính sách này vô tình khiến người vay, trong một số trường hợp, có thể khó tiếp cận vốn, trong khi ngân hàng vẫn sẵn sàng cho khách hàng vay nếu mức lãi suất cao hơn lãi suất trần (tương ứng với độ rủi ro, thời hạn vay của khách…).

Đồng Việt Nam kém hấp dẫn hơn

Thứ tư, việc giảm lãi suất cơ bản khiến đồng Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn. Trong khi đó, thị trường ngoại hối vẫn tồn tại những bất ổn. Bên cạnh những biểu hiện thường được nhắc đến nhiều như giá mua bán USD của các ngân hàng đều niêm yết kịch trần, giá USD trên thị trường tự do trồi sụt thất thường thì còn những biểu hiện khác rất đáng được lưu tâm.

Trước hết, đó là hiện tượng trong khi các ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 50-60% so với lượng USD huy động được nhưng lãi suất USD vẫn cao. Có ý kiến cho rằng vì các ngân hàng sợ giảm lãi suất sẽ mất khách, không đạt chỉ tiêu huy động. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi.

Phần chìm của vấn đề, có lẽ là ở chỗ lượng USD huy động không đơn thuần chỉ là cho vay, mà hiện nay còn đang gánh một "trách nhiệm" khác là bù đắp lượng ngoại tệ đã bán cho khách hàng nhưng không mua được để bù đắp (tức là các ngân hàng đang dùng USD đi vay để bán cho khách hàng còn bản thân ngân hàng thì không có tiền - trạng thái âm ngoại tệ).

Hơn nữa, trên thị trường liên ngân hàng, có những thời điểm dường như không thể thực hiện được việc mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam, cho dù những ngoại tệ đó không bị khống chế bởi giá trần hay sàn của Ngân hàng Nhà nước. Điều này phần nào cho thấy tính chuyển đổi của đồng Việt Nam đang giảm sút. Thông thường, khả năng chuyển đổi của VND phụ thuộc vào nguồn USD của các ngân hàng do USD mới có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Nhưng nay, vì khan hiếm USD nên khả năng chuyển đổi của VND cũng giảm theo.

Thứ năm, việc ra các quyết định có mục đích tăng mức cung tiền cho nền kinh tế nếu không cẩn thận có thể dẫn đến lạm phát đình đốn (stagflation) hoặc tăng trưởng kinh tế về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng.


Tuy nhiên, em thấy tác giả lặp luận vấn đề quá khiên cưỡng! Dưới đây là ý kiến phản biện của em (đối với những vấn đề gạch chân), ACE nào thích thì tham gia bình luận thêm nha:

Nói lãi suất giảm nhanh và mạnh từ 15% xuống 12,75% gây áp lực lỗ lớn cho các ngân hàng là không phù hợp bởi vì việc điều chỉnh lãi suất đã trãi qua nhiều giai đoạn từ đỉnh cao 21%. Đây là điều được thấy trước và còn được tin là sẽ giảm tiếp, phải chăng các ngân hàng không hay biết?!

Tỷ lệ, lãi suất tín phiếu tiền đồng NHNN và tiền đồng dự trữ bắt buộc cao là biện pháp để NNHH thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát và hỗ trợ chi phí vốn cho các ngân hàng trong giai doạn đầu. Điều này đến nay đã qua từng bước nới lỏng, các ngân hàng đều ý thức được và đã phải tính toán trong chiến lược kinh doanh.

Khi ngân hàng thừa vốn và lãi suất trái phiếu nhà nước còn cao thì các ngân hàng đổ vốn vào đây chứ không phải là cho vay tràn lan và kích thích sản xuất. Các ngân hàng đã biết kinh doanh như thế thì họ chắc chắn phải biết kiểm soát trạng thái ngoại hối của mình.

Lại nói trần lãi suất vay bó tay các hoạt động cho vay của ngân hàng, điều này lại càng buồn cười lắm thay! Khi NHNN chưa áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để quản lý trần lãi suất thì các ngân hàng tìm mọi cách để vơ vét lợi nhuận từ các doanh nghiệp cần vốn, đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của đất nước đến chỗ tồi tệ, lăm le phá sản. Nên nhớ NHNN không quy định sàn lãi suất. Có nghĩa là đã có một hướng được mở ra rất rộng nhắm vào yêu cầu hạ lãi suất, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ các ngân hàng không tự điều tiết được một "sàn lãi suất" thích hợp, cái này là rất rộng cửa để ngân hàng cấu trúc các hình thức vay, đảm bảo bù đắp rủi ro khác nhau ở các hình thức vay và đối tượng vay khác nhau.

Với tình hình khủng hoảng tài chính thế giới như vừa qua và đang còn xảy ra thì lại là một bài học nhãn tiền về quản trị rủi ro nên chúng ta không phải sợ các ngân hàng cho vay tràn lan khi lãi suất thấp nữa. Lãi suất đang thấp mà các doanh nghiệp vẫn phải khát vốn đấy thôi!

Các nước trong khu vực và trên thế giới đều hạ lãi suất để kích thích sản xuất trong nước, phải chăng ta cần một VND hấp dẫn để khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối?!

Sau nữa, nếu như lãi suất thấp, tiền không chảy nhiều vào các ngân hàng thì tiền cũng không nằm chết trong dân cư hoặc chuyển hết sang đồng tiền khác vì lãi suất các ngoại tệ mạnh hiện nay là rất thấp, VND vẫn còn hấp dẫn lắm thay! Vậy nếu tiền chảy dòng khác cũng vẫn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh rồi đến lượt chảy vào thị trường chứng khoán, một kênh dẫn vốn rất hiệu quả, thì kém hơn là chảy qua kênh tiết kiệm tại các ngân hàng à?

Thay lời kết, chính sách của chúng ta là phát triển toàn xã hội, kiểm soát nền kinh tế, kích cầu sản xuất kinh doanh bằng nhiều kênh vốn hay chỉ phát triển riêng cho ngành ngân hàng, chắc đọc giả tự trả lời được.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
kinh doanh tiền tệ!

Sáng hôm qua, 24/12/08 em có đọc một bài bình "Giảm lãi suất và những tác động xấu" của tác giả Đặng Khánh Dư đăng trên báo điện tử VnEconomy cùng ngày, em xin post lại:


Tuy nhiên, em thấy tác giả lặp luận vấn đề quá khiên cưỡng! Dưới đây là ý kiến phản biện của em (đối với những vấn đề gạch chân), ACE nào thích thì tham gia bình luận thêm nha:

Nói lãi suất giảm nhanh và mạnh từ 15% xuống 12,75% gây áp lực lỗ lớn cho các ngân hàng là không phù hợp bởi vì việc điều chỉnh lãi suất đã trãi qua nhiều giai đoạn từ đỉnh cao 21%. Đây là điều được thấy trước và còn được tin là sẽ giảm tiếp, phải chăng các ngân hàng không hay biết?!

Tỷ lệ, lãi suất tín phiếu tiền đồng NHNN và tiền đồng dự trữ bắt buộc cao là biện pháp để NNHH thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát và hỗ trợ chi phí vốn cho các ngân hàng trong giai doạn đầu. Điều này đến nay đã qua từng bước nới lỏng, các ngân hàng đều ý thức được và đã phải tính toán trong chiến lược kinh doanh.

Khi ngân hàng thừa vốn và lãi suất trái phiếu nhà nước còn cao thì các ngân hàng đổ vốn vào đây chứ không phải là cho vay tràn lan và kích thích sản xuất. Các ngân hàng đã biết kinh doanh như thế thì họ chắc chắn phải biết kiểm soát trạng thái ngoại hối của mình.

Lại nói trần lãi suất vay bó tay các hoạt động cho vay của ngân hàng, điều này lại càng buồn cười lắm thay! Khi NHNN chưa áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để quản lý trần lãi suất thì các ngân hàng tìm mọi cách để vơ vét lợi nhuận từ các doanh nghiệp cần vốn, đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của đất nước đến chỗ tồi tệ, lăm le phá sản. Nên nhớ NHNN không quy định sàn lãi suất. Có nghĩa là đã có một hướng được mở ra rất rộng nhắm vào yêu cầu hạ lãi suất, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ các ngân hàng không tự điều tiết được một "sàn lãi suất" thích hợp, cái này là rất rộng cửa để ngân hàng cấu trúc các hình thức vay, đảm bảo bù đắp rủi ro khác nhau ở các hình thức vay và đối tượng vay khác nhau.
Với tình hình khủng hoảng tài chính thế giới như vừa qua và đang còn xảy ra thì lại là một bài học nhãn tiền về quản trị rủi ro nên chúng ta không phải sợ các ngân hàng cho vay tràn lan khi lãi suất thấp nữa. Lãi suất đang thấp mà các doanh nghiệp vẫn phải khát vốn đấy thôi!

Các nước trong khu vực và trên thế giới đều hạ lãi suất để kích thích sản xuất trong nước, phải chăng ta cần một VND hấp dẫn để khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối?!

Sau nữa, nếu như lãi suất thấp, tiền không chảy nhiều vào các ngân hàng thì tiền cũng không nằm chết trong dân cư hoặc chuyển hết sang đồng tiền khác vì lãi suất các ngoại tệ mạnh hiện nay là rất thấp, VND vẫn còn hấp dẫn lắm thay! Vậy nếu tiền chảy dòng khác cũng vẫn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh rồi đến lượt chảy vào thị trường chứng khoán, một kênh dẫn vốn rất hiệu quả, thì kém hơn là chảy qua kênh tiết kiệm tại các ngân hàng à?

Thay lời kết, chính sách của chúng ta là phát triển toàn xã hội, kiểm soát nền kinh tế, kích cầu sản xuất kinh doanh bằng nhiều kênh vốn hay chỉ phát triển riêng cho ngành ngân hàng, chắc đọc giả tự trả lời được.

songcham suy diễn rất hay! người này chỉ viết với mục đích chính phủ nên đảm bảo cho hệ thống ngân hàng có lãi và hoạt động. Phân tích của họ không sai, vì đứng trên phương diện của nền kinh tế: hệ thống ngân hàng là cực kỳ quan trọng - nó được ví như kỳ quan thế giới thứ 8 của loài người và việc đảm bảo lành mạnh hệ thống tài chính và các ngân hàng hoạt động bình thường là điều kiện cần để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững.
Nền kinh tế bị khủng hoảng với lạm phát phi mã và sau đó là suy thoái là tác động của nhiều vấn đề khách quan và chủ quan:
trước hết là tác động khách quan: thiên tai, dịch họa, tác động của lạm phát thế giới (nhỏ thôi hầu như không nhiều)
tác động chủ quan: in tiền quá nhiều so với quy định và lạm dụng cung tín dụng để phát triển trong khi GTGT nền kinh tế tạo ra không tăng trưởng kịp với cung tiền.
Việc in tiền thừa thì bạn hãy lục lại các báo cách đây 2 năm, thời mà ông lê đức thúy đang làm thống đốc ngân hàng NN và con ông ấy làm giám đốc nhà máy in tiền. Có vụ bê bối xảy ra khi thanh tra NN phát hiện ra con ông Thúy phát hành tiền mà không được lãnh đạo duyệt. Một vài lần chúng ta thu hồi tiền giấy và phát hành polime cũng là thời điểm mà tiền được in ra nhiều hơn thu về (theo cảm nhận của tôi và nhận định của nhiều người).
đấy là những nguyên nhân gây lạm phát tăng cao, và thực tế nó cao gấp đôi số liệu được tính toán do ảnh hưởng của giỏ hàng hóa vĩ mô và giỏ hàng hóa vi mô: songcham phải ăn cơm ngày ba bữa và xăng đổ vào phương tiện cũng như quần áo hợp thời trang tối thiếu. trong khi bạn không sử dụng nhiều đến cước dịch vụ viễn thông, bạn không sử dụng nhiều đến hàng điện lạnh điện tử và hàng cao cấp như ô tô. và ngiễm nhiên bạn cảm thấy khoản lương của bạn đang không đảm bảo cho cuộc sống của bạn thoải mái như trước đây nữa! bạn tự hỏi tại sao???
kinh tế đang khủng hoảng thì lại lâm vào đóng băng và lo ngại suy thoái do giảm phát. Giật mình vì bung tiền ra quá nhiều nên chúng ta vội vã thu tiền về, dù người tiêu dùng cố gắng thắt lưng buộc bụng nhưng khi tiền thu về quá nhiều và không đem ra nhiều để lưu thông, giá xăng vẫn tăng cao người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn cho mục đích tiêu dùng của mình. Giỏ hàng hóa của mỗi gia đình đều có sự dịch chuyển và nghiễm nhiên hàng tiêu dùng có giá trị rẻ được ưu tiên hơn là hàng hóa thông dụng ngày thường vẫn dùng. Các doanh nghiệp vẫn sản xuất đều nhưng người mua không có tiền nên hàng tồn kho quá nhiều và buộc phải giảm giá để thu vốn nhưng vẫn khôgn bán được. Điều này dẫn đến hệ quả là không kích thích được sản xuất do giá có xu hướng giảm và doanh nghiệp sẽ co lại đề phù hợp với đường cầu của ngành.
Ngân hàng trong thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng nóng đã kiếm bộn tiền. trong bài viết về tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp tôi cũng nói về vấn đề này. Nhưng chính hệ thống ngân hàng đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng này.
khi mà kinh tế phát triển nóng, người người, nhà nhà, ngành ngành, đổ xô mua chứng khoán, cứ mua là thắng, các chuyên gia phân tích luôn nhận định là đây là thời điểm tốt để đầu tư và thị trường đang phát triển tốt (câu này là câu cửa miệng của chuyên gia chứng khoán phan huy nam phát biểu trên báo tuổi trẻ - ngày nào cũng như ngày nào). thị trường này chỉ thực sự làm kênh dẫn vốn tại thời điểm doanh nghiệp bán đấu giá cổ phiếu lần đầu thôi, còn lại là việc tiền chuyển từ tài khoản người này sang người khác như một trò chơi mà chúng ta bảo là chơi chứng khoán mà không quan tâm đấy là 1 khía cạnh đầu tư. Thời điểm hè năm ngoái, thị trường bị ốm lần 1 và chúng ta vội vã nới lỏng thị trường để nó tiến lên trở lại và đến giờ thì nó nằm chết dí ở mốc 400 điểm và các chuyên gia có vẻ như hờ hững với thị trường lắm rồi. (tôi không thấy phan huy nam còn nhận định trên báo tuổi trẻ trong thời gian này nữa - chắc là hết phép).
khi khai sinh ra thị trường chứng khoán thì cũng xuất hiện các nhà đầu tư nước ngoài với các quỹ đầu tư với 10 tỷ đô đổi thành tiền việt để đầu tư. Merry lynch được xem như là 1 định chế tài chính nhận định về sức sinh lời của thị trường và kêu gọi các tổ chức khác đầu tư nhưng cũng định chế này đã bỏ của chạy lấy người đầu tiên khi không chịu được nhiệt. Các quỹ đầu tư đua nhau bán tống bán tháo cái gì khả dĩ bán được giá và quy đổi ra USD để chuồn về nước chờ ngày tái ngộ trong đó có cả trái phiếu chính phủ với lãi suất cao (phát hành tại thời điểm chúng ta lạm phát quá cao). Đến lúc này các anh ngân hàng nhảy vào mua ồ ạt các trái phiếu này: tội gì đem tiền đi cho vay với lãi suất 12% trong khi mua trái phiếu lợi hơn vì không rủi ro.
chính merry lynch cũng tuyên bố sau khi rời bỏ thị trường là: Thị trường chúng ta không minh bạch. Họ sẽ đầu tư trở lại sau khi thị trường minh bạch hơn

Bất động sản: khi kinh tế suy thoái người ta nhắc đến thị trường BDS ngay sau chứng khoán. Xét trên phương diện kinh tế thì thị trường này sẽ hút được 1 phần vốn nhàn rỗi của người tiết kiệm sẽ bỏ ra mua nhà hoặc đất để mục đích phục vụ trong tương lai. Tiền hút được sẽ được đưa vào lưu thông và tạo ra nhiều GTGT nhưng thời gian qua thị trường này chẳng tạo ra được xu nào cho nền kinh tế. Một số cá nhân có quan hệ nhất định - (tôi nhấn mạnh từ quan hệ) đã xoay vòng vốn của mình và tăng đòn cân nợ lên để nắm nhiều tài sản của quốc gia vào tay bằng cách vay vốn ngân hàng mua BDS và trở lại cầm cố và vay. Chưa kể một số nữa có được thông tin về quy hoạch đô thị đã bung tiền ra mua trước (đất ở Hà tây và Quang minh - Vĩnh Phúc) - khi mà đề án mở rộng HN trong trứng nước. Một số tập đoàn Nhà nước sản xuất cũng khôgn lo sản xuất để phục vụ nền kinh tế lại đổ tiền đi xây sân gôn và góp vốn mở ngân hàng...
thay vì tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và thâm dụng lao động thì chúng ta lại đầu tư vào những thứ vô giá trị về mặt phúc lợi ngược lại còn khiến đại đa số dân chúng bị bần cùng hóa một cách tương đối. Nếu trước đây, bố mẹ tôi có thể tích lũy để mua được nhà thì giờ đây điều đó là viển vông thì chẳng phải bố mẹ tôi đã nghèo đi một cách tương đối cho dù nhà tôi chỉ thiếu cái ô tô. Đất đai đè ra lấy của người dân để xây sân golf, xây nhà máy, xây khu công nghiệp, xây biệt thự. Giá đền bù chỉ khoảng 400 m2 với đất nội thị và 100 m2 với đất nông thông thuần nông (thời giá 2004-2007) và khi xây chung tư với giá gói thầu trao tay từ chủ đầu tư và người nhận thầu chỉ khoảng 2-4 tr/m vậy mà 1 m2 của người mua giá bán sản phẩm hoàn chỉnh lên đến 18 tr/m2 (chung cư linh đàm hiện tại). Giá trị nào là thực trong nền kinh tế này????
Lãi suất giảm nhưng chưa phải là thấp! nó phải thấp nữa mới kích thích được người ta vay và tiêu dùng và đầu tư. Ngân hàng cũng như doanh nghiệp thôi, rủi ro khi ôm hàng vào khi giá lên và bỗng dưng giá xuống là chuyện bình thường. không ai chia sẻ rủi ro này cho họ cả! Với lại đầu vào giảm thì đầu ra phải giảm đấy là xu thế tất yếu của kinh doanh. chênh lệch giữa cho vay và vay vẫn đảm bảo cho ngân hàng có lãi mà!
Trên đây chỉ là nhận định và những thông tin tôi nắm bắt được. tôi không có nhiều thời gian để seach lại các dẫn chứng hoặc nguồn trích dẫn. Chỉ góp lời với songcham vậy thôi!
 
Sửa lần cuối:
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
xa đề

phiên chất vấn bộ trưởng bộ giao thông vận tải kỳ họp quốc hội vừa qua chúng ta sử dụng máy chiếu phản ảnh lại nỗi khổ của người dân khi tham gia giao thông và trong phiên họp hội đồng thành phố HCM thường kỳ Giám đốc sở giao thông TP HCM đã mạnh dạn thông báo tiến độ hoàn thành các nút giao thông trọng điểm, nội dung thông báo như sau: Các công trình đang trong giai đoạn thi công và cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Chúng ta đang trong thời gian quy hoạch lại thành phố và hy vọng người dân sẽ chia sẻ với ngành. Đến năm 2012 chúng ta sẽ giải quyết hết các vấn đề về ùn tắc thành phố sẽ tươi đẹp hơn!
Cũng là một lời hứa! Giờ là 2008 đầu 2009 4 năm nữa mới hết năm 2012. Vậy thì người đã phát biểu liệu có còn đương vị trong nhiệm kỳ của mình??? Cứ chấp nhận là người dân buộc phải tin vào lời hứa của họ thì đấy chỉ là mới ngành giao thông, công trình của họ đem lại phúc lợi cho người dân như thế nào thì đã hiển hiện, mọi người đều nhìn thấy và phản ảnh được. Với các ngành khác thì thế nào???
1. Y tế: ngập lụt, dịch bệnh tăng cao bệnh viện quá tải, 3-4 người nằm chung một giường. Người nhà nằm la liệt ở khuôn viên bệnh viện. Có nhiều điểm tích cực và tiêu cực trong hiện tượng này: vấn đề nằm ở chỗ: có thể người dân đang giàu lên trông thấy và dịch vụ khám chữa bệnh không còn quá xa vời với họ nữa, thay vì nằm chờ hết bệnh thì họ vào bệnh viện để thăm khám. Đấy là dấu hiệu tốt của nền kinh tế cho thấy thu nhập người dân đã được cải thiện và họ đã có nhu cầu về sử dụng dịch vụ nhiều hơn. (tôi bỏ qua tác động tăng đột biến người vào viện do dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi). Nhưng, trong mặt tích cực ấy chúng ta lại thấy rằng: phúc lợi từ cho người dân khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng thấp. khi mỗi người phải nằm chung với một vài người khác trên một giường. Chúng ta đã tính toán kỹ về công suất thực hiện dịch vụ của các bệnh viện công nhưng chúng ta không chịu đầu tư thêm để mở rộng quy mô cũng như công suất đáp ứng nhu cầu người dân. Cảnh chụp người nhà bệnh nhân nằm la liệt trong khuôn viên bệnh viện đa khoa Huế trên báo tuổi trẻ cách đây 2 tuần khiến chúng ta nghĩ đến các bệnh viện của Iraq khi xảy ra xung đột. Thật đáng buồn. Trở lại với vấn đề BĐS ở trên chúng ta tự hỏi: hàng trăm ngàn Ha trở thành sân gofl, khu công nghiệp nhưng có bao nhiêu Ha sử dụng cho bệnh viện mọc lên.
đã có nhiều bệnh viện tư mọc lên nhưng số lượng khôgn nhiều để thoả mãn được nhu cầu khám chữa bệnh của 90 triệu dân. Khi tôi có đề cập với một số doanh nhân trẻ có tiền về việc họ nên mở bệnh viện thì họ e ngại là việc họ sẽ không đủ vốn để mua sắm thiết bị có thể. Quy mô đầu tư quá lớn khiến cho khối tư nhân không thể đầu tư thì Nhà Nước phải gánh vác. Chúng ta không thể tăng chi phí nằm viện để giảm số lượng người có nhu cầu khám chữa bệnh nhằm tránh quá tải cho các bệnh viện hiện nay mà buộc phải xây dựng thêm nhiều, thật nhiều bệnh viện nữa.
Một câu chuyện hài là vừa rồi bạn tôi bị sốt xuất huyết phải nhập viện, vì thiếu giường nên bạn ấy phải nằm chung với một người nữa trong khoa lây. Để dễ truyền dịch bác sỹ bảo bạn ấy sang phòng bên cạnh để nằm và bạn ấy đã nổi nóng bảo: Bác sỹ thích thì sang đấy mà nằm! Tôi chưa bị điên! Bác sỹ trưởng khoa phải ra hỏi tận tình thì bạn ấy mới cho hay: bên kia là mấy thằng bị Viêm Gan B. Sốt xuất huyết lây còn chữa được chứ Viêm Gan B lây - chết bỏ vôi 3 ngày còn chưa hết mùi!
2. Ý thức tham gia giao thông
khi các công trình giao thông chưa thực sự phù hợp với lượng phương tiện tham gia giao thông thì một nguyên nhân mà chiếm đến 70% nguyên nhân gây tắc đường là ý thức tham gia giao thông của chúng ta quá tồi. Từ cách chúng ta vượt đèn đỏ, sang đường di chuyển khi ùn tắc càng thể hiện chúng ta kém văn minh trong tham gia giao thông.
- Ngã tư Đại cồ Việt, hiện tại đang làm cầu vượt bay qua đường tàu, và làn đường từ phố Kim liên sang Đại Cồ Việt được phân làn rẽ phải và làn đi thẳng. Và ngã tư Đại cồ Việt, Trần Khát Chân, Bạch Mai, Phố Huế cũng vậy nhưng chúng ta khôgn bao giờ chọn ví trí đúng làn đường mình tham gia giao thông, cứ mạnh ai nấy đi, chỗ nào trống thì đâm xe vào. Người đi thẳng thì cố chen đứng lên phía trước của làn rẽ phải để mong được về sớm và vô hình chung cản lối lưu thông của người rẽ phải thế là văng tục, chửi bậy... Chúng ta đổ tại cho các công trình giao thông đang tu sửa khiến chúng ta bị ùn tắc nhưng có mấy ai nghĩ được trong đầu mình tham gia giao thông như vậy liệu đã đúng chưa??? khi chúng ta về đến nhà cởi bỏ mũ bảo hiểm ra và thở phào thì liệu chúng ta có nghĩ đến hàng vạn người có thể bị ùn tắc chỉ vì một cá nhân chúng ta???
- Sang đường: Ở một số đường ngang giao nhau không có đèn báo tín hiệu hoặc cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ hướng dẫn mà kể cả có đi chăng nữa thì chúng ta vẫn liều mình như chẳng có băng qua ầm ầm. Chẳng ai đâm vào các bạn cả nhưng làn đường được ưu tiền lưu thông lại bị tắc ngẽn và dồn lại. Ngay cả việc chúng ta qua đường cũng chứng tỏ chúng ta không phải là người có nhận thức khi tham gia giao thông. Để qua được lề bên kia đường chúng ta điều khiển xe vuông góc với hướng llưu thông của các phương tiện đang được lưu thông, tay bóp phanh trước, hai chân chúng ta bơi dưới lòng đường và nhích từng tí một. Tại sao chúng ta không lưu thông chéo phương tiện để tránh vật cản do chúng ta tạo ra cho làn đường đang lưu thông rồi quay đầu trở lại sang chiều kia???
- Với những cung đường quá nhỏ khi các phương tiện bắt đầu ùn tắc thì chúng ta bắt đầu lấn đường của làn bên kia nếu không có barie và nếu có thì chúng ta sẵn sàng phi lên vỉa hè. Việc đi lấn đường khiến cả đống người bị dồn ứ mà không có cách nào thoát ra cả. Hiện tại chỉ có đường Trần khát Chân là phân làn nhưng các đường khác chưa được phân làn và chế tài xử phạt của chúng ta chưa thực sự mang tính răn đe. Ý thức tham gia giao thông quá tồi là hệ quả tất yếu của việc chúng ta cảm thấy ngày càng nghèo đi và luôn nhìn vào giá xăng dầu.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Cảm ơn chị đã khơi dòng thêm nhiều ý tưởng và khái quát một số các vấn đề kinh tế xã hội có thể nói là đương đại.

Nói cho đúng, em thật ra không muốn tranh luận sâu về việc nhà nước đã và đang điều hành các chính sách kinh tế thế nào, bởi các lý do:

- Hiểu biết tổng quan còn nông cạn
- Nhiều sự vật hiện tượng chỉ là bề nổi, cái gốc của vấn đề là gì, ở đâu không có cơ sở minh chứng tốt
- Ngay cả các nước, gọi là có thị trường minh bạch, cũng có cú lừa hàng chục tỷ đô la đấy thôi, cơn lốc khủng hoảng cũng quét không chừa các tập đoàn tài chính hùng mạnh đấy thôi, và còn nhiều lắm...

Tuy nhiên, đúng là có những việc trên mặt báo hàng ngày được đề cập đến, nhưng ý kiến đưa ra mình chưa thấy thoã đáng lắm thì muốn có tranh luận trở lại trên cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề mà thôi.

Gần đây em còn lưu tâm đến việc giá cả xăng dầu giảm thế nào nhưng ảnh hưởng trong nước thế nào nhưng thấy post vào đây thì rối lắm. Có lẽ sẽ post chủ đề mới, mong các ACE quan tâm và đóng góp.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Lý thuyết thì vẫn là lý thuyết, vấn đề người ta có sử dụng đúng cái lý thuyết đó hay không...cần phải có sự minh bạch mới giải quyết được vấn đề...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA